Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng theo pháp luật Việt Nam - 10

Để thực hiện được yêu cầu này người hiến tinh trùng phải đến bệnh viện nơi mình sẽ hiến thực hiện một loạt các xét nghiệm, kiểm tra tổng thể để đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe, không mắc các bệnh trên. Nếu tất cả các xét nghiệm đều cho kết quả âm tính thì mẫu tinh trùng của người hiến mới được lấy để đi làm tinh dịch đồ. Tiếp theo, 3 tháng sau, người hiến tinh trùng phải quay lại bệnh viện để làm lại các xét nghiệm trên một lần nữa nhằm loại trừ kết quả âm tính ở giai đoạn cửa sổ của lần xét nghiệm trước. Nếu các xét nghiệm lần này vẫn âm tính và kết quả tinh dịch đồ tốt thì mẫu tinh trùng của người hiến mới được chấp nhận là đạt. Người hiến sẽ được tư vấn và hẹn ngày lấy tinh trùng.

Vậy để có thể lấy được tinh trùng từ người hiến tinh trùng mất ít nhất là 06 tháng, quy trình phức tạp, người hiến tinh trùng phải bỏ công ăn việc làm, tốn chi phí đi lại bệnh viện ít nhất là bốn đến năm lần để làm thủ tục xét nghiệm kéo dài 06 tháng mới xong nghĩa vụ trong khi họ không được hỗ trợ gì. Chưa có sự hợp lý trong quy định việc hiến tinh trùng. Việc hiến máu, nhà nước hỗ trợ đường, sữa và có xe chuyên dụng đến lấy máu, tổ chức nhiều hoạt động vận động, hay như người hiến thận dù là hiến cho người trong gia đình cũng được tặng thẻ bảo hiểm y tế.

Trong khi đó, việc hiến tinh trùng bị cấm mọi hình thức hỗ trợ vì luật cho rằng như vậy là mang tính thương mại, trong khi chi phí cho việc kiểm tra sức khỏe để hiến tinh trùng bệnh viện phải tự gánh chịu. Điều này đã không khuyến khích bệnh viện và cá nhân trong việc hiến tinh trùng.

Việc ngân hàng tinh trùng khan hiếm mẫu tinh trùng dự trữ ngoài nguyên nhân có quá nhiều quy định phức tạp, mất thời gian khiến người hiến tinh trùng sớm từ bỏ ý định còn có nguyên nhân về mặt tâm lý. "Nhiều người e ngại hiến tinh trùng vì sợ người khác hiểu nhầm là có quan hệ riêng, lo các vấn đề hệ lụy về sau như mối quan hệ giữa người cho và người nhận, số phận

đứa con sinh học của mình…" [32] bác sĩ Phạm Bá Nha, Trưởng khoa sản, Bệnh viện Bạch Mai cho hay. Ngoài ra một số người hiến tinh trùng mong muốn được cho đích danh, em trai của chồng cho tinh trùng cho chị dâu, bạn thân muốn cho tinh trùng. Do quy định của pháp luật sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trên nguyên tắc vô danh, tinh trùng được nhập vào ngân hàng tinh trùng và ngân hàng chọn mẫu ngẫu nhiên để thụ thai cho cặp vợ chồng vô sinh. Trong trường hợp này người hiến tinh trùng đã từ chối hiến vì họ không muốn đứa trẻ được sinh ra trong gia đình mà họ không biết rõ hoàn cảnh, điều kiện… và người nhận tinh trùng cũng từ chối nhận mẫu bất kỳ do không biết rõ về nguồn gốc tinh trùng.

Trước tình trạng khan hiếm nguồn tinh trùng tại các ngân hàng tinh trùng dẫn tới các cặp vợ chồng vô sinh, phụ nữ độc thân muốn sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải tìm kiếm nguồn tinh trùng ở chợ đen. Tinh trùng sau khi mua được bơm trực tiếp vào tử cung mà không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa và cơ sở y tế chuyên ngành, dẫn tới những hậu quả tiềm ẩn khôn lường.

Theo bác sĩ Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết: "Không có ai dám chắc được rằng những mẫu tinh trùng mua bán bên ngoài lại không mắc bệnh lây nhiễm. Thứ nhất là các cơ sở này không đủ các phương tiện, chuyên môn để kiểm nghiệm chất lượng tinh trùng. Thứ hai, họ chạy theo lợi nhuận nên làm ẩu, cốt để thu được tiền" [32].

Theo đó, dù việc mua bán tinh trùng theo kiểu cấy hay bơm tươi đều tiềm ẩn hàng loạt những nguy cơ, như lây nhiễm các bệnh phụ khoa khiến sẩy thai, đứa trẻ sinh ra bị dị tật, hoặc gây viêm gan cho cả vợ, chồng, con, sau này có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan. Nguy hiểm hơn có thể mắc phải các bệnh di truyền thể ẩn như tan máu di truyền, máu khó đông. Điều này có thể dẫn tới đứa trẻ bị bỏ rơi sau khi sinh. Thêm vào đó không những không kiểm

soát được chất lượng tinh trùng mà còn không kiểm soát được số lần cho tinh trùng. Một người có thể cho tinh trùng nhiều lần với nhiều người khác nhau dẫn tới sẽ có nhiều đứa trẻ có chung huyết thống, là anh chị em nhưng không biết nhau có khả năng dẫn tới hôn nhân cận huyết gây ra nhiều hệ lụy sau này.

Để khắc phục tình trạng trên đối với người hiến tinh trùng Nhà nước nên có những chính sách hỗ trợ chi phí mà người hiến tinh trùng bỏ ra cho việc hiến tinh trùng, cũng như có chính sách khuyến khích người hiến tinh trùng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Ngoài ra, hiến tinh trùng là một vấn đề nhạy cảm nên cần phải có những chính sách hỗ trợ cho những người hiến tinh trùng, có khu vực trao đổi tư vấn riêng cho người hiến tặng.

Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ kinh phí để chi trả các khoản xét nghiệm xác định bệnh di truyền, xác nghiệm nhiễm HIV; giám định sức khỏe tâm thần; Bên cạnh đó Nhà nước nên hỗ trợ các Bệnh viện có thể thành lập một khu riêng biệt, tách riêng khỏi các khu khám chữa bệnh khác để giúp cho người hiến tiếp cận dễ dàng, tránh cảm giác e ngại khi đến, giữ được bí mật về việc hiến tinh trùng, ngoài ra xây dựng hệ thống xét nghiệm động bộ khép kín giảm bớt thời gian cho mỗi lần xét nghiệm.

Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng theo pháp luật Việt Nam - 10

Ngoài các chính sách hỗ trợ ngân hàng tinh trùng thu hút người tình nguyện hiền tinh trùng và hỗ trợ người hiến tinh trùng pháp luật nên cho phép phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng của người lưu giữ tinh trùng.

Pháp luật cho phép người vợ được phép sử dụng tinh trùng mà người chồng lưu giữ để sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Nhưng chưa cho phép phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng của người lưu giữ tinh trùng. Việc lưu giữ tinh trùng để bảo tồn khả năng sinh sản sẽ là vô ích nếu pháp luật không cho phép người phụ nữ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng của người lưu giữ tinh trùng. Quyền được

sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản của phụ nữ độc thân sẽ không được đảm bảo nều ngân hàng tinh trùng không thể cung ứng tinh trùng. Cho phép sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng của người lưu giữ tinh trùng đảm bảo được quyền làm cha của người nam và quyền làm mẹ của người nữ. Ngoài ra việc cho phép phép sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng của người lưu giữ tinh trùng không những bảo tồn khả năng sinh sản của nam giới, bảo đảm quyền làm cha làm mẹ mà còn nhằm tái sản xuất ra con người, tái tạo, bảo dưỡng sức lao động cho xã hội, duy trì tính liên tục của xã hội. Hơn nữa việc cho phép này giúp giải quyết một số vấn đề xã hội.

Trong trường hợp người phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng của người lưu giữ tinh trùng, là việc người phụ nữ độc thân dùng noãn của chính mình kết hợp với tinh trùng của người lưu giữ kết hợp tạo thành phôi, phôi được phát triển trong tử cung của người người phụ nữ độc thân đó. Đứa trẻ được sinh ra có chung huyết thống với người lưu giữ tinh trùng và người nhân tinh trùng.

Nếu như hiến tinh trùng là trường hợp người hiến từ bỏ quyền làm cha đối với đứa trẻ được sinh ra, không làm phát sinh quan hệ cha con giữa người cho tinh trùng và đứa trẻ được sinh ra. Trường hợp lưu giữ tinh trùng để bảo tồn khả năng sinh sản là trường hợp họ không từ bỏ quyền làm cha đối với đứa trẻ, họ mong muốn được làm cha. Khi pháp luật nên cho phép phụ nữ độc thân được sử dụng tinh trùng của người lưu giữ để sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thi nên cho phép người lưu giữ tinh trùng được phép xác lập quan hệ cha con đối với đứa trẻ được sinh ra để đảm bảo quyền và lợi ích của người lưu giữ tinh trùng cũng như quyền và lợi ích của đứa trẻ.

Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng của người lưu giữ tinh trùng chỉ được thực hiện khi có sự tự nguyện của người lưu giữ tinh trùng và sự tự nguyện của người nhận tinh trùng. Sự tự nguyện ở đây được

hiểu là họ mong muốn có con chung với nhau. Người lưu giữ tinh trùng mong muốn người nữ nhận tinh trùng là mẹ của đứa trẻ của mình và người nữ mong muốn người nam mà mình nhận tinh trùng là cha đứa trẻ mình sinh. Sự mong muốn của họ không bị tác động ý chí của bên kia hay của bất kỳ người nào khác khiến người nam phải chọn người nữ làm mẹ đứa trẻ, người nữ phải chọn người nam là cha đứa trẻ. Quyết định có con với ai là quyền của mỗi người. Đứa trẻ sinh ra do sự mong muốn của cha mẹ là đứa trẻ hạnh phúc.

Vậy căn cứ để xác định quan hệ cha mẹ con trong trường hơp này là căn cứ vào huyết thống của đứa trẻ. Cha của đứa trẻ là người lưu giữ tinh trùng, mẹ của đứa trẻ là người nhận tinh trùng, mang thai và sinh ra đứa trẻ. Đứa trẻ có chung huyết thống với người lưu giữ tinh trùng, người sinh ra. Phát sinh quan hệ cha con giữa người lưu giữ tinh trùng và đứa trẻ được sinh ra.

Để bảo vệ những giá trị tốt đẹp của gia đình, sự ổn định của xã hội, xuất phát từ cơ sở khoa học, phong tục, tập quán và thuần phong mỹ tục và cũng để đứa trẻ được sinh ra khỏe mạnh phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, bảo đảm sức khỏe cho người phụ nữ khi mang thai cũng như bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bà mẹ và trẻ em pháp luật cần phải quy định người nhận tinh trùng trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng của người lưu giữ tinh trùng phải là người có đủ điều kiện kết hôn, quan hệ giữa người lưu giữ tinh trùng và người nhận tinh trùng là họ đáp ứng đầy đủ quy định về điều kiện kết hôn nhưng họ không kết hôn.

Người lưu giữ tinh trùng và người nữ nhận tinh trùng phải có sự tự nguyện. Sự tự nguyện ở đây được hiểu là họ mong muốn có con chung với nhau.

Về độ tuổi khi người nữ quyết định sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tình trùng của người lưu giữ người thì họ phải đủ tuổi kết hôn, người nữ phải đủ 18 trở lên tuổi và nam phải đủ 20 tuổi trở lên. Đồng nhất tuổi kết hôn và tuổi sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tình trùng của người lưu

giữ tinh trùng là phù hợp. Đến độ tuổi này nam và nữ mới phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý, trưởng thành về mặt nhân cách, tham gia lao động, tạo ra thu nhập. Ngoài ra nó còn phù hợp đến phong tục, tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa của người Việt.

Người nhận tinh trùng từ người lưu giữ tinh trùng là đàn ông độc thân phải là phụ nữ độc thân. Bảo vệ những giá trị cốt lõi của gia đình cũng như quyền và lợi ích của đứa trẻ được sinh ra cấm phụ nữ có gia đình được phép nhận tinh trùng từ người đàn ông độc thân lưu giữ tinh trùng. Khác với trường hợp người vợ trong cặp cặp vợ chồng vô sinh nhận tinh trùng từ người hiến thì người hiến từ bỏ quyền làm cha đứa trẻ, cha đưa trẻ là chồng hợp pháp của mẹ đứa trẻ. Trong khi đó nếu cho phép người vợ trong cặp cặp vợ chồng vô sinh nhận tinh trùng từ người lưu giữ thì cha của đứa trẻ không phải là chồng của mẹ đứa trẻ do người lưu giữ tinh trùng không từ bỏ quyền làm cha đứa trẻ. Điều này làm nảy sinh nhiều vấn đề pháp lý cũng như các vấn đề đạo đức ảnh hưởng trực tiếp đến nền tảng gia đình cũng như sự phát triển tâm sinh lý của đứa trẻ.

Người mất năng lực hành vi dân sự không có quyền nhận tình trùng từ người lưu giữ. Quyền lựa chọn có con với ai là quyền của mỗi cá nhân. Người mất năng lực hành vi dân sự sẽ không bầy tỏ được ý chí của mình. Do đó họ không được phép nhận tinh trùng từ người lưu giữ tinh trùng.

Những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời không được phép nhận tinh trùng của nhau. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là giữa những người cùng một gốc sinh ra: Cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Dưới góc độ y học cấm có con giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là cần thiết, bởi sẽ gây nguy hại cho đứa trẻ được sinh ra. Theo tiến sĩ Bùi Thị Mai Anh (Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương), đứa trẻ được sinh ra có nguy cơ mắc các bệnh về máu cao gấp mười lần những trường hợp bình thường khác. Bên cạnh đó còn gây ra một số bệnh lý khác như mù màu, bạch tạng, da vảy cá, bại não… làm suy giảm chất lượng giống nòi và gánh nặng cho gia đình xã hội. Mặt khác dưới góc độ xã hội, quan hệ giữa họ gắn bó bởi yếu tố tình cảm dựa trên cơ sở truyền thống vốn là những tình cảm thiêng liêng mà người Việt Nam nâng niu, trân trọng. Vì vậy, người Việt Nam không chấp nhận những mối quan hệ này, nó đảo lộn trật tự mối quan hệ trong gia đình, trái thuần phong mỹ tục.

Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng không có quyền nhận tinh trùng của nhau. Đây là trường hợp xuất phát từ phong tục, tập quán, đạo đức, văn hóa của người Việt Nam. Những người này dù không có mối quan hệ huyết thống với nhau nhưng trong gia đình Việt Nam sự liên kết tình cảm giữa họ thể hiện những giá trị truyền thống trong việc tôn trọng thứ bậc, trật tự trên dưới. Vì thế việc họ có con chung với nhau tuy không gây hại đến giống nòi nhưng lại làm ảnh hưởng đến những giá trị nhân văn của đời sống gia đình.

Ngoài những điều kiện trên người phụ nữ độc thân và người lưu giữ tinh trùng phải đáp ứng các quy định về cho và nhận tinh trùng. Họ vô sinh không có khả năng sinh con tự nhiên, hai người có quan hệ tình dục trung bình 2-3 lần/tuần, không sử dụng biện pháp tránh thai mà trong vòng một năm người nữ vẫn không có thai.

Người phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với tinh trùng của người lưu giữ tinh trùng phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điều 5 Nghị định 10/2015/NĐ-CP.

- Noãn của họ bảo đảm chất lượng để thụ thai.

- Phải có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; không đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

Người lưu giữ tinh trùng phải đáp ứng quy định tại Điều 4 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP:

- Không bị mắc bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình; không bị nhiễm HIV.

- Tự nguyện cho tinh trùng và chỉ được cho tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.

- Tinh trùng chỉ được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công mới được sử dụng cho người khác.

Nếu như việc quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người phụ nữ độc thân và người lưu giữ tinh trùng để đảm bảo đứa trẻ được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh phát triển toàn diện về thể chất và tinh thành. Thì việc quy định tinh trùng chỉ được sử dụng một lần nếu thành công giảm thiểu tối đa những hệ lụy có thể phát sinh sau này. Tránh tình trạng một người có thể cung cấp tinh trùng cho nhiều người dẫn tới không kiểm soát được việc cho tinh trùng này vì mục đích nhân đạo hay đã bị thương mại hóa.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí