Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững - 8


bằng công nghệ cao. Những khu công nghệ cao nổi tiếng của Trung Quốc là: Bắc Kinh (thành lập 3/1988); Thẩm Dương (1990); Thẩm Quyến... Những kinh nghiệm thành công trong các khu công nghệ cao của Trung Quốc chính là ở việc họ có chính sách tốt để phát triển các khu công nghệ cao, cụ thể là:

- Các khu công nghệ cao được hưởng dành nhiều ngân sách cho nghiên cứu khoa học công nghệ: đầu tư cho nghiên cứu và phát triển chiếm tới 2-2,5% chi ngân sách của những địa phương này.

- Các tổ chức đầu tư trong và ngoài nước được khuyến khích thành lập. Ví dụ như tổ chức đầu tư mạo hiểm tại KCNC Thẩm Quyến.

- Chính quyền địa phương thành lập một quỹ 10 triệu đồng nhân dân tệ hàng năm để hỗ trợ ban đầu cho các nhà khoa học từ nước ngoài về. Quỹ 20 triệu đồng nhân dân tệ dành để tài trợ cho những người này nếu có kết quả nghiên cứu công nghệ cao, thực hiện chuyển giao công nghệ và nghiên cứu phát triển vào dự án công nghệ cao.

- Các trường đại học và viện nghiên cứu khoa học nổi tiếng trong và ngoài nước được hỗ trợ để thành lập các cơ sở nghiên cứu, cơ sở chuyển giao kết quả nghiên cứu công nghệ, các trung tâm đào tạo. Vườn ươm đại học ảo Thẩm Dương được xây dựng tại khu công nghệ cao.

- Nhà nước cấp cho mỗi trung tâm nghiên cứu – phát triển 3-5 triệu nhân dân tệ nếu cơ sở này đạt chứng nhận của cơ quan chức năng về mức độ nghiên cứu- phát triển cấp nhà nước hay cấp địa phương.

- Nếu các nhà đầu tư từ Macao, Hồng Kông, Đài Loan có vốn đầu tư dưới 25% trong doanh nghiệp mà họ đầu tư thì doanh nghiệp cũng được đăng ký như các nhà đầu tư trong nước.

- Các doanh nghiệp mới được công nhận là doanh nghiệp sản xuất công nghệ cao được miễn thuế thu nhập danh nghiệp trong 2 năm và giảm 50% trong 8 năm tiếp sau.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.

- Dự án được xác nhận là chuyển giao công nghệ cao với quyền sở hữu trí tuệ độc lập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo, giảm 50% thuế VAT đối với phần tiêu thụ trong nước.

- Doanh nghiệp công nghệ cao dược miễn thuế sở hữu nhà xưởng trong 5 năm kể từ ngày mua hoặc xây dựng nhà xưởng

Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững - 8

- Nhà nước dành ưu đãi cho những nhà khoa học công tác tại các doanh nghiệp công nghệ cao.

- Chú trọng phát triển cả đội ngũ chuyên gia cao cấp lớn tuổi và các nhà khoa học trẻ tuổi.

* Hai là: Các chính sách hỗ trợ phù hợp với chiến lược và quy hoạch dài hạn phát triển KCN. Chiến lược mở cửa của Trung Quốc có thể khái quát hoá bằng những đặc trưng như sau:

- Trình tự mở cửa được bắt đầu từ vùng ven biển, tiếp đến là mở cửa vùng ven sông, ven biên giới và tiến tới là mở cửa ở mọi vùng nội địa theo hình thái mở cửa đối ngoại nhiều tầng nấc, ra mọi hướng.

- Quá trình mở cửa được thực hiện theo nguyên tắc cho phép một số vùng, địa bàn giàu lên trước, rồi trên cơ sở đó giúp các vùng khác phát triển theo.

Việc thành lập các KCN của Trung quốc cũng được tiến hành phù hợp với chiến lược mở cửa kinh tế nói trên. Đầu tiên là sự xuất hiện của các KCN ở Thẩm Quyến, Chu Hải, Sán Dần, Hạ Môn thuộc khu vực Quảng Đông và Phúc Kiến; tiếp sau sự thành công của các khu này là sự xuất hiện các KCN thuộc 14 thành phố duyên hải với mục tiêu tạo điều kiện để thu hút vốn, kỹ thuật công nghệ tiên tiến của nước ngoài để phát triển vùng duyên hải; và cuối cùng là sự phát triển mạnh của các KCN của 4 thành phố lớn: Thượng Hải, Thiên Tân, Đại Liên và Quảng Châu.

Quá trình phát triển KCN của Trung Quốc trải qua 4 giai đoạn, các bước đi này làm cho hoạt động của KKT bảo đảm tính bền vững, cụ thể là: (1) sử dụng các điều kiện sẵn có của đất nước, địa phương để thu hút đầu tư nước ngoài là chủ yếu.


(2) nâng dần tỷ lệ nội lực để so với đầu tư nước ngoài bào đảm 50/50. (3) nâng mạnh nội lực để tỷ lệ đầu tư trong nước vượt 50%. (4) đưa mạnh kỹ thuật công nghệ cao vào các KCN. Đi kèm với lộ trình trên là các chính sách ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc. Từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3 là chính sách ưu đãi đặc biệt các KCN. Đến giai đoạn 4 khi các doanh nghiệp trong KCN đã làm ăn có lãi, Chính phủ rút bớt dần chính sách ưu đãi, nhưng lại tập trung vào chính sách nhằm thực hiện được sự liên kết giữa các KCN cũ, đã phát triển mạnh, ổn định với các KCN mới thành lập còn gặp nhiều khó khăn để hỗ trợ các khu này về đầu tư, kinh nghiệm, điều kiện tiếp thị.

1.4.2. Phát triển KCN ở Thái lan

Thái Lan phát triển mô hình KCN từ năm 1970. Hiện nay, ở Thái Lan có 55 KCN. Những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động KCN của Thái lan có thể tập trung vào một số nội dung chính như sau: [63]

* Một là, sự đa dạng hoá các loại hình KCN. Hiện nay, KCN của Thái lan bao gồm:

Mô hình 1: KCN tập trung, trong đó có các xí nghiệp công nghiệp. Khu này gồm các xí nghiệp sản xuất hàng hoá để tiêu thụ trong nước và thường là xí nghiệp công nghiệp nặng, không sản xuất hàng hoá xuất khẩu.

Mô hình 2: KCN tổng hợp, trong đó chia làm hai khu vực:

- KCN tổng hợp, gồm các xí nghiệp chủ yếu sản xuất hàng hoá để tiêu thụ trong nước và làm hàng xuất khẩu (nhưng tỷ lệ hàng xuất khẩu nhỏ, chiếm dưới 40% trong tổng sản phẩm sản xuất của xí nghiệp đó).

- Khu chế biến xuất khẩu, gồm các nhà máy sản xuất phải đạt trên 405 sản phẩm xuất khẩu trở lên.

- Mô hình 3: mô hình tổng hợp cả KCN, KCX và các khu dịch vụ và cả khu dân cư.

* Hai là, chính sách ưu tiên của chính phủ cho các KCN: các nhà đầu tư, các doanh nghiệp hoạt động trong KCN đều được hưởng những chế dộ ưu tiên, chính


phủ thường có chính sách về thuế, phí, giá và cơ chế quản lý một cửa, các ưu đãi cũng có thể khác nhau theo từng vùng tuỳ theo quy hoạch của nhà nước về phát triển KCN.

* Ba là, quan tâm ngay từ đầu vấn đề PTBV KCN: cụ thể là cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng cơ bản có lợi cho các KCN, nhất là ở các thành phố mới; phân phối lại thu nhập cùng với các điều kiện vật chất khác; vấn đề ô nhiễm môi trường trong các KCN được xử lý một cách có hệ thống và đồng bộ, hạn chế thành lập các KCN tại các khu trung tâm du lịch; công nhân làm việc trong các KCN được đào tạo dần và ngày càng nâng cao tay nghề; các công nghệ được tập trung vào một số KCN là điều kiện cho sự chuyển giao khoa học công nghệ giữa các nhà công nghiệp.

* Bốn là, thực thi các phương án quy hoạch KCN theo mô hình PTBV bằng chính sách ưu đãi khác nhau theo từng vùng. các KCN của Thái Lan được chia thành 3 vùng: vùng 1 bao gồm Băng cốc và 5 tỉnh lân cận; vùng II bao gồm 12 tỉnh tiếp theo và vùng III bao gồm 58 tỉnh còn lại. các ưu đãi tài chính được tập trung nhiều nhất cho vùng III. Nhiều ngành công nghiệp không được phép đầu tư vào vùng I mà chỉ được phép đầu tư vào vùng II và III. Ví dụ như ngành sản xuất các sản phẩm từ cao su, sản xuất ceramic, sứ, kính và sản phẩm từ kính, chế tạo dụng cụ. Ngành sản xuất thức ăn gia súc, dầu thực vật, nước uống, đường ăn, sản phẩm may mặc thông thường... tức là các ngành sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động giản đơn, dễ gây ô nhiễm, cần sử dụng nhiều nguyên liệu ngành nông nghiệp phải đặt ở vùng III, tức là xa Băng Cốc và 5 tỉnh lân cận.

Như vậy, có thể nói Thái Lan là một nước có sự xuất hiện KCN tương đối muộn những lại có tốc độ phát triển khá nhanh, ổn định và có chú ý nhiều đến tính bền vững. Chính sự phát triển các KCN đã giúp Thái Lan nhanh chóng trở thành con rồng châu Á.

1.4.3. Phát triển KCN ở Đài Loan

Đài Loan có nhiều điểm khá tương đồng với Việt Nam về xuất phát điểm. Trong quá trình đi lên của mình, nước này đã lựa chọn một phương thức thích hợp


để phát triển công nghiệp và tiến hành công nghiệp hoá. Từ những năm 1960, Đài Loan đã bắt đầu chú ý nhiều đến phát triển công nghiệp. Mô hình KCN đầu tiên của Đài Loan là KCN Kulung xây dựng vào năm 1960. Đến nay, ở Đài Loan đã có khoảng gần 100 KCN, KCX, đặc biệt Đài Loan được công nhận là nơi có hoạt động của các KCX thành công nhất thế giới. Những kinh nghiệm thành công trong PTBV KCN, KCX ở Đài Loan được tổng kết như sau:

* Một là, sự thay đổi trong nội dung hoạt động của KCN, KCX phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, đây là cơ sở cho tính hiệu quả và bền vững trong hoạt động của các KCN Đài Loan. Cụ thể là[51]:

- Thời kỳ 1960 – 1973. đây là thời kỳ ở Đài Loan phát triển mạnh nhất các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động do giá lao động ở đây thấp hơn nhiều so với các nước khác và các sản phẩm công nghiệp nhẹ thay thế hàng nhập khẩu. Tương ứng với thời kỳ này các KCN ở Đài Loan chủ yếu bao gồm các nhà đầu tư và các doanh nghiệp thuộc các ngành may mặc, chế biến đồ gỗ dân dụng, đồ chơi trẻ em và thủ công mỹ nghệ.

- Thời kỳ 1974 – 1985, cơ cấu ngành kinh tế ở Đài Loan đã bắt dầu chuyển dịch sang các ngành sản xuất sản phẩm có dung lượng vốn và công nghệ cao hơn vì giá lao động ở đây đã có xu hướng ngày càng tăng lên. Vì vậy các KCN lúc này cũng được đầu tư theo hướng: Giảm dần các sản phẩm sử dụng nhiều lao dộng xuống còn khoảng 30-35%; sản phẩm dệt may giảm xuống còn 15%, sản phẩm giày da và hàng thủ công mỹ nghệ gần như không còn được đầu tư ở các KCN.

- Thời kỳ sau 1990 là thời kỳ các KCN ở Đài Loan bắt đầu phát triển mạnh công nghệ kỹ thuật cao: tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao lên tới khoảng 60% tổng đơn vị kinh doanh trong các KCN, tổng vốnđầu tư cho các ngành công nghệ cao chiếm tới 93%.

- Hiện nay ở Đài Loan đã bắt đầu xuất hiện và ngày càng nhiều công nghiệp tri thức trong các KCN.

* Hai là, chính quyền Đài Loan rất chú trọng công tác quy hoạch phát triển


KCN và chính sách ưu đãi các nhà đầu tư trong nước vào các KCN. Ở Đài Loan, công tác này được tổ chức khá chặt chẽ:

- Chính phủ căn cứ vào điều kiện tài nguyên, nguồn nhân lực cũng như đặc điểm kinh tế- xã hội khác của từng địa phương, vùng để ban hành những chỉ dẫn, các quy định để quản lý việc phát triển KCN phù hợp với quy hoạch chung của cả nước.

- Việc phát triển KCN được chú ý từ khi đưa ra chủ trương phát triển, qui hoạch phát triển và đấu thầu xây dựng các KCN. Sau khi qui hoạch được thông qua, họ mới tiến hành chọn các nhà đầu tư để đấu thầu, trong đó ưu tiên cho các nhà đầu tư tư nhân trong nước. Những nhà đầu tư trúng thầu sẽ xây dựng và khai thác KCN của mình. Trong các KCN được khuyến khích xây dựng nhà xưởng cao tầng để tiết kiệm và tăng hiệu quả sử dụng.

- Tiến hành đánh giá theo định kỳ 3 năm một lần hoạt động của các KCN, chú trọng tính phù hợp trong hoạt động của KCN so với quy hoạch, nhất là những vấn đề có liên quan đến môi trường.

- Có chính sách điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ khu công nghiệp theo hướng bền vững và có hiệu quả. Cơ cấu sử dụng đất hợp lý, theo kinh nghiệm của Đài Loan là: đất cho xây dựng nhà máy: 60%; đất dành cho xây dựng khu dân cư: 2,2-3%; đất dành cho các công trình BVMT: 33% bao gồm đất cho các công trình vui chơi, giải trí, đất trồng cây xanh.

* Ba là, sự phát triển mạnh các dịch vụ trong KCN, KCX. Các mô hình dịch vụ hoạt động có hiệu quả trong các KCN, KCX ở Đài Loan là:

- Hoạt động cùa trung tâm kho vận trong KCN, KCX. Trung tâm kho vận có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, bao gồm hệ thống kho và phương tiện vận tải, chuyên chở tốt; thời gian làm việc tất cả mọi thời gian trong năm và trong ngày; cung cấp dịch vụ nhanh, tiện nghi; chi phí dịch vụ mang tính cạnh tranh, hàng hoá chuyên chở đều có bảo hiểm; hệ thống thông tin đáng tin cậy.

- Hoạt động trung tâm lưu thông hàng hoá. Trung tâm lưu thông hàng hoá có


tính linh hoạt rất cao. Hàng nước ngoài, hàng trong KCN, và các doanh nghiệp nội địa có thể đưa vào trung tâm. Hàng nhập khẩu và các nguyên vật liệu nhập khẩu đưa vào gia công đưa và trung tâm không cần xin phép hải quan. Các trung tâm lưu thông hàng hoá phối hợp với các công ty marketing quốc tế hợp tác công nghệ, giúp cho các doanh nghiệp tìm kiếm, phát triển thị trường, đầu mối giao dịch, tìm kiểm nguyên liệu với giá rẻ hơn, làm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.

* Bốn là, bộ máy quản lý KCN ở Đài Loan đảm nhận những chức năng có liên quan đến PTBV KCN. Ngoài những chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động của KCN, BQL các KCN còn thực hiện 2 chức năng:

- Kiểm tra việc xây lắp nhà máy và vệ sinh môi trường. Với chức năng này, BQL tham gia kiểm tra, giám sát việc triển khai xây dựng dự án và lắp đặt thiết bị máy để đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung của KCN, kiểm tra độ an toàn của dự án, đánh giá vệ sinh và khả năng gây ô nhiễm môi trường của dự án.

- Chức năng giám sát phúc lợi công cộng. Với chức năng này, BQL các KCN giám sát hoạt động chăm sóc y tế, cung cấp thực phẩm; điều kiện đi lại của công nhân đến nơi làm việc, tình hình cư trú, giáo dục, giải trí của người lao động; sự bảo đảm an ninh, an toàn cho người lao động tại nơi sản xuất cũng như nơi ở của họ.

1.4.4. Những bài học vận dụng cho PTBV các KCN vùng KTTĐBB

Qua phân tích kinh nghiệm của một số nước có những điều kiện đồng thuận với Việt Nam, có thể rút ra những vận dụng trong quá trình PTBV các KCN ở vùng KTTĐBB như sau:

Một là, phải có quy hoạch KCN trên toàn Vùng một cách hệ thống. Theo kinh nghiệm của các nước nêu trên, thì quy hoạch các KCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển KTXH, quy hoạch đất đai, quy hoạch điểm dân cư, thành phố, khu đô thị. Quy hoạch KCN không chỉ nói chung về bố trí địa điểm, vị trí đóng của khu mà còn phải tính tới cả hướng bố trí ngành công nghiệp, sản phẩm sẽ sản xuất, phù hợp với đặc điểm dân cư, khả năng đất đai, tài nguyên, giá cả lao động và yêu cầu về môi trường của từng khu vực.


Hai là, cần nắm vững được xu thế chuyển đổi các mô hình phát triển KCN theo hướng hiện đại và điều kiện thị trường mở. Có nhiều xu thế phát triển KCN, cần nghiên cứu vận dụng cho Vùng, đó là:

- Cần có sự thay đổi lại quan niệm về KCN, kể cả khái niệm và mục tiêu thành lập KCN trong các văn bản pháp quy của nhà nước. Hiện nay rõ ràng KCN không phải chỉ có sản xuất công nghiệp; KCN nhưng không cần có hàng rào riêng; KCN hiện nay không phải chỉ quan niệm là nơi thu hút vốn đầu tư, tạo cơ hội cho phát triển mà nó còn có nhiều yêu cầu khác như: tính hiệu quả, tính bền vững và khả năng lan tỏa cho các khu vực khác...

- Xu thế chuyển từ KCN thành lập mang tính tận dụng lao động, điều kiện tự nhiên để thu hút các nhà đầu tư thuộc nhiều ngành nghề sản xuất công nghiệp khác nhau với mục tiêu lấp đầy KCN thành những KCN mang tính sản xuất và chế biến chuyên môn hoá ngày càng cao và với mục tiêu hiệu quả kinh tế đặt ra là chủ yếu.

- Xu thế chuyển đổi KCN chỉ bao gồm chuyên môn hoá sản xuất công nghiệp, chuyên môn hoá sản xuất cho xuất khẩu, sang mô hình KCN tổng hợp, trong đó bao gồm cả sản xuất công nghiệp, thương mại (xuất khẩu và tiêu thụ nội địa), dịch vụ phục vụ hoạt động trong khu công nghiẹp như ngân hàng, bưu điện, dịch vụ cung ứng thường xuyên và các hoạt động dịch vụ; hoạt động khoa học công nghệ cao.

- Xu thế chuyển từ KCN không có dân cư sang KCN có dân cư thường gọi là KKT mở, ĐKKT...

- Xu thế thực hiện tính liên kết, cụ thể là sự liên kết trong nội bộ KCN, liên kết giữa các KCN trên cùng một khu vực, xu thế hình thành nhiều kiểu, loại KCN đa dạng.

Ba là: Xu thế chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ KCN theo hướng hiệu quả và phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Những xu thế chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ KCN cần chú ý là:

- Chuyển từ KCN sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động, tài nguyên sang KCN sử dụng nhiều vốn và công nghệ kỹ thuật cao.

Ngày đăng: 24/10/2022