Rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm kĩ năng đánh giá quá trình trong dạy học sinh học ở trường phổ thông - 2

DANH MỤC HÌNH‌


Hình 1.1 Quy trình chung thực hiện hoạt động đánh giá 15

Hình 1.2. Mức độ kĩ năng ĐGQT của sinh viên 42

Hình 1.3. Kĩ năng ĐGQT cần thiện của sinh viên 43

Hình 2.1. Cấu trúc kĩ năng ĐGQT trong dạy học Sinh học 49

Hình 2.2. Đường phát triển kĩ năng đánh giá quá trình của sinh viên 63

Hình 2.3. Quy trình rèn luyện kĩ năng ĐGQT cho sinh viên sư phạm Sinh học 65

Hình 2.4. Mẫu phiếu hoạt động rèn luyện kĩ năng ĐGQT thành phần 69

Hình 2.5. Phiếu rèn luyện kĩ năng xác định mục tiêu ĐGQT 70

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Hình 2.6. Phiếu hoạt động rèn luyện kĩ năng xác định phương pháp 73

Hình 2.7. Phiếu hoạt động rèn luyện kĩ năng thu nhận và xử lý thông tin phản hồi 75 Hình 2.8. Phiếu hoạt động rèn luyện kĩ năng sử dụng thông tin phản hồi 77

Rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm kĩ năng đánh giá quá trình trong dạy học sinh học ở trường phổ thông - 2

Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện mức độ KN xác định mục tiêu ĐGQT 104

Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện mức độ KN xác định phương pháp và thiết kế công cụ ĐGQT qua các lần kiểm tra 105

Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện mức độ KN thu thập và xử lý thông tin phản hồi 107

Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện mức độ KN sử dụng TTPH qua các lần kiểm tra 109

Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện mức độ KN ĐGQT của SV qua mỗi lần kiểm tra 111

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Khung lí thuyết thực hiện ĐGQT trong dạy học 24

Bảng 1.2. Cấu trúc kĩ năng đánh giá theo Schafer (1991) 31

Bảng 1.3. Cấu trúc kĩ năng đánh giá theo Stiggins (2010) 33

Bảng 1.4. Thang đo mức độ phát triển kĩ năng của Dreyfus 35

Bảng 1.5. Thống kê các học phần trong khối kiến thức nghiệp vụ của chương trình

...................................................................................................................................37

Bảng 1.6. Tỉ lệ % sinh viên chọn các phương án thể hiện đặc điểm ĐGQT 40

Bảng 1.7. Kết quả khảo sát mức độ đạt được về kĩ năng ĐGQT của SV 42

Bảng 2.1. ĐGQT trong dạy học môn Sinh học theo hướng phát triển năng lực 47

Bảng 2.2. Cấu trúc kĩ năng ĐGQT trong dạy học Sinh học 50

Bảng 2.3. Thang đo mức độ phát triển kĩ năng đánh giá quá trình của sinh viên 57

Bảng 2.4. Rubric đo lường kĩ năng đánh giá quá trình 58

Bảng 2.5. Mức độ đóng góp của các KN thành phần trong KN ĐGQT 62

Bảng 2.6. Các bài học rèn luyện kĩ năng đánh giá quá trình 82

Bảng 3.1. Đối tượng thực nghiệm của nghiên cứu 101

Bảng 3.2. Thời điểm và phương thức đo mức độ đạt được KN ĐGQT 102

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả các lần kiểm tra KN xác định mục tiêu ĐGQT 103

Bảng 3.4. Kiểm chứng ý nghĩa về sự sai khác mức độ đạt được 104

Bảng 3.5. Tổng hợp các lần kiểm tra KN xác định phương pháp 105

Bảng 3.6. Kiểm chứng ý nghĩa về sự sai khác mức độ đạt được KN xác định phương pháp và thiết kế công cụ ĐGQT qua mỗi lần kiểm tra 106

Bảng 3.7. Kết quả tổng hợp các lần kiểm tra KN thu nhận và xử lý TTPH 107

Bảng 3.8. Kiểm chứng ý nghĩa về sự sai khác mức độ đạt được KN thu nhận và xử lý TTPH qua mỗi lần kiểm tra 108

Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả các lần kiểm tra KN sử dụng TTPH 108

Bảng 3.10. Kiểm chứng ý nghĩa về sự sai khác mức độ đạt được KN sử dụng thông tin phản hồi qua mỗi lần kiểm tra 110

Bảng 3.11. Bảng tổng hợp kết quả qua các lần kiểm tra KN ĐGQT 110

Bảng 3.12. Kiểm chứng ý nghĩa về sự sai khác mức độ đạt được KN ĐGQT 112

Bảng 3.13. Bảng tổng hợp kết quả qua các lần kiểm tra KN ĐGQT của các nhóm SV điển hình 113

PHẦN MỞ ĐẦU


1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1. Xuất phát từ yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI số 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ quan điểm chỉ đạo: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt mọi tiềm năng cá nhân, sống tốt và làm việc có hiệu quả” [1]. Nghị quyết cũng nêu rõ “Đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh” [1]. Quan điểm chỉ đạo này được thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018 với mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất cho người học. Trong đó, hoạt động đánh giá (ĐG) có mục đích là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự tiến bộ của học sinh (HS) để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, bảo đảm sự tiến bộ của từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục [2].

1.2. Xuất phát từ vai trò của đánh giá quá trình trong dạy học

Đánh giá quá trình (ĐGQT) là loại hình đánh giá được diễn ra trong suốt quá trình dạy học (QTDH), với mục đích thu nhận thông tin phản hồi (TTPH) về hoạt động học tập của HS, từ đó cải thiện chất lượng dạy học [3], [4], [5]. Yếu tố cốt lõi của ĐGQT chính là hoạt động phản hồi. TTPH thu nhận được trong QTDH thể hiện khoảng cách giữa trình độ người học hiện tại với mục tiêu cần đạt được. Điều này sẽ giúp người dạy và người học nhận thức được những yếu tố cần phải điều chỉnh, cải thiện và cách thức để rút ngắn khoảng cách đó [3], [4], [6], [7]. Thực tiễn dạy học cho thấy, sự gắn kết giữa dạy học và ĐGQT là nền tảng nhằm thúc đẩy QTDH, tạo hứng thú học tập và phát triển năng lực cho HS [8]. Chính vì thế, tăng cường thực hiện ĐGQT là một yêu cầu cấp thiết trong thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo hướng phát triển năng lực ở Việt Nam hiện nay.

Chương trình Sinh học phổ thông được ban hành năm 2018 ngoài góp phần phát triển phẩm chất, năng lực chung còn hướng đến hình thành và phát triển cho HS những năng lực đặc thù Sinh học như: năng lực nhận thức Sinh học; năng lực tìm hiểu

thế giới sống; năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn [9]. Việc hình thành năng lực đặc thù Sinh học đòi hỏi phải trải qua QTDH lâu dài, tích lũy từ việc thực hiện các yêu cầu cần đạt trong từng bài học. ĐGQT đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy người học đạt được đích đến của từng bài học, từ đó góp phần tạo ra kênh thông tin cập nhật thường xuyên đường phát triển năng lực của người học.

1.3. Xuất phát từ yêu cầu nâng cao kĩ năng đánh giá quá trình cho giáo viên

Nhiều nghiên cứu thực tiễn về QTDH ở Việt Nam cho thấy sự chiếm ưu thế của loại hình đánh giá tổng kết (ĐGTK) trong nhiều năm [10], [11], [12], [13]. Phương pháp ĐG kém đa dạng và chủ yếu hướng tới việc ĐG kiến thức của HS thông qua các bài kiểm tra trên giấy, với 2 hình thức trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan [14]. Những bất cập này phần lớn xuất phát từ những nhận thức chưa đúng của GV về vai trò và cách thức ĐG, đặc biệt là ĐGQT [15].

Để hoạt động ĐG ở trường phổ thông chú trọng nhiều hơn đến việc điều chỉnh, cải tiến chất lượng hoạt động dạy và học, góp phần phát triển năng lực cho người học thì việc nâng cao nhận thức và kĩ năng (KN) của giáo viên (GV) về ĐGQT là rất cần thiết. Bên cạnh việc tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn cho GV phổ thông, việc điều chỉnh chương trình đào tạo GV ở các trường sư phạm nhằm phát triển cho sinh viên (SV) khả năng thực hiện ĐGQT được xem là biện pháp bền vững hơn, tạo nền tảng cơ bản, vững chắc cho công cuộc đổi mới dạy học nói chung và hoạt động ĐG nói riêng ở trường phổ thông.

Từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Rèn luyện cho sinh viên Đại học sư phạm kĩ năng đánh giá quá trình trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông” để nghiên cứu.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu xác định cấu trúc KN ĐGQT, xây dựng và vận dụng qui trình rèn luyện cho SV các Trường sư phạm KN ĐGQT trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo GV Sinh học trong các trường ĐHSP.

3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu xác định được cấu trúc của KN ĐGQT, từ đó xây dựng và vận dụng được qui trình rèn luyện KN này thì sẽ phát triển được KN ĐGQT trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông cho SV ngành sư phạm Sinh học tại các trường đại học sư phạm (ĐHSP).

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- KN ĐGQT của SV sư phạm Sinh học.

- Qui trình, biện pháp rèn luyện, tiêu chí đánh giá KN ĐGQT của SV sư phạm Sinh học tại các trường ĐHSP.

4.2. Khách thể nghiên cứu

Quá trình rèn luyện KN dạy học cho SV ngành sư phạm Sinh học.

5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về ĐGQT, KN ĐGQT.

- Nghiên cứu thực trạng rèn luyện KN ĐGQT cho sinh viên ngành sư phạm Sinh học tại các trường ĐHSP.

- Phân tích cấu trúc KN ĐGQT trong dạy học Sinh học.

- Xây dựng qui trình, đề xuất biện pháp rèn luyện KN ĐGQT cho SV ngành sư phạm Sinh học.

- Xây dựng tiêu chí và công cụ đo lường KN ĐGQT cho SV ngành sư phạm Sinh học.

- Thực nghiệm sư phạm để ĐG hiệu quả của qui trình và biện pháp rèn luyện KN ĐGQT cho SV ngành sư phạm Sinh học tại các trường ĐHSP.

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Thu thập, phân tích và xử lý các tài liệu, công trình khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu, bao gồm: các nghiên cứu về ĐG, ĐGQT, KN dạy học, KN ĐGQT và các qui trình, biện pháp, công cụ rèn luyện KN ĐG cho SV sư phạm để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.

- Thu thập, phân tích chương trình đào tạo cử nhân ngành sư phạm Sinh học của 05 trường: ĐHSP Hà Nội, ĐHSP – Đại học Huế, ĐHSP – Đại học Đà Nẵng, Đại học Sài Gòn, ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu các học phần có liên quan đến rèn luyện KN ĐGQT của SV, từ đó đề xuất vận dụng qui trình rèn luyện vào các học phần thích hợp.

6.2. Phương pháp điều tra sư phạm

Nghiên cứu thực hiện khảo sát nhận thức và kĩ năng ĐGQT của 285 SV ngành sư phạm Sinh học bằng bảng câu hỏi tại 05 trường ĐHSP: ĐHSP Hà Nội, ĐHSP –

Đại học Huế, ĐHSP – Đại học Đà Nẵng, ĐH Sài Gòn, ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh. Bảng câu hỏi được sử dụng dưới hình thức phiếu giấy và phiếu online.

6.3. Phương pháp chuyên gia

Sau khi xây dựng qui trình rèn luyện, tiêu chí và công cụ đo lường KN ĐGQT cho SV ngành sư phạm Sinh học, chúng tôi tham vấn ý kiến của một số nhà nghiên cứu và giảng viên (GgV) có kinh nghiệm về tính hiệu quả, khả thi để điều chỉnh trước khi thực nghiệm chính thức.

6.4. Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp thực nghiệm nhằm ĐG hiệu quả của qui trình và công cụ rèn luyện đến sự phát triển KN ĐGQT của SV ngành sư phạm Sinh học.

- Thực nghiệm được tiến hành trên đối tượng SV năm 3 và 4 ngành sư phạm Sinh học tại Trường ĐHSP - Đại học Huế và ĐHSP - Đại học Đà Nẵng.

- Phân tích và xử lý kết quả thực nghiệm (định tính và định lượng) để ĐG hiệu quả của qui trình và công cụ rèn luyện đến sự phát triển KN ĐGQT của SV ngành sư phạm Sinh học.

6.5. Xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Các số liệu điều tra cơ bản có tính chất định lượng được xử lí bằng phần mềm SPSS 20.0. Các kết luận về kết quả thực nghiệm được đưa ra trên cơ sở phân tích các đại lượng sau:

Mean: trung bình cộng được tính bằng cách cộng tất cả các giá trị quan sát của tập dữ liệu rồi chia cho số quan sát của tập dữ liệu đó.

Median: trung vị là giá trị đứng giữa của tập dữ liệu đã được sắp thứ tự. Mode: là giá trị có tần suất xuất hiện cao nhất trong tập dữ liệu.

Độ lệch chuẩn (Standard Deviation- kí hiệu StD): cho biết mức độ phân tán của các mức độ xung quanh giá trị trung bình nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các biện pháp tác động. Giá trị StD càng nhỏ chứng tỏ mức độ phân tán quanh mức độ trung bình càng ít và ngược lại.

Khoảng biến thiên (Range): hiệu giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của tập dữ liệu.

P (giá trị của phép kiểm chứng T-test): xác suất xảy ra ngẫu nhiên đối với các dữ liệu liên tục. Trong luận án, chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test theo cặp để kiểm chứng sự chênh lệch giá trị mức độ trung bình của kết quả đánh giá KN

ĐGQT của SV trước, trong và sau tác động là ngẫu nhiên hay không ngẫu nhiên. Nếu giá trị P > 0,05 thì chênh lệch xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên (không tác động chênh lệch vẫn xảy ra). Nếu giá trị P < 0,05 thì chênh lệch xảy ra không ngẫu nhiên, có nghĩa qui trình và biện pháp rèn luyện có tác động đến sự phát triển KN ĐGQT của SV [16].

7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài tập trung nghiên cứu rèn luyện KN ĐGQT cho SV ngành sư phạm Sinh học. Nghiên cứu được triển khai thực nghiệm tại Trường ĐHSP - Đại học Huế và Trường ĐHSP - Đại học Đà Nẵng.

8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về ĐGQT, KN ĐGQT.

- Phân tích cấu trúc KN ĐGQT trong dạy học Sinh học.

- Xây dựng và vận dụng qui trình rèn luyện KN ĐGQT trong dạy học Sinh học SV ngành sư phạm.

- Xây dựng thang đánh giá và công cụ đo lường KN ĐGQT cho SV ngành sư phạm Sinh học.

9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2. Rèn luyện cho sinh viên Đại học Sư phạm kĩ năng đánh giá quá trình trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông

Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 11/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí