Các Lý Thuyết Vận Dụng Nghiên Cứu


cầu văn hóa của con người, hướng con người đến các giá trị tốt đẹp.

Trên cơ sở kế thừa quan điểm của các tác giả đi trước, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nghiên cứu sinh nhận thức về đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm tổng thể những hoạt động của con người (như sáng tạo, truyền bá, hưởng thụ, giao lưu, bảo tồn…) trong môi trường sống để hình thành nên các sản phẩm văn hóa tinh thần hay vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa.

1.2.2.2. Cấu trúc “đời sống văn hóa”

Nói đến đời sống văn hóa thì không thể không nhắc đến cấu trúc của nó. Cũng như khái niệm, về cấu trúc đời sống văn hóa có các quan điểm khác nhau.

Theo Trần Đức Ngôn (2017) [61] thì cấu trúc của đời sống văn hoá bao gồm cấu trúc bề mặt và cấu trúc bề sâu. Trong đó cấu trúc bề mặt bao gồm 3 nhóm là (1) Các hoạt động tiếp nhận - hưởng thụ văn hóa; (2) Các hoạt động thực hành - truyền bá văn hóa; và (3) các hoạt động sáng tạo văn hóa. Ba nhóm hoạt động này luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau: con người có thể vừa sáng tạo vừa thực hành - truyền bá hoặc vừa tiếp nhận - hưởng thụ vừa thực hành - truyền bá, trong quá trình thực hành - truyền bá cũng đồng thời có tiếp nhận - hưởng thụ và sáng tạo văn hóa. Còn cấu trúc bề sâu bao gồm: (1) Các giá trị nhận thức; (2) Các giá trị tư tưởng; (3) Các giá trị bề mặt. Các yếu tố ở cấp độ sâu tạo nên nhân cách văn hóa của con người [61].

Mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc cấu trúc bề mặt và các yếu tố thuộc cấu trúc bề sâu là mối quan hệ biện chứng. Các yếu tố thuộc cấu trúc bề mặt là sự biểu hiện (thể hiện) các yếu tố thuộc cấu trúc bề sâu (chỉ thông qua hoạt động, người ta mới có thể hiểu và đánh giá được nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một người hay một nhóm người như thế nào); điều đó cũng có nghĩa rằng, các yếu tố thuộc cấu trúc bề mặt có tác dụng làm hình thành các yếu tố thuộc cấu trúc bề sâu. Ví dụ: tình cảm nhớ về cội nguồn sẽ được hình thành nhờ những


hoạt động thờ cúng tổ tiên hay những hoạt động tôn vinh công lao của các bậc tiền nhân. Ngược lại, những yếu tố thuộc cấu trúc bề sâu, sau khi đã hình thành rồi, lại đóng vai trò chi phối các yếu tố thuộc cấu trúc bề mặt.

Bên cạnh đó, theo tài liệu bồi dưỡng chuyên sâu về văn hóa cơ sở và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cho công chức văn hóa - xã hội xã của Bộ Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch (2018) [6] thì cấu trúc của đời sống văn hóa bao gồm 4 thành tố cơ bản: (1) Chủ thể hoạt động văn hóa; (2) Hệ thống các giá trị văn hóa, biểu hiện ở các sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể; (3) Các thiết chế và cảnh quan, môi trường văn hóa; (4) Các hoạt động văn hóa [6, tr. 21].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Với tác giả Nguyễn Phương Lan (2004) [51], cấu trúc của đời sống văn hóa sẽ gồm: nhu cầu văn hóa, hoạt động văn hóa và sản phẩm văn hóa. Trong mối quan hệ tương tác đó, con người là trung tâm chi phối toàn bộ các yếu tố trên, vừa là chủ thể sáng tạo vừa là đối tượng tiếp nhận văn hóa. Bản thân con người trong mối quan hệ tác động qua lại với văn hóa thì cũng chịu sự quy định của các yếu tố: tuổi tác, học vấn, sức khỏe, nghề nghiệp, giới tính, v.v…

Mô hình cấu trúc của đời sống văn hóa 51 tr 15 Do xuất phát từ việc hiểu 1

Mô hình cấu trúc của đời sống văn hóa

[51, tr.15]


Do xuất phát từ việc hiểu thế nào về khái niệm đời sống văn hóa nên cách chia cấu trúc đời sống văn hóa cũng có nhiều hướng. Trong luận án này, với các nội dung nghiên cứu đặt ra như: mối quan hệ tương tác giữa sân khấu kịch nói với đời sống văn hóa và ngược lại, vấn đề phát triển sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa, nên nghiên cứu sinh không đi vào tìm hiểu toàn bộ các yếu tố của đời sống văn hóa theo các mô hình hay cấu trúc như trên, mà giới hạn lại ở một số yếu tố sao cho phù hợp với đề tài. Ở mỗi khía cạnh của sân khấu kịch nói, các yếu tố này sẽ có những ảnh hưởng nhiều hay ít, chứ không hẳn là sự trải đều lên trên tất cả. Như vây, tùy theo sự ảnh hưởng đó mà luận án sẽ đi vào tìm hiểu.

Về môi trường văn hóa, nó được hiểu là sự tổng hòa các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, con người. Tuy nhiên, luận án không đi vào phân tích từng phương diện cụ thể đó mà sẽ quan sát chúng với cái nhìn tổng hợp thành những đặc điểm tiêu biểu như: môi trường văn hóa đô thị, trẻ, dân trí và trình độ cao, hội tụ đa dạng văn hóa.

Về nhu cầu văn hóa: Nhu cầu văn hóa được hiểu là những đòi hỏi tất yếu của con người về mặt văn hóa, nhằm hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa. Mỗi con người đều có nhu cầu văn hóa riêng trong tổng thể nhu cầu văn hóa chung của cộng đồng [51, tr.16]. Nhìn một cách khái quát, nhu cầu văn hóa là một vấn đề khá rộng. Do đó, để phù hợp với nội dung nghiên cứu, luận án chỉ xem xét nhu cầu văn hóa từ góc nhìn thực tiễn, là nhu cầu của người dân thành phố đối với sân khấu kịch như thế nào.

Về hoạt động văn hóa. Đây là quá trình sáng tạo và thụ hưởng những sản phẩm văn hóa đáp ứng các nhu cầu văn hóa của con người. Trong đề tài này, hoạt động văn hóa được xem xét là các hoạt động sáng tạo, biểu diễn ở các sân khấu kịch và hoạt động thưởng thức tiếp nhận của khán giả.

Về sản phẩm văn hóa: là kết quả của quá trình sáng tạo, tích lũy trong


chuỗi hoạt động văn hóa của con người. Sản phẩm văn hóa tồn tại dưới dạng vật thể và phi vật thể [ 51, tr.17]. Áp dụng vào luận án thì sản phẩm văn hóa ở đây chính là đề tài, hình thức thể hiện ở các vở kịch.

Các thiết chế văn hóa: Hệ thống các thiết chế văn hóa có vai trò quan trọng việc góp phần thúc đẩy văn hóa phát triển. Nó là nơi lưu giữ và chuyển tải các giá trị văn hóa của cộng đồng đến từng cá nhân. Là môi trường để đảm bảo cho các hoạt động văn hóa diễn ra trong đời sống xã hội. Với đề tài nghiên cứu về sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM, thiết chế văn hóa sẽ tập trung khai thác ở khía cạnh: thiết chế quản lý văn hóa nghệ thuật (chủ trương, chính sách) và thiết chế hoạt động văn hóa nghệ thuật (cơ sở vật chất). Đây là những thiết chế quan trọng, có ảnh hưởng không nhỏ đến sân sự phát triển của các sân khấu kịch Thành phố.

Cuối cùng là chủ thể văn hóa. Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, nghệ thuật. Ở đây, với sân khấu kịch nói thành phố thì chủ thể văn hóa quan trọng nhất chính là các chủ thể của hoạt động, sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật (tác giả kịch bản, đạo diễn, diễn viên). Nó gắn bó thiết thực với sự thành công hay thất bại, đứng im hay phát triển của các sân khấu kịch TP.HCM.

1.2.3. Các lý thuyết vận dụng nghiên cứu

1.2.3.1. Chức năng luận và phân tích thiết chế

Chức năng luận gắn với tên tuổi của Malinowski. Tuy nhiên, thuyết này đầu tiên được khởi xướng từ G. Spencer và E. Durkheim trong bối cảnh đầy những bất ổn của xã hội châu Âu đầu thế kỷ XX. Những người theo quan điểm chức năng mong muốn nhanh chóng lập lại một trật tự xã hội ổn định và phát triển. Thuyết chức năng ra đời như một sự bổ khuyết cho tiến hoá luận trước đó. Không đồng tình với thuyết khuếch tán văn hóa và thuyết tiến hóa về văn hóa ở cuối thế kỷ XIX khi nhấn mạnh đến sự thống nhất của loài người và sự đồng nhất trong phát triển văn hóa, các nhà chức năng luận coi trọng sự khác


biệt về văn hóa. Họ cho rằng nhờ có sự khác biệt này mà từng bộ phận của xã hội cũng như các xã hội có thể nương tựa, bổ sung cho nhau để vận hành trong thế cân bằng và ổn định. Giống như các bộ phận khác nhau trong cơ thể con người, mỗi thiết chế xã hội như nhà nước, tôn giáo, gia đình, trường học… đều giữ những chức năng khác nhau, có sự liên hệ mật thiết với nhau theo cơ chế phân công - hợp tác. Chính điều này tạo cho xã hội sự cân bằng trong vận động. Với những tiền đề cơ bản đó, thuyết chức năng không chỉ định hướng vào việc giải thích, mà còn xác định cần nghiên cứu văn hóa - xã hội của mỗi dân tộc như là một chỉnh thể thống nhất [27, tr.124]. Nghiên cứu văn hóa như một chỉnh thể thống nhất cần chia tách chỉnh thể (văn hóa) thành ra các bộ phận, các yếu tố và vạch ra những mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng. Ở đây, mỗi tế bào hay yếu tố (một khuôn mẫu, một vai trò, một thể chế…) của văn hóa đều có một chức năng xã hội nhất định, mỗi yếu tố riêng lẻ vừa là chính nó, vừa như một khâu, một mắt xích, mà nếu thiếu chúng thì văn hóa không thể tồn tại như một chỉnh thể [27, tr.124]. Một ví dụ đơn giản có thể minh chứng cho luận điểm này như thiết chế gia đình. Thiết chế này được cấu thành bởi các yếu tố sau: cha - mẹ, vợ - chồng, con cái. Mỗi yếu tố này đều có chức năng riêng của mình. Người bố là trụ cột của gia đình, đảm nhiệm chức năng kinh tế đảm bảo cho sự tồn tại của gia đình. Người mẹ có chức năng sinh nở, chăm lo việc gia đình. Còn con cái thì phải chăm lo học hành, hiếu thảo vâng lời cha mẹ. Các chức năng này vận hành trong một thể thống nhất là thiết chế gia đình. Trong cái thiết chế đó, nếu như một chức năng nào, chẳng hạn như chức năng lo về kinh tế của người bố bị thủ tiêu hoặc rối loạn, tất yếu sẽ dẫn đến sự bất ổn của cấu trúc chung của cả gia đình. Xã hội nào cũng phải theo cơ chế phân công - hợp tác, trong đó mỗi bộ phận phải đảm đương một chức năng cụ thể nhất định. Theo Malinowski, văn hóa là tổng thể những đáp ứng đối với các nhu cầu sống cơ bản và nhu cầu sản xuất của con người. Đó là một hệ thống cân bằng, trong


đó mỗi yếu tố hoặc bộ phận đều thực hiện chức năng của nó. Trong chỉnh thể đó, nếu triệt tiêu đi bất cứ một yếu tố nào thì toàn bộ hệ thống xã hội sẽ không vận hành, suy thoái và thậm chí là hủy diệt. Nói một cách khác, mỗi yếu tố hay thể chế xã hội đều có sự thống nhất chức năng với các yếu tố hay thể chế khác. Chúng đều có những đóng góp nhất định vào sự tồn tại của nền văn hóa mà chúng xuất hiện. Chính vì lý do đó, Malinowski chủ trương xã hội nào cũng cần phải được bảo tồn và mở rộng các yếu tố của hệ thống với các chức năng cụ thể của chúng, bởi mỗi chức năng như thế đều nhằm thỏa mãn một nhu cầu cụ thể của con người [27, tr.125-126].

Như vậy, khi áp dụng quan điểm của Malinowski vào đề tài, chúng tôi xem sân khấu kịch nói như một thiết chế mà thiết chế này là hệ thống được tổ chức của những hoạt động có mục đích, trong đó sẽ bao gồm nhiều yếu tố. Mỗi yếu tố đó sẽ đảm nhận một chức năng cụ thể. Khi nghiên cứu thì phải xem xét đến tất cả các yếu tố với các chức năng, đồng thời tìm hiểu quan hệ tác động, ảnh hưởng qua lại giữa chúng. Trường hợp sân khấu kịch nói, khung phân tích thiết chế của Malinowski bao gồm phân tích cấu trúc và vận hành của hệ thống thiết chế bao gồm 6 thành tố:

1) Những người tham gia hoạt động

2) Quan hệ giữa những người tham gia hoạt động

3) Những quy tắc, chuẩn mực phải tuân theo

4) Nội dung của hoạt động

5) Công cụ hay chất liệu được sử dụng trong hoạt động

6) Chức năng được thực hiện bởi hoạt động [31]

1.2.3.2. Lựa chọn duy lý và hành động tự nguyện

Thuyết lựa chọn duy lý bắt nguồn từ những quan điểm của các nhà nhân học, kinh tế học, tâm lý học. Những khái niệm như chi phí, lợi nhuận là một trong những luận điểm cơ bản của quan điểm này. Thuyết lựa chọn duy lí cho rằng


những hành động của con người được hoạch định một cách có chủ đích. Con người suy nghĩ, lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lí nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Hiểu một cách đơn giản, đó là việc trước khi quyết định một hành động nào đó, họ có sự cân nhắc cẩn trọng giữa chi phí và lợi nhuận mang lại. Nếu chi phí ngang bằng hoặc nhỏ hơn lợi nhuận thì họ sẽ làm, ngược lại nếu chi phí lớn hơn hành động thì họ không thực hiện.

Nhà xã hội học Georg Simmel, nêu ra nguyên tắc “cùng có lợi” trong mối tương tác xã hội giữa các cá nhân. Ông cho rằng mỗi cá nhân luôn cân nhắc, tính toán kỹ càng để theo đuổi các nhu cầu cá nhân, thỏa mãn các nhu cầu cá nhân. Theo Simmel, sự tương tác giữa người với người dựa vào cơ chế cho - nhận, mọi thứ trao đổi ngang giá nhau. Áp dụng thuyết này khi tiếp cận đề tài luận án, xem xét mối quan hệ giữa sân khấu kịch và người xem, trong đó người xem cần được thoả mãn những nhu cầu cá nhân khi quyết định đến các sân khấu kịch.

Lý thuyết hành động tự nguyện của Talcott Parsons cho rằng cấu trúc hành động tự nguyện bao gồm chủ thể hành động (cá nhân, nhóm, tố chức), mục đích hành động được các chủ thể theo đuổi; các hành động hướng tới việc đạt mục đích; các hành động này được tham chiếu bởi các yêu tố phương tiện (công cụ, nguồn lực, khá năng), các yêu tố điều kiện (bối cảnh, tình huống).

Vận dụng lý thuyết của Talcott Parsons về hành động tự nguyện vào đề tài luận án, có thể xem xét cách thức mà các bên liên quan, với tư cách là các tác nhân (actor), bị chi phối bởi các giá trị (values), chuẩn tắc (norms) và các ý tưởng khác (other ideas) của họ đồng thời ứng đối với nhiều điều kiện tình huống khác nhau (situational condictions) sẽ lựa chọn một (hoặc một số) hình thức nhất định trong số các hoạt động giải trí, các hoạt động sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật, các hoạt động gắn kết cộng đồng… như những phương tiện để đạt được những mục tiêu của mình [31].


1.2.4. Vùng văn hóa và văn hóa vùng

1.2.4.1. Khái niệm “vùng văn hóa”

Lý thuyết vùng văn hóa (Culture area) xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX ở phương Tây. Năm 1894, lần đầu tiên lý thuyết văn hóa vùng được O.T. Mason, trình bày trên tạp chí American Anthropohogist (Nhân loại học Mỹ), để làm cơ sở phân loại các bộ lạc thổ dân da đỏ. Tiếp đó, vào những năm 1950, giới dân tộc học ở Liên Xô cũ, đại diện là các giáo sư N.N. Trebôcxarốp và M.G. Lêvin đã xây dựng lý thuyết về loại hình kinh tế - văn hóa và khu vực lịch sử - dân tộc học, hay có thể gọi chung là lý thuyết lịch sử - văn hóa. Đến nửa đầu thế kỷ XX, F. Boas (1858-1942) - nhà nhân chủng học có ảnh hưởng lớn đến các khuynh hướng nghiên cứu văn hóa ở Mỹ đã đưa ra những quan điểm có tính then chốt khi thừa nhận tính thống nhất và quy luật chung của phát triển văn hoá nhân loại. Bên cạnh đó, ông cũng khẳng định văn hoá của mỗi dân tộc được hình thành trong quá trình lịch sử gắn liền với môi trường xã hội nhất định và trong điều kiện địa lý cụ thể [98, tr.39]. Lý thuyết “vùng văn hóa” của các nhà nhân học Mỹ xem việc lựa chọn những hình thái văn hóa là kết quả của những quyết định ngẫu nhiêu trong phạm vi những mỗi liên hệ trực tiếp của chủ thể văn hóa với môi trường tự nhiên bao quanh. Và môi trường tự nhiên đó phải là một hằng số bất biến.

Theo đó, vùng văn hóa được hiểu là một vùng lãnh thổ mà ở đó có những tộc người sinh sống. Trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài, giữa họ có những giao lưu, ảnh hưởng với nhau, nên trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân [98]. Vùng văn hóa là kết quả tác động của các nhân tố tự nhiên, xã hội và lịch sử, trong đó quan hệ giao lưu và ảnh hưởng qua lại có vai trò quan trọng hàng đầu. Trong vùng văn hóa có một hoặc nhiều tộc người cùng sinh sống, giữa các tộc người luôn có sự giao tiếp lâu dài về văn hóa, dẫn tới sự biến đổi một số đặc điểm, thậm chí là tổng thể văn hóa của các cộng đồng. Thực tế lịch sử cho thấy, bất

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí