Các Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Xuất Khẩu Hàng Dệt May Của Công Ty Haprosimex.‌‌

được công ty còn tồn tại một số mặt hạn chế sau:


Thứ nhất: Công tác tổ chức tạo nguồn hàng chưa tốt dẫn đến việc thiếu nguyên liệu, phải mua với giá cao làm tăng chi phí đầu vào. Do thiếu nguyên liệu, các nhà máy sản xuất không hết công xuất gây lãng phí trong sản xuất cũng làm tăng chi phí.

Chất lượng lao động của công ty không cao đồng thời ý thức của người lao động chưa cao dẫn đến làm việc kém hiệu quả, năng xuất lao động thấp, tỉ lệ sản phẩm sai hỏng cao gây lãng phí nguyên nhiên liệu làm tăng chi phí. Trình độ quản lý và tay nghề của đa phần các cán bộ công nhân viên còn thấp và không đồng đều dẫn đến năng suất lao động thấp. Nên mặc dù chi phí cho một lao động sản xuất hàng dệt may của công ty thấp nhưng hiệu quả lao động lại không cao do đó chi phí sản xuất cao và dẫn đến giá hàng dệt may của công ty đưa ra trên thị trường xuất khẩu so với giá của Trung Quốc vẫn còn một khoảng cách lớn.

Thứ hai: Công tác nghiên cứu, quản lý thị trường chưa được quan tâm đầy đủ, chưa có những cải tiến đáng kể về công nghệ sản xuất, đầu tư cho hoạt động khuếch trương sản phẩm.

Hiện nay, công ty chưa xây dựng được các đại lý tại thị trường nước ngoài. Công tác tiêu thụ hàng thông qua những đại lý nhập khẩu tại các thị trường nhập khẩu. Do đó, công ty cũng không có được các tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để tiếp nhận những thông tin về sản phẩm của mình.

Công tác xúc tiến bán hàng như quảng cáo, khuyến mại tại thị trường nước ngoài lại càng không có do điều kiện về địa lý cũng như khả năng tài chính. Do vậy, công ty chưa tạo được một hình ảnh về sản phẩm của mình trong suy nghĩ của người tiêu dùng nước ngoài. Công tác marketing, xúc tiến thương mại để giới thiệu sản phẩm và nâng cao hình ảnh của công ty trên thị

trường xuất khẩu chưa đủ sức mạnh. Các biện pháp mà công ty đang áp dụng chủ yếu là gián tiếp qua các phương tiện sách báo, tạp chí, Catalo, Internet, các biện pháp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thông qua các hội chợ triển lãm hay các cuộc gặp gỡ trực tiếp còn rất ít. Công ty cũng chưa tự tạo dựng cho mình một thương hiệu quốc tế và giới thiệu nó ra thị trường xuất khẩu nên khó khăn cho công tác tiếp thị sản phẩm.

Thứ ba: Giá thành sản phẩm còn cao, khả năng cạnh tranh về giá cả công ty so với các đối thủ trong và ngoài nước còn yếu. Công ty không chủ động được trong khâu nguyên liệu làm cho giá của sản phẩm tăng lên mà chất lượng lại không cao. Phần lớn các nguyên liệu của công ty phải nhập từ các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Hồng Kông. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguyên liệu đầu vào. Vì vậy, mà các sản phẩm sản xuất ra và xuất khẩu chất lượng không ổn định chưa kể giá thành sản phẩm sẽ bị đẩy lên cao.

Thứ tư: Hạn chế về sản phẩm và chất lượng sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


Chất lượng sản phẩm của công ty vẫn còn có một khoảng cách đáng kể để có thể cạnh tranh được với sản phẩm của Trung Quốc hay các quốc gia khác. Mặc dù sản phẩm của công ty đã đạt được tiêu chuẩn ISO 9002, nhưng các đối thủ đã áp dụng hoặc bắt đầu áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 về đảm bảo môi trường. Điều này có thể làm giảm sức cạnh tranh về sản phẩm may mặc của công ty trong thời gian tới nếu công ty không đuổi theo họ.

Các giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Haproximex - 8

Công ty chưa đầu tư đúng mức tới khâu quan trọng đó là khâu thiết kế, kiểu dáng vẫn còn đơn điệu, mầu sắc kích cỡ chưa đa dạng phong phú chưa phù hợp với mọi lứa tuổi. Khả năng sáng tạo mẫu mốt của công ty còn yếu kém. Một sản phẩm sau khi đưa ra thị trường lại được duy trì trên thị trường trong một thời gian khá lâu. Chỉ khi nào thấy người tiêu dùng đã chán sản phẩm đó doanh nghiệp mới thôi không sản xuất nữa. Công ty chưa nắm bắt rõ

được chu kỳ sống của sản phẩm.


Do vậy hoạt động xuất khẩu chủ yếu của công ty là do phía bạn hàng đặt hàng ( mẫu đối mẫu ) mà chưa có mặt hàng chào hàng chủ động.

Cơ cấu sản phẩm chưa đa dạng, công ty chưa có nhiều loại sản phẩm cao cấp phục vụ cho các đối tượng có thu nhập cao ở những nước phát triển, đây là đoạn thị trường mà công ty còn bỏ trống.

Chất lượng sản phẩm mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn thấp và chưa tạo được sức cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại mặc dù công nghệ sản xuất đã có nhiều đổi mới. Các biện pháp mà công ty áp dụng để nâng cao sức cạnh tranh chủ yếu vẫn là giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong khi xu thế ngày nay, tương quan về giá cả và chất lượng giữa các đối thủ có xu thế ngang bằng nhau, thay vào đó người ta cạnh tranh với nhau bằng các công cụ khác như các dịch vụ bán hàng, hay sự khác biệt hoá sản phẩm của mình.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY HAPROSIMEX.‌‌


I. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty Haprosimex.

1. Cơ hội


Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Với việc gia nhập WTO chúng ta sẽ có cả cơ hội lẫn thách thức. WTO là tổ chức kinh tế đa phương, nhằm thúc đẩy tự do hoá thương mại, hội nhập kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Với một thiết chế tổ chức chặt chẽ, hoạt động theo 5 nguyên tắc:

- Thương mại không phân biệt đối xử.


- Tạo dựng một nền tảng ổn định cho phát triển thương mại.


- Đảm bảo thương mại ngày càng tự do thông qua đàm phán.


- Tạo môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng.


- Dành điều kiện đặc biệt cho các nước đang phát triển.


Vì vậy, trên phương diện chung khi trở thành thành viên của WTO sẽ tạo cho kinh tế Việt Nam có thế và lực trên trường quốc tế. Việt Nam sẽ có vị thế bình đẳng, được thụ hưởng các quyền lợi của một thành viên đang phát triển trong WTO, cùng các nước đang phát triển xây dựng quy định, luật lệ của WTO, hạn chế được sự áp đặt đơn phương bất bình đẳng của các nước đối với ta về kinh tế, xã hội, lao động, môi trường... Ngoài ra, chúng ta còn được tiếp cận hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại công bằng và hiệu quả của WTO. Và với đà tăng trưởng như hiện nay của Việt Nam, công ty Haprosimex đang đứng trước những cơ hội lớn nhằm tăng khả năng xuất khẩu

của công ty về cả kim ngạch lẫn quy mô thị trường. Sở dĩ, có thể khẳng định như vậy là vì:

Thứ nhất, Công ty Haprosimex sẽ mở rộng thị trường, tăng quy mô sản xuất từ đó hưởng tính lợi ích kinh tế nhờ quy mô. Khi Việt Nam gia nhập WTO, các thành viên WTO sẽ phải bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam , Hoa Kỳ và EU hiện đang là một thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty Haprosimex (chiếm hơn 50%) thị phần và hạn ngạch vào các thị trường này đã được xóa bỏ. Việc Hoa Kỳ xóa bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO trong khi Trung Quốc bị tái áp đặt hạn ngạch là cơ hội cho ngành dệt may đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong năm tới. Do không còn bị khống chế bởi hạn ngạch, và đối thủ Trung Quốc đã bị hạn chế bởi hạn ngạch. Do đó, công ty Haprosimex có nhiều cơ hội đẩy mạnh lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này. Thêm vào đó, các thị trường khác cũng sẽ không có cơ hội áp đặt hạn ngạch như đã làm trước đây, từ đó đảm bảo tính ổn định hơn cho thị trường dệt may Việt Nam nói chung và công ty Haprosimex nói riêng.

Hơn nữa, công ty sẽ giảm chi phí xuất khẩu gắn với việc phân bổ hạn ngạch, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Theo tính toán, việc phân bổ hạn ngạch dệt may theo Hiệp định ATC đã làm tăng chi phí xuất khẩu cho doanh nghiệp. Chi phí này chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí xuất khẩu của công ty Haprosimex, chi phí do hạn ngạch sinh ra đối với mặt hàng dệt xuất khẩu sang Mỹ chiếm 6.9% tổng chi phí, đối với mặt hàng may mặc vào thị trường EU là 7.1%. Cơ chế hạn ngạch làm nảy sinh những vấn đề xã hội như nạn tham nhũng, tiêu cực và sách nhiễu doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp có năng lực sản xuất và chất lượng hàng hóa tốt lại không có cơ hội xuất khẩu do không có hạn ngạch. Việc xóa bỏ hạn ngạch của các nước đối với Việt Nam sẽ góp phần giải quyết

dứt điểm tình trạng này, tạo điều kiện cho công ty cạnh tranh bình đẳng trong việc xuất khẩu hàng dệt may và góp phần nâng cao uy tín về chất lượng hàng dệt may của công ty Haprosimex trên thị trường thế giới Như vậy, khi gia nhập WTO, với việc các thành viên WTO phải bỏ hạn ngạch đối với Việt Nam, hàng dệt may xuất khẩu của công ty Haprosimex sẽ có điều kiện giảm giá xuất khẩu do không phải mất chi phí do việc cấp hạn ngạch gây ra.

Thứ hai, xuất khẩu của công ty Haprosimex sẽ không bị bó hẹp trong các Hiệp định song phương và khu vực mà sẽ có thị trường toàn cầu. Công ty Haprosimex sẽ không bị phân biệt đối xử so với doanh nghiệp và hàng hoá của các nước khác theo điều kiện đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT). Vì thế, thị trường xuất khẩu của công ty Haprosimex sẽ không ngừng mở rộng.

Thứ ba, hệ thống kinh tế - thương mại dựa trên nguyên tắc chứ không phải là sức mạnh sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh dễ dàng hơn với tất cả các nước thành viên, và công ty Haprosimex sẽ được hưởng lợi từ điều đó. WTO có cơ chế giải quyết tranh chấp tạo điều kiện để các công ty nhỏ bảo vệ được lợi ích của mình hoặc có nhiều tiếng nói hơn. Vì Việt Nam đã là thành viên của WTO thì vụ kiện chống bán phá giá như cá tra và cá basa hoặc bán phá giá hàng dệt may có thể kiện lên WTO để giải quyết; khi đó các phán quyết có thể công bằng hơn so với phán quyết đơn phương của Hoa Kỳ như vừa qua.

Thứ tư, tham gia WTO sẽ góp phần làm cho hệ thống chính sách, pháp luật của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và phù hợp với thông lệ quốc tế hơn. Theo nguyên tắc minh bạch hóa chính sách, trong quá trình gia nhập WTO, Việt Nam phải minh bạch hoá toàn bộ các chính sách liên quan đến thương mại của mình và thông báo các kế hoạch hành động để tuân thủ dần dần các nguyên tắc của WTO. Thông qua quá trình này, khuôn khổ pháp lý của Việt

Nam về ngành dệt may sẽ minh bạch hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh yên tâm đầu tư và làm ăn với các doanh nghiệp Việt Nam. Qua đó, công ty Haprosimex sẽ tăng cơ hội thu hút vốn, công nghệ, học hỏi kinh nghiệm quản lý và gia tăng thương mại đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu .

Nói như vậy, không có nghĩa là việc trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ mở ra một thị trường “lý tưởng” cho thương mại của Việt Nam nói chung và xuất khẩu của công ty Haprosimex nói riêng mà trên thực tế, sẽ có không ít những thách thức mà cả nền kinh tế và cả công ty Haprosimex phải đối mặt khi tham gia tổ chức này.

2. Thách thức


Khi Việt Nam đã là thành viên chính thức, nền kinh tế cũng đứng trước những thách thức lớn. Cụ thể là:

Thứ nhất, công ty Haprosimex sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Các doanh nghiệp Việt Nam để bán được nhiều sản phẩm dễ dẫn tới việc hạ giá thành xuống, làm thiệt hại đến lợi ích doanh nghiệp và giảm lương người lao động; nhưng khi doanh nghiệp tự ý hạ giá lại vấp vào vấn đề cạnh tranh với hàng của Hoa Kỳ sản xuất trong nước. Vụ kiện cá tra, cá basa của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và một loạt những vụ kiện chống bán phá giá mà các thành viên phát triển thường áp dụng với các thành viên đang phát triển cho thấy một thực tế là hàng xuất khẩu từ các thành viên đang phát triển, bao gồm cả hàng dệt may Việt nam có nhiều nguy cơ bị các thành viên phát triển như Hoa Kỳ, EU... áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Đặc biệt, dệt may là mặt hàng mà Việt Nam rất có ưu thế về giá, cho nên nguy cơ này có khả năng cao. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của công ty nhưng nguy cơ và rủi ro đem lại từ thị trường này rất cao. Chính phủ Mỹ cam kết sẽ áp

dụng chế độ theo dõi đặc biệt đối với ngành dệt may Việt Nam và áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Khi áp dụng biện pháp này, thì tất cả các nhà nhập khẩu của Mỹ công bố rằng, đây là "một quả bom nổ chậm", bởi việc làm ăn của họ sẽ gặp phải nhiều rủi ro, nhất là khi nhập khẩu mà không lường trước được khi nào sẽ bị tăng thuế. Theo ông Lê Quốc Ân, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết một khi gặp khó khăn trong làm ăn với các DN Việt Nam, các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ tính đến việc lựa chọn đối tác khác. Nhiều nhà nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam ở Mỹ đang chuyển hướng đầu tư và đơn hàng sang các nước khác. Đây là thiệt thòi rất lớn. Như vậy, nguy cơ phía Hoa Kỳ tiến hành điều tra về bán phá giá hoàn toàn có thể xảy ra và dù công ty Haprosimex không bán phá giá nhưng cũng mang tiếng xấu. Trung Quốc là một bài học về vấn đề này. Hiện nay, xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc-nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới-đang bị ảnh hưởng mạnh do Hoa Kỳ và EU đã và sẽ áp đặt hạn ngạch hoặc tái áp đặt hạn ngạch đối với nhiều mã hàng theo điều khoản tự vệ Trung Quốc đã nhân nhượng khi gia nhập WTO. Theo ước tính, những biện pháp hạn chế của Hoa Kỳ trong thời gian gần đây đã làm giảm tới 30% xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường này và Trung Quốc đang bị giảm thị phần tại Hoa Kỳ đối với nhiều mã hàng. Mặc dù so với Trung Quốc, ngành dệt may Việt Nam có năng lực chỉ bằng 1/50 và hiện chỉ chiếm 3% thị phần hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Mặt khác, Việt Nam đa phần chỉ xuất khẩu hàng may sẵn nên không ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dệt của Hoa Kỳ. Tuy nhiên không loại trừ khả năng khi lượng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh sau khi gia nhập, Hoa Kỳ và một số thành viên khác sẽ áp dụng biện pháp tự vệ với hàng dệt may Việt Nam, từ đó có khả năng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao và ảnh hưởng xấu tới ngành dệt may do đặc thù của ngành là thời gian từ khi ký kết hợp đồng - thu xếp vải, nguyên phụ liệu - sản xuất, giao hàng kéo dài từ 4-5 tháng. Một khi Hoa Kì đưa ra thông tin điều tra về chống bán phá giá, chưa

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí