Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng theo pháp luật Việt Nam - 11

3.5. NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ LẤY TINH TRÙNG CỦA NGƯỜI CHỒNG SAU KHI CHẾT

Để lấy tinh trùng ra khỏi cơ thể có các cách sau: có thể tự lấy (thủ dâm) cách này không cần tác động các kỹ thuật y học tự mình cũng có thể lấy được tinh trùng của mình; trong trường hợp không thể lấy tinh trùng bằng cách này được thì có thể lấy tinh trùng bằng cách phẫu thuật lấy tinh trùng. Có nhiều loại phẫu thuật lấy tinh trùng như kỹ thuật lấy tinh trùng từ mao tinh bằng vi phẫu thuật (Microsurgical Epididymal Sperm Aspiration-MESA), kỹ thuật lấy tinh trùng từ mào tinh bằng xuyên kim qua da (Percutaneous Epididymal Sperm Aspiration-PESA), kỹ thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng chọc hút (Testicular Sperm Aspiration- TESA), kỹ thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng phẫu thuật xẻ tinh hoàn (Testicular Sperm Extraction- TESE). Trong các kỹ thuật này thì kỹ thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng phẫu thuật xẻ tinh hoàn cho sản phẩm sau phẫu thuật là mô tinh hoàn, có nghĩa là phẫu thuật này là phẫu thuật lấy mô tinh hoàn, tinh trùng sẽ được chiết tách từ mô tinh hoàn sau khi mô tinh hoàn được lấy ra khỏi cơ thể. Các kỹ thuật khác ngoài kỹ thuật trên thì sản phẩm sau phẫu thuật là tinh trùng, nghĩa là tinh trùng được lấy ra trực tiếp từ cơ thể [31].

Theo nghiên cứu khoa học, khi chết các cơ giãn ra và có hiện tượng phóng tinh. Vì vậy, trong túi tinh không còn tinh trùng. Do đo muốn lấy tinh trùng từ người chết phải sử dụng kỹ thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng phẫu thuật xẻ tinh hoàn (Testicular sperm extraction - TESE), để lấy được tình trùng phải phẫu thuật lấy tinh hoàn ra khỏi cơ thể. Sau khi tách tinh hoàn ra khỏi cơ thể, bơm rửa sạch máu đọng cắt từng mẫu mô tinh hoàn và bảo quản lạnh ở nhiệt độ -196 độ C. Khi có nhu cầu, tinh trùng sẽ được chiết tách ra khỏi mô tinh trùng [22]. Đây cũng chính là phương pháp mà bác sĩ Vương

Văn Vệ - Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội dùng để lấy tinh trùng của chồng chị Hoàng Kim Dung sau khi chồng của chị chết do tai nạn giao thông. Sau ba năm từ khi chồng chết, chị đã thành công trong việc sinh hai cháu trai bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người chồng đã chết [13].

Vậy việc phẫu thuật lấy tinh hoàn ra khỏi cơ thể người chết có chịu sự điều chỉnh của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác không? Cụ thể là có phải tuân theo quy định tại Điều 21 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định về điều kiện lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết không?

Điều 21 quy định:

1. Chỉ cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này mới được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.

2. Việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Có thể đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết;

b) Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết và đã được công bố là chết não theo quy định tại khoản 5 Điều 27 của Luật này;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

c) Trường hợp không có thẻ hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết thì việc lấy phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó [27].

Số mô tinh hoàn, tinh hoàn sau khi được lấy ra khỏi cơ thể người chết thì sẽ thuộc về ai, ai là người có quyền lưu giữ và được sử dụng với mục đích gì. Khoản 2 Điều 4 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác có được áp dụng trong trường hợp này không?

Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng theo pháp luật Việt Nam - 11

Khoản 2 điều 4 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định việc lấy mô từ cơ thể người chết chỉ được lấy vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học. Việc lấy mô tinh hoàn từ người chết nếu phục vụ mục đích giảng dạy, nghiên cứu khoa học sẽ thuộc về các cơ sở có chức năng giảng dạy, nghiên cứu khoa học có liên quan đến việc sử dụng mô tinh hoàn trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Nếu việc lấy mô tinh hoàn vì mục đích chữa bệnh, bệnh ở đây được hiểu chữa vô sinh, dùng trong việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Số mô tinh hoàn này sẽ được gửi vào ngân hàng tinh trùng chiết xuất tinh trùng. Về nguyên tắc số tinh trùng được hiến theo nguyên tắc vô danh người hiến và người nhận không biết được danh tính của nhau.

Vậy nếu áp dụng các quy định trong Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác người vợ sẽ không được phép lấy tinh trùng của người chồng sau khi chết để thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Tuy nhiên, trên thực tế việc lấy tinh trùng của người chồng sau khi chết chủ yếu phục vụ việc người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiếm khi vì mục đích nhân đạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học hoặc để hiến.

Việc người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người chết thuộc trường hợp phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tinh trùng của người hiến. Do đó căn cứ vào khoản 2, 3 Điều 93 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 trong trường hợp này người vợ là mẹ của đứa trẻ được sinh ra, người chồng đã chết không được xác định là cha đưa trẻ được sinh ra. Trường hợp này người vợ mẹ của đứa trẻ không có quyền yêu cầu xác định cha cho con khi mà họ chứng minh được đứa trẻ sinh ra có cùng huyết thống với người chồng đã chết. Đây thuộc trường hợp người người chồng hiến tinh trùng không làm phát sinh quan hệ cha con. Mặt khác, nếu như trường hợp người chồng lưu giữ tinh trùng trước khi chết nhà làm

luật suy đoán là người chết mong muốn có con chung với vợ mình nhưng do sự kiện bất ngờ là cái chết nên họ không thực hiện được. Còn trong trường hợp tinh trùng được lấy ra lưu giữ sau khi chết mà trước khi chết họ không thể hiện ý nguyện gì nhà làm luật không thể suy đoán là họ mong muốn có con được, không chứng minh được người chồng có mong muốn có con không, giữa vợ và chồng không có sự thỏa thuận hay thể hiện ý nguyện mong muốn có con chung. Do không phát sinh quan hệ cha con nên cũng quan hệ thừa kế. Trong thực tế trường hợp của Hoàng Kim Dung sinh hai cháu Hồ Sĩ

Hoàng Đức và Hồ Sĩ Hoàng Hải từ tinh trùng của người chồng đã mất, Ủy ban nhân dân phường Hoàng Liệt đã đăng ký khai sinh cho hai cháu theo hướng dẫn Văn bản số 35/HTQTCT-HT ngày 3/1/2014 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực - Bộ Tư pháp gửi cho Ủy ban nhân dân phường Hoàng Liệt hướng dẫn Ủy ban nhân dân phường Hoàng Liệt vận dụng các quy định của pháp luật đăng ký khai sinh cho hai cháu, giấy khai sinh phải ghi cả tên cha, mẹ.

Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực cũng hướng dẫn: Về hồ sơ đăng ký khai sinh, gia đình chị Dung phải bổ sung giấy tờ của bệnh viện xác nhận việc tiến hành kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho chị Dung từ tinh trùng của người chồng đã mất hoặc kết quả giám định AND xác định hai cháu là con của người chồng đã mất.

Phần ghi chú trong Sổ đăng ký khai sinh của hai cháu bé phải ghi rõ về việc các cháu được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (thụ tinh trong ống nghiệm bằng cách kết hợp giữa tinh trùng của người chồng đã mất và noãn của người vợ).

Ông Nguyễn Công Khanh - Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực cho biết: Ngày 9/1/2014, Ủy ban nhân dân phường Hoàng Liệt đã đăng ký khai sinh cho hai cháu Hồ Sĩ Hoàng Đức và Hồ Sĩ Hoàng Hải, con của chị Dung [13].

Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực đã căn cứ Điều 20 Nghị định 12/2003/NĐ-CP quy định:

1. Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân.

2. Những người theo quy định tại khoản 1 Điều này được xác định là cha, mẹ đối với trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản [8].

Việc người vợ sinh con từ tinh trùng của người chồng đã chết là hoàn toàn có khả năng. Vậy pháp luật có nên cho phép sinh con từ tinh trùng của người chết không.

Cần phải phân biệt hai trường hợp, trường hợp thứ nhất người chồng lấy tinh trùng lưu giữ khi sống, sau đó mất đi và người vợ sử dụng tinh trùng đã được lưu giữ để sinh con; trường hợp thứ hai người chồng mất đột ngột và phải lấy tinh trùng từ tinh hoàn ngay sau khi chết để lưu giữ. Trường hợp thứ nhất pháp luật cho phép người vợ được phép sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tình trùng của người chồng đã lưu giữ trước khi chết. Trường hợp hai pháp luật chưa quy định rõ ràng.

Xuất phát từ tình cảm, mong muốn cũng như tôn trọng quyền tự quyết của người chồng đã chết và người vợ. Quyết định lấy tinh trùng của người chồng sau khi chết phải lả quyết định của cả hai vợ chồng, là sự thống nhất ý chí của hai vợ chồng. Người chồng thể hiện ý chí của mình trước khi chết mong muốn có con chung với vợ và người vợ đồng ý việc lấy tinh trùng của chồng sau khi người chồng chết. Nếu chỉ có sự thể hiện ý chí mong muốn của vợ hoặc chồng thì không được phép lấy tinh trùng của người chồng sau khi chết.

Tuy nhiên, sự kiện chết của người chồng có thể là sự kiện bất ngờ nên khó chứng minh ý chí của người chồng về việc mong muốn có con chung với

người vợ. Trong trường hợp này nếu cha mẹ của người chồng đã chết và người vợ cùng đồng ý lấy tinh trùng từ người đã chết thì pháp luật nên cho phép được lấy tinh trùng của người chồng đã chết.

Ngoài hai trường hợp trên việc lấy tinh trùng của người chồng sau khi chết là không được phép.

Việc xác định quan hệ cha con trong trường hợp này giống với trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng của người chồng lưu giữ trước khi chết. Công nhận quan hệ cha con giữa người chồng đã chết và đứa trẻ sinh ra.

KẾT LUẬN


Gia đình là tế bào của xã hội, thực hiện chức năng xã hội của mình. Một trong những chức năng cơ bản đó là sinh đẻ (hay còn gọi là tái sản xuất con người) nhằm phục vụ cho lợi ích xây dựng xã hội, kết hợp hài hòa giữa lợi ích gia đình và lợi ích xã hội. Con người là chủ thể chính đem lại những tiến bộ cho xã hội, đóng góp cho nhân loại những thành tựu khoa học to lớn. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, mọi lĩnh vực của cuộc sống đều chịu sự tác động, ảnh hưởng lớn. Ngay cả trong việc sinh con cũng có sự liên quan của khoa học.

Có thể nói, sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng là vấn đề khá phức tạp, đặc biệt về mặt pháp lí, bởi nó làm thay đổi những quan niệm truyền thống về mặt huyết thống giữa cha mẹ và con. Nhưng phương pháp đã đáp ứng được nguyện vọng mong mỏi, tha thiết được làm cha, là mẹ của những cặp vợ chồng không may bị hiếm muộn hay vô sinh. Hơn nữa, nó còn thể hiện giá trị nhân đạo cao đẹp và sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật.

Hiện nay, sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng đã được áp dụng ở rất nhiều nước trên thế giới và ở cả Việt Nam. Thực tế cho thấy, sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có rất nhiều ưu điểm vượt bậc, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những khó khăn khi thực hiện. Vì vậy, rất cần có những văn bản pháp lý quy định và hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về vấn đề này.

Không phủ nhận, sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng đã thể hiện sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, chính điều đó đã cho phép các cặp vợ chồng vô sinh có thể có con, niềm mong mỏi tha thiết của họ đã trở thành hiện thực. Các kỹ thuật hỗ trợ

sinh sản có thể giải quyết được tình trạng vô sinh của phụ nữ và nam giới do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như môi trường, hậu quả chiến tranh… đáp ứng được nguyện vọng làm cha, làm mẹ của họ, điều đó đã thể hiện những giá trị nhân bản cao đẹp.

Thực tế việc áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng không đơn thuần thuộc lĩnh vực khoa học mà còn liên quan đến nhiều vấn đề về đạo đức, pháp lí, về tâm lí tình cảm… Việc áp dụng các kỹ thuật này trong nhiều trường hợp không chỉ trong nội bộ cặp vợ chồng vô sinh mà còn có thể liên quan đến người thứ ba, đó là người cho tinh trùng do đó vấn đề này càng trở nên phức tạp và nhạy cảm hơn bao giờ hết.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí