Rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên - 17

Câu 11: Thầy (cô) đánh giá các kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp hiện có của SV trường CĐSP Thái Nguyên đạt được tương ứng với mức độ nào dưới đây?

Mức 1: Hiểu được lý thuyết nhưng chưa thực hiện được hành động.

Mức 2: Thực hiện được hành động nhưng thao tác còn lộn xộn, thiếu hợp lý. Mức 3: Thực hiện thành thạo các thao tác trong điều kiện quen thuộc.

Mức 4: Thực hiện hành động một cách sáng tạo trong mọi điều kiện.


STT

Kĩ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy

học tích hợp

Mức độ

1

2

3

4

1

KN phân tích kế hoạch nội dung, chương trình

các môn học





2

KN xác định mục tiêu bài học TH





3

KN thiết kế các hoạt động dạy học






4

Kĩ năng lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học sử dụng trong bài

học TH





5

KN phân phối thời gian cho từng công việc,

từng phần bài giảng TH





6

KN dự kiến tình huống sư phạm trong DHTH





7

KN trình bày giáo án (bài giảng) TH





8

KN rút kinh nghiệm sau khi thiết kế bài giảng

TH





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên - 17


Câu 12: Đề nghị thầy (cô) cho biết mức độ ảnh hưởng của những yếu tố sau đến quá trình rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp cho sinh viên trường CĐSP Thái Nguyên hiện nay?

STT

Yếu tố ảnh hưởng

Ảnh hưởng

Bình thường

Không ảnh hưởng


1

Nhận thức của GV, SV về DHTH, tầm

quan trọng của RLKN thiết kế bài giảng theo hướng DHTH




2

Động cơ RLKN thiết kế bài giảng theo

hướng DHTH của SV




3

Phương pháp tổ chức RLKN thiết kế bài




giảng theo hướng DHTH của GV




4

Đổi mới của giáo dục phổ thông và của

trường CĐSP





5

Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động RLKN thiết kế bài giảng theo

hướng DHTH




6

Tính tích cực rèn luyện của sinh viên





7

Sự phối hợp giữa trường CĐSP với trường phổ thông trong hoạt động rèn luyện kĩ năng thiết kế bài giảng theo

hướng DHTH cho SV






Câu 13: Trong quá trình hướng dẫn sinh viên rèn luyện kỹ năng thiết kế bài giảng theo hướng dạy học tích hợp thầy (cô) nhận thấy sinh viên thường gặp những thuận lợi và khó khăn như thế nào? Nguyên nhân vì sao?

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn thầy (cô)

PHỤ LỤC 2: Giáo án minh họa Giáo án minh họa của giáo viên

Giáo án minh họa theo hướng tích hợp nội dung giáo dục biến đối khí hậu. Ngày soạn:

Ngày giảng:

Lớp:

GV:

Bài: Đất và rừng

I.Mục tiêu

Học xong bài này, HS:

- Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) vùng phân bố của đất phe – ra – lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn.

- Nêu được một số đặc điểm của đất phe – ra – lít và đất phù sa; rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.

- Biết vai trò của đất, rừng đối với đời sống của con người.

- Biết cây xanh còn có lợi ích giảm thiểu hiệu ứng nhà kính (Hiệu ứng gâybiến đổi khí hậu) do khả năng hấp thụ khí CO2.

- Thấy được sự cần thiết phải trồng cây, bảo vệ và khái thác đất, rừng mộtcách hợp lí

II. Đồ dùng dạy học

- Bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam.

- Bản đồ Phân bố rừng Việt Nam (nếu có).

- Tranh ảnh thực vật và động vật của rừng Việt Nam (nếu có).

III. Các hoạt động dạy và học

1. Các loại đất chính ở nước ta

Hoạt động 1: (Làm việc theo cặp)

- GV yêu cầu HS đọc SGK, hoàn thành các bài tập sau:

- + Kể tên và chỉ vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta trên Bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam.

+ Kẻ bảng sau vào giấy rồi điền các nội dung phù hợp

Vùng phân bố

Một số đặc điểm

Phe – ra - lít

……………………….

……………………….

Phù sa

…………………….....

……………………….

Tên loại đất

Bước 2:

- Đại diện một số học sinh trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- Một số học sinh lên bảng chỉ trên Bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam vùng phân bố hai loại đất chính ở nước ta.

- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. Bước 3:

- GV trình bày: Đất là nguồn tài nguyên quý giá nhưng chỉ có hạn. Vì vậy, viễ sử dụng đất cần phải đi đôi với bảo vệ và cải tạo.

- GV yêu cầu HS nêu một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất ở địa phương (bón phân hữu cơ, làm ruộng bậc thang, thau chua, rửa mặn….)

- Kết luận: Ở nước ta có nhiều loại đất nhưng diện tích lớn hơn cả là đất phe – ra – lít màu đỏ hoặc đỏ vàng ở vùng đồi núi và đất phù sa ở vùng đồng bằng.

2. Rừng ở nước ta

Hoạt động 2: Làm việc nhóm

Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình 1,2,3; đọc sách giáo khoa và hoàn thành bài tập sau:

Tên loại đất

Vùng phân bố

Đặc điểm

Rừng rậm nhiệt đới

……………………

…………………..

Rừng ngập mặn

…………………....

………………….


Bước 2:

- Đại diện nhóm học sinh trình bày kết quả làm việc trước lớp.

- Một số học sinh lên bảng chỉ trên Bản đồ phân bố rừng (nếu có) vùng phân bố rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.

- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.

Kết luận: Nước ta có nhiều rừng, đáng chú ý là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. Rừng rậm nhiệt đới tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi và rừng ngập mặn thường thấy ở vùng ven biển.

Hoạt động 3: Làm việc cả lớp

- GV hỏi HS về vai trò của rừng đối với đời sống con người.

- HS trình bày và giới thiệu tranh ảnh về thực vật và động vật của rừng Việt Nam.

- GV hỏi: Để bảo vệ rừng, Nhà nước và người dân cần làm gì?

- Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng?

GV phân tích cho HS thấy rằng: Rừng nước ta đã bị tàn phá nhiều. Tình trạng mất rừng (khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, cháy rừng…) đã và đang là mối đe dọa lớn đối với cả nước, không chỉ về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống của con người và việc mất rừng còn là một trong những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu do lượng khí CO2 không được hấp thụ sẽ thải vào khí quyển, tăng hiệu ứng nhà kính. Các em hãy góp phần nhỏ bé của mình vào việc trồng cây xanh và bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường sống xung quanh mình là góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.

Giáo án minh họa của sinh viên Lớp 1

Bài 14: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng

I. Mục tiêu:

-Nắm được lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với cuộc sống của con người.

- Nhận thức được cần phải bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.

- Học sinh biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng phù hợp với lứa tuổi.

- Học sinh có thái độ tôn trọng, gần gũi, yêu quý thiên nhiên, cây và hoa nơi công cộng.

II. Tài liệu và phương tiện

- Giấy vẽ, bút màu, bút lông…..

- Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em.

- Dự kiến địa điểm lớp học: Vườn trường hoặc trong công viên.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động 1: Tham quan, quan sát cây và hoa nơi công cộng (vườn trường, vườn hoa, công viên…)

a. Mục tiêu

Học sinh bước đầu biết được lợi ích của cây và hoa nơi công cộng.

b. Các bước tiến hành Bước 1: Quan sát cây và hoa

GV tổ chức cho học sinh quan sát cây và hoa theo nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

1. Hãy kể tên các loại cây và hoa mà các em quan sát được

2. Các em có thích cây và hoa đó không? Tại sao?

3. Các em có thích chơi ở vườn hoa (công viên, vườn trường…) không? Tại sao?

4. Để vườn hoa (vườn trường, sân trường…) luôn sạch đẹp, tươi mát các em phải làm gì?

Bước 2: Thảo luận nhóm

GV tổ chức cho các học sinh thảo luận sau khi quan sát Bước 3: Đại diện mỗi nhóm trình bày

Bước 4: Cả lớp trao đổi, thảo luận Bước 5: Kết luận

- Cây và hoa làm cho cuộc sống, thiên nhiên thêm tươi đẹp, không khí trong lành,tươi mát.

- Cây và hoa nơi công cộng làm cho khung cảnh gần gũi với thiên nhiên, trongsạch, lành mạnh.

- Cây và hoa trong sân trường, vườn trường làm cho trường thêm xanh, đẹp, khôngkhí trong lành, che bóng mát cho các em vui chơi.

- Bảo vệ, chăm sóc cây và hoa, không hái hoa, bẻ cành, trèo cây…là góp phần bảovệ môi trường, sống thân thiện với môi trường.

* Chú ý:

- Khi thực hiện hoạt động 1, đối voiiws các trường không có điều kiện tổ chức dạy học gắn với thực tiễn có thể cho học sinh quan sát tranh, ảnh vẽ, chụp cây và hoa.

Hoạt động 2: Quan sát tranh

a. Mục tiêu: Học sinh bước đầu phân biệt được một số hành vi đúng, sai đơn giản về bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.

b. Các bước tiến hành Bước 1: Quan sát tranh

- GV cho học sinh lần lượt quan sát các tranh có nội dung như sau:

+ Tranh 1: Vẽ cảnh các học sinh đang chăm sóc khu vườn trường, một nhóm đang tưới cây và hoa, một số em đang trồng thêm cây và hoa vào luống hoa.

+ Tranh 2: Vẽ 2 em trai đang chèo cây, bẻ cành trong công viên.

- Hỏi và yêu cầu HS suy nghĩ để trả lời các câu hỏi sau:

1. Các bạn trong tranh đang làm gì?

2. Việc làm đó có lợi hay có hại đối với cây và hoa

3. Em có đồng ý với các hành vi của các bạn trong từng bức tranh không? Bước 2: GV mời một số học sinh trả lời từng câu hỏi Bước 3: Hướng dẫn cả lớp nhận xét, bổ sung sau mỗi phát biểu của các bạn.Bước 4: Kết luận

Hành vi, việc làm của các bạn trong tranh 1 thể hiện việc bảo vệ, chăm sóc cây và hoa nơi công cộng, làm cho trường thêm xanh, thêm đẹp, trong sạch và lành mạnh. Chúng ta hoàn toàn đồng tình và học tập các hành vi, việc làm của các bạn đó.

Hành vi, việc làm của các bạn trong tranh 2 là phá hoại cây và hoa nơi công cộng. Việc làm đó gây tổn hại cho môi trường, chúng ta không đồng tình với các hành vi, việc làm đó.

Hoạt động 3: Liên hệ thực tế

a. Mục tiêu: Củng cố nhận thức của học sinh đối với bảo vệ hoa và cây nơi công cộng.

b. Các bước tiến hành

Bước 1: GV yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp với nội dung như sau: Kể về nơi công cộng có trồng cây và hoa mà em biết.

Gợi ý các nội dung cho HS trao đổi theo các ý sau:

+ Nơi công cộng đó ở đâu, quang cảnh như thế nào?

+ Nơi đó trồng các loại cây và hoa gì? Có đẹp không?

+ Cây va hoa ở nơi đó được chăm sóc, bảo vệ như thế nào?

+ Em đã làm gì để góp phần chăm sóc và bảo vệ chúng? Bước 2: Trình bày ý kiến

GV mời đại diện một vài cặp học sinh đứng tại chỗ trình bày phần trao đổi của mình.

Bước 3: Nhận xét:

Mời một vài em nhận xét phần liên hệ của bạn:

+ Bạn kể có hay không?

+ Em có cảm nghĩ gì về phần liên hệ của nhóm bạn.

- GV nhận xét, khen ngợi phần liên hệ của HS. Liên hệ Quyền trẻ em được tham gia chăm sóc bảo vệ thiên nhiên, môi trường phù hợp với lứa tuổi, quyền được sống trong môi trường trong sạch, lành mạnh.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 20/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí