Mức Độ Nhận Biết Của Dn Về Các Rào Cản Kỹ Thuật Trong Hoạt Động Xuất Khẩu Trên Các Thị Trường Chính


làm việc kiêm nhiệm, công việc mới nên nhiều khi còn lung túng trong việc triển khai các nghiệp vụ cụ thể.

Thứ ba, sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN từ Trung ương đến địa phương, còn nhiều bất cập. Rất nhiều DN không hài lòng với sự hỗ trợ, phối kết hợp của chính quyền địa phương nơi DN hoạt động. Do đó, nhiều khi những văn bản, hướng dẫn, các thông tin đến DN không kịp thời và việc triển khai của DN gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là điểm yếu trong quản lý nhà nước từ nhiều năm qua.

- Đối với các DNDM Việt Nam

Một là, mặc dù nhận thức của các DN đã nâng lên đáng kể song vẫn còn nhiều bất cập. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, bên cạnh những doanh nghiệp đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu các quy định của các thị trường nhập khẩu thì vẫn còn nhiều DN chưa thật quan tâm, nhất là các doanh nghiệp nhỏ. Các chuyên gia của Viện Dệt may, và Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cho biết, có doanh nghiệp thậm chí không biết rào cản kỹ thuật là gì. Điều này sẽ là bất lợi rất lớn khi DN muốn mở rộng thị trường hoặc chia sẻ rủi ro trong xuất khẩu. Kết quả tổng hợp tại bảng 2.6 cho thấy còn nhiều DN chưa thực sự nhận biết rõ về RCKT của các nước nhập khẩu chính. Có tới 53,4% số DN được khảo sát nhận biết ở mức thấp và trung bình về RCKT của thị trường Hoa Kỳ, tỷ lệ này đối với thị trường EU là trên 55,5%, đối với thị trường Nhật Bản lên tới 78,8%, v.v

Bảng 2.6: Mức độ nhận biết của DN về các rào cản kỹ thuật trong hoạt động xuất khẩu trên các thị trường chính

Mức độ Thị trường

1

2

3

4

5

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

Hoa Kỳ

8

17,8

7

15,6

9

20,0

14

31,1

7

15,6

EU

6

13,3

10

22,2

9

20,0

13

28,9

7

15,6

Nhật Bản

8

17,8

7

15,6

18

45,4

7

15,6

5

11,1

Hàn Quốc

9

20,0

5

11,1

15

33,3

11

24,4

5

11,1

Thị trường khác

8

17,8

14

22,2

11

24,4

11

24,4

1

2,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của Việt Nam - 15

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát doanh nghiệp của tác giả


Ghi chú: SL là số lượng DN; TL là tỷ lệ trên tổng số 45 DN (%); 1 là mức độ nhận biết thấp nhất; 5 là mức độ nhận biết cao nhất

Hai là, năng lực đáp ứng RCKT của các nước nhập khẩu của các DNDM Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.

Ngày nay, yêu cầu của các nước nhập khẩu càng trở lên khắt khe nhưng tiềm lực của các DN thì hạn chế nên DN đã và đang gặp khó khăn về nhiều phương diện. Bảng tổng hợp 2.7 cho thấy mức độ khó khăn của các DN tập trung chủ yếu ở mức điểm trung bình (từ 20% đến 44,4%). Có 42,2% DN cho rằng họ bị thiếu về kỹ thuật ở mức khá cao, đây có lẽ là vấn đề nan giải nhất hiện nay. Trong khi cách đây vài năm, các DN cho rằng thiếu kinh phí là khó khăn lớn nhất thì hiện nay chỉ có 33,3% cho rằng họ thiếu kinh phí ở mức khá. Một số DN lớn đánh giá thiếu nhân lực để xử lý các vấn đề liên quan đến quy định, tiêu chuẩn Việt Nam chưa phù hợp với tiêu chuẩn thế giới, cơ chế chính sách chưa chặt chẽ là khó khăn lớn nhất.

Bảng 2.7: Mức độ khó khăn của DN trong việc đáp ứng các RCKT


Mức độ khó khăn

1

2

3

4

5

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

Thiếu thông tin

7

15,6

6

13,3

20

44,4

7

15,6

5

11,1

Thiếu kinh phí

2

4,4

9

20,0

15

33,3

12

26,7

7

15,6

Thiếu kỹ thuật

2

4,4

9

20,0

12

26,7

19

42,2

2

4,4

Thiếu nhân lực

3

6,7

8

17,8

17

37,8

9

20,0

8

17,8

Thiếu dịch vụ

3

6,7

7

15,6

15

33,3

14

31,1

6

13,3

Thiếu đơn vị đánh giá


5


11,1


10


22,2


19


42,2


11


24,4


5


11,1

Tiêu chuẩn chưa phù hợp


2


4,4


2


4,4


19


42,2


14


31,1


8


17,8

Cơ chế, CS chưa chặt chẽ


2


4,4


5


11,1


15


33,3


15


33,3


8


17,8

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát doanh nghiệp của tác giả năm 2013


Ghi chú: SL là số lượng DN; TL là tỷ lệ trên tổng số 45 DN (%); 1 là mức độ khó khăn thấp nhất; 5 là mức độ khó khăn cao nhất

Một trong những nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng dệt may là nhu cầu của người tiêu dùng. Ở các nước phát triển, người tiêu dùng ngày càng đưa ra những quy định khắt khe hơn đối với sản phẩm, do đó mức độ khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ càng lớn. Điều này thể hiện rất rõ qua ý kiến của các doanh nghiệp (Bảng 2.8). Rất ít doanh nghiệp tự đánh giá mức độ khó khăn của các doanh nghiệp là bình thường và đa số doanh nghiệp nhỏ cho rằng họ gặp nhiều khó khăn để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là những khách hàng lớn, truyền thống của Việt Nam. Điều đó chứng tỏ quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực vượt rào cản. Các doanh nghiệp lớn sẽ có nhiều nguồn lực để vượt rào cản kỹ thuật hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ (trong khi ở Việt Nam có đến 80% các DNVVN)

Bảng 2.8: Mức độ khó khăn mà DN phải đối mặt với các rào cản kỹ thuật trên một số thị trường chủ yếu

Mức độ Thị trường

1

2

3

4

5

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

Hoa Kỳ

2

4,4

5

11,0

7

15,5

14

31,1

17

37,8

EU

0

0,0

6

13,3

10

22,2

23

51,2

6

13,3

Nhật Bản

2

4,4

2

4,4

19

42,2

16

35,5

6

13,3

Hàn Quốc

6

13,3

15

33,3

18

40

5

11,0

0

0,0

Thị trường khác

2

4,4

2

4,4

3

6,7

4

8,9

0

0,0

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát doanh nghiệp của tác giả năm 2013

Ghi chú: SL là số lượng DN; TL là tỷ lệ trên tổng số 45 DN (%); 1 là mức độ khó khăn thấp nhất; 5 là mức độ khó khăn cao nhất

Thực tế cho thấy, rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu hàng dệt may ngày càng cao hơn, chặt chẽ hơn. Các DN đã phải nỗ lực hết mình để giữ thị trường, nhất là các DN tư nhân, công ty cổ phần. Do đó, khi được hỏi về mức độ


đáp ứng các RCKT, nhiều DN cho rằng họ chỉ đáp ứng được ở mức độ trung bình và thấp (Bảng 2.9).

Bảng 2.9: Mức độ đáp ứng của DN đối với rào cản kỹ thuật



Mức độ

Quy định

Rất thấp

Thấp

Trung bình

Tốt

Rất tốt

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

Tiêu chuẩn về quản lý chất lượng

1

2

9

20

19

42

10

22

4

9

Quy định về an toàn cho người sử dụng


0


0


7


16


19


42


13


29


6


13

Tiêu chuẩn về quản lý môi trường

1

2

7

16

25

56

10

22

2

4

Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội

1

2

6

13

20

44

14

31

4

9

Quy định về ghi nhãn hàng DM

1

2

7

16

13

29

18

40

6

13

Quy định về nguồn gốc xuất xứ

1

2

3

7

25

56

8

18

8

18

Các quy định khác (xin ghi rõ):………

2

4

10

22

14

31

15

33

4

9

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát doanh nghiệp của tác giả 2013 Ghi chú: SL là số lượng DN; TL là tỷ lệ trên tổng số 45 DN (%)

Về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm: Chất lượng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều cải tiến nhưng chưa hoàn toàn đạt yêu cầu, đặc biệt là đối với ngành dệt. Quy chế kiểm tra chất lượng còn chưa chặt chẽ, tình trạng xuất hàng kém chất lượng gây mất uy tín vẫn còn tồn tại. Cho đến nay vẫn chưa nhiều doanh nghiệp đăng ký áp dụng ISO trong quản lý chất lượng và có ít doanh ngiệp được cấp chứng chỉ. Số liệu điều tra cũng cho thấy, số DN đạt tiêu chuẩn chất lượng cao còn thấp (21%)

Về các qui định về tính an toàn của sản phẩm: Kết quả điều tra cũng cho thấy mức độ đáp ứng của tiêu chuẩn này ở mức trung bình chiếm tỷ lệ cao. Ngoài ra, theo Viện Kinh tế Kỹ thuật Dệt May, phần lớn các thiết bị nghiên cứu, thử


nghiệm chất lượng hàng dệt may được đầu tư từ những năm 90, nay đã cũ và lạc hậu. Hiện nay Việt Nam chưa có các phòng thí nghiệm sinh thái đủ tiêu chuẩn để cấp chứng chỉ an toàn cho hàng xuất khẩu và kiểm tra các loại hàng hoá, bảo đảm an toàn cho người sử dụng tại Việt Nam cũng như tại thị trường nhập khẩu. Vì thế, việc cấp chứng chỉ này cho hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam phải thông qua phòng thí nghiệm của thị trường nước nhập khẩu. Việc này gây không ít khó khăn về thủ tục, chi phí cũng như thời gian cho doanh nghiệp Việt Nam.

Ngày 10/10/2010 tại TP.HCM đã diễn ra Hội nghị quốc tế về an toàn sản phẩm và các chất bị hạn chế đối với mặt hàng dệt may và giày dép nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Hội nghị này đã trang bị cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu nội dung qui định về tính an toàn sản phẩm của Hoa Kỳ, định hướng cho các doanh nghiệp về chất lượng cần đạt được của sản phẩm. Hội nghị này là thật sự cần thiết trong bối cảnh các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn còn lúng túng và chưa thích nghi được với các qui định mới của Hoa Kỳ về tính an toàn của sản phẩm.

Mặc dù sản phẩm áo, váy của trẻ em có dây thắt ở khu vực cổ đã bị Hoa Kỳ cấm từ lâu nhưng trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp dệt may vẫn chưa chú ý đến việc kiểm soát chặt chẽ các mẫu thiết kế dẫn tới vẫn sản xuất các loại sản phẩm này và không thể xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu lại được đem bán trong nước vì tiêu chuẩn an toàn về sản phẩm dệt may của Việt Nam còn thấp và ý thức của người dân với tính an toàn của sản phẩm dệt may chưa cao. Hàng không xuất khẩu được phải bán với giá rẻ hơn gây thiệt hại không ít cho doanh nghiêp. Ngoài ra, hàng dệt may Việt Nam còn khó khăn trong đáp ứng yêu cầu về nồng độ chì trong sản phẩm. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do chất nhuộm vải và nguyên liệu sợi, vải, phụ liệu nhập khẩu của Việt Nam chưa đạt yêu cầu. Dù đã cố gắng tự chủ về nguyên liệu nhưng đến năm 2010, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu đến hơn 60% nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ và một số nước khác. Các nguyên liệu này khi nhập khẩu lại chỉ đáp ứng được tiêu chuẩn của Việt Nam dẫn đến khi đuợc gia công thành sản phẩm thì nồng độ các chất độc hại trong hàng may mặc vượt xa mức cho phép của Hoa Kỳ và không được phép nhập khẩu. Hơn thế nữa, với các phòng thí nghiệm đã cực kì lạc hậu như hiện


nay, Việt Nam không thể xác định chính xác nồng độ các chất độc hại trong sản phẩm với độ chính xác vô cùng khắt khe theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. Quá trình hậu kiểm của các doanh nghiệp dệt may cũng còn nhiều thiếu sót, ở một số khâu còn qua loa, chưa chú trọng nên để lọt các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Về đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường: Tình trạng các xí nghiệp trong dây chuyền nhuộm hoàn tất vẫn sử dụng chất phụ trợ, chất nhuộm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động và môi trường thậm chí là người sử dụng sản phẩm. Nghiêm trọng nhất là trong quá trình hồ sợi, do sử dụng nhiều hoá chất độc hại nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước, tăng lượng COD trong nước thải khó xử lí vi sinh. Kỹ thuật giảm trọng Polieste bông kiềm làm sản sinh luợng terephtalat trong nước thải đến 5-6 lần. Với tình trạng ô nhiễm này, doanh nghiệp cần đầu tư nhiều kinh phí cho việc xử lí môi trường và khó có thể đạt được chứng chỉ đạt chuẩn.

Về việc đáp ứng các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, theo báo cáo của Tập đoàn DMVN Vinatex, hiện nay, mới chỉ có một lượng nhỏ DN ở Việt Nam có được chứng chỉ SA8000. Đến hết năm 2009, mới có 47 doanh nghiệp Việt Nam đạt tiêu chuẩn này như công ty Dệt may Việt Thắng, Công ty Xuất nhập khẩu dệt may Việt Tiến, Castrol Vietnam, Legamex...Trong đó có 35 doanh nghiệp thuộc khối dệt may. Tuy nhiên nếu đối chiếu theo các tiêu chuẩn của chứng chỉ này thì phải có đến 1000 doanh nghiệp đạt yêu cầu. Theo ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam, lí do của tình trạng này là vì trong thời gian đầu khi hệ thống tiêu chuẩn này phổ biến ở Việt Nam các doanh nghiệp rất “hăm hở”, vì cho rằng nó là quy chuẩn quốc tế nên sẽ được khách hàng chấp nhận. Nhưng thực tế, theo ông Ân thì mỗi khách hàng lại chọn cho mình một tổ chức giám định riêng, nên doanh nghiệp dù có chứng chỉ SA 8000 hay không thì vẫn bị giám định, trong khi “thực ra hệ thống tiêu chuẩn không khác nhau nhiều, chỉ thêm 1 đến 2 yêu cầu nữa”. Đó là lý do chính khiến các doanh nghiệp chưa thật sự thấy cần thiết có chứng chỉ này. Trong khi đó, doanh nghiệp lại gặp khó khăn vì mỗi khách hàng kiểm tra một lần, khiến doanh nghiệp mất thời gian chuẩn bị. Trong thời gian qua, Tập đoàn dệt may


Việt Nam đã có đề xuất với các hiệp hội ngành nghề các nước, để thống nhất một tổ chức giám định, nhưng kiến nghị này chưa được đồng ý. Hiện nay có nhiều luồng ý kiến về sự cần thiết của chứng chỉ SA8000, có doanh nghiệp, điển hình như Công ty may Sài Gòn cho rằng việc có được cấp chứng chỉ này hay không, không quan trọng. Thường thì doanh nghiệp tìm cách có chứng chỉ để tăng uy tín thương hiệu, còn thực chất là doanh nghiệp vẫn phải đối diện với việc đánh giá của từng khách hàng. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng không muốn chi trả chi phí đánh giá, chi phí thực hiện những thay đổi để áp dụng SA 8000, trong khi việc này không mang lại hiệu quả thiết thực.

Về đáp ứng các quy định ghi nhãn hàng dệt may: Hiện nay các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã cơ bản nắm bắt được các tiêu chuẩn đặc biệt là tiêu chuẩn về nhãn mác của hàng dệt, len và lông thú. Nhãn mác hàng dệt may Việt Nam đã đáp ứng được qui chuẩn của nhãn mác như 100% hàng xuất khẩu được viết bằng tiếng Anh với kí mã hiệu theo qui chuẩn của Hoa Kỳ và thế giới. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều vướng mắc do ghi thiếu hoặc sai lệch thành phần của hàng dệt và hàng len. Tỉ lệ ghi trên nhãn mác như % cotton, spandex...tuy đã qui định rõ nhưng khi kiểm tra lại theo nhãn thì không đạt tiêu chuẩn. Đó là do khâu kiểm tra và đo lường của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn thiếu chính xác, chưa đạt tiêu chuẩn.

Khó khăn trong việc đáp ứng quy định về xuất xứ hàng dệt may: Dệt may hiện là ngành được quan tâm nhất khi VN tham gia TPP, vì đây là ngành đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu rất lớn, tạo công ăn việc làm nhiều. Thực tế có rất nhiều lo ngại cho ngành dệt may khi tham gia vào hiệp định này, mà trực tiếp là những thách thức đối với thị trường Mỹ. Như chúng ta biết, thị phần của VN xếp vị trí thứ 2 ở thị trường Mỹ nhưng vị trí này là không bền vững. Nguyên nhân là do thị phần của VN chỉ chiếm 8%, còn Trung Quốc đứng vị trí số 1 với 35-36% về thị phần, gấp 4,5 lần VN - sự chênh lệch là rất lớn. Trong khi đó, những thị trường ở vị trí thứ 3, thứ 4 cũng có 7% hoặc 6,5% thị phần, chỉ cần một sai lệch nhỏ trong định hướng chung là dệt may VN có thể mất vị trí thứ 2. Nghiêm trọng hơn, khi tham gia vào TPP, Mỹ


yêu cầu áp dụng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” là thách thức lớn đối với ngành dệt may VN. Thách thức này thể hiện ở chỗ, chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới là chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất, mua hàng đã có xu thế thiết lập tương đối ổn định chuỗi cung ứng của mình. Vì vậy, không dễ để họ dịch chuyển chuỗi cung ứng từ những nước không nằm trong TPP dịch chuyển về những nước nằm trong TPP. Chưa tính đến trường hợp các DNVN có thể lo được vốn để đẩy mạnh đầu tư vào khâu sợi, dệt, nhuộm nhưng nếu các nhà máy trên không nằm trong chuỗi cung ứng, thì khả năng tham gia và hưởng lợi từ TPP là khó đạt được. Và một dẫn chứng từ thực tế để thấy rõ thách thức này đối với ngàng dệt may VN hiện nay là khi tham gia Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Nhật Bản, VN được hưởng nguyên tắc “từ vải trở đi”. Mặc dù thông thoáng hơn cả nguyên tắc “từ sợi trở đi” của TPP nhưng trong 4 năm qua, việc thu hút đầu tư sản xuất vải cho thị trường Nhật Bản để đáp ứng được FTA thực sự không đáng kể.

Từ những hạn chế đó, các DN cho rằng mặc dù nhận thức được cần phải đáp ứng quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước nhập khẩu, nhưng do khó khăn về nhiều mặt nên họ mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ phía nhà nước và chính quyền địa phương. Đối với các DN lớn, thì mong muốn hỗ trợ nhiều hơn cả là được trợ giúp về mặt kỹ thuật, hỗ trợ kinh phí, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển các dịch vụ môi trường. Còn đối với các DN quy mô nhỏ, thì mong muốn chủ yếu là được hỗ trợ cung cấp thông tin, hỗ trợ kinh phí, đào tạo nguồn nhân lực.

2.3.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, cả bên trong và bên ngoài, trong đó nguyên nhân chủ quan có tác động rất lớn đến khả năng vượt RCKT của hàng DMXK Việt Nam mà nguyên nhân chính thuộc về tư duy, nhận thức của cả Nhà nước, các cấp các ngành và các DNXK hàng dệt may Việt Nam đối với RCKT chưa hoàn toàn mang tính tích cực và đầy đủ. Trên thực tế, Việt Nam nói chung và các DNXK nói riêng thường chỉ nhấn mạnh RCKT do các đối tác nhập khẩu luôn gây khó khăn cho mình và do đó trong thực tế chỉ tập trung nhiều hơn cho đàm phán, giải quyết khiếu kiện…mà không tích cực đổi mới, cải cách cả về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/10/2022