Người Có Nguyện Vọng Lưu Giữ Cá Nhân

tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo theo quy định của pháp luật" [27].

Việc hiến tinh trùng được pháp luật quy định căn cứ vào mức độ năng lực hành vi dân sự đầy đủ của cá nhân cũng như căn cứ vào độ tuổi sinh sản của nam giới. Với quy định này người hiến tinh trùng phải là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì có quyền thể hiện ý chí trong việc hiến tinh trùng. Quy định về điều kiện của chủ thể trong việc hiến tinh trùng đã loại trừ những cá nhân không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, bị mất năng lực lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, có năng lực hành vi dân sự hạn chế không có quyền được hiến tinh trùng. Thêm vào đó người hiến tinh trùng không những là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, mà còn phải đạt độ tuổi tối thiểu theo quy định của pháp luật đối với nam từ đủ 20 tuổi mới có quyền hiến tinh trùng trong thụ tinh nhân tạo. Quy định này phù hợp với khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về tuổi kết hôn nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên có quyền kết hôn. Với quy định độ tuổi tối thiểu này Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác đều có chung mục đích đảm bảo đảm bảo cho người nam có đủ khả năng về sức khỏe sinh sản, nhận thức đầy đủ hành vi của mình. Đồng thời, quy định tuổi tối thiểu còn bảo đảm cho đứa trẻ sinh ra được khỏe mạnh cả về thể lực lẫn trí tuệ.

Ngoài ra, người hiến tinh trùng phải là người không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau. Người mắc bệnh di truyền khi cho tinh trùng thì tinh trùng của họ đã mang mầm bệnh. Trên nhiễm sắc thể của tinh trùng đã có sẵn các gen bệnh hoặc nhiễm sắc thể bị sai lệch bất thường. Do đó mầm bệnh sẽ có từ trong phôi, từ điểm khởi thủy của sự sống trong ổ từ cung. Việc sử dụng tình trùng của người bị bệnh di truyền có thể dẫn tới sẩy thai ngẫu nhiên hoặc nếu được sinh ra đứa trẻ có khả năng bị các dị tật bẩm sinh như tình

trạng chậm phát triển ở trẻ, có những thay đổi đặc thù của khuôn mặt, có sự gia tăng tần số của các dị tật bẩm sinh, đặc biệt là các dị tật bẩm sinh của tim, hơn nữa đó còn là nguyên nhân của một số loại ung thư ở người... Người hiến tinh trùng không bị nhiễm HIV. Việc tinh trùng nhiễm HIV có thể dẫn tới việc không những đứa trẻ được sinh ra từ tinh trùng này có nguy cơ nhiễm HIV mà còn có thể lây truyền sang mẹ, người mang thai. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ và trẻ em. Để đảm bảo quyền lợi của bà mẹ cũng như quyền lợi của đứa trẻ được sinh ra người hiến tinh trùng không bị bệnh về di truyền, không bị nhiễm HIV.

Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định việc hiến tinh trùng là hoàn toàn tự nguyện. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng. Một cá nhân chỉ được được hiến tinh trùng khi phải có sự tự nguyện. Đó cũng là nguyên tắc đầu tiên và cơ bản chi phối sự tham gia vào các quan hệ trong lĩnh vực dân sự. Sự tự nguyện được hiểu là chủ thể đó tự bản thân mong muốn tham gia và không chịu sự áp đặt ý chí của bất kỳ chủ thể nào. Khi nghiên cứu ở góc độ tâm lý thì sự tự nguyện được hiểu là sự thống nhất của ý chí và biểu hiện ra bên ngoài của ý chí. Ý chí là những vấn đề nội tại bên trong mà chỉ có chủ thể mới nắm bắt được. Sự thể hiện ra bên ngoài của ý chí sẽ giúp cho các chủ thể khác nắm bắt được ý chí của chủ thể đó. Do đó, mọi trường hợp bị áp đặt ý chí của chủ thể khác lên chủ thể tham gia như nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép đều được coi là không có sự tự nguyện và hậu quả là giao dịch bị vô hiệu.

Việc hiến tinh trùng thì sự tự nguyện cũng được hiểu như vậy. Nhưng việc thống nhất giữa ý chí với biểu hiện ý chí thường khó xác định. Nhà nước chỉ xác định được việc cá nhân hiến tinh trùng có thể bị chủ thể nào áp đặt ý chí không? Với nguyên tắc này chỉ cần có sự áp đặt ý chí của chủ thể khác thì việc hiến tính trùng sẽ không còn là hợp pháp.

Tinh trùng của người hiến chỉ được sử dụng cho một người điều này có nghĩa là người hiến tinh trùng chỉ được phép hiến tinh trùng tại một cơ sở lưu giữ duy nhất và chỉ có một đứa trẻ duy nhất được sinh ra từ tinh trùng của người này bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, không có đứa trẻ thứ hai được sinh ra từ tinh trùng của người này trừ trường hợp sinh đôi. Điều này sẽ giúp hạn chế những hệ lụy có thể phát sinh sau nay như trường hợp hôn nhân cận huyết do không biết về những người có chung huyết thống với mình.

Ngoài ra, người hiến tinh trùng được đảm bảo giữ bí mật những thông tin về tên, tuổi, địa chỉ, hình ảnh của mình. Những thông tin như chiều cao, cân nặng, trình độ học vấn của người hiến sẽ được lưu hồ sơ, đặc biệt thông tin cá nhân như tên hay địa chỉ sẽ không được ghi vào để đảm bảo quyền riêng tư của người hiến tặng. Các thông tin phải được mã hóa để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc. Theo đó, người hiến tinh trùng không phải có bất kỳ trách nhiệm nào với đứa trẻ sinh ra từ tinh trùng của mình cũng như không có nghĩa vụ, quyền lợi gì đối với gia đình đứa bé sinh ra từ tinh trùng của mình đã cho.

2.2.1.2. Người có nguyện vọng lưu giữ cá nhân

Việc gửi tinh trùng vào ngân hàng tinh trùng với mục đích lưu giữ cá nhân là một loại giao dịch giữa chủ thể có tinh trùng với ngân hàng lưu giữ tinh trùng. Giao dịch dân sự có hiệu lực thì chủ thể của giao dịch phải đáp ứng quy định của pháp luật. Chủ thể có tinh trùng ở đây phải đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện [30].

Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng theo pháp luật Việt Nam - 6

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, người từ đủ 18 tuổi trở lên không thuộc các trường hợp: mất năng lực hành vi dân sự, người có khó

khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có toàn quyền trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự vì lợi ích của mình hoặc vì lợi ích của chủ thể khác và có nghĩa vụ thực hiện các giao dịch mà mình xác lập. Vậy người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có quyền lưu giữ tinh trùng của mình, điều này có nghĩa là họ có thể làm cha từ đủ 18 tuổi trở lên. Trong khi đó để bảo đảm cho đứa trẻ sinh ra được khỏe mạnh phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần và đứa trẻ sẽ được nuôi dưỡng, giáo dục trong điều kiện tốt nhất, đồng thời góp phần bảo đảm cho nòi giống dân tộc phát triển lành mạnh, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định nam giới đủ 20 trở lên mới đủ tuổi kết hôn. Các nhà làm luật cho rằng ở độ tuổi nay nam giới đạt độ trưởng thành về tâm lý cũng như về thể chất, ở độ tuổi này sức khỏe sinh sản mới phát triển đầy đủ. Vậy để phù hợp với nguyên tắc khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đề ra khi quy định độ tuổi kết hôn pháp luật có nên quy định độ tuổi người có quyền lưu giữ tinh trùng của mình vì mục đích sinh sản là nam từ đủ 20 tuổi trở lên không.

Pháp luật Việt Nam có cho phép người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi (nam tử khoảng 16 tuổi trở lên có khả năng sinh sản) có quyền lưu giữ tinh trùng của mình không? Để giải quyết vần đề này ta phải trước hết phải xem xét họ có được quyền lấy tinh trùng ra khỏi cơ thể hay không? Sau khi lấy tinh trùng ra khỏi cơ thể họ có quyền lưu giữ không?

Lấy tinh trùng ra khỏi cơ thể thông thường có hai cách: có thể tự lấy (thủ dâm) cách này không cần tác động các kỹ thuật y học tự mình cũng có thể lấy được; cách thứ hai phẫu thuật lấy mô tinh hoàn.

Phẫu thuật lấy mô tinh hoàn (Testicular sperm extraction - TESE) là việc phẫu thuật xẻ tinh hoàn để lấy mô tinh hoàn ra khỏi cơ thể. Sau khi mô

tinh hoàn được phẫu thuật lấy ra khỏi cơ thể sẽ được sinh thiết và đông lạnh, lưu giữ trong môi trường bảo quản lạnh và khi cần thiết rã đông tách lấy tinh trùng để sử dụng. Việc lấy mô tinh hoàn khỏi cơ thể thì theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác có quy định nghiêm cấm hành vi "lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống dưới 18 tuổi". Vậy đối với người dưới 18 tuổi việc lấy tinh trùng bằng kỹ thuật phẫu thuật lấy mô tinh hoàn là không được phép.

Đối với trường hợp lấy tinh trùng bằng cách thủ dâm, tinh trùng được lấy trực tiếp. Theo khoản 4 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP giải thích "tinh trùng là giao tử của nam". Vậy trong trường hợp này khoản 5 Điều 11 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác không được áp dụng, do đó hành vi lấy tinh trùng bằng cách thủ dâm không bị cấm đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.

Như đã phân tích ở trên việc gửi tinh trùng vào ngân hàng tinh trùng với mục đích lưu giữ cá nhân là một loại giao dịch giữa chủ thể có tinh trùng với ngân hàng lưu giữ tinh trùng. Khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý" [30]. Vậy người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có quyền xác lập giao dịch liên quan đến việc lưu giữ tinh trùng của mình.

Vậy trong trường hợp người lưu giữ tinh trùng này không sử dụng tình trùng vì mục đích nghiên cứu khoa học mà sử dụng trong việc sinh sản. Điều này dẫn tới không đảm bảo mục tiêu duy trì và phát triển nòi giống mà Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 hướng tới khi quy định độ tuổi kết hôn nữ từ đủ 18 tuổi trở lên nam từ đủ 20 tuổi trở lên.

2.2.1.3. Cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh

Người chồng trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh

Điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định: Việc gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi được thực hiện trong các trường hợp: Cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh.

Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định: "Vô sinh là tình trạng vợ chồng sau một năm chung sống có quan hệ tình dục trung bình 2-3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà người vợ vẫn không có thai" [12].

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 nam từ đủ 20 tuổi trở lên đủ tuổi kết hôn. Vậy tuổi tối thiểu khi người chồng trong cặp vợ chồng lưu giữ tinh trùng là đủ 21 tuổi. Đây là độ tuổi theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.Vậy người chồng trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh có toàn quyền trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch liên quan đến việc lưu giữ tinh trùng của mình tại ngân hàng tinh trùng. Họ có quyền lựa chọn nơi lưu giữ tinh trùng, thời điểm lưu giữ cũng như thời hạn lưu giữ, thời điểm được phép lấy ra, xử lý tinh trùng khi họ không có nhu cầu lưu giữ...

Người được phép tiếp tục lưu giữ tinh trùng

Tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định:

Trường hợp người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi bị chết mà cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi nhận được thông báo kèm theo bản sao giấy khai tử hợp pháp từ phía gia đình người gửi, thì phải hủy số tinh trùng, noãn, phôi của người đó, trừ trường hợp vợ hoặc chồng của người đó có đơn đề nghị lưu giữ, bảo quản [12].

Với quy định này đã cho phép người vợ được quyền tiếp tục lưu giữ tinh trùng của người chồng trong trường hợp người chồng gửi tinh trùng của mình vào ngân hàng tinh trùng trước khi chết.

Trong trường hợp ly hôn người vợ chỉ có quyền sử dụng phôi để sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (khoản 4 Điều 21 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP)

Quyền đối với tinh trùng của mình là quyền dân sự gắn liền với cá nhân tuyệt đối, thuộc về bản thân của người đó, gắn liền với chủ thể không thể tách rời, không thể chuyển giao. Do đó tự bản thân người có tinh trùng tự phải tự mình định đoạt mà không một ai ngoài họ có quyền định đoạt thay. Nhưng mặt khác chỉ có người nữ mới có thể mang thai và sinh đẻ. Do đó chuyển giao quyền được lưu giữ tinh trùng cho người vợ trong trường hợp người chồng gửi tinh trùng của mình vào ngân hàng tinh trùng trước khi chết là nhà làm luật đã suy đoán ý chí muốn có con khi người đó gửi tinh trùng để lưu giữ. Điều này là phù hợp mong muốn, nguyện vọng của gia đình cũng như không trái đạo đức. Quy định như vậy giúp cho người chồng hoàn thành tâm nguyện của mình là được làm cha, và người vợ có được quyền quyết định có con với người chồng của mình.

2.2.2. Người nhận tinh trùng

2.2.2.1. Người phụ nữ độc thân

Phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó khoản 1 Điều 6 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác có quy định nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền nhận tinh trùng. Vậy phụ nữ độc thân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền được nhận tinh trùng để sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, họ có toàn quyền trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến việc nhận

tinh trùng cũng như các giao dịch liên quan đến sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và có nghĩa vụ thực hiện các giao dịch dân sự mà mình xác lập.

Với quy định cho phép phụ nữ độc thân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được phép sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là hợp lý. Quy định này cũng phù hợp với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về điều kiện kết hôn. Khi các nhà làm luật quy định độ tuổi tối thiểu cũng như quy định năng lực hành vi dân sự là đã xem xét đến khía cạnh ở độ tuổi nào mang thai là tốt cho cả mẹ và con, bảo vệ được sức khỏe của người mẹ khi mang thai. Vậy nên quy định dưới 18 tuổi không thuộc đối tượng được thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là phù hợp điều kiện thực tế cũng như phù hợp với quy định Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Bộ luật Dân sự năm 2015.

Người được thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không những đáp ứng điều kiện về độ tuổi mà còn phải đáp ứng không bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình (khoản 4 Điều 5 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP). Quy định này căn cứ vào mức độ năng lực hành vi dân sự đầy đủ của cá nhân. Quy định về điều kiện của chủ thể được thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã loại trừ những cá nhân không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, bị mất năng lực hành vi dân sự, có năng lực hành vi dân sự hạn chế không được thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Ngoài điều kiện về độ tuổi, năng lực hành vi dân sự người được thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản còn phải đáp ứng điều kiện noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai. Có nghĩa là đứa trẻ được sinh ra trong trường hợp này do sự kết hợp tinh trùng của người cho và noãn của người nhận tinh trùng tạo thành phôi và phôi phát triển tự nhiên trong tử cung của người nhận tinh trùng. Người mẹ của đứa trẻ là người sinh, mang thai và có cùng huyết thống đối với đứa trẻ. Mẹ đẻ của đứa trẻ cũng là người mẹ pháp lý của đứa trẻ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022