Lịch sử phát triển của Chuột máy tính dưới góc nhìn của các nguyên tắc, phương pháp sáng tạo và việc vận dụng 6 mũ tư duy vào trong lĩnh vực kinh doanh để cải tiến sản phẩm trên nền một sản phẩm khác đã có - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

------

Ứng dụng các nguyên tắc các phương pháp sáng tạo để giái quyết các vấn 1



Ứng dụng các nguyên tắc, các phương pháp sáng tạo để

giái quyết các vấn đề bài toán trong tin học”. Trên cơ sở đó, tìm hiểu và phân tích “Lịch sử phát triển của Chuột máy tính dưới góc nhìn của các nguyên tắc, phương pháp sáng tạo và việc vận dụng 6 mũ tư duy vào trong lĩnh vực kinh doanh để cải tiến sản phẩm trên nền một sản phẩm khác đã có”


MỤC LỤC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

------

LỜI MỞ ĐẤU 4

Lịch sử phát triển của Chuột máy tính dưới góc nhìn của các nguyên tắc, phương pháp sáng tạo và việc vận dụng 6 mũ tư duy vào trong lĩnh vực kinh doanh để cải tiến sản phẩm trên nền một sản phẩm khác đã có - 1

NỘI DUNG 5

A. VẤN ĐỀ KHOA HỌC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT 5

I. Vấn đề khoa học 5

1. Khái niệm 5

2. Phân loại 5

3. Các tình huống vấn đề 5

4. Các phương pháp phát hiện vấn đề khoa học 6

II. Phương pháp giải quyết vấn đề - bài toán phát minh Vepol 6

III. Các thủ thuật, nguyên tắc về phát minh, sáng chế 7

1. Nguyên tắc phân nhỏ 7

2. Nguyên tắc “tách riêng” 7

3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ 9

4. Nguyên tắc phản đối xứng 10

5. Nguyên tắc kết hợp 10

6. Nguyên tắc vạn năng 11

7. Nguyên tắc chứa trong 12

8. Nguyên tắc phản trọng lượng 13

9. Nguyên tắc gây ứng xuất sơ bộ 13

10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ 14

11. Nguyên tắc dự phòng 14

12. Nguyên tắc đẳng thế 15

13. Nguyên tắc đảo ngược 16

14. Nguyên tắc cầu (tròn) hóa 17

15. Nguyên tắc năng động 17

16. Nguyên tắc tác động bộ phận và dư thừa 18

17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác 19

18. Nguyên tắc sự dao động cơ học 20

19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ 21

20. Nguyên tắc tác động hữu hiệu 21

21. Nguyên tắc vượt nhanh 22

22. Nguyên tắc chuyển hại thành lợi 22

23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi 23

24. Nguyên tắc sử dụng trung gian 24

25. Nguyên tắc tự phục vụ 24

26. Nguyên tắc sao chép 25

27. Nguyên tắc rẻ thay cho đắt 26

28. Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học 27

29. Nguyên tắc sử dụng các kết cấu thủy và khí 28

30. Nguyên tắc sử dụng bao mềm dẻo và mềm mỏng 28

31. Nguyên tắc sử dụng vật liệu nhiều lỗ 29

32. Nguyên tắc đổi màu 29

33. Nguyên tắc đồng nhất 31

34. Nguyên tắc loại bỏ và tái sinh từng phần 31

35. Nguyên tắc đổi các thông số hóa lý của đối tượng 32

36. Nguyên tắc sử dụng chuyển pha 33

37. Nguyên tắc sử dụng nở nhiệt 34

38. Nguyên tắc sử dụng các chất Oxy hóa 35

39. Nguyên tắc sử dụng môi trường trơ 35

40. Nguyên tắc sử dụng vật liệu tổng hợp 36

B. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - BÀI TOÁN TRONG TIN HỌC 37

I. Phương pháp trực tiếp 37

II. Phương pháp gián tiếp 39

C. CÁC PHƯƠNG PHÁP CẢI TIẾN SẢN PHẨM TỪ VIỆC ỨNG DỤNG 6

MŨ TƯ DUY TRONG KINH DOANH41

D. TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH CÁCH VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO TRONG VIỆC SÁNG TẠO VÀ CẢI TIẾN MỘT SẢN PHẨM CỤ THỂ TRONG LĨNH VỰC TIN HỌC: “MOUSE” – (CHUỘT MÁY TÍNH) 42

I. Cơ chế hoạt động 42

Chuột bi 44

Chuột quang 45

Chuột tích hợp 46

Độ phân giải 47

Các thiết bị thay thế chuột máy tính47

Các phụ kiện kèm với chuột 47

II. Kiểu kết nối 47

III. Những phím bấm và bánh xe cuộn 49

IV. Tốc độ và độ chính xác 50

V. Những biến thể của chuột máy tính 52

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71


LỜI MỞ ĐẤU

------


Khoa học và công nghệ là đặc trưng của mọi thời đại, nghiên cứu khoa học đã trở thành hoạt động sôi nổi và trải rộng khắp trên phạm vi toàn cầu. Hơn thế nữa, các thành tựu của khoa học hiện đại còn làm thay đổi bộ mặt của thế giới, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ nhân loại. Theo định luật Moore, cứ mỗi chu kỳ 18 tháng sẽ có một sản phẩm sáng tạo mới ra đời với nhiều cải tiến mới nhưng giá thành lại rẻ hơn sản phẩm trước rất nhiều. Cứ thế, công nghệ tiếp tục phát triến cuộc hành trình sáng tạo theo hướng nhỏ hơn hay lớn hơn tùy yêu cầu người dùng, nhanh hơn, hiện đại hơn, đẹp hơn, gọn nhẹ hơn, rẻ hơnCó thể nói, nhờ vào các công trình nghiên cứu khoa học, các phát minh sáng tạo mà chúng ta ngày càng thụ hưởng thật nhiều các sản phẩm tiện ích, đa năng, đẹp mắt. Vấn đề đặt ra là “Người ta đã phát minh sáng chế các sản phẩm dựa vào các nguyên lý nào, các phương pháp gì được vận dụng để giải quyết vấn đề? Cách phát triển một sản phẩm trên nền một sản phẩm khác dựa trên các cải tiến, thay đổi nào?

Vì thế, trong bài thu hoạch em sẽ trình bày nội dung: “Ứng dụng các nguyên tắc, các phương pháp sáng tạo để giái quyết các vấn đề bài toán trong tin học”. Trên cơ sở đó, tìm hiểu và phân tích “Lịch sử phát triển của Chuột máy tính dưới góc nhìn của các nguyên tắc, phương pháp sáng tạo và việc vận dụng 6 mũ tư duy vào trong lĩnh vực kinh doanh để cải tiến sản phẩm trên nền một sản phẩm khác đã có” .

Thông qua bài thu hoạch, em xin gửi lời cảm ơn đến Giáo sư - Tiến sỹ Khoa Học Hoàng Văn Kiếm. Với kiến thức sâu rộng, lòng nhiệt tình, cách giảng giải rõ ràng, dễ hiểu, thông qua các câu chuyện khoa học, các ví dụ thật trong cuộc sống, thầy đã tận tâm truyền đạt những kiến thức nền tảng cơ bản cho chúng em về môn học “Phương pháp nghiên cứu luận sáng tạo trong khoa học” thật hấp dẫn và lôi cuốn – chính điều này thật sự giúp em hiểu rõ hơn vấn đề, mở rộng tầm nhìn, thấy được sự cần thiết của môn học đang ảnh hường và chi phối đến nhiều lĩnh vực trong thời đại.


NỘI DUNG

------

A. VẤN ĐỀ KHOA HỌC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT

I. Vấn đề khoa học

1. Khái niệm

Vấn đề khoa học (Scientific Problem) còn được gọi là vấn đề nghiên cứu (research problem) hoặc câu hỏi nghiên cứu là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học hiện có với yêu cầu phát triển tri thức ở cấp độ cao hơn.

2. Phân loại

Nghiên cứu khoa học luôn tồn tại hai vấn đề:

+ Vấn đề về bản chất sự vật đang tìm kiếm

+ Vấn đề về phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ về lý thuyết và thực tiễn như những vấn đề thuộc lớp thứ nhất.

3. Các tình huống vấn đề

Có ba tình huống: Có vấn đề, không có vấn đề, giả vấn đề được cho

Có nghiên cứu

Không có nghiên cứu

Giả vấn đề

Nảy sinh

vấn đề khác

Không có vấn đề

Nghiên cứu theo một

hướng khác

trong hình dưới đây:


Có vấn đề


Không có nghiên cứu

Không có vấn đề


4. Các phương pháp phát hiện vấn đề khoa học

Có sáu phuơng pháp:

1. Tìm những kẻ hở, phát hiện những vấn đề mới

2. Tìm những bất đồng

3. Nghĩ ngược lại những quan niệm thông thường

4. Quan sát những vướng mắc trong thực tiển

5. Lắng nghe lời kêu ca phàn nàn

6. Cảm hứng: những câu hỏi bất chợt xuất hiện khi quan sát sự

kiện nào đó.

II. Phương pháp giải quyết vấn đề - bài toán phát minh Vepol

“Bất cứ hệ thống kỹ thuật nào cũng có ít nhất 2 thành phần vật

chất tác động tương hổ và một loại trường hay năng lượng”.

Từ đó có một thuật ngữ về tam giác kỹ thuật gọi là tam giác Vepol. Vepol là mô hình hệ thống kỹ thuật. Vepol đưa ra cốt chỉ để phản ánh một tính chất vật chất của hệ thống nhưng là chủ yếu nhất với bài toán đã cho. Ví dụ xét bài toán nâng cao tốc độ tàu phá băng thì băng đóng vai trò vật phẩm, tàu phá băng đóng vai trò công cụ, và trường cơ lực đặt vào tàu để tác động tương hổ với băng.

Việc phân loại các chuẩn để giải quyết các bài toán sáng chế dựa vào phân tích vepol. Mô hình Vepol gồm 3 yếu tố:

Một trường T và trong T có 2 vật chất V1,V2.

T


V1 V2



Tuy nhiên, một hệ thống ban đầu chưa hẳn đã có một chuẩn Vepol đủ

3 yếu tố trên, hoặc đã đủ thì có thể phát triển gì thêm trên vepol đó.

Có 5 phương pháp:

+ Dựng Vepol đầy đủ

+ Chuyển sang Fepol


+ Phá vở Vepol

+ Xích Vepol

+ Liên trường

III. Các thủ thuật, nguyên tắc về phát minh, sáng chế

1. Nguyên tắc phân nhỏ

Nội dung:

- Chia các đối tượng thành các phần độc lập

- Làm đối tượng thành các thành phần tháo ráp

- Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng

Nhận xét:

Nguyên tắc phân nhỏ thường dùng chung với các nguyên tắc 2_Nguyên tắc tách khỏi, nguyên tắc 3_Nguyên tắc phẩm chất cục bộ, nguyên tắc 5_Nguyên tắc kết hợp, nguyên tắc 6_Nguyên tắc vạn năng”…

Ứng dụng trong Tin học

- Ứng dụng nguyên tắc trên trong tin học vào việc sắp xếp dãy (Quick Sort), hay tìm kiếm nhị phân, mỗi lần tìm kiếm ta chia đôi dãy phần tử, khi đó ta chỉ tìm trên nữa dãy. Nguyên tắc này sẽ cải thiện tốc độ tìm kiếm và độ phức tạp của thuật toán sẽ được cải thiện đáng kể.

- Ứng dụng quen thuộc nhất của nguyên tắc này chính là chia chương trình thành nhiều chức năng nhỏ, còn được gọi là “hàm” hay “thủ tục”.

2. Nguyên tắc “tách riêng”

Nội dung:

- Tách phần gây “phiền phức” - tính chất “phiền phức” hay ngược lạI, tách phần duy nhất “cần thiết” - tính chất “cần thiết” ra khỏi đối tượng.

Nhận xét:

- Đối tượng thông thường, có nhiều phần (tính chất, khía cạnh, chức năng…), trong khi đó, người ta chỉ thực sự cần một trong những số


đó. Vì vậy không nên dùng cả đối tượng (sẽ gây tốn thêm chi phí). Phải nghĩ cách tách phần cần thiết riêng ra để dùng. Tương tự như vậy đối với phần phiền phức (để khắc phục nhược điểm có trong đối tượng).

- Nguyên tắc tách khỏi thường hay dùng với các nguyên tắc: nguyên tắc 1_Phân nhỏ, nguyên tắc 3_Phẩm chất cục bộ, nguyên tắc 5_Kết hợp, nguyên tắc 6_Vạn năng, nguyên tắc 15_Nguyên tắc linh động …

Ứng dụng trong Tin học

- Hệ thống ERP đã áp dụng nguyên tắc trên: Do hệ thống bao gồm nhiều Module (phân hệ), mỗi phân hệ có thể sử dụng riêng cho từng yêu cầu như: Phân hệ kế toán có thể dùng riêng cho lãnh vực kế toán, phân hệ nguồn nhân lực, phân hệ sản xuất … Công ty có thể dùng toàn bộ hệ thống cho công việc của mình, nhưng cũng có thể dùng một hay một vài module nào đó cần thiết cho công việc theo yêu cầu để giảm bớt chi phí .

- Tưong tự ta cũng áp dụng nguyên tắc trên trong việc tìm khóa của một quan hệ (dựa trên tập phụ thuộc hàm). Khi đó ta sẽ tách một phần (đại diện) phụ thuộc hàm có vòng lặp (circle) ra khỏi tập phụ thuộc hàm, rồi tìm khoá trên phần phụ thuộc hàm còn lại, sau đó ta lần lượt thay thế các thuộc tính trong phần tách ra chỉ lấy “vế trái” (mà có thuộc tính vế phải nằm trong danh sách các thuộc tính khóa) với danh sách khóa vừa tìm ra, ta sẽ có danh sách khóa thật sự của quan hệ.

- Vd : F={a,b,c,d} a->b

b->a c->d

- Ta tách phụ thuộc hàm “a->b” hay “b->a” ra khỏi danh sách phụ thuộc hàm, giả sử ta tách “a->b”. Khi đó danh sách còn lại là : b->a; c->d. Sẽ có khóa là b,c. sau đó ta lấy a trong phụ thuộc hàm “a->b”

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/08/2022