Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) - 2


như đời sống văn hóa TP.HCM có những chuyển biến quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập toàn cầu. Đây cũng là giai đoạn nghiên cứu sinh quan tâm tìm hiểu kỹ về sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM.

4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

4.1. Câu hỏi nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện, chúng tôi tạm đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu để làm cơ sở cho việc triển khai.

Câu hỏi đầu tiên, đó là đời sống văn hóa TP.HCM có ảnh hưởng như thế nào đối với sân khấu kịch nói TPHCM?

Câu hỏi tiếp theo, sân khấu kịch nói có vai trò/chức năng như thế nào trong đời sống văn hóa TP.HCM?

Câu hỏi thứ ba, những giải pháp nào cho hướng phát triển của sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM?

4.2. Giả thuyết nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện, chúng tôi cũng đặt ra một vài giả thuyết nghiên cứu cho đề tài luận án, cụ thể như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Giả thuyết thứ nhất: Đời sống văn hóa TP.HCM góp phần tạo nên những đặc điểm riêng của sân khấu kịch nói Tp HCM, cả về tổ chức hoạt động lẫn sản phẩm nghệ thuật.

Giả thuyết thứ 2: Sân khấu kịch nói có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa TPHCM qua việc đáp ứng nhu cầu công chúng, phản ánh và góp phần tạo hình văn hóa đô thị.

Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) - 2

Giả thuyết thứ ba: Để duy trì và phát triển sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TPHCM, cần tích hợp sức mạnh thể chế cũng như nguồn lực các bên liên quan bao gồm các cấp chính quyền, các đơn vị biểu diễn và công chúng nghệ thuật.


5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

5.1. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng hướng tiếp cận chủ yếu là văn hóa học, bên cạnh đó cũng xem xét thêm hướng kết hợp liên ngành giữa Sân khấu học – Văn hoá học. Hướng tiếp cận này cho phép người nghiên cứu có được cái nhìn khái quát, toàn diện đối với một hiện tượng văn hoá nghệ thuật, trên cơ sở xem xét các mối tương tác giữa nhiều yếu tố khác nhau.

Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như:

- Phương pháp hệ thống: Phương pháp hệ thống xem kịch nói Việt Nam như một tổng thể, kịch nói thành phố là một bộ phận nằm trong tổng thể đó. Sự tồn tại và phát triển của nó sẽ góp phần đảm bảo cho nền kịch nói nước ta có sự vận hành tốt, mang lại hiệu quả nhất định. Mở rộng ra, có thể nhìn kịch nói như một trong những thành tố văn hóa cùng với các thành tố khác như: âm nhạc, điện ảnh, múa, văn học v.v... Nó góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa nghệ thuật nước nhà.

- Phương pháp so sánh: Luận án vận dụng phương pháp so sánh để tìm ra nét riêng và chung giữa các sân khấu kịch ở thành phố, giữa sân khấu kịch TP.HCM và Hà Nội, từ đó xác định những nét riêng đặc trưng, tạo nên bản sắc cho sân khấu kịch thành phố. Sử dụng phương pháp này cũng giúp công trình nghiên cứu không những chỉ ra thực trạng – tiếp nhận bản chất của vấn đề mà còn nhận thấy những chỗ biến đổi, những cái cần loại bỏ.

- Phương pháp phân tích – tổng hợp: phương pháp này được sử dụng trong quá trình xử lý tư liệu cũng như luận giải cho các luận điểm được nêu ra trong luận án.

- Phương pháp điều tra xã hội học: luận án tiến hành khảo sát qua phiếu điều tra xã hội học. Đây sẽ là cứ liệu thực tiễn để tăng thêm tính thuyết phục cho những phân tích, luận giải ở luận án.


- Kết hợp các phương pháp định tính như: tham dự, phỏng vấn sâu. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã tham dự một số buổi biểu diễn ở các sân khấu. Bên cạnh đó, kết hợp phỏng vấn sâu một số nghệ sỹ, nhà quản lý sân khấu, khán giả. Việc triển khai các phương pháp này nhằm góp phần cung cấp thêm các luận cứ cho luận án, giải thích và làm rõ các vấn đề còn đang bỏ ngỏ.

5.2. Nguồn tư liệu

Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng các nguồn tư liệu như:

- Nguồn tư liệu liên ngành: Văn hóa, Lịch sử, Chính trị, Xã hội, Tâm lý…

- Nguồn tư liệu liên quan thực tế hoạt động của sân khấu TP.HCM: các website của các đơn vị biểu diễn, các tạp chí và các bài báo phê bình sân khấu…

- Nguồn tư liệu từ tham dự, phỏng vấn nghệ sỹ, khán giả.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa khoa học

Vận dụng lý luận về sân khấu kịch nói, đời sống văn hóa, các lý thuyết chức năng luận, lý thuyết về vùng văn hóa và văn hóa vùng, lý thuyết biến đổi văn hóa để tìm hiểu, góp phần nghiên cứu đặc điểm, vai trò của sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM một cách có hệ thống, cả về lịch đại lẫn đồng đại. Bên cạnh đó luận án đi vào tìm hiểu sân khấu kịch trong đời sống văn hóa thành phố từ góc nhìn văn hóa học. Đây cũng là một một phương diện mới mà theo người nghiên cứu, chưa có nhiều công trình đề cập đến. Với hướng tiếp cận này, cho phép người viết có thể lý giải một số vấn đề của kịch nói thành phố theo hướng mới lạ hơn, quan tâm nhiều hơn đến sự tác động của các yếu tố văn hóa đến nghệ thuật.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận án có thể đóng góp nguồn tư liệu nghiên cứu và giảng dạy về sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM nói riêng, hoạt động nghệ thuật trong văn hóa của các đô thị hiện đại ở Việt Nam nói chung.


Ngoài ra, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, luận án góp phần đề xuất phương hướng phát triển cho sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM.

7. Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu (6 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (12 trang) và Phụ lục (46 trang), nội dung luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn (42 trang).

Chương 2: Sự tương tác giữa sân khấu kịch nói với đời sống văn hóa Thành Phố Hồ Chí Minh (46 trang).

Chương 3: Vấn đề phát triển sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa Thành Phố Hồ Chí Minh (32 trang).


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

TP.HCM là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ sôi nổi. Một trong số những loại hình nghệ thuật đã ghi dấu ấn trong lòng công chúng và mang lại sắc thái mới cho đời sống tinh thần của người dân nơi đây, chính là sân khấu kịch nói. Năm 1997, khi chủ trương xã hội hóa được thực hiện theo Nghị quyết số 90-CP ngày 21/8/1997 của Chính Phủ, nó đã tác động mạnh mẽ và đem đến nhiều chuyển biến, đặc biệt tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM – nơi tập trung chủ yếu các sân khấu kịch nói lớn của cả nước. Trong bối cảnh đó, thời gian đầu khi các sân khấu kịch ở Hà Nội vẫn còn đang bỡ ngỡ, dè chừng với sự thay đổi thì việc vào cuộc mạnh mẽ và đã thu được nhiều thành công của các sân khấu kịch nói ở TP.HCM, có thể coi là một điểm sáng đáng ghi nhận. Và các sân khấu kịch nói nơi đây thực sự đem đến một bầu không khí mới cho đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Chính vì vậy, tìm hiểu về Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) theo chúng tôi là một đề tài thú vị và có ý nghĩa thực tiễn.

Với phương pháp tổng thuật tài liệu thứ cấp qua những nghiên cứu sẵn có của các tác giả đi trước, về chủ đề, vấn đề liên quan đến nội dung của luận án cùng phương pháp thực nghiệm, chúng tôi hy vọng có được cái nhìn toàn diện cho đề tài và thấy được những điều đã làm được từ các công trình trước đó, cũng như những hạn chế, thiếu hụt còn chưa đề cập tới. Đây chính là cơ sở giúp cho luận án có thêm được những phát hiện, bổ sung quan trọng về tính thực tiễn và khoa học.

Trong phần tổng quan này, chúng tôi tập trung vào một số nội dung chính như: 1) Các công trình nghiên cứu về sân khấu kịch nói Việt Nam; 2) Các công


trình nghiên cứu về sân khấu kịch nói TP.HCM; 3) Các công trình nghiên cứu về đời sống văn hóa TP.HCM; 4) Các công trình nghiên cứu về sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa TP.HCM.

1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về sân khấu kịch nói Việt Nam

Theo dòng lịch sử sân khấu Việt Nam, sự ra đời của sân khấu kịch nói xuất phát từ mong muốn giới thiệu một thể loại của sân khấu phương Tây đến khán giả Việt Nam của các trí thức Tây học. Dưới thời Pháp thuộc, xã hội và nghệ thuật sân khấu Việt Nam đã thay đổi rất nhiều. Các sân khấu cổ truyền của dân tộc như: tuồng, chèo đã không còn đáp ứng được những nhu cầu đa dạng của công chúng ở các đô thị. Nhìn từ bối cảnh lúc đó, có thể thấy nghệ thuật sân khấu lúc bấy giờ đang xuất hiện một khoảng trống. Kịch nói ra đời mang đến một phong vị mới, lấp đầy được các khoảng trống nói trên.

Giai đoạn 1921 – 1930, dưới ảnh hưởng trực tiếp của sân khấu Pháp, kịch nói và văn học kịch đã hình thành. Tuy nhiên, nó chưa tách hẳn ra khỏi sân khấu truyền thống của dân tộc.

Giai đoạn 1930 – 1945, diễn ra trong điều kiện hình thành bối cảnh văn hoá gắn với cải cách kịch nói và sự trưởng thành của văn học kịch dân tộc ở Việt Nam, nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thời kỳ mới. Những tác phẩm văn học mới của các nhà văn thuộc phong trào văn học lãng mạn ra đời, được phóng tác thành kịch để diễn trên sân khấu. Công chúng Việt Nam hào hứng đón nhận. Sân khấu kịch nói lúc bấy giờ gắn bó mật thiết và như một bộ phận của văn học Việt Nam. Tuy nhiên, kịch nói vẫn có một sự phát triển nhất định về tư tưởng, nghệ thuật với tư cách một thể loại.

Phạm vi phổ biến của kịch nói là miền Bắc với những thành phố lớn, trong khi đó, ở miền Nam, thể loại cải lương rất phát triển do nếp sống, tâm lý và truyền thống âm nhạc của người dân bản xứ.

Vấn đề kịch đã được đề cập sớm nhất trong Nhà văn hiện đại của nhà


phê bình Vũ Ngọc Phan (1942) [67]. Tác giả đã đặt riêng một mục cho “các kịch gia” như sự ghi nhận về thành tựu của họ và thể loại này. Từ sự so sánh kịch với thơ, ông chỉ ra những đặc trưng của kịch. Tiến trình phát triển của kịch được ông nhận diện thông qua các tác giả được cho là nổi tiếng trong thời kỳ đó. Vũ Đình Long với “Chén thuốc độc” như người mở đường tiên phong cho một thể loại mới. Bên cạnh đó, Vi Huyền Đắc với tác phẩm Kim tiền (1932), Ông ki cóp (1938) và Đoàn Phú Tứ - nhà soạn kịch của thanh niên cũng là những tên tuổi nổi bật. Từ sự tổng kết của tác giả có thể thấy thể loại kịch được nhìn nhận như một thể loại còn non trẻ và chưa có thành tựu gì nổi bật. Vũ Ngọc Phan đã chỉ ra khá rõ ràng về nguồn gốc và đặc trưng thể loại của kịch. Tuy nhiên, nhìn chung đó cũng vẫn là cái nhìn có tính giản lược mang tính hạn chế của thời đại.

Trong Việt Nam văn học sử yếu (1943) [28], nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm xem kịch như một thể loại có nguồn gốc từ truyền thống. Tuồng, chèo được tác giả nhìn nhận như “lối kịch cổ”. Kịch nói mà chúng ta xem, được ông cho là “lối kịch viết bằng văn xuôi”. Cách hiểu của Dương Quảng Hàm không tương thích với cách hiểu của chúng ta ngày nay về kịch nói, đó là sự đồng nhất kịch nói với các thể loại sân khấu cổ truyền của nước ta trước kia.

Trong Việt Nam văn sử học giản ước tân biên của tác giả Phạm Thế Ngũ (1961, 1963, 1965) [62] - một công trình nghiên cứu lí thuyết về kịch tại Việt Nam, theo đó, kịch được hình dung với những đặc điểm cơ bản khá giống với cách hiểu của chúng ta ngày nay. Tác giả đã đưa ra một khái niệm quan trọng là “thoại kịch” và cho thấy tiến trình kịch từ khởi thủy đến khi trở thành một thể loại hoàn chỉnh với những nét thăng trầm và đa diện.

Công trình chuyên khảo đầu tiên về kịch nói có lẽ phải kể đến công trình Bước đầu tìm hiểu lịch sử kịch nói Việt Nam trước cách mạng tháng Tám của học giả Phan Kế Hoành và Huỳnh Lý (1978) [33]. Công trình này đã cố gắng


xây dựng lại toàn bộ đời sống kịch trường từ lúc sơ khai cho tới năm 1945 theo các tiêu chí: tình hình sáng tác gắn với tên tuổi các tác giả; hoạt động biểu diễn gắn với tên tuổi các đạo diễn, thời gian và địa điểm buổi diễn; thái độ của công chúng đối với hoạt động kịch nói trong mỗi giai đoạn. Đóng góp quan trọng của công trình này đó là đã tái hiện lại diễn biến kịch trong từng giai đoạn cũng như khái quát được các bước đi và khuynh hướng kịch trong từng tiến trình đó. Tuy nhiên, việc nhìn sự phức tạp của kịch từ con mắt của hoạt động đấu tranh chính trị do vậy nó không đảm bảo tính khách quan trong việc tác giả đưa ra một số nhận định, đánh giá.

Trong giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930 của hai tác giả Trần Đình Hượu và Lê Chí Dũng (1988) [44], kịch cũng được đề cập đến. Theo đó, các tác giả đã phác thảo tinh thần chung của những vở kịch và đưa ra những luận điểm khá thuyết phục về ưu thế của kịch so với những loại hình sân khấu cổ truyền, hay sự xâm lấn và tác động lẫn nhau giữa một thể loại mới và với những thể loại đã tồn tại từ rất lâu đời.

Nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng trong Những vấn đề lịch sử văn học kịch Việt Nam (nửa cuối thế kỉ XX), (1996) [106] đã đưa ra cách kiến giải mới trong đó đã cắt nghĩa đặc trưng kịch bằng cách đặt nó trong mối quan hệ giao lưu Đông - Tây, giữa nông thôn và thành thị hay sự khác biệt trong tập quán thưởng thức loại hình sân khấu truyền thống với thói quen thưởng thức nghệ thuật theo cách của phương Tây.

Ở bài viết “Một thế kỷ đổi mới của Kịch Việt Nam” (2003) [93], [94], tác giả Tất Thắng chỉ ra sự xuất hiện của kịch nói ở Việt Nam là sự hội tụ cùng thời điểm của 4 yếu tố, đó là: 1) Sức ép của xu thế tiếp cận chủ nghĩa hiện thực trong văn học nghệ thuật Việt Nam đầu thế kỷ XX; 2) Kết quả của mối giao lưu văn hóa Pháp - Việt trong đó sự tiếp nhận của văn hóa Việt Nam đối với văn hóa Pháp, cụ thể là kịch nói Việt Nam ảnh hưởng của kịch nói cổ điển Pháp thế kỷ

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí