Quan Tâm Xây Dựng Cơ Sở Vật Chất Và Bồi Dưỡng Nguồn Nhân Lực Cho Các Tổ Chức Hoạt Động Nghệ Thuật


dụng những công nghệ mới vào thiết kế sân khấu, ánh sáng, âm thanh… Đây là cách thức tiếp cận, dàn dựng để có những tác phẩm mang hơi thở thời đại tạo sự hấp dẫn lôi cuốn khán giả.

- Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế, phối hợp các đơn vị nghệ thuật nước ngoài để tạo cơ hội cọ xát, giao lưu và học hỏi những điểm mới, phát triển kỹ năng sáng tạo nghệ thuật

- Tổ chức biểu diễn trực tuyến là một giải pháp tình thế cần được chú trọng trong tình hình hiện nay. Sân khấu kịch Tp. HCM nên vận dụng cách làm này để khán giả không bị mất đi thói quen xem kịch. Ngoài ra, sự tương tác trực tiếp giữa khán giả với nghệ sĩ sẽ góp phần mang lại hiệu ứng sáng tạo cho sân khấu kịch.

- Xác định rõ mục tiêu, sứ mệnh của sân khấu không chỉ là một đơn vị nghệ thuật mà còn với tư cách là một doanh nghiệp đối với khán giả. Sản phẩm của họ tạo ra để phục vụ khán giả. Vì vậy, sản phẩm đó phải đảm bảo về chất lượng. Trong kinh tế thị trường thì các sản phẩm nghệ thuật đều có trở thành “ hàng hóa”, chỉ có điều đây là loại “hàng hóa” đặc biệt, vì thế cũng cần có những ứng xử cho phù hợp với nó.

- Điều chỉnh chương trình phát triển của sân khấu: Căn cứ vào xu hướng thời đại và những thay đổi về nhu cầu thưởng thức nghệ thuật sân khấu của người xem, các sân khấu kịch cần điều chỉnh các chương trình phát triển của mình một cách phù hợp, có định hướng tới các nhóm công công chúng cụ thể, tránh dàn trải. Bên cạnh việc duy trì các vở kịch có tính chất ”thị trường” như các vở hài kịch, kịch ma, kịch kinh dị, cần có sự đầu tư nghiêm túc cho các vở diễn thể hiện nhiều ý tưởng sáng tạo, nội dung mang tính thẩm mỹ và giáo dục cao. Ví dụ như các sân khấu có thể lựa chọn các tác phẩm văn học kinh điển của thế giới hay Việt Nam, các đề tài lịch sử dân tộc chuyển thể sang kịch nói. Đây là hướng đi lâu dài để nâng tầm chất lượng nghệ thuật cho các sân khấu


cũng như nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của khán giả.

- Chú ý công tác truyền thông, marketing: Mỗi sân khấu cần có website và fanpage để pr, quảng cáo cho vở diễn cũng như tăng cường khả năng tương tác với công chúng, khả năng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Để làm được điều này, nội dung website cần thể hiện rõ được những nội dung như: quá trình hình thành phát triển, sứ mệnh và tầm nhìn của sân khấu - doanh nghiệp; các thành tựu, cống hiến nổi bật đối với cộng đồng, xã hội, các nghệ sỹ nổi tiếng tham gia ở sân khấu… Những thông tin này sẽ giúp công chúng có cái nhìn khái quát, toàn diện hơn về sân khấu. Bên cạnh đó, bổ sung thêm các hoạt động marketing như: giảm giá vé cho khán giả trong những dịp lễ, tết, mời khán giả đến dự kỷ niệm ngày thành lập sân khấu hay giỗ tổ nghề, tổ chức họp báo offline hay online trên fanpage khi chuẩn bị công diễn hoặc dựng những vở mới; xuất bản ấn phẩm nội bộ của sân khấu để tặng cho khán giả khi đến xem kịch ở sân khấu …

3.3.2.2. Quan tâm xây dựng cơ sở vật chất và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các tổ chức hoạt động nghệ thuật

Về cơ sở vật chất, các rạp hát cũ nên tổ chức đấu thầu cho các đơn vị xã hội hóa khai thác bởi nếu cứ chờ đợi việc xây dựng các nhà hát đa năng mới, hiện đại sẽ không đáp ứng được nhu cầu của các nghệ sỹ.

Đối với các nhà hát cũ, thành phố cần có chính sách khôi phục, cải tạo để có thể trở thành nơi biểu diễn kịch nói, cải lương hay hát bội. Sự phân phối mặt bằng của các trung tâm văn hóa hiện nay cho các hoạt động nghệ thuật cũng cần phải tính toán lại, bởi trên địa bàn thành phố còn nhiều diện tích đất cho thuê, trong khi nơi biểu diễn lại khan hiếm.

Nhờ nguồn hỗ trợ từ Nhà nước đầu tư xây dựng, các nhà hát và các đơn vị xã hội hóa sẽ luân phiên biểu diễn để có điều kiện trang trải kinh phí dàn dựng. Nhiều chuyên gia lĩnh vực văn hóa cho rằng, điều kiện tiên quyết là xác


định thực trạng thiếu, thừa cơ sở vật chất của các đơn vị sân khấu xã hội hóa để điều chỉnh cho sát với thực tế nhu cầu và mục đích sử dụng.

Khi tiến hành thiết kế, các đơn vị liên quan cần tham khảo ý kiến của các nghệ sĩ, diễn viên vì họ là người rõ hơn ai hết điều kiện, yêu cầu phù hợp cho loại hình, hoạt động biểu diễn của mình. Qua đó, các sở, ban, ngành liên quan cần xác định được đơn vị trọng tâm, cần thiết để ưu tiên đầu tư trước, mức độ, cách thức đầu tư phù hợp, bảo đảm công trình, hạng mục hoạt động hiệu quả, lâu dài, tránh tình trạng nơi đầu tư lớn không khai thác hết tính năng, nơi lại thiếu hụt, còn đơn vị nghệ thuật vẫn tiếp tục đi diễn nhờ.

Bên cạnh chú trọng đầu tư cho cơ sở vật chất thì việc xây dựng, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các tổ chức hoạt động nghệ thuật cũng là vấn đề cần quan tâm. Các trường đào tạo nghệ thuật có thể mở rộng mô hình đào tạo dưới nhiều phương thức khác nhau một cách linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những ai có khả năng, đam mê, yêu thích sân khấu có thể học tập. Chú trọng khâu đào tạo tác giả, mở trại sáng tác theo hình thức mới hiệu quả hơn. Với những nghệ sỹ giỏi, có thể tạo cho họ cơ hội được cọ xát, tiếp cận với các nước có nền nghệ thuật sân khấu tiên tiến để từ đó, họ trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn. Đó sẽ là tiền đề thiết thực cho việc ra đời những tác phẩm với nội dung hay, hình thức hấp dẫn gắn liền với tính thời đại, mang hơi thở cuộc sống.

3.3.3.3. Huy động sự tham gia tích cực của công chúng

Công chúng luôn là người có vai trò quan trọng trong hoạt động nghệ thuật, Sân khấu kịch tất nhiên cũng không là trường hợp ngoại lệ. Với thành phố Hồ Chí Minh với cơ cấu dân số trẻ khá cao, đối tượng này sẽ chiếm ưu thế ở sự thụ hưởng nghệ thuật. Chính vì vậy, cần xây dựng đội ngũ khán giả trẻ cho sân khấu từ trong môi trường giáo dục của nhà trường. Những giá trị nghệ thuật truyền thống cần được đưa vào giảng dạy trên trường lớp, ngay từ khi còn nhỏ. Được sống và học tập trong môi trường có tính nghệ thuật, năng khiếu nghệ thuật và khả năng, trình


độ cảm thụ nghệ thuật của thế hệ khán giả tương lai sẽ được định hướng và nâng cao theo thời gian. Nguồn "cầu" này sẽ là lượng khán giả tiềm năng chính trong hiện tại và tương lai của chính các sân khấu kịch.

Bên cạnh đó, các sân khấu kịch cũng cần cần có mục tiêu và chiến lược phát triển khán giả một cách rõ ràng, tránh dàn trải. Xác định từng nhóm đối tượng công chúng mà các sân khấu kịch muốn hướng tới là điều cần thiết, để từ đó xây dựng các vở kịch phù hợp với thị hiếu nhóm công chúng đó. Với cách thức này, một mặt giúp giữ nhóm công chúng vốn có, mặt khác mở rộng thêm nhóm công chúng mới. Các sân khấu kịch nói cần coi mục tiêu phát triển khán giả là điều quan trọng để họ có thể tổn tại và phát triển trong bối cảnh nền kinh tế thị trường khi mà các sân khấu kịch ngoài công lập tại Tp. HCM đang gặp rất nhiều khó khăn.

Để có cái nhìn sát hơn với thực tế về các hướng phát triển cụ thể này, chúng tôi cũng đã khảo sát và nhận được phản hồi, đánh giá đồng tình cho các giải pháp trên.

Giải pháp để kịch nói TPHCM tiếp tục duy trì và phát triển đầu tiên mà khán giả rất chú ý tới đó là cần cải tạo, xây dựng mới cơ sở vật chất là các rạp hát, nhà hát để điểm diễn không còn là nỗi lo của người làm nghề (với điểm trung bình cao nhất 4.24). Tiếp đến, các cơ quan quản lý cần có những chính sách, chủ trương linh hoạt, phù hợp gắn sát với thực tế để giúp các sân khấu kịch hoạt động tốt (điểm trung bình 4.22). Và cuối cùng là huy động sự quan tâm, tham gia của công chúng nhiều hơn (điểm trung bình 4.18). Như vậy, cả 3 giải pháp trên đều được nhiều người lựa chọn với tỷ lệ đồng ý và hoàn toàn đồng ý cao, thể hiện ở điểm trung bình đều ở mức độ cao từ 4.18 đến 4.24.


Bảng 3.4: Giải pháp để kịch nói TPHCM tiếp tục duy trì, phát triển

(tỷ lệ %)



Nội dung

Mức độ đồng ý

1. Rất không đồng ý, 2. Không đồng ý, 3. Bình thường, 4. Đồng ý, 5. Hoàn toàn đồng ý

1

2

3

4

5

Trung

bình

Thứ

bậc

1. Cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất

(các rạp hát, nhà hát)

1.5

1.5

6.5

52.5

38.0

4.24

1

2. Các cơ quan quản lý cần có những chính sách, chủ trương phù hợp gắn với thực tế để giúp các sân

khấu kịch hoạt động tốt


1.5


0.5


11.5


48.0


38.5


4.22


2

3. Huy động sự quan tâm, tham gia

của công chúng nhiều hơn

1.5

3.0

5.5

56.0

34.0

4.18

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) - 17

(Nguồn: kết quả khảo sát của Nghiên cứu sinh)

Tiểu kết

Có thể nói, vấn đề phát triển sâu khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một chủ đề được khá nhiều người quan tâm. Nhìn từ các thiết chế quản lý văn hóa nghệ thuật hay thiết chế chủ thể hoạt động văn hóa nghệ thuật, từ thực trạng hiện nay, chúng ta sẽ thấy được những mặt tích cực cũng như hạn chế còn tồn tại ở kịch thành phố. Vì vậy, để có thể duy trì và tiếp tục phát triển cần, sân khấu kịch cần có những giải pháp phù hợp. Từ công tác quản lý,cơ chế, chính sách cho đến cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và kể cả việc chú ý đến vai trò của công chúng, tất cả đều là một hệ thống có gắn bó mật thiết với nhau. Việc tách rời hay xem nhẹ bất kỳ yếu tố nào trong hệ thống ấy sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hành của nó. Vì vậy, đây là một bài toán hóc búa. Và để giải được nó chắc chắn cần đến những giải pháp mang tầm vi mô và cả vĩ mô. Quan trọng hơn cả là sân khấu kịch thành phố với những thành quả đạt được trong thời gian qua xứng đáng nhận được sự yêu mến, chung tay góp sức gìn giữ, phát huy của cả cộng đồng, xã hội.


KẾT LUẬN

Mỗi vùng đất sẽ có những giá trị văn hóa riêng được quy định bởi con người và những đặc điểm của chính nơi đó. Với TP.HCM cũng vậy, nơi đây có những nét văn hóa rất đặc trưng mang đậm phong cách riêng của vùng đất và con người.

Là một thành phố trẻ, lịch sử hình thành hơn 300 năm, có sự hội tụ về văn hóa, giao lưu với nước ngoài từ khá sớm…, tất cả những yếu tố đó đã đem đến cho thành phố những gam màu tươi sáng, tích cực như: năng động, thoáng, mở, đa dạng. Vì thế, hoạt động giải trí nghệ thuật ở đây cũng rất phong phú và có diện mạo riêng, khó nhầm lẫn với nơi khác.

Với sân khấu kịch nói Thành phố, trải qua bao thăng trầm theo chiều dài lịch sử, cho đến hôm nay, nó vẫn tồn tại, duy trì và là món ăn tinh thần quen thuộc, không thể thiếu với đời sống tinh thần người dân. Có lẽ, rất ít nơi mà sân khấu kịch lại nổi lên như một hiện tượng, gây ấn tượng trong lòng công chúng và đã đóng góp cho sự thành công của công tác xây dựng, phát triển văn hóa - nghệ thuật ở địa phương.

Kịch nói TP.HCM không chỉ đơn thuần là một thể loại nghệ thuật phục vụ cho nhu cầu thưởng thức của công chúng mà nó còn là một bộ phận của đời sống văn hóa thành phố. Một mặt chịu tác động trực tiếp, mặt khác lại tác động trở lại với các yếu tố văn hóa.

Nhìn từ đặc điểm môi trường văn hóa TP.HCM, có thể thấy, sự ảnh hưởng đó đến các sân khấu kịch nói thành phố. Cuối thập niên 90, khi nền sân khấu nước nhà đối diện với những cuộc khủng hoảng lớn, từ sân khấu cổ truyền dân tộc đến hiện đại đều lúng túng, xoay trở vất vả, thì chính môi trường văn hóa TP.HCM với những nét riêng, rất đặc thù đã mở đường cho sân khấu kịch nơi đây vượt qua được khó khăn. Xã hội hóa thành công với sự năng động, linh hoạt, nhạy bén, dám nghĩ dám làm của con người ở vùng đất phương Nam, kết


hợp với văn hóa cởi mở, hội nhập, đa dạng của một thành phố “trẻ” đã giúp cho các sân khấu kịch trụ vững và có thể hoạt động hiệu quả trong suốt hơn một thập kỷ. Người Sài Gòn – Thành phố cuối mỗi tuần có thể có lựa chọn cho mình sân khấu yêu thích, phù hợp với gu, thị hiếu cá nhân để đến xem các vở diễn. Từ kịch hài, kịch tâm lý xã hội cho đến kịch kinh dị, kịch ma hay nhạc kịch cho người lớn và trẻ em đều có đầy đủ ở các sân khấu. Bên cạnh đó, nội dung, chủ đề của những vở kịch, nhìn chung phù hợp với yêu cầu người xem. Những vấn đề gần gũi cuộc sống đời thường, những trào lưu, xu hướng đang nổi lên, có tính nóng sốt của giới trẻ được cập nhật thường xuyên. Do tính chất mở, có sự giao lưu quốc tế ở địa phương nên kịch nói thành phố, ở một chừng mực nhất định nào đó đã thể hiện được điều này. Một số sân khấu đã bắt đầu có những thể nghiệm mới trong dàn dựng. Vận dụng những thủ pháp của văn hóa đại chúng, nghệ thuật đại chúng, tăng cường sự tương tác giữa khán giả và diễn viên, kết hợp thêm nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn khác… được tìm thấy ở nhiều vở kịch trên các sân khấu 5B, Idecaf, Thế giới Trẻ.

Sự phát triển của sân khấu kịch nói thành phố trong suốt hơn một thập kỷ cũng đã mang đến nhiều thay đổi cho hoạt động thưởng thức tiếp nhận. Chính sự nở rộ của các sân khấu ngoài công lập với các phong cách khác nhau, đối tượng người xem khác nhau đã góp phần cho việc mở rộng và đa dạng hóa công chúng. Không như trước đây, gắn với các sân khấu thường là những khán giả thật sự yêu thích hay am hiểu về kịch mới đến xem, thì hiện nay, xem kịch như một hình thức đáp ứng nhu cầu văn hóa của cá nhân. Nhu cầu văn hóa đó là giải trí. Từ tầng lớp tri thức đến bình dân, giàu có hay lao động nghèo, già hoặc trung niên, trẻ, tất cả đều có thể đến rạp hát để thưởng thức. Với một tấm vé không quá đắt tiền, nội dung vở diễn dể hiểu, diễn viên diễn xuất ổn, các sân khấu rất đa dạng để lựa chọn theo sở thích, thị hiếu, nhiều khán giả ở thành phố đã tìm đến với kịch nói như một địa chỉ quen thuộc mà ở đó, họ tìm thấy sự thư giãn, nghỉ


ngơi cho tinh thần một cách nhẹ nhàng. Và cứ như vậy, số lượng công chúng đến với kịch ngày một mở rộng hơn so với trước đây. Đó là một cơ sở quan trọng để các sân khấu có thể sáng đèn liên tục, duy trì hoạt động ổn định.

Sau hơn một thập kỷ phát triển mạnh với nhiều thành quả đáng ghi nhận, trong bối cảnh hiện nay, sân khấu kịch nói Thành phố đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Sự lên ngôi của truyền hình, internet trở nên phổ quát và phát triển, việc xuất hiện nhiều loại hình giải trí mới…, tất cả đã ảnh hưởng không nhỏ đến kịch nói thành phố. Bên cạnh đó, đại dịch Covid kéo dài hơn hai năm, giãn cách xã hội, các quy định y tế về phòng chống dịch… khiến các sân khấu kịch phải đóng cửa trong một thời gian dài. Điều này làm cho khán giả phần nào mất dần thói quen đến rạp xem kịch. Bên cạnh đó, nhu cầu của thế hệ khán giả hôm nay đã khác đi nhiều. Vẫn chủ yếu là tính giải trí nhưng cái mà họ muốn xem phải hấp dẫn hơn, hiện đại hơn, lạ hóa hơn. Trong khi đó, dường như sân khấu kịch thành phố vẫn chưa có sự bứt phá nhiều so với 10 năm trước đây. Đó là khi tiến hành xã hội hóa, các sân khấu hình thành liên tục, đáp ứng các đối tượng và thị hiếu công chúng. Nhưng nếu với hoàn cảnh hiện tại ngày nay, chắc chắn, điều này chưa đủ, bởi vì xã hội thay đổi từng ngày, văn hóa cũng có những biến đổi nhất định. Để các sân khấu tiếp tục hoạt động hiệu quả là vấn đề không đơn giản. Nhìn từ hệ thống thiết chế có ảnh hưởng trực tiếp đến biểu diễn của kịch như các nhà hát, rạp hát thì sân khấu kịch kém ưu thế hơn hẳn so với các nghệ thuật giải trí đang hiện hành. Cơ sở vật chất cũ kỹ, phương tiện hỗ trợ hay phục vụ biểu diễn tuy có cải tiến như vẫn còn thô sơ, thủ công, cần đến sức người… cũng là trở ngại lớn cho sự sáng tạo, biểu diễn. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý, quy định để đảm bảo và giúp đỡ cho các sân khấu kịch nói thành phố có thể hoạt động hiệu quả, đến nay dường như vẫn mơ hồ. Phía nhà quản lý và cả các nghệ sỹ đang tham gia vào lĩnh vực này nhìn chung còn nhiều lúng túng, loay hoay chưa tìm được lối đi phù hợp nhất sao

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2022