Rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm kĩ năng đánh giá quá trình trong dạy học sinh học ở trường phổ thông - 19

Phụ lục 2

ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC THỰC NGHIỆM

1. Một giáo viên đã lên kế hoạch dạy học cho bài: Quang hợp ở thực vật (chương trình Sinh học lớp 11). Em hãy nghiên cứu kế hoạch bài dạy (đính kèm) và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Hãy chỉ ra đâu là hoạt động ĐGQT được thể hiện trong giáo án. Em hãy xác định trong hoạt động ĐGQT đó các vấn đề sau: mục đích ĐGQT, mục tiêu ĐGQT, phương pháp thu thập thông tin, công cụ ĐGQT mà GV đó đã xây dựng.

Với cùng mục đích và mục tiêu ĐGQT đó, em hãy xác định phương pháp và thiết kế công cụ ĐGQT khác để thu thập.

b. Trong kế hoạch bài dạy, GV sử dụng bài tập về nhà (hoạt động củng cố) nhằm thu thập thông tin gì? Em hãy dự kiến cách thức sử dụng thông tin phản hồi thu được.

2. Theo em, việc kết nối HS với hoạt động ĐG có ý nghĩa gì? Làm cách nào để giúp kết nối HS vào hoạt động đánh giá trong dạy học?


ĐỀ KIỂM TRA SAU THỰC NGHIỆM

Chọn 1 giáo án dạy học mà em đã soạn, hãy thực hiện các hoạt động sau:

1. Lập kế hoạch ĐGQT cho bài học đó (xác định mục đích, mục tiêu, phương pháp đánh giá, thiết kế công cụ và dự kiến cách thức tổ chức hoạt động ĐGQT)

2. Trình bày cách thức thu nhận và xử lý TTPH dự kiến thu thập

3. Dự kiến cách thức sử dụng TTPH cho mục đích cải thiện QTDH.

Giáo án đính kèm đề kiểm tra trước thực nghiệm:

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

BÀI 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

I. Mục tiêu:

Sau bài học này, HS sẽ:

1. Kiến thức:

- Trình bày vai trò của quang hợp ở thực vật.

- Trình bày được đặc điểm của quang hợp ở thực vật.

- Phân tích được hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp.

- Trình bày được các hệ sắc tố quang hợp ở thực vật.

- Giải thích được vì sao lá cây có màu xanh.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình.

- Phát triển kỹ năng trình bày ý kiến trước tập thể.

3. Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ môi trường.

4. Năng lực hướng đến

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác.

II. Phương pháp:

- Phương pháp hội thảo

- Vấn đáp

- Minh họa tìm tòi

III. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Hình 8.1, 8.2, 8.3.

2. Học sinh:

- Giấy A4, bút lông

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số

2. Vào bài mới:

Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài 8 Quang hợp.

3. Hoạt động hình thành kiến thức mới


Hoạt động của GV và HS

Nội dung



Hoạt động 1: Các em biết gì về quang hợp ở thực vậ?t (10 phút)



B1: Giao nhiệm vụ

GV yêu cầu 2 HS/nhóm, hãy sử dụng bút lông ghi hoa, to, rõ một câu mà em biết về Quang hợp. Sau 2 phút, HS lên dán ý kiến của mình lên bảng theo từng tổ vào khu vực đã qui định trên bảng.

B2: Thu thập và phân nhóm ý kiến

Dựa vào các ý kiến của HS trên bảng, GV cùng HS tiến hành phân nhóm các ý kiến đó theo các phần:

1.Khái niệm về Quang hợp

2. Vai trò của Quang hợp

3. Cơ quan thực hiện Quang hợp

4. Quá trình Quang hợp

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến Quang hợp.

Các phần có thể thay đổi tùy theo tình hình lớp học. B4: Bổ sung và khai thác thông tin

Dựa trên các ý kiến của HS GV tổ chức sử dụng và khai thác thông tin.

Lưu ý các phần quá trình quang hợp và các yếu tố ảnh

hưởng đến quang hợp sẽ được tìm hiểu trong tiết sau.




Hoạt động 2: Khái quát về quang hợp (7 phút)



1.Khái niệm về Quang hợp.

Quan sát hình 8.1 sgk/36, nguyên liệu và sản phẩm của quang hợp là gì?

1.Khái niệm về Quang hợp


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Rèn luyện cho sinh viên đại học sư phạm kĩ năng đánh giá quá trình trong dạy học sinh học ở trường phổ thông - 19

Con người và động vật sử dụng thức ăn là thực vật hoặc con mồi là các chất hữu cơ để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể. Vậy “nguồn thức ăn” của thức vật chỉ là nước các khoáng chất và CO2, vậy làm sao, cây có thể biến đổi các chất vô cơ đó thành các chất hữu cơ để nuôi sống chính mình và các loài sinh vật ăn chúng?

Yêu cầu HS viết PT quang hợp.

-Ngoài thực vật, còn có những sinh vật nào có thể quang hợp được?

TL: các sinh vật tự dưỡng khác (Tảo, một số loại vi khuẩn)


2.Vai trò của quang hợp.

-Vì sao có thể nói quang hợp là quá trình nuôi sống sinh quyển?

TL: Có 2 nguyên nhân:

-Thông qua quá trình quang hợp, từ các chất vô cơ đơn giản (CO2, H2O) tạo thành các chất hữu cơ phức tạp, là nguồn thức ăn cho rất nhiều các sinh vật khác.

-Quang hợp tạo ra O2 thải ra môi trường, cung cấp cho sự hô hấp của các sinh vật khác cũng như chính bản thân thực vật.

GV thông qua vai trò điều hòa không khí giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

-Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp Cacbohidrat và giải phóng oxi từ khí cacbonic và nước PTTQ:

6CO2 + 12H2O + ánh

sáng (diệp lục) => 6C6H12O6 + 6O2 +

6H2O

2.Vai trò của quang hợp:

-Tạo chất hữu cơ, cung cấp cho sự sống trên Trái đất.

-Biến đổi quang năng thành hóa năng, duy trì nguồn năng lượng cho sinh giới.

-Hấp thụ CO2, thải O2, điều hòa không khí.



Hoạt động 3: Cơ quan thực hiện quang hợp (20 phút)



3.Cơ quan thực hiện quang hợp

Quan sát hình 8.2 sgk/37, HS trả lời:

-Lá được phủ bởi một lớp cutin mỏng và biểu bì dưới có nhiều khí khổng có ý nghĩa gì đối với cây?

-Vì sao các mô giậu được xếp sát nhau và nằm ở gần

mặt trên của lá?

3. Cơ quan thực hiện quang hợp.

3.1. Lá là cơ quan thực hiện quang hợp.



-Vì sao các mô xốp là xếp không sít nhau?

GV nhấn mạnh: Thịt lá chứa nhiều lục lạp là nơi thực hiện quá trình quang hợp.

Quan sát hình 8.3 sgk/37, hãy mô tả cấu tạo và liên hệ chức năng của lục lạp


-Các túi Thylakoid xếp chồng lên nhau tạo thuận lợi gì cho quang hợp?

Liên hệ thực tế, Lá cây vì chứa nhiều sắc tố diệp lục nên lá cây có màu xanh, vậy vì sao lá cây còn có những màu khác như đỏ, vàng?

Hệ sắc tố quang hợp bào gồm: Diệp lục và Carotenoit

-Có phải tất cả các sắc tố đều trực tiếp tham gia quá trình chuyển hóa năng lượng không?

-Lá cây có màu khác có thực hiện quang hợp được không?

TL: Những cây lá màu đỏ vẫn tiến hành quang hợp bình

thường nhưng cường độ quang hợp không cao. Vì cây

-Diện tích bề mặt lá lớn


=> hấp thụ nhiều ánh

sáng.

-Lớp biểu bì có nhiều

khí khổng => khuếch

tán CO2 vào bên trong

lá đến lục lạp

-Thịt lá chứa nhiều lục

lạp thực hiện quang

hợp

3.2. Lục lạp là bào quan

quang hợp.

Bảng cấu tạo và chức

năng của lục lạp.

3.3. Hệ sắc tố quang

hợp

Hệ sắc tố quang hợp

gồm:

-Diệp lục: diệp lục a,

diệp lục b

-Carotenoit

Carotenoit => diệp lục

b => diệp lục a => diệp

lục a ở trung tâm

-Chỉ có diệp lục a ở

trung tâm mới trực tiếp

tham gia vào chuyển

hóa năng lượng.















Cấu tạo

Chức năng

Màng

Màng kép

Bảo vệ, trao đổi chất

Grana

-Gồm hệ thống các túi dẹt

thylakoid xếp chồng lên nhau.

-Các cột grana nối với nhau bằng hệ thống các màng.

-Màng thylakoid chứa nhiều hệ sắc tố quang hợp là nơi xảy ra các phản ứng sáng.

-Xoang thylakoid là nơi xảy ra các phản quang phân ly nước và quá trình tổng hợp

ATP cho quang hợp.

Chất nền

(Stroma)

Thể keo, trong

suốt

-Thực hiện pha tối

của quang hợp.

lá đỏ vẫn có nhóm sắc tố màu lục nhưng bị che khuất bởi nhóm sắc tố dịch bào là carotenoit.

GV nhấn mạnh chỉ có diệp lục a ở trung tâm mới trực tiếp tham gia vào chuyển hóa năng lượng. Các sắc tố khác chỉ hấ thụ và truyền năng lượng cho diệp lục a ở

trung tâm.




Hoạt động 4: Mở rộng (3 phút)



B5: Mở rộng kiến thức

- Vì sao ta nhìn thấy lá cây có màu xanh?

TL: Ánh sáng trắng gồm dãy ánh sáng cầu vồng (đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm tìm), tuy nhiên, các màu đỏ, cam, vàng, lam, chàm, tím đều được lá hấp thụ chỉ có ánh sáng xanh lục là được phản xạ lại mắt ta, nên ta thấy lá cây có màu lục.

-Ánh sáng mỗi màu đầu có bước sóng riêng, trong đó,

ánh sáng xanh tím và anh sáng đỏ là có bước sóng phù hợp nhất cho quang hợp.




V. Củng cố:

GV yêu cầu làm bài tập sau ở nhà và gửi kết quả lại cho GV vào tiết học sau:



Hình 1 Các bước thực hiện thí nghiệm Để xác định sản phẩm của quá 1


Hình 1. Các bước thực hiện thí nghiệm


Để xác định sản phẩm của quá trình quang hợp ở thực vật. Bạn An đã làm thi nghiệm với các bước như hình 1.

Hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Thí nghiệm bạn An thực hiện chứng minh điều gì?

A. Tinh bột chuyển màu xanh khi cho vào dung dịch iot.

B. Cây quang hợp tạo ra tinh bột ngoài ánh sáng.

C. Quang hợp tạo ra oxi và hấp thụ cacbonic.

D. Cồn phân hủy tinh bột trong lá.

Câu 2: Vì sao có sự khác nhau về màu sắc trên lá sau khi thử iot?

A. Những phần lá bịt kín bị tổn thương nên cho màu sắc khác nhau.

B. Phần lá bị bị kín không quang hợp, không tạo được cacbohidrat nên không chuyển màu xanh tím khi gặp iot.

C. Do quang hợp chỉ tích lũy sản phẩm tải một số phần nhất định trên lá.

D. Không có ý kiến nào đúng

Câu 3: Vì sao phải để cây trong tối 2 ngày trước khi thực hiện thí nghiệm?

A. Để cây có thể tích lũy đủ các nguyên liệu cho quá trình quang hợp.

B. Để lá không tạo tinh bột mới và sử dụng hết lượng cacbohidrat có sẵn trong lá.

C. Không có ý nghĩa gì cả.

D. Để lá nhạy cảm với ánh sáng hơn khi thực hiện thí nghiệm.

VI. Hướng dẫn về nhà:

Đọc mục ghi nhớ; Đọc phần Em có biết; Chuẩn bị bài mới.


HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC THỰC NGHIỆM VÀ SAU THỰC NGHIỆM


ĐỀ KIỂM TRA TRƯỚC THỰC NGHIỆM


1. Trong kế hoạch bài dạy “Quang hợp ở thực vật” - (chương trình Sinh học lớp 11).

a. Hoạt động ĐGQT trong bài: Hoạt động 1. Các em biết gì về quang hợp?

- Mục đích ĐG: Thu thập thông tin về kiến thức đã có của HS về quang hợp, từ đó GV điều chỉnh cách dạy phù hợp (nội dung nào cần nhấn mạnh, nội dung nào có thể giới thiệu sơ lược).

- Mục tiêu ĐG: Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật; Liệt kê được các đặc điểm của quá trình quang hợp.

- Phương pháp thu thập: Phương pháp viết/ kĩ thuật động não viết

- Công cụ ĐG: câu hỏi “Quang hợp là gì”, phương tiện hỗ trợ là phiếu giấy. (GgV sử dụng rubric đo lường KN ĐGQT để đánh giá mức độ đạt được của nhóm KN lập kế hoạch ĐGQT)

2. Những TTPH từ bài tập và cách sử dụng TTPH:

* Bài tập được sử dụng nhằm thu thập thông tin:

- KN quan sát và phân tích hình ảnh để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

- Mức độ đạt được mục tiêu kiến thức ở mức hiểu về đặc điểm của quá trình quang hợp.

- Những kiến thức nhầm lẫn của HS về đặc điểm của quá trình quang hợp (vai trò của ánh sáng trong quang hợp, sản phẩm quang hợp)

- Biểu hiện năng lực giải quyết vấn đề: phát hiện vấn đề trong thí nghiệm (câu 1), giải thích được vấn đề (câu 2, câu 3)

* Cách sử dụng TTPH thu được:

+ GV chính xác hóa những kiến thức HS còn nhầm lẫn về đặc điểm của quá trình quang hợp.

Xem tất cả 187 trang.

Ngày đăng: 11/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí