cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên; Đa dạng hóa các hình thức RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên tại trường CĐSP Thái Nguyên; Đổi mới chương trình thực tế, thực tập sư phạm tại trường phổ thông theo hướng chú trọng rèn luyện kĩ năng dạy học tích hợp cho sinh viên; Bồi dưỡng chuyên môn liên tục cho đội ngũ giảng viên; Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trong quá trình rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH.
Mỗi biện pháp đưa ra đều có căn cứ lí luận và thực tiễn rõ ràng, mỗi biện pháp có chức năng nhất trọng song chúng đều góp phần hình thành và nâng cao năng lực thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên.
Quá trình thực hiện các biện pháp RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, linh hoạt, phù hợp với mục tiêu đào tạo và đặc điểm từng sinh viên.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
- RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong chương trình đào tạo giáo viên, giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực tổ chức DHTH, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông.
- Qua phân tích, tìm hiểu chúng tôi đã làm sáng tỏ các vấn đề về lí luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu như khái niệm, mục tiêu, quy trình DHTH; khái niệm kĩ năng, kĩ năng dạy học, kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH, nội dung, hình thức, các yếu tố ảnh hưởng đến RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH.
- Qua kết quả khảo sát của đề tài, chúng tôi nhận thấy, nhận thức của sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên về RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH còn nhiều hạn chế; quá trình RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên chưa thực sự đạt kết quả tốt. Nguyên nhân của thực trạng này do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau.
Có thể bạn quan tâm!
- Đa Dạng Hóa Các Hình Thức Rèn Luyện Kỹ Năng Thiết Kế Bài Giảng Theo Hướng Dhth Cho Sinh Viên Ở Trường Cđsp Thái Nguyên
- Đổi Mới Chương Trình Thực Tế, Thực Tập Sư Phạm Tại Các Trường Phổ Thông Theo Hướng Chú Trọng Rlkn Dhth Cho Sinh Viên
- Biện Pháp Tăng Cường Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Trong Quá Trình Rèn Luyện Kỹ Năng Thiết Kế Bài Giảng Theo Hướng Dhth
- Rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên - 15
- Rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên - 16
- Rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên - 17
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
- Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp nhằm nâng cao kết quả kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên. Các biện pháp đưa ra với mức độ cần thiết và tính khả thi được đánh giá ở mức độ cao. Tuy nhiên, đó chỉ là các gợi ý cơ bản, quá trình thực hiện các biện pháp cần phải linh hoạt.
Khuyến nghị
Đối với nhà trường
- Cần quan tâm hơn nữa đến việc hình thành và rèn luyện kĩ năng dạy học nói chung, kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH nói riêng.
- Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên. Nhà trường cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với các trường phổ thông, tăng cường tổ chức nhiều hoạt động thực tế ở trường phổ thông hơn để sinh viên tiếp xúc với công việc của người giáo viên phổ
thông và tiếp xúc với học sinh. Cần lựa chọn các trường có nề nếp tốt, học sinh ngoan cho sinh viên thực hành, thực tập sư phạm. Đồng thời nhà trường cần liên hệ với các trường phổ thông đạt chuẩn, có nhiều giáo viên dạy giỏi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên rèn nghề.
- Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động rèn luyện NVSP, rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH cho sinh viên.
- Nhà trường cần xây dựng đội ngũ giảng viên có tinh thần, trách nhiệm, có tâm huyết với nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao để hướng dẫn sinh viên rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH.
Đối với giảng viên
- Không ngừng bồi dưỡng nâng cao năng lực hướng dẫn sinh viên RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH.
- Xây dựng kế hoạch hướng dẫn RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH một cách khoa học, phù hợp chuyên ngành và với từng đối tượng sinh viên.
- Đổi mới, tích cực hóa các phương pháp, hình thức tổ chức hướng dẫn sinh viên RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH.
- Tăng cường thực tế tại các trường phổ thông.
- Giáo viên nên kịp thời phát hiện những nguyên nhân, những thuận lợi và khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình thiết kế bài giảng theo hướng DHTH, từ đó có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
Đối với sinh viên
- Dành nhiều thời gian hơn nữa để tiến hành thiết kế bài giảng theo hướng DHTH, nên tiến hành thiết kế bài giảng một cách thường xuyên và tự giác hơn.
- Trong quá trình học tập, rèn luyện sinh viên nên tích cực, chủ động lĩnh hội các tri thức, tích cực rèn luyện các kĩ năng kể cả những kĩ năng đơn giản và kĩ năng phức tạp.
- Chủ động, tăng cường thực tế tại các trường phổ thông
- Cần tích cực học hỏi, trao đổi với sinh viên, với thầy cô để có được những bài soạn hay và hiệu quả.
- Bản thân mỗi sinh viên cần lập kế hoạch học tập, rèn luyện một cách khoa học, hợp lí và phải thực hiện tốt kế hoạch mình đã xây dựng, tránh trường hợp lập kế hoạch xong nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không theo kế hoạch. Trong quá trình thực hiện nên tự đặt ra những yêu cầu riêng cho bản thân, có gắng thực hiện tốt những yêu cầu đó.
- Tập thể lớp, các nhóm sinh viên có thể tổ chức các hoạt động nhóm, trao đổi, bàn bạc về các bài soạn, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
- Cần tích cực tìm tòi, đọc tài liệu, giáo trình để có được vốn tri thức đầy đủ, cần thiết.
- Biết cách tự kiểm tra, đánh giá các bài soạn của mình để phát hiện, khắc phục những hạn chế còn mắc phải.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cuzomina (NV), 1996, Hình thành kỹ năng sư phạm, NXB Tổng hợp Lêningrat
2. Gonobolin (P.H.N), 1976, “Những phẩm chất tâm lí của người giáo viên”, tập 1, NXBQG Hà Nội
3. Platonop, Tâm lý học, Giáo dục học, NXB Giáo dục Hà Nội
4. Paul Hersay, Kan Blan, Quản lý nguồn nhân lực, 1995
5. Nguyễn Như An, 1993, Hệ thống kỹ năng giảng dạy trên lớp và quy trình rèn luyện kỹ năng cho sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục, Luận án tiến sĩ giáo dục học, trường ĐHSP Hà Nội
6. Nguyễn Đình Chỉnh, Hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho giáo sinh. Một yêu cầu cấp bách của đổi mới giáo dục Đại học và giáo dục chuyên nghiệp tháng 2/1995
7. Nguyễn Đình Chỉnh, Phạm Trung Thanh, 1999, “Kiến tập và thực tập sư phạm”,
NXB Giáo dục Hà Nội
8. Nguyễn Phúc Chỉnh (2012), “Hình thành năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học phổ thông”. Đề tài KHCN cấp Bộ B2010-TN03-30TĐ
9. Nguyễn Hữu Dũng, 1989, Những vấn đề đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở các nước trên thế giới, Dự báo giáo dục, Viện KHGD Hà Nội
10. Nguyễn Hữu Dũng, 1995, Hình thành kỹ năng sư phạm cho giáo sinh sư phạm Hà Nội
11. Vũ Dũng (chủ biên), 2000, Từ điển Tâm lý học, NXB KHXH- Hà Nội
12. Khổng Mạnh Điệp, Dạy học tích hợp ở tiểu học theo các hướng tiếp cận, Tạp chí giáo dục, số 336 kì 2 tháng 6/2014
13. Nguyễn Văn Đường, 2002, “Tích hợp trong dạy học Ngữ văn bậc THCS”, Tạp chí Giáo dục (Q4/2002).
14. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Thực trạng rèn luyện kỹ năng giảng dạy của sinh viên khoa Lịch sử K 38 Trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên
15. Nguyễn Thị Hiên, Thực hiện tích hợp nội môn, liên môn và tích hợp kiến thức đời sống trong dạy học Tiếng Việt ở trường THPT, Tạp chí giáo dục, số 366, Kì 2, 9/2015
16. Trương Thị Hoa, Bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên ngành Hóa học qua việc giảng dạy các học phần
17. Trần Bá Hoành (2012), “Dạy học tích hợp”
18. Đào Thị Hồng (2007), Phát triển kĩ năng dạy học theo hướng tích hợp ở trường tiểu học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, Đề tài KHCN cấp Bộ B2005-75 -130
19. Lê Văn Hồng, 1975, Một số vấn đề về năng lực sư phạm của người giáo viên XHCN
20. Hội nghị phối hợp trong chương trình của UNESCO, Paris 1972
21. Nguyễn Đình Huấn, Rèn luyện kỹ năng tổ chức giờ lên lớp cho sinh viên bằng bài tập tình huống
22. PGS. TS Phạm Minh Hùng, 2006, Hình thành kỹ năng dạy học một số môn học ngành GDTH, Đề tài cấp bộ
23. Phạm Minh Hùng, Tìm hiểu kĩ năng dạy học của giáo viên tiểu học, Tạp chí giáo dục, số 125/2005
24. Đặng Thành Hưng, Thiết kế bài học và tiêu chí đánh giá, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 94/2013
25. Nguyễn Thị Hường (2012), Vận dụng biện pháp tích hợp vào dạy học loại bài thực hành kĩ năng sử dụng tiếng Việt lớp 10, Luận văn thạc sĩ, Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội
26. Kỷ yếu hội thảo “Dạy tích hợp - dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015” do Bộ GD-ĐT tổ chức ở TPHCM ngày 27/11/2012
27. Vũ Phương Liên, Dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên tại trường THPT, Tạp chí giáo dục, số 370, Kì 2, 11/2015
28. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt, 1987, Giáo dục học, NXB Giáo dục
29. Nguyễn Thị Nhân, Rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng cho sinh viên qua thực tập sư phạm theo tiếp cận linh hoạt, Tạp chí giáo dục, Kì 1, 9/2015
30. Nguyễn Thị Phương Nhung, Khảo sát ban đầu về rèn luyện kĩ năng thiết kế bài học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học, Tạp chí giáo dục, số 361, Kì 1, 7/2015
31. Nguyễn Thị Út Sáu, Thực trạng về việc RLNVSPTX của sinh viên K35 khoa Tâm lý – giáo dục trường ĐHSP- ĐHTN (thông qua học môn PPGD GDH), Khóa luận tốt nghiệp
32. Nguyễn Thế Sơn, Định hướng DHTH trong môn Toán cho học sinh THCS, Tạp chí giáo dục, số 363, Kì 1, 8/2015
33. Đỗ Hồng Thái, 2012, Tài liệu hướng dẫn Dạy học tích hợp trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông (sản phẩm của đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ trọng điểm B2010-TN03-30TĐ)
34. Phạm Trung Thanh (chủ biên), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên,
NXB ĐHSP
35. Cao Thị Thặng, 2010, Vận dụng quan điểm tích hợp trong việc phát triển chương trình giáo dục Việt Nam giai đoạn sau 2015, Đề tài KHCN cấp Bộ B2008-37-60
36. Nguyễn Văn Tuấn, 2010, Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp (chuyên đề bồi dưỡng sư phạm), trường ĐHSP Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh.
37. Hoàng Thị Tuyết, 2012, Đào tạo - Dạy học theo quan điểm tích hợp: Chúng ta đang ở đâu?
38. Nguyễn Quang Uẩn, 1987, Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, ĐHSP Hà Nội
39. Đại Từ điển Tiếng Việt
40. Từ điển Tiếng Việt
41. http://www.ioer.edu.vn/component/k2/item/269
PHẦN PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Mẫu phiếu trưng cầu ý kiến PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho giảng viên)
Kính thưa các thầy (cô) giáo!
Để nâng cao hiệu quả hoạt động rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên, kính mong thầy (cô) vui lòng trả lời những câu hỏi sau bằng cách đánh dấu vào những ý kiến phù hợp hoặc trả lời vào những dòng….
Những ý kiến đóng góp của thầy, (cô) sẽ chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của thầy, cô!
Câu 1: Theo thầy (cô), dạy học tích hợp là gì? Hãy kể tên các mức độ tích hợp ở trường tiểu học mà thầy (cô) biết.
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Câu 2: Theo thầy (cô), kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH là gì?
a. Kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH là khả năng vận dụng tri thức đã học vào quá trình chế biến tài liệu học tập.
b. Kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH là quá trình soạn giáo án trước khi lên lớp.
c. Kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH là khả năng trình bày tài liệu và lập luận theo suy nghĩ của mình.
d. Kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng DHTH là khả năng vận dụng tri thức khoa học cơ bản và khoa học nghiệp vụ vào quá trình chế biến tài liệu dạy học bằng cách tích hợp các kiến thức trong một môn học hoặc các môn học thành một nội dung thống nhất, giúp học sinh biết cách huy động các kiến thức, kĩ năng tổng hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ học tập đề ra, qua đó giúp học sinh hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, phát triển năng lực cần thiết.