Thực Trạng Các Kỹ Thuật Thu Thập Bằng Chứng Và Các Kỹ Thuật Kiểm Toán Với Sự Hỗ Trợ Của Máy Tính Trong Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Ngân Hàng


2.2.4. Thực trạng các kỹ thuật thu thập bằng chứng và các kỹ thuật kiểm toán với sự hỗ trợ của máy tính trong kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại

Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm trong kiểm toán BCTC NHTM

Theo kết quả khảo sát, việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong cuộc kiểm toán BCTC NHTM không có sự khác biệt nhiều giữa các nhóm DNKT độc lập. Cụ thể như sau:

Kỹ thuật kiểm tra

Theo kết quả khảo sát, việc vận dụng kỹ thuật kiểm tra ở các DNKT Big Four và DNKT ngoài Big Four đều giống nhau. Trong cuộc kiểm toán BCTC NHTM, 100% KTV tại cả hai nhóm DNKT đều sử dụng kỹ thuật kiểm tra tài liệu và kiểm tra vật chất để thu thập bằng chứng kiểm toán đối với hầu hết các khoản mục trên BCTC NHTM.

Kỹ thuật quan sát

Theo kết quả khảo sát, 91% các DNKT Big Four và 82% các DNKT ngoài Big Four đều thực hiện kỹ thuật quan sát trong quá trình kiểm toán BCTC NHTM. Kiểm toán viên thường sử dụng kỹ thuật quan sát trong các thử nghiệm kiểm soát nhằm tìm hiểu về các bước kiểm soát trong từng chu trình kinh doanh của NHTM nhằm đánh giá hiệu quả KSNB từ đó xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu đối với các khoản mục có liên quan trong chu trình.

Kỹ thuật xác nhận từ bên ngoài

Theo kết quả khảo sát, 100% các DNKT Big Four và DNKT ngoài Big Four đều thực hiện kỹ thuật xác nhận từ bên ngoài trong quá trình kiểm toán BCTC NHTM. Kết quả thư xác nhận được phúc đáp trong cuộc kiểm toán BCTC NHTM cũng thường nhận được khá cao. KTV thường thực hiện thủ tục xác nhận đối với các khoản mục như Tài sản thế chấp; Xác minh hoặc thu thập các xác nhận độc lập về giá trị của tài sản và công nợ mà không được giao dịch trên thị trường hoặc chỉ được giao dịch trên thị trường OTC; Xác minh tài sản, công nợ, trạng thái mua bán các giao dịch kỳ hạn với khách hàng và các đối tác về: các giao dịch phái sinh còn số dư, chủ tài khoản Nostro và Vostro, chứng khoán được nắm giữ bởi bên thứ ba, tài khoản vay, tài khoản tiền gửi, bảo lãnh và thư tín dụng…

Kỹ thuật tính toán lại

Theo kết quả khảo sát, việc vận dụng kỹ thuật tính toán lại được thực hiện 100% ở các DNKT Big Four và DNKT ngoài Big Four. KTV sử dụng nhiều kỹ thuật tính toán lại trong kiểm tra chi tiết nhằm xác nhận độ tin cậy đối với các giao dịch và số dư tài khoản có liên quan nhiều đến việc tính toán số liệu như tính toán lại số lãi dự thu, dự trả, dự phòng cụ thể và dự phòng chung…


Kỹ thuật thực hiện lại

Theo kết quả khảo sát, 63% các DNKT Big Four và 36% các DNKT ngoài Big Four đều vận dụng kỹ thuật thực hiện lại bên cạnh các kỹ thuật khác như phỏng vấn, quan sát, điều tra… khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá khâu hoạt động trong KSNB của NHTM. Ví dụ, theo quy định của NHTM thì mỗi một chủ tài khoản sử dụng dịch vụ thẻ ATM không được nhập sai mật khẩu quá 5 lần. KTV sẽ lấy một tài khoản ATM và thử nhập mật khẩu sai quá 5 lần xem thẻ có bị khóa không…nhằm kiểm tra độ an toàn của hệ thống thẻ ATM của NHTM cũng như kiểm tra hiệu quả của hệ thống CNTT áp dụng tại NHTM…

Kỹ thuật Phỏng vấn

Theo kết quả khảo sát, 100% các DNKT Big Four và DNKT ngoài Big Four đều sử dụng kỹ thuật này trong cuộc kiểm toán BCTC NHTM.

Kiểm toán viên sử dụng rộng rãi kỹ thuật phỏng vấn trong suốt quá trình kiểm toán bên cạnh các thủ tục kiểm toán khác với hai hình thức phỏng vấn chính là phỏng vấn bằng văn bản chính thức và phỏng vấn bằng lời không chính thức. KTV thường sử dụng kỹ thuật phỏng vấn khi muốn tìm hiểu các vấn đề để đánh giá rủi ro hợp đồng và chấp nhận khách hàng (xem xét các yêu cầu kiểm toán của NHTM, lý do NHTM mời kiểm toán, các thông tin cơ bản về NHTM, đặc thù và tính chính trực của các nhà quản lý, các rủi ro về gian lận…) hay tìm hiểu về NHTM và môi trường hoạt động kinh doanh của NHTM nhằm xác định và đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu; tìm hiểu về quy trình lập BCTC và các chu trình kinh doanh chính của NHTM; tìm hiểu các quy định và cách thức NHTM chấm điểm xếp hạng tín dụng cho khách hàng, tìm hiểu về quan điểm kinh doanh của BGĐ, tìm hiểu về các chiến lược kinh doanh trong tương lai, tìm hiểu về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm…Như vậy, KTV thường sử dụng kỹ thuật phỏng khi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để xác định và đánh giá rủi ro, đánh giá hiệu quả của KSNB. Ngoài ra, kỹ thuật phỏng vấn còn giúp KTV phát hiện ra những thông tin mà trước đây KTV chưa có hoặc cung cấp bằng chứng kiểm toán chứng thực ví dụ thông tin về khả năng BGĐ lạm quyền, khống chế kiểm soát hoặc cung cấp thêm cơ sở để KTV chỉnh sửa hoặc thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung.

Thủ tục phân tích

Theo kết quả khảo sát, có những điểm tương đồng trong việc vận dụng thủ tục phân tích tại cả hai nhóm DNKT là việc vận dụng còn chưa đồng bộ, đầy đủ và hiệu quả. Các DNKT chủ yếu vận dụng kỹ thuật phân tích xu hướng để xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong giai đoạn lập lập kế hoạch kiểm toán hoặc nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán hoặc đánh giá tổng thể sự hợp lý của BCTC trong giai đoạn kết thúc kiểm toán. Đối với kỹ thuật phân tích tỷ suất,


KTV chỉ sử dụng một số tỷ suất rất cơ bản còn hầu như không sử dụng kỹ thuật phân tích ước tính. Đối với kỹ thuật phân tích ngang, các DNKT thường chỉ so sánh số liệu thực tế năm nay/kỳ này với năm trước/kỳ trước mà ít khi thấy sử dụng so sánh giữa số liệu của NHTM với số liệu ước tính của KTV hay số liệu của NHTM với số liệu của NHTM khác có cùng quy mô và điều kiện kinh doanh hoặc số liệu bình quân của ngành. Có một sự khác biệt trong việc vận dụng thủ tục phân tích ở hai nhóm DNKT.

Tại các DNKT Big Four, sau khi tính toán ra các mức độ biến động của các chỉ tiêu, KTV tìm hiểu và phân tích khá căn kẽ nguyên nhân biến động của từng chỉ tiêu đang phân tích. Bên cạnh đó, khi thực hiện các thủ tục phân tích, các DNKT Big Four thường sử dụng phương pháp vẽ sơ đồ để biểu diễn các số liệu tài chính đang phân tích qua đó giúp KTV phân tích mối quan hệ giữa các thông tin tài chính và phi tài chính từ đó có thể phát hiện ra những bất bình thường, bất hợp lý có thể là dấu hiệu của những sai sót trên BCTC. Các chỉ tiêu có mối liên hệ mà KTV thường sử dụng sơ đồ để mô tả như khoản mục Thu nhập lãi với Cho vay; chi phí lãi với Tiền gửi của khách hàng…

Khi thực hiện phân tích, các DNKT ngoài Big Four hầu như không sử dụng sơ đồ để thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu có liên quan nhằm phát hiện ra những bất hợp lý có thể là dấu hiệu của những sai sót trọng yếu trên BCTC của NHTM. Bên cạnh đó việc phân tích nguyên nhân biến động của từng chỉ tiêu đang phân tích cũng còn sơ sài, ít chi tiết, cặn kẽ hơn so với các DNKT Big Four.

Thực trạng việc áp dụng các kỹ thuật kiểm toán với sự hỗ trợ của máy tính

Thực tế hiện nay việc ứng dụng các kỹ thuật kiểm toán với sự hỗ trợ của máy tính tại các DNKT Việt Nam còn ở mức độ vừa phải.

Về việc sử dụng phần mềm kiểm toán, tại tất cả các DNKT Big Four hiện nay đều áp dụng một số phần mềm kiểm toán dạng tổng quát, nghĩa là phần mềm có thể áp dụng với nhiều loại khách hàng, sử dụng để thực hiện các công việc chung như báo cáo các khoản mục ngoại lệ, so sánh các tập tin dữ liệu, phân tích, tổng hợp dữ liệu hoặc lưu trữ các tập tin dữ liệu…Bên cạnh đó, các DNKT Big Four cũng sử dụng một số phần mềm chuyên để xác định số lượng mẫu chọn và phần mềm để chạy ra các phần tử cụ thể cần kiểm tra theo số lượng mẫu cần chọn. Ngoài ra, khi thực hiện kiểm toán BCTC NHTM, một số DNKT Big Four còn sử dụng các phần mềm chuyên biệt hơn có thể để quyét toàn bộ dữ liệu trên nhật ký chung của khách hàng, từ đó chạy ra các phần tử (nghiệp vụ, số dư…) có tính chất đặc biệt để KTV có thể kiểm tra chi tiết sâu hơn. Còn tại các DNKT ngoài Big Four có kiểm toán cho các NHTM, hiện tại đều chưa áp dụng phần mềm kiểm toán.

Việc áp dụng các kỹ thuật kiểm toán với sự hỗ trợ của máy tính khác, như dữ liệu thử nghiệm (test data), công cụ thử nghiệm tích hợp (Integrated test facilities), công cụ nhúng (Embedded audit facilities/embedded audit monitor)…về cơ bản đều


chưa được các DNKT áp dụng vì thường khách hàng không đồng ý để KTV sử dụng các công cụ riêng của mình can thiệp sâu vào hệ thống ứng dụng hoặc hệ thống cơ sở dữ liệu của khách hàng như yêu cầu mà các kỹ thuật trên đòi hỏi. Kỹ thuật kiểm toán mô phỏng song song cũng chưa được áp dụng vì kỹ thuật này đòi hỏi DNKT phải đầu tư một lượng tiền khá lớn để có được các phần mềm nhằm thực hiện các hoạt động tương tự mà phần mềm của khách hàng đang làm với việc sử dụng các tập tin dữ liệu tương tự của khách hàng. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính hiệu quả của cuộc kiểm toán. Do đó, mức độ áp dụng các kỹ thuật kiểm toán này tại các DNKT như sau:

- Các kỹ thuật kiểm toán với sự hỗ trợ của máy tính như dữ liệu thử nghiệm hay công cụ thử nghiệm tích hợp chủ yếu giúp KTV thu thập bằng chứng về các KSNB trong môi trường ứng dụng CNTT, đặc biệt là các kiểm soát các chương trình ứng dụng. Hiện tại, để thu thập bằng chứng về các KSNB này, các DNKT thường sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu về các quy chế kiểm soát, phỏng vấn các cán bộ nhân viên có liên quan, kiểm tra các tham số đã được cài đặt trên các chương trình ứng dụng…Đồng thời, để thu thập bằng chứng đánh giá hiệu quả các kiểm soát chương trình ứng dụng của NHTM, KTV chủ yếu sử dụng kỹ thuật quan sát. Cách thực hiện của KTV là đưa ra một số giao dịch giả định (chứa lỗi) rồi yêu cầu các cán bộ ngân hàng nhập vào chương trình hệ thống để kiểm tra xem hệ thống có chấp nhận giao dịch giả định (chứa lỗi) không rồi quan sát và chụp lại màn hình đó để thu thập bằng chứng kiểm toán.

Bên cạnh đó, các DNKT đều thực hiện kiểm tra giao diện, một thử nghiệm quan trọng trong đánh giá hệ thống CNTT của NHTM. Kiểm tra giao diện để kiểm tra sự kết nối giữa các mô – đun trong hệ thống máy tính của khách hàng với nhau và đảm bảo số liệu trên BCTC là đầy đủ và toàn vẹn. Để thực hiện loại thử nghiệm này, KTV cũng sẽ phỏng vấn những người có liên quan; thu thập các tài liệu hướng dẫn sử dụng của các mô – đun ứng dụng; quan sát các công việc do các cán bộ ngân hàng thực hiện; yêu cầu cán bộ ngân hàng cung cấp các dữ liệu đầu vào và đầu ra (theo từng batch) để đối chiếu xem có khớp với nhau không.

Ngoài ra, KTV cũng có thể kiểm tra lại một số công thức tính toán (ví dụ lãi vay dự thu, lãi vay dự trả…) của ngân hàng thông qua phần mềm EXCEL sau đó lấy dữ liệu đầu vào tính toán lại và đối chiếu kết quả đầu ra với số liệu của khách hàng.

- Các kỹ thuật kiểm toán với sự hỗ trợ của máy tính khác như phần mềm kiểm toán, công cụ nhúng hay mô phỏng song song thường giúp KTV thực hiện các thử nghiệm cơ bản với việc trích rút các giao dịch hay các mục (item) bất thường theo các điều kiện được xác định bởi KTV cho các mục đích soát xét chi tiết tiếp theo.

Tại các DNKT Big Four: Để thực hiện các kiểm tra chi tiết đối với các loại giao dịch hoặc mục bất thường này, các DNKT Big Four sẽ yêu cầu ngân hàng cung cấp các dữ liệu trên nhật ký bút toán và các dữ liệu khác…dưới dạng các tập tin có thể đọc được,


sau đó sử dụng các phần mềm hoặc công cụ nhất định (DAJET, EAGAL, EXCEL…) để phân tích các dữ liệu đó theo các điều kiện nhất định mà KTV đưa ra ví dụ: Các tài khoản hiếm khi sử dụng; các bút toán có giá trị nhỏ (hoặc to) bất thường; Các người dùng (users) hiếm khi xuất hiện trên nhật ký bút toán; Các bút toán chứa các từ hoặc cụm từ được KTV quan tâm; Các bút toán với các mô tả quá ngắn; Các bút toán xảy ra trước và sau những ngày nhất định được chọn; các bút toán thu nhập trước khi kết thúc các quý; các bút toán doanh thu cuối kỳ có giá trị lớn; các bút toán làm tròn hoặc lặp chữ số; các bút toán bị lặp; các bút toán ghi nhận vào dịp cuối tuần hoặc dịp lễ tết…Các kết quả từ những phân tích theo yêu cầu trên đây KTV sẽ được kiểm tra chi tiết tiếp theo.

Đối với các DNKT ngoài Big Four, để thực hiện các kiểm tra chi tiết đối với các loại giao dịch hoặc mục bất thường này, KTV chỉ sử dụng các công cụ hỗ trợ thông qua EXCEL để thực hiện việc tổng hợp, phân tích, lọc các dữ liệu từ những dữ liệu yêu cầu khách hàng cung cấp cho các kiểm tra chi tiết tiếp theo.

2.2.5. Thực trạng kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại

Theo kết quả khảo sát, nhìn chung các DNKT ở Việt Nam hiện nay đều đã có ý thức và khá coi trọng công tác KSCL hoạt động kiểm toán. Tuy nhiên công tác KSCL hoạt động kiểm toán BCTC nói chung, kiểm toán BCTC NHTM nói riêng tại các DNKT cũng còn nhiều hạn chế. Việc KSCL được tiến hành đối với mọi cuộc kiểm toán và ở các cấp độ khác nhau, ở tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán. Kiểm soát trước kiểm toán là việc đánh giá rủi ro và chấp nhận hợp đồng kiểm toán, đảm bảo tuân thủ các quy định về tính độc lập được áp dụng trong cuộc kiểm toán và lựa chọn phương pháp tiếp cận kiểm toán. Kiểm soát trong quá trình kiểm toán tập trung vào các phần hành và chương trình kiểm toán cụ thể từ khâu lập kế hoạch, thực hiện, lập và phát hành báo cáo kiểm toán. Quy trình KSCL của các DNKT như sau:


Principals/ Người giám

sát độc lập

Hồ sơ kiểm toán

Kiểm soát

Partner


m soát


Manager


oát



Seniors



oát


Staffs (1-2)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam - 18

Kiể


Kiểm s


Kiểm s


Sơ đồ 2.3. Quy trình kiểm soát chất lượng tại các DNKT


Trưởng nhóm kiểm toán phải kiểm soát tất cả các phần hành của cuộc kiểm toán và xác nhận bằng chữ ký trên giấy tờ làm việc thể hiện sự soát xét. Nếu thỏa mãn với kết quả kiểm soát, trưởng nhóm kiểm toán sẽ chuyển hồ sơ kiểm toán lên cấp kiểm soát cao hơn là chủ nhiệm kiểm toán (Manager). Ở cấp này, chủ nhiệm kiểm toán sẽ kiểm soát lại một cách tổng thể toàn bộ hồ sơ kiểm toán và tập trung vào những vùng, những bộ phận có rủi ro cao trên BCTC NHTM. Nếu chủ nhiệm kiểm toán thỏa mãn với kết quả kiểm soát sẽ chuyển hồ sơ kiểm toán lên cấp kiểm soát tiếp theo là thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán (Partner). Cấp soát xét này sẽ tập trung vào các vấn đề trọng yếu và tổng thể BCTC, phân tích đánh giá chung. Sau đó hồ sơ kiểm toán lại được chuyển cho một giám đốc kiểm toán độc lập (Principals – Người giám sát độc lập) rà soát lại toàn bộ các giấy tờ làm việc, bằng chứng kiểm toán, hồ sơ kiểm toán để đảm bảo chất lượng cao nhất cho cuộc kiểm toán.

Đặc biệt đối với những nội dung mang tính chất đặc thù đều có sự tham gia kiểm soát và ý kiến của các chuyên gia, ví dụ khi đánh giá về KSNB và việc ứng dụng CNTT của ngân hàng thì sẽ có chuyên gia về CNTT kiểm tra, đánh giá sau đó lập báo cáo về mức độ tin cậy của hệ thống đó rồi lưu vào hồ sơ kiểm toán.

Về cơ bản, các DNKT đều đã xây dựng hệ thống các chính sách, thủ tục và quy trình KSCL kiểm toán tuy nhiên việc thực hiện vẫn còn mang tính chất hình thức dẫn đến kết quả của công tác KSCL còn nhiều hạn chế như:

- Công tác kiểm soát và lưu trữ các bằng chứng về việc kiểm soát vẫn chưa được thể hiện đầy đủ trên các tài liệu hồ sơ kiểm toán;

- Không lập hồ sơ kiểm toán chung cho các khách hàng kiểm toán nhiều năm hoặc có lập hồ sơ kiểm toán chung nhưng không lưu đủ các thông tin tài liệu theo quy định của CMKit số 230 hoặc không cập nhật thường xuyên các thông tin thay đổi;

- Công tác hoàn thiện hồ sơ kiểm toán không tuân thủ đúng quy định tại CMKit Việt Nam số 230 cũng như Chuẩn mực KSCL VSQC1 về thời gian hoàn thiện (vượt quá 60 ngày kể từ ngày lập báo cáo kiểm toán) hoặc không lưu đầy đủ các tài liệu cần thiết theo quy định: không lưu báo cáo kiểm toán, thư quản lý…

- Nhiều hồ sơ kiểm toán không thể hiện đầy đủ bút tích soát xét của KTV và BGĐ, không ghi đầy đủ ngày tháng soát xét hoặc ngày tháng soát xét không phù hợp hoặc chỉ có dấu hiệu soát xét của cấp Trưởng nhóm hoặc hai cấp (Trưởng nhóm kiểm toán và Chủ nhiệm kiểm toán) mà thiếu sự soát xét của các cấp khác;

- Chưa thực hiện ký cam kết xác nhận về tính độc lập với tất cả các khách hàng hoặc còn thiếu xác nhận của một số thành viên kể cả thành viên BGĐ và KTV phụ trách hợp đồng kiểm toán (theo báo cáo kiểm tra năm 2011 của VACPA).

- Vấn đề nguồn nhân lực tại các DNKT, đặc biệt các DNKT ngoài Big Four cũng còn nhiều hạn chế dẫn đến có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện


hợp đồng kiểm toán và chất lượng kiểm toán nói chung. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là công tác đào tạo để nâng cao trình độ và công tác đánh giá nhân sự tại các DNKT này còn hạn chế.

Thực trạng kiểm toán BCTC NHTM được tác giả phân tích trên đây cũng là cơ sở để tác giả đưa ra những đánh giá về thực trạng kiểm toán BCTC NHTM ở mục 2.3 dưới đây.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Dựa vào thực trạng kiểm toán BCTC NHTM đã được tác giả phân tích kỹ ở phần 2.2 nêu trên, trong phần này, tác giả đi vào đánh giá thực trạng kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT ở Việt Nam thực hiện trong thời gian qua với các nội dung sau: Những thành tựu và kết quả đạt được; Những hạn chế còn tồn tại và Nguyên nhân của những hạn chế này. Cụ thể như sau:

2.3.1 Những thành tựu và kết quả đạt được

Thực tế kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán BCTC NHTM nói riêng tại các DNKT ở Việt Nam hiện nay còn rất mới mẻ và đang trong giai đoạn hoàn thiện. Tuy nhiên trong những năm vừa qua công tác kiểm toán BCTC NHTM tại các DNKT ở Việt Nam cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể như công tác kiểm toán ngày càng chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn; các DNKT đều có ý thức về việc xây dựng quy trình kiểm toán riêng cho hoạt động kiểm toán BCTC đối với các tổ chức tài chính, ngân hàng; chất lượng của KTV cũng ngày càng được nâng cao hơn; công tác KSCL hoạt động kiểm toán cũng được chú trọng hơn…Cụ thể như sau:

Các thành tựu chung liên quan đến hoạt động kiểm toán BCTC NHTM

Hoạt động kiểm toán BCTC NHTM đang ngày càng trở nên chuyên nghiệp, bài bản và có hệ thống. Điều này được thể hiện ở việc bản thân các DNKT có ý thức rất rõ đây là một lĩnh vực kiểm toán đặc thù, rủi ro kiểm toán cao, khách thể kiểm toán, đối tượng kiểm toán và bản thân các chủ thể kiểm toán cũng chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định chặt chẽ của Nhà nước. Do đó, các DNKT thường hận trọng trong quá trình kiểm toán và có ý thức xây dựng một quy trình kiểm toán riêng cho kiểm toán lĩnh vực này để thống nhất hướng dẫn cho các KTV trong cuộc kiểm toán và luôn kiểm soát sát sao toàn bộ các bước công việc trong quy trình kiểm toán nhằm đảm bảo tất cả các thành viên nhóm kiểm toán luôn tuân thủ các quy trình đã đặt ra cũng như kịp thời xử lý các tình huống phát sinh.

Các DNKT đang kiểm toán BCTC NHTM hiện nay đều đã trở thành thành viên của các Hãng kiểm toán quốc tế uy tín. Khi trở thành thành viên chính thức của các hãng


kiểm toán quốc tế này, các DNKT đặc biệt là các DNKT ngoài Big Four được truyền đạt rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn cũng như các quy trình kiểm toán hiện đại trên thế giới để sử dụng cho hoạt động kiểm toán trong nước.

Đội ngũ KTV tham gia kiểm toán BCTC NHTM ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Trước đây, kiểm toán BCTC NHTM chủ yếu là các công ty thuộc Big Four thì hiện nay thị trường này đã có thêm sự tham gia của các DNKT ngoài Big Four như AISC, AASC, A&C…Nhiều DNKT ngoài Big Four cũng tổ chức riêng một bộ phận chuyên kiểm toán trong lĩnh vực ngân hàng với số lượng KTV ngày càng đông. Ngoài ra, các KTV tham gia kiểm toán trong lĩnh vực ngân hàng thường rất có ý thức trau dồi kiến thức và kinh nghiệm. Hầu hết các KTV này đều có các chứng chỉ quốc tế như ACCA, CPA Úc hoặc đều đang học để đạt được chứng chỉ quốc tế này. Ngoài ra lực lượng KTV kiểm toán cho lĩnh vực ngân hàng cũng được bổ sung từ một bộ phận không nhỏ các KTV Việt Nam đang làm việc tại các chi nhánh của các hãng kiểm toán nước ngoài.

Về việc áp dụng phương pháp kiểm toán theo hướng tiếp cận rủi ro: Phương pháp này đã được các DNKT Big Four áp dụng từ lâu những vẫn là phương pháp kiểm toán mới mẻ đối với các DNKT ngoài Big Four. Tuy nhiên, với việc tham gia làm thành viên của các hãng kiểm toán quốc tế cũng như sự ban hành chương trình kiểm toán mẫu tiếp cận theo hướng rủi ro và việc ban hành 37 CMKit mới áp dụng từ 2014 cũng theo hướng tiếp cận rủi ro thì các DNKT ngoài Big Four cũng đang không ngừng nỗ lực tiếp cận, cập nhật và hoàn thiện phương pháp tiếp cận kiểm toán của mình và cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Các thành tựu trực tiếp liên quan đến cuộc kiểm toán BCTC NHTM

Về việc xác định đối tượng, mục tiêu, căn cứ kiểm toán BCTC NHTM

Hầu hết các DNKT đều đã xác định đúng và đầy đủ đối tượng, mục tiêu và các căn cứ khi kiểm toán BCTC NHTM. Điều này đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động kiểm toán đúng đắn, phù hợp và đảm bảo kết quả kiểm toán có chất lượng.

Về quy trình kiểm toán BCTC NHTM

Hầu hết các DNKT đều đã xây dựng quy trình riêng hay tài liệu hướng dẫn riêng để kiểm toán đối với BCTC NHTM trừ một số DNKT ngoài Big Four vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Trong tài liệu hướng dẫn này đều nêu đầy đủ các bước công việc kiểm toán mà KTV phải thực hiện. Mỗi bước công việc lại có tài liệu hướng dẫn chi tiết và mẫu giấy tờ làm việc, chương trình kiểm toán mẫu hướng dẫn các thủ tục phải thực hiện kèm theo để KTV thực hiện. Theo đánh giá của tác giả thì quy trình kiểm toán BCTC NHTM tại các DNKT đều đảm bảo tuân thủ đầy đủ các bước theo quy định của chuẩn mực nghề nghiệp đồng thời cũng đảm bảo tính hiện đại, khoa học, phù hợp với lĩnh vực ngân hàng. Điều này giúp KTV dễ dàng và nhất quán

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2023