Hậu Quả Pháp Lý Của Việc Sinh Con Bằng Kỹ Thuật Hỗ Trợ Sinh Sản Với Tinh Trùng Từ Ngân Hàng Tinh

Bên cạnh đó người được thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải là người không đang mắc bệnh lý mà không đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai, sinh con; không đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền có ảnh hưởng đến tính mạng và sự phát triển của trẻ khi sinh ra (khoản 4 Điều 5 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP).

Ngoài ra, pháp luật nghiêm cấm cấy tinh trùng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời được quy định tại khoản 7 Điều 11 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là giữa những người cùng một gốc sinh ra: Cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Dưới góc độ y học cấm có con giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là cần thiết, bởi sẽ gây nguy hại cho đứa trẻ được sinh ra. Theo tiến sĩ Bùi Thị Mai Anh (Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương), đứa trẻ được sinh ra có nguy cơ mắc các bệnh về máu cao gấp mười lần những trường hợp bình thường khác. Bên cạnh đó còn gây ra một số bệnh lý khác như mù màu, bạch tạng, da vảy cá, bại não… làm suy giảm chất lượng giống nòi và gánh nặng cho gia đình xã hội. Mặt khác dưới góc độ xã hội, quan hệ giữa họ gắn bó bởi yếu tố tình cảm dựa trên cơ sở truyền thống vốn là những tình cảm thiêng liêng mà người Việt Nam nâng niu, trân trọng. Vì vậy, người Việt Nam không chấp nhận những mối quan hệ này, nó đảo lộn trật tự mối quan hệ trong gia đình, trái thuần phong mỹ tục.

Tuy nhiên, quy định này của pháp luật khó áp dụng vào trong thực tiễn vì việc cho và nhận tinh trùng được thực hiện trên nguyên tắc vô danh. Giũa

người cho và người nhận tinh trùng không được phép biết tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của nhau nên khó xác định họ có quan hệ huyết thống với nhau không.

Vậy theo quy định của pháp luật người phụ nữ độc thân được quyền nhận tinh trùng từ người hiến tinh trùng khi họ đáp ứng điều kiện từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đáp ứng các điều kiện về sức khỏe theo quy định Bộ Y tế ban hành, ngoài ra giữa người cho và nhận tinh trùng không có quan hệ cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi ba đời. Phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa (khoản 1 Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP) và người nam có quyền lưu giữ tinh trùng để phục vụ việc sinh sản. Vậy phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh

sản từ tinh trùng của người lưu giữ không.

Từ thời kỳ xa xưa trong bước phát triển lịch sử của xã hội loài người, đã có mối quan hệ xã hội đặc biệt, đặc biệt ở chỗ "con người ta thay đổi hàng ngày cuộc sống của mình, bắt đầu sản xuất ra những con người khác tức là tự tái sản xuất, đó là quan hệ giữa đàn ông và đàn bà, giữa cha mẹ và con cái..." Vậy nếu không có mối quan hệ giữa người đàn ông và người đàn bà thì không có sự tái sản xuất ra con người thì xã hội không phát triển, thậm trí không tồn tại được. Việc lưu giữ tinh trùng là nhằm mục đích bào tồn khả năng sinh sản của nam giới nhưng không có người nữ mang thai, sinh đẻ thì không thể có tái sản xuất ra con người. Vậy ai là người có quyền nhận tinh trùng từ người lưu giữ tinh trùng để phục vụ cho quá trình tái sản xuất con người.

Theo quy định của pháp luật trong trường hợp chấm dứt hôn nhân do người chồng chết thì người vợ vẫn được phép sử dụng tinh trùng của người chồng được lưu giữ trước khi chết. Việc sinh con bằng tinh trùng của người chồng làm phát sinh các quan hệ ngoài quan hệ hôn nhân (khoản 4 Điều 21 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP).

Trường hợp trường hợp chấm dứt hôn nhân do ly hôn thì người vợ không được phép sử dụng tinh trùng của người chồng lưu giữ mà chỉ được sử dụng phôi. Việc sử dụng này làm phát sinh các quan hệ ngoài quan hệ hôn nhân gia đình thì thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật dân sự.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Trường hợp người phụ nữ độc thân và người lưu giữ tinh trùng chưa từng có quan hệ (chưa từng có quan hệ hôn nhân) pháp luật chưa quy định người phụ nữ độc thân có quyền được nhận tinh trùng từ người lưu giữ tinh trùng, cũng như chưa quy định người lưu giữ tinh trùng có quyền cho đích danh người phụ nữ độc thân tinh trùng của mình mà không từ bỏ quyền làm cha đứa trẻ. Nhưng theo khoản 4 Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP việc cho và nhận tinh trùng trên nguyên tắc vô danh do đó người lưu giữ tinh trùng không được cho đích danh một người phụ nữ độc thân và người phụ nữ độc thân của không thể nhận tinh trùng từ người lưu giữ tinh trùng (người được xác định).

2.2.2.2. Người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh

Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng theo pháp luật Việt Nam - 7

Cặp vợ chồng vô sinh có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (khoản 1, Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP)

Đối với chủ thể là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh thì độ tuổi của họ hơi khác so với phụ nữ độc thân. Họ không những đáp ứng độ tuổi kết hôn là đủ 18 tuổi trở lên mà do họ là người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh, có nghĩa là phải có thời gian chung sống ít nhất là một năm mà người vợ không mang thai thì mới có thể kết luận được họ có thể vô sinh. Do đó độ tuổi của người vợ để được nhận tinh trùng từ nguồn hiến phải ở trong độ tuổi đủ 19 tuổi trở lên. Vậy so với phụ nữ độc thân người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh phải lớn hơn một tuổi mới được phép nhận tinh trùng.

Cũng giống như trường hợp phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh ngoài đáp ứng về độ tuổi

còn phải đáp ứng các điều kiện về năng lực chủ thể phải là người không bị mất năng lực hành vi dân sự, tiêu chuẩn sức khỏe không đang mắc bệnh lý mà không đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai, sinh con; không đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền có ảnh hưởng đến tính mạng và sự phát triển của trẻ khi sinh ra; noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai. (khoản 1, 4 điều 5 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP). Ngoài ra, không được phép cấy tinh trùng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ và giữa những người khác giới có họ trong phạm vi ba đời được (khoản 7 Điều 11 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác).

Đối với trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người hiến ngoài đáp ứng các điều kiện giống như phụ nữ độc thân còn phải đáp ứng điều kiện nguyên nhân vô sinh là từ phía người chồng. Đó là trường hợp người chồng không có tinh trùng hoặc tinh trùng bất thường nặng không thể sử dụng ngay cả khi làm thụ tinh trong ống nghiệm hoặc người chồng có bất thường về gen.

So với trường hợp phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có hai điểm khác biệt. Thứ nhất khác nhau về độ tuổi được phép thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phụ nữ độc thân từ đủ 18 tuổi trở lên trong khi người vợ là từ đủ 19 tuổi trở lên. Thứ hai là đối với chủ thể là người vợ có thêm điều kiện nguyên nhân vô sinh là từ phía người chồng. Sở dĩ có sự khác biệt này là các nhà làm luật muốn có cơ hội cho vợ chồng sinh con tự nhiên trước khi quyết định sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Ngoài ra cũng là hạn chế sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để lựa chọn giới tính thai nhi.

Đối với trường hợp người lưu giữ tinh trùng là người chồng thì đương nhiên người vợ là người có quyền nhận tinh trùng để sinh con. Nhưng đây có

phải là quyền tuyệt đối hay không, người vợ có toàn quyền trong việc sử dụng tinh trùng của người chồng cho quá trình sinh sản không? Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định: "Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan" [29]. Vậy vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh. Do đó, việc người vợ sử dụng tinh trùng của người chồng để sinh con phải có sự đồng thuận, thống nhất với người chồng.

Cặp vợ chồng vô sinh gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đến cơ sơ khám bệnh, chữa bện được phép thực hiện kỹ thuật này (khoản 1 Điều 11 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP). Đây là căn cứ thể hiện sự tự nguyện cặp vợ chồng trong việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Đồng thuận của cả vợ và chồng trong việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người hiến trong trường hợp vợ chồng xin tinh trùng. Trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người chồng, người chồng tự nguyện cho người vợ được quyền sử dụng tinh trùng của mình và người vợ đồng ý mang thai, sinh con.

2.3. HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC SINH CON BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN VỚI TINH TRÙNG TỪ NGÂN HÀNG TINH

TRÙNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


2.3.1. Xác định cha, mẹ trong trường hợp người phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng

Đối với trường hợp người phụ nữ độc thân nhận tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng để thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì họ phải đáp ứng điều kiện noãn của họ phải đảm bảo chất lượng để thụ thai và họ có khả năng mang thai và sinh con. Do đó trong trường hợp này đứa trẻ sinh ra

có cùng huyết thống với người sinh ra đứa trẻ. Theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 việc xác định quan hệ mẹ con căn cứ vào sự kiện sinh đẻ. Mẹ của đứa trẻ là người sinh ra đứa trẻ.

Do đứa trẻ được sinh ra có cùng huyết thống với người mẹ,người sinh ra đứa trẻ nên người mẹ có quyền xác định con theo quy định tại Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Khi xác định một người là con mình hoặc không phải là con mình họ phải chứng minh được quan hệ huyết thống giữa họ và người đó.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 93 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha con giữa người cho tinh trùng với đứa trẻ được sinh ra. Do đó, tuy người cho tinh trùng có chung huyết thống với đứa trẻ được sinh ra nhưng theo quy định của pháp luật không được công nhận là cha của đứa trẻ. Mặt khác, việc cho và nhận tinh trùng được thực hiện trên nguyên tắc vô danh, người cho và người nhận không biết tên, tuổi, địa chỉ, hình ảnh của nhau.Thông tin phải được mã hóa để đảm bảo bí mật (khoản 4 Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP). Do đó mặc dù Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không có quy định cấm phụ nữ độc thân hay đứa con được sinh ra từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được quyền xác định cha nhưng trên tinh thần của nguyên tắc vô danh được quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP thì người phụ nữ độc thân và đứa con được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không có quyền yêu cầu xác định cha cho con căn cứ vào huyết thống. Quy định này cũng áp dụng đối với người cho tinh trùng. Người cho tinh trùng không có quyền yêu cầu xác định mình là cha đứa trẻ mặc dù đứa trẻ có chung huyết thống với họ.

Trong trường hợp người phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng chỉ làm phát sinh quan hệ mẹ con mà không làm phát sinh quan hệ cha con. Do đó không làm phát sinh

quyền và nghĩa vụ với người cho tinh trùng. Khác với trường hợp xin noãn, xin phôi người phụ nữ độc thân sinh ra đứa trẻ không có cùng huyết thống với đứa trẻ thì trong trường hợp này người phụ nữ độc thân vừa là người sinh ra đứa trẻ vừa là người có cùng huyết thống đối với đứa trẻ do đó họ có quyền xác định con khi có nghi ngờ người đó không là con mình hoặc người nào đó là con mình bằng cách xác định có chung huyết thống với nhau không.

2.3.2. Xác định cha, mẹ trong trường hợp vợ chồng vô sinh sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng

2.3.2.1. Xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng của người chồng

Trường hợp vợ chồng vô sinh sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng của người chồng. Cũng giống như trường hợp phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng điều kiện để có thể xin tinh trùng là noãn của người vợ phải đảm bảo chất lượng để thụ thai và người đó có khả năng mang thai và sinh con. Đứa trẻ sẽ do người vợ mang thai và sinh ra, có cùng huyết thống với người vợ. Quan hệ mẹ con được xác lập nhờ sự kiện sinh đẻ. Người vợ, người dùng noãn của mình cũng là người mang thai và sinh ra đứa trẻ là mẹ của đứa trẻ. Họ vừa là người mẹ pháp lý cũng đồng thời là người mẹ sinh học. Trường hợp này đứa trẻ được sinh không những có chung huyết thống với người vợ mà còn chung huyết thống với người chồng, người cho tinh trùng. Việc xác định quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp này không khác gì so với xác định quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con tự nhiên. Bản chất của việc xác định quan hệ cha, mẹ, con căn cứ vào huyết thống, con phải có chung huyết thống với cha, mẹ. Việc xác định một người là con hay không phải là con mình dựa trên việc chứng minh họ có cùng chung huyết thống với mình hay không. Pháp

luật cho phép cha, mẹ có quyền xác định người nào đó là con mình cũng như có quyền xác định một người nào đó không phải là con mình theo Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Cũng như trường hợp sinh con tự nhiên, trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng của người chồng các nhà làm luật cho rằng con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng do các nhà làm luật suy đoán đứa trẻ sinh ra hoặc mang thai trong thời kỳ hôn nhân có chung huyết thống với cha, mẹ.

Dựa trên cơ sở y học, thời gian người phụ nữ mang thai tối thiểu là 180 ngày và tối đa 280 ngày. Trên cơ sở khoa học đó, nhà làm luật xác định thời gian mang thai tối đa là 300 ngày. Do đó người vợ được coi là có thai trong thời kỳ hôn nhân nếu đứa trẻ được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân. Nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với trường hợp sinh con bằng bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh với tinh trùng của người chồng. Nếu đứa trẻ được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân thì vẫn là con chung của vợ chồng.

Quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã suy đoán con do người vợ sinh ra hoặc mang thai trong thời kỳ hôn nhân sẽ có chung huyết thống với vợ chồng do đó sẽ là con chung của vợ chồng. Trong trường hợp cha mẹ không thừa nhận thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

2.3.2.2. Xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng của người hiến

Đối với trường hợp cặp vợ chồng vô sinh sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người hiến. Giống như trường hợp phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người hiến và cặp vợ chồng vô sinh sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người chồng quan hệ mẹ con được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ, đứa trẻ

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí