Các Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Xuất Khẩu Hàng Dệt May Của Công Ty Haprosimex

cách hợp lý. Công ty cần đề ra các chính sách lương, thưởng hợp lý hơn để kích thích người lao động làm việc hiệu quả hơn.‌‌

5. Máy móc thiết bị


Tiếp tục đầu tư hoàn thiện dần máy móc, thiết bị theo hướng CNH-HĐH để có khả năng sản xuất các sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao, an toàn với môi trường để có thể vượt qua những tiêu chuẩn xanh hay hàng rào xanhvà thích ứng với các thị trường khó tính nhất.

Tuy nhiên, Công ty cần tránh hiện tượng đầu tư ồ ạt tạo nên sự mất cân đối về cơ cấu, các thiết bị chuyên dụng, nhập nhiều nhưng vẫn thiếu về chủng loại. Việc nhập công nghệ, máy móc thiết bị phải được cân nhắc lựa chọn kỹ lưỡng về đặc điểm kỹ thuật cũng như các chỉ tiêu kinh tế thương mại tránh hiện tượng nhập thiết bị lạc hậu, thiết bị tân trang và giả giá đầu vào.

III. Các giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty Haprosimex

1. Tổ chức tốt công tác nghiên cứu và tiếp cận thị trường


Một chiến lược sản phẩm đúng đắn và năng động là một chiến lược dựa trên cơ sở phân tích sâu sắc thị trường. Đặc biệt để tham gia vào thị trường may mặt thế giới - là một thị trường hết sức phong phú, đa dạng, thay đổi rất nhanh về mẫu mã, kiểu mốt, chủng loại, thời gian cũng có yêu cầu ngày càng cao và tinh tế về chất lượng - thì việc nghiên cứu thi trường để luôn thích nghi với sự biến động và thay đổi của nó là việc làm cần thiết đầu tiên của công ty Haprosimex. Khi quyết định đưa một loại quần áo có sẵn hay quyết định triển khai một mốt quần áo mới vào thị trường xuất khẩu nào đó như Tây Âu, Bắc Âu hay Nhật Bản, thì điều cốt lõi để đảm bảo mặt hàng phù hợp và thích ứng được với người mua nước sở tại là phải nghiên cứu thị trường. Thông qua việc nghiên cứu thăm dò các thị trường, tìm ra các thị trường triển vọng để

xác định một cách cẩn thận biện pháp làm cho mặt hàng thích ứng với đòi hỏi của thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Nội dung chủ yếu của việc nghiên cứu thị trường may mặc xuất khẩu mà công ty Haprosimex cần hướng tới là nghiên cứu khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường

2. Các thông tin cần thu thập

Các giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Haproximex - 10


Nghiên cứu thị trường may mặc xuất khẩu cần phải thu thập những nội dung thông tin sau:

2.1. Quy mô cơ cấu của thị trường may mặc xuất khẩu


Việc xác định quy mô cơ cấu thị trường đặc biệt có ích cho dự định tham gia vào thị trường xuất khẩu hoàn toàn mới của công ty Haprosimex. Hiện nay công ty cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu vì vậy nghiên cứu nắm bắt được quy mô, tiềm năng của mọi thị trường may mặc thế giới là điều cực kỳ quan trọng. Trên cơ sở nắm được quy mô, cơ cấu của mỗi thị trường, công ty Haprosimex có thể đề ra các biện pháp đồng bộ để khai thác triệt để mọi lợi thế của ta ở mỗi thị trường, do đó sẽ mang lại sự tăng trưởng và phát triển cũng như hiệu quả to lớn cho công ty.

2.2. Nghiên cứu các nhân tố của môi trường xuất khẩu liên quan đến mặt hàng may mặc

Môi trường là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc xuất khẩu sản phẩm may mặc xuất khẩu. Khi công ty Haprosimex muốn xâm nhập vào một thị trường nước ngoài thì cần phải phân tích thị trường dưới các mặt chủ yếu sau:

2.2.1.Môi trường dân cư

Dân số, cơ cấu dân cư theo tuổi, giới tính, theo nghề nghiệp, theo vùng ảnh hưởng quan trọng đến các sản phẩm dệt may về kiểu cách, màu sắc, chất liệu vải.Ví dụ: Trẻ em với đặc điểm tâm sinh lý hiếu động thì yêu cầu sản phẩm may mặc phải rộng rãi, thoải mái, yêu cầu vệ sinh là quan trọng, song với các thiếu nữ hay thanh niên nói chung yêu cầu làm đẹp, thích thời trang, kiểu mốt phong phú là yêu cầu chủ yếu. Với người lớn tuổi lại ưa dùng sản phẩm may mặc trịnh trọng, điềm đạm. Giữa nông thôn và thành thị, giữa người lao động chân tay và lao động trí óc yêu cầu về quần áo rất khác nhau.

2.2.2. Môi trường kinh tế


Thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu tỷ lệ chi tiêu cho hàng may mặc trong tổng thu nhập quốc dân của dân cư, xu hướng thay đổi các tỷ lệ đó. Hàng may mặc vừa là hàng hoá có nhu cầu thiết yếu nhưng đồng thời lại có nhu cầu xa xỉ, khi nghiên cứu thị trường nước ngoài cần chú ý đến thu nhập của người tiêu dùng để sản xuất ra các sản phẩm có chi phí hợp lý, thoả mãn nhu cầu của từng thị trường. Ví dụ ở những nước có thu nhập như các nước Châu Phi, Mỹ la tinh và một số nước Châu Á thì họ chủ yếu quan tâm đến giá cả và độ bền của sản phẩm tức là chất liệu vải và giá cả là mối quan tâm hàng đầu. Ở những nước có thu nhập cao thì người tiêu dùng đặc biệt chú ý đến mẫu mốt, kiểu dáng, bởi vậy vòng đời sản phẩm đối với họ là rất ngắn. Chẳng hạn như thị trường EU là thị trường dân cư có thu nhập cao, chi tiêu cho may mặc nhiều nên yêu cầu cao về kiểu mốt, mẫu mã chất lượng. Với thị trường này yêu cầu về chức năng bảo vệ của quần áo chỉ chiếm khoảng 10 - 15% còn yêu cầu về thẩm mỹ, mốt, mẫu thời trang chiếm tới 85 - 90% giá trị sử dụng. Hay như thị trường may mặc Nhật Bản là thị trường được cung cấp rất tốt, người tiêu thụ chỉ mua cái gì thích hợp với mình. Người tiêu thụ Nhật Bản quan tâm đến chất lượng là trên hết và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi mua.

2.2.3. Môi trường văn hoá xã hội

Tỷ lệ dân cư theo trình độ văn hoá, tôn giáo, phong tục tập quán, lối sống, nguyên tắc và giá trị xã hội, các yếu tố về khí hậu địa lý sẽ ảnh hưởng đến các sản phẩm may mặc xuất khẩu. Sản phẩm may mặc không chỉ đơn thuần để đáp ứng nhu cầu bảo vệ (nhu cầu cơ bản, cấp thấp) mà còn phải đáp ứng nhu cầu làm đẹp, nhu cầu nâng cao địa vị, phẩm chất, đặc tính con người. Nói cách khác nó liên quan chặt chẽ tới yếu tố tinh thần của con người, nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ văn hoá, tôn giáo, phong tục tập quán, lối sống, nguyên tắc và giá trị xã hội của mỗi dân tộc.

Các nhu cầu đó thường được thể hiện qua một số các yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm may mặc nhằm thực hiện cả hai chức năng cơ bản của sản phẩm may mặc là bảo vệ và làm đẹp như:

- Yếu tố về nguyên liệu: Về nguyên liệu chính (các loại vải dệt kim, dệt thoi) và các phụ liệu (mex, đệm, túi, khoá, khuy, cúc, chỉ), sản xuất mặt hàng may mặc nào đó thì yêu cầu của thị trường mỗi nước cũng thay đổi tuỳ theo sở thích tập quán của người tiêu dùng cũng như điều kiện địa lý của mỗi nước. Với các nước Châu Âu, các nước công nghiệp phát triển, nam giới rất thích các loại áo sơ mi làm từ vải bông 100% vì loại vải này có tính vệ sinh cao, khả năng thấm mồ hôi tốt. Nó thích hợp cho việc tạo ra những nét khoẻ khoắn của các bộ quần áo du lịch, dã ngoại của thanh niên. Như quần Jeans là loại quần áo được ưa chuộng đối với thanh niên ở hầu hết trên thế giới, đều làm từ vải 100% sợi bông. Ngược lại nam giới ở một số nước lại ưa chuộng áo sơ mi sợi bông pha sợi tổng hợp ở các tỉ lệ khác nhau.

- Kiểu dáng kích thước: Yếu tố này ngoài việc phụ thuộc vào đặc điểm về tập quán, lối sống, đặc điểm nhân trắc còn phụ thuộc vào từng loại, từng kiểu mốt quần áo. Những sự khác biệt về đặc điểm nhân trắc học của mỗi dân tộc khác nhau trên thế giới là yếu tố cực kỳ quan trọng trong nghiên cứu thị trường may mặc xuất khẩu để có thể thiết kế, sản xuất ra các sản phẩm may

mặc có cỡ số phù hợp với người tiêu dùng ở mỗi nước, ví dụ người Châu Âu thì phải có kích cỡ lớn hơn người Châu Á.

Kiểu dáng cũng phụ thuộc vào tập quán, sở thích, phong cách ở từng thị trường. Nó luôn luôn thay đổi, biến động theo thời gian. Do vậy nghiên cứu thị trường may mặc xuất khẩu cũng phải dự đoán được cả xu hướng thay đổi để đưa ra sản phẩm thích hợp. Ví dụ với thị trường Nhật Bản ưa chuộng quần áo có kiểu đơn giản, không cầu kỳ nhưng lịch sự và sang trọng. Sự ưa chuộng này khá bền vững và ổn định trong thị trường may mặc Nhật Bản. Ngược lại người tiêu dùng ở các thị trường Tây Âu ưa sự tinh vi cầu kỳ và mang tính nghệ thuật cao trong các sản phẩm may mặc và sự biến động của các yếu tố này rất nhanh.

Sở thích của con người đối với sản phẩm may mặc chịu ảnh hưởng của lối sống các tầng lớp dân cư trong xã hội, do đó công ty Haprosimex khi nghiên cứu phân tích thị trường may mặc phải càng chú ý phân khu thị trường của mình dựa trên lối sống của khách hàng.

- Yếu tố màu sắc: Đặc biệt đối với sản phẩm may mặc, giữa các nước hoặc các đoạn thị trường của mỗi nước có sự khác nhau quan trọng về sở thích màu sắc. Màu sắc là yếu tố quan trọng tạo nên giá trị thẩm mỹ của sản phẩm may mặc. Nó còn phụ thuộc vào từng loại, từng kiểu mốt quần áo nhất định. Hơn nữa, sự ưa chuộng về màu sắc trong trang phục cũng thay đổi rất nhanh, có thể từng mùa, từng năm hoặc nhanh hơn thế. Vấn đề là muốn xuất khẩu sản phẩm may mặc phải nắm bắt được những sở thích, thị hiếu cũng như xu hướng thay đổi về sở thích thị hiếu màu sắc của mỗi thị trường, mỗi nước để làm ra các sản phẩm thích nghi với từng thị trường xuất khẩu.

Các yếu tố nguyên liệu, kích thước, kiểu dáng, màu sắc là những yếu tố quan trọng tạo nên giá trị sử dụng, đặc biệt là giá trị thẩm mỹ của sản phẩm may mặc. Trong nghiên cứu thị trường may mặc xuất khẩu, cần tìm hiểu một cách cặn kẽ, cụ thể các đặc điểm đó cũng như dự đoán được xu hướng của nó

để thiết kế, sản xuất các loại sản phẩm may mặc phù hợp với mỗi thị trường xuất khẩu. Sản phẩm của công ty có bán được hay không? Giá cao hay giá thấp? Khối lượng đặt hàng nhiều hay ít phụ thuộc vào yếu tố này của thị trường.

2.2.4. Môi trường luật pháp


Khi có ý định hay trước khi quyết định xuất khẩu sản phẩm của công ty Haprosimex sang thị trường nước nào thì trước hết phải tìm hiểu quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước, sau đó cần nắm vững những quy định, luật lệ của nước sở tại để đảm bảo cho quá trình xuất khẩu đượ trôi chảy, không gây tổn thất cho doanh nghiệp. Ví dụ như Mỹ đưa ra các quy định rất nghiên ngặt về lắp và dán nhãn, đóng dấu, gắn thẻ lai lịch và gắn nhãn có kèm những thông tin về tên gọi tổng quát (tên chung) của sản phẩm và tỷ lệ trọng lượng các loại sợi cấu thành sản phẩm, tên của nhà sản xuất, tên quốc gia nơi chế biến gia công. Nắm được những quy định này của Mỹ, công ty Haprosimex nên lưu ý đến những quy định về nhãn hiệu, tên hàng và bản quyền vì bất cứ sự vi phạm nào cũng dẫn đến việc hàng hoá bị tịch thu; tránh những thiếu sót trong chứng từ có thể dẫn đến việc bị quy là gian lận thương mại vì lỗi này có thể bị các hình phạt nghiêm khắc theo luật pháp của Mỹ.

Đối với thị trường Nhật Bản công ty Haprosimex cũng cần phải nghiên cứu các đạo luật của Nhật Bản như cấm nhập khẩu các sản phẩm có nhãn mác mập mờ, giả mạo về xuất xứ, quy định các sản phẩm gia dụng phải tuân thủ các tiêu chuẩn về mức độ cho phép đối với các chất gây nguy hiểm cho da, luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hoá đòi hỏi các sản phẩm quần áo đều phải dãn nhãn, trên nhãn phải ghi rõ thành phần của vải và các biện pháp bảo vệ sản phẩm thích hợp. Nắm được những quy định này công ty Haprosimex sẽ đưa ra những sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu.

2.2.5. Môi trường cạnh tranh

Những thông tin này giúp các công ty thích ứng được với môi trường cạnh tranh nghiệt ngã của thị trường thế giới. Ngoài các thông tin về chiến lược sản phẩm, kênh phân phối, giá cả công ty Haprosimex còn có thể học hỏi được từ các đối thủ cạnh tranh, từ đó đưa ra những chính sách hợp lý.

Trong điều kiện còn eo hẹp về kinh phí dành cho nghiên cứu thị trường công ty Haprosimex có thể lấy thông tin từ các đơn vị đầu ngành, đơn vị có kinh nghiệm, các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán, các tổ chức xúc tiến mậu dịch, nếu thuận lợi hơn công ty Haprosimex nên thiết lập văn phòng đại diện, các chi nhánh ở thị trường tiêu thụ lớn để thu thập được các thông tin sơ cấp bởi các thông tin này không phải là bất biến, nó luôn luôn thay đổi mà điều quan trọng trong nghiên cứu thị trường là phải nắm bắt kịp thời cũng như dự báo được xu hướng của các thông tin đó.

2.3. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu


Hiện nay công ty chủ yếu xuất khẩu sang 2 thị trường chính là EU và Mỹ, tổng kim ngạch xuất khẩu của hai thị trường này luôn trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty. Tuy rằng đây là hai thị trường lớn nhưng nếu công ty tập trung vào hai thị trường này thì rủi ro sẽ rất cao nếu phía Mỹ hay EU áp dụng các biện pháp chống bán phá giá thì toàn ngành dệt may Việt Nam nói chung và công ty Haprosimex nói riêng sẽ bị thiệt hại nặng nề. Vì vậy trong giai đoạn hiện nay nhu cầu cần phải đa dạng hóa thị trường trở nên bức thiết với công ty hơn bao giờ hết. Công ty cần phải duy trì các thị trường vốn là thế mạnh của mình, ngoài ra cần phải phát triển thêm các thị trường mới. Công ty mở rộng thêm nhiều thị trường bằng cách tham gia vào các hội chợ triển lãm, các cuộc giao lưu, tìm hiểu cơ hội ở các thị trường mới. Trong tương lai, công ty dự định vẫn duy trì thế mạnh của 2 thị trường chính của công ty là Eu và Mỹ. Ngoài ra Nhật Bản là thị trường mà công ty đã nghiên cứu kỹ và dự định sẽ tập trung xúc tiến xuất khẩu hàng dệt may sang

thị trường này. Đồng thời công ty cũng đang tìm hiểu các cơ hội mới trên thị trường Hàn Quốc, Séc, Nga....và lập các kế hoạch chi tiết và cụ thể nhằm thâm nhập hiệu quả hơn vào các thị trường này.

2.3.1. Chiến lược thâm nhập thị trường EU


EU là một thị trường rộng lớn, với tổng số dân là 456 triệu người. Thị trường EU thống nhất cho phép tự do lưu chuyển sức lao động, hàng hoá, dịch vụ và vốn giữa các nước thành viên. EU gồm 27 thị trường quốc gia, mỗi thị trường lại có những đặc điểm tiêu dùng riêng. Do vậy có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá. Có những loại hàng hoá rất được ưa chuộng ở thị trường Pháp, Italy, Bỉ nhưng lại không được người tiêu dùng Anh, Ailen, Đan Mạch và Đức đón chào. Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thị trường tiêu dùng giữa các thị trường quốc gia trong khối EU, nhưng 27 nước thành viên đều là những quốc gia chủ yếu nằm ở khu vực Tây và Bắc Âu nên có những điểm tương đồng về kinh tế và văn hoá. Trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nước thành viên khá đồng đều, cho nên người dân thuộc khối EU có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng. Người tiêu dùng EU thích sử dụng và quen tiêu dùng hàng may mặc như sau: người dân áo, Đức và Hà Lan chỉ mua hàng may mặc và giày dép không có chất nhuộm có nguồn gốc hữu cơ (Azo-dyes). Khách hàng EU đặc biệt chỉ quan tâm tới chất lượng và thời trang của hai loại sản phẩm này. Nhiều khi yếu tố thời trang lại mang tính quyết định cao hơn nhiều so với giá cả. Đối với mặt hàng này, nhu cầu thay đổi nhanh chóng, đặc biệt về mẫu mã.

Người tiêu dùng châu Âu có sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới. Họ cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời, cho nên dùng những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an tâm về chất lượng và an toàn cho

Ngày đăng: 30/04/2022