Thực Trạng Xuất Khẩu Hàng Dệt May Của Công Ty Haprosimex

hàng độc đáo. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng. Hi vọng trong năm tới doanh thu sẽ tăng cao và ổn định.

Tuy doanh thu tăng là dấu hiệu đáng mừng nhưng doanh thu không phải mục tiêu cuối cùng công ty theo đuổi. Đích đến cuối cùng của bất kì doanh nghiệp nào muốn làm ăn có lãi là lợi nhuận. Để xem xét tình hình lợi nhuận của công ty ta xem biểu đồ sau:

Biểu 2.2. Tình hình lợi nhuận của công ty 2004 - 2006



Triệu VND

4500

4000

3500

3000

2500

2000

1500

1000

500

0


2004 2005 2006

Năm


(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường)


Qua biểu đồ trên ta thấy mặc dù doanh thu năm 2005 tăng nhưng lợi nhuận lại giảm. Nguyên nhân của tình trạng này là do giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, công ty kí kết các hợp đồng xuất khẩu lớn với ước tính chi phí giá nguyên liệu đầu vào theo giá cũ, nhưng khi giá tăng đột ngột công ty vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. Đây cũng là sơ sót của công ty khi kí kết các hợp đồng xuất khẩu mà không tính đến sự biến động của thị trường. Trong thời gian tới, công ty cần chú ý xem xét và nghiên cứu kĩ các hợp đồng xuất khẩu để tránh rủi ro bằng các điều khoản trong điều kiện giá cả biến động. Năm

2006, nhờ rút kinh nghiệm từ năm 2005 mà lợi nhuận của công ty tăng cao. Lợi nhuận tăng 1.684.944.287 VND, tăng 61,3% so với năm ngoái. Kết quả này là do sự phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên công ty đã nghiên cứu tìm tòi các thị trường ngách ít doanh nghiệp chú ý đến, cạnh tranh không gay gắt mà mang lại lợi nhuận cao, như thị trường xuất khẩu giấy photocopy sang Nhật Bản.‌

II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY HAPROSIMEX

1. Đặc điểm hàng dệt may xuất khẩu của công ty Haprosimex


1.1. Cơ cấu mặt hàng


Các sản phẩm của công ty bao gồm:


* Sản phẩm dành cho nam giới bao gồm: áo jacket, áo khoác, áo sơ mi,quần short và quần âu. Kiểu dáng lịch sự và trang nhã, phù hợp với những người làm việc văn phòng.

* Sản phẩm dành cho nữ giới bao gồm: váy ngắn, váy công sở, quần âu, áo sơ mi nữ. Các sản phẩm dành cho nữ giới đều có rất nhiều màu sắc phục vụ nhu cầu phong phú của người tiêu dùng, kiểu dáng lịch sự và trang nhã.

* Sản phẩm dành cho trẻ em bao gồm: áo thun, áo khoác, bộ đồ, váy...Các sản phẩm dành cho trẻ em đều được trang trí những hoạ tiết, hình thêu ngộ nghĩnh, đáng yêu. Điều đặc biệt hơn cả là công ty Haprosimex rất chú trọng đến vấn đề an toàn cho trẻ em khi chọn lựa các phụ kiện trang trí an toàn cho trẻ em như móc khoá hay khuy cài...

* Sản phẩm thể thao bao gồm: bộ đồ thể thao với kiểu dáng đa dạng và phong phú phù hợp với nhiều môn thể thao khác nhau mang lại sự tự tin và thoải mái cho người mặc khi tập luyện thể thao.

* Sản phẩm bảo hộ lao động bao gồm: các bộ đồ bảo hộ lao động được may bằng những vật liệu bền chắc nhưng thoải mái và thoáng mát. Công ty có nhiều kiểu dáng đa dạng cho khách hàng lựa chọn.

* Sản phẩm dệt kim bao gồm: áo may ô, quần đùi, quần áo lót các loại.


* Sản phẩm thêu, ren gồm: aó ren, thêu khăn tay, khăn trải bàn.


* Sản phẩm mũ bao gồm các loại mũ lưỡi trai, mũ phớt từ nhiều chất liệu vải như Cotton, Acrylic, Polyeste v.v... Ngoài ra, theo đơn đặt hàng của các nhà phân phối công ty còn sản xuất các các loại mũ với nhiều lọai chất liệu khác nhau như: vải nhung, vải nỉ, vải lưới, vải lông, vải da....

Bảng 2.2. Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu của công ty 2004 - 8 tháng 2007


Đơn vị: USD



2004

2005

2006

8 tháng đầu năm 2007


TG (USD)

%TKN

TG

%TKN

TG

%TKN

TG

%TKN

May mặc XK


35.704.280


55.1


34.582.770


54,1


34.964.082


32,4


26236653


26.9

Quần áo


22.429.686


35


25.941.211


41


26.976.312


25

22.645.216


23,3

13.210.900

20

8575000

13

7.858.393

7,3

3.446.086

3,5

Dệt, đan, móc


63694


0,1


66.559


0,1


129377


0,1


145.351


0.1

TKN

63912960

100

62923531

100

107026150

100

96.921.746

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Các giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Haproximex - 5












(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường)


Ta có thể theo dõi sự biến động của cơ cấu các mặt hàng qua biểu đồ sau:


Biểu 2.3. Cơ cấu hàng dệt may


Biểu 2.3. Cơ cấu hàng dệt may



35000


30000


25000


20000


15000


10000


5000


0


Dệt, đan, móc Mũ

2004 2005 Quần áo

2006 8th 2007



Quần áo Mũ Dệt, đan, móc


( Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường)

Qua biểu đồ ta thấy, trong các mặt hàng dệt may xuất khẩu của công ty thì mặt hàng quần áo các loại chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây là mặt hàng mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn của công ty trong thời gian qua. Vì với mặt hàng này công ty tận dụng được nguồn lao động dồi dào, tay nghề khéo léo mà giá nhân công rẻ. Hơn nữa, công ty lại xuất khẩu theo lại hình xuất khẩu trực tiếp nên thu được lợi nhuận lớn từ hoạt động xuất khẩu. Sản phẩm mũ xuất khẩu

có kim ngạch liên tục giảm qua các năm. Nguyên nhân là sản phẩm mũ mang lại giá trị kinh tế không cao, chi phí sản xuất lại tốn kém. Hơn nữa, trong giai đoạn 2004 -2007 công ty có chiến lược tập trung vào sản xuất các mặt hàng quần áo như: áo jacket, áo khoác, áo sơ mi - những sản phẩm mang lại lợi nhuận cao và uy tín cho doanh nghiệp trên thương trường. Sản phẩm dệt, đan, móc chiếm tỷ trọng hầu như không đáng kể trong kim kim ngạch xuất khẩu của công ty. Mặt hàng này cũng chưa được công ty quan tâm tiếp thị, xúc tiến quảng cáo nhiều trong thời gian qua. Hơn nữa, khách hàng nước ngoài chưa có thói quen tiêu dùng các mặt hàng này nên giá trị xuất khẩu của sản phẩm này rất thấp.

1.2. Chất lượng


Các sản phẩm của công ty đều có chất lượng khá tốt, đáp ứng được các yêu cầu của những thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản và EU. Trong mấy năm qua Công ty đã tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm thể hiện bằng việc cải tiến máy móc thiết bị, kiểm tra có chọn lọc các yếu tố đầu vào, tổ chức các khoá đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân. Tuy nhiên sản phẩm của công ty hiện nay đang còn đơn điệu về mẫu mã và chủng loại. Do nguyên liệu dệt may chủ yếu của công ty là các loại sợi PE, các sản phẩm dệt kim, loại hàng lại do bên đặt hàng quy định thường ít có sự thay đổi và tính tinh vi của sản phẩm lại không cao nên khó có thể tạo ra đuợc sự hấp dẫn đối với khách hàng. Do đó, công ty khó tránh khỏi sức ép cạnh tranh từ phía các sản phẩm thay thế (sản phẩm may mặc được sản xuất bằng các nguyên liệu khác như vải dệt thoi, len...) nhất là khi xu hướng sử dụng các loại vải đuợc cấu thành bởi các hợp chất đặc biệt, mới lạ đang tăng lên. Hơn nữa, thị trường kinh doanh chủ yếu của công ty là ở nước ngoài, thường là các thị trường có nhu cầu tiêu dùng độc đáo, sự khác biệt hoá sản phẩm (về mẫu mã, giá cả, dịch vụ...) đóng vai trò quyết định trong khả năng thu hút khách hàng.

1.3. Giá cả


Công ty sử dụng chiến lược phân biệt giá theo khối lượng hàng mua và phương thức thanh toán: khách hàng mua số lượng hàng hoá nhiều hay thanh toán nhanh, trả ngay bằng tiền mặt sẽ nhận được sự ưu đãi về giá so với khách hàng khác. Ngoài ra đối với những nhóm khách hàng khác nhau như: khách quen, các đơn vị kinh tế thuộc tổ chức từ thiện, trường học ...công ty sẽ bán với mức giá ưu đãi hơn. Đối với hầu hết các sản phẩm công ty thực hiện chính sách giá phân biệt. Chẳng hạn, đối với sản phẩm áo jacket, việc bán hàng cho các khách hàng quen lâu năm công ty thường thực hiện giảm giá 5% so với các khách hàng khác, và với mỗi phương thức thanh toán khác nhau, mỗi lượng hàng mua khác nhau công ty lại có một sự ưu đãi khác nhau về giá. Ngoài ra, giá cả các sản phẩm của công ty đều rất cạnh tranh do sự lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty và những nỗ lực giảm chi phí sản xuất. Đối với những nguyên liệu trong nước đã sản xuất được mà có chất lượng ổn định, giá cả hợp lý công ty sẽ mua. Đối với những nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được hay đã sản xuất mà không đảm bảo chất lượng công ty sẽ tìm nhà cung cấp có giá cả hợp lý nhất.

37

Đại lý


Xuất khẩu

Đại lý

Công ty

Người tiêu dùng

Người bán lẻ

Người bán buôn

1.4. Kênh phân phối sản phẩm của cônng ty Haprosimex



Người bán lẻ


Hình 2.1. Quá trình phân phối sản phẩm của công ty


(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường)


Để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, công ty đã cố gắng phát triển mạng lưới phân phối hàng hoá. Hiện nay công ty vẫn đang sử dụng cả bốn kênh phân phối cho quá trình phân phối sản phẩm. Đối với kênh 1 là kênh phân phối trực tiếp, công ty đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng không thông qua hệ thống trung gian. Cùng với kênh phân phối này, công ty có thể sử dụng nó như một công cụ để xây dựng hình ảnh của công ty trên thị trường nội địa, việc phát triển trên thị trường nội địa sẽ giúp công ty giảm thiểu những rủi ro, biến động khách quan từ bên ngoài. Còn đối với 3 kênh phân phối còn lại sẽ đem lại cho công ty lợi ích nhiều hơn họ tự làm lấy, khai thác đuợc kinh nghiệm trong việc bảo quản vận chuyển và cất trữ hàng hoá. Đồng thời thông qua các kênh phân phối này sẽ giúp công ty trong việc tạo dựng và duy trì mối liên hệ với những người mua tiềm năng. Việc sử dụng cả 4 kênh phân phối sẽ giúp công ty đạt được mức bao phủ thị trường nhanh chóng. Với sự linh hoạt trong việc sử dụng các kênh phân phối, nắm bắt và đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu đối với công ty.

1.5. Hình thức xuất khẩu

Hình thức xuất khẩu của công ty là xuất khẩu trực tiếp. Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ mà công ty sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, xuất khẩu ra nước ngoài thông qua các tổ chức của mình.

Ưu điểm của hình thức này là lợi nhuận thu được của công ty thường cao hơn các hình thức khác. Các sản phẩm xuất khẩu đều gắn với nhãn mác và thương hiệu riêng của công ty nên có thể nâng cao uy tín của công ty thông qua quy cách và phẩm chất hàng hoá, có thể tiếp cận trực tiếp thị trường, nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Với hình thức xuất khẩu trực tiếp tuy công ty thu được lợi nhuận cao hơn so với hình thức gia công xuất khẩu mà nhiều công ty may ở Việt Nam hiện đang làm như Hanotex, May 10,

...nhưng công ty cũng gặp những khó khăn như phải ứng trước một lượng vốn lớn để sản xuất hoặc thu mua và rủi ro kinh doanh là lớn. Công ty sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế, việc xây dựng thương hiệu được người tiêu dùng nước ngoài tin dùng rất khó khăn và tốn kém. Hơn nữa, hoạt động theo phương thức xuất khẩu trực tiếp, sản phẩm sản xuất ra không được bao tiêu toàn bộ, nó phải đáp ứng phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng thì mới được thị trường chấp nhận.

1.6. Hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng dệt may của công ty Haprosimex

Hiện tại các hoạt động xúc tiến xuất khẩu của công ty Haprosimex chủ yếu là quảng cáo cho sản phẩm và công ty tại các thị trường mục tiêu như EU, Nhật Bản, Mỹ. Ngoài các quảng cáo giới thiệu chung về công ty, công ty còn có các quảng cáo về sản phẩm dệt may của công ty và đặc biệt ưu tiên nhấn mạnh tới các sản phẩm mà qua nghiên cứu thị trường công ty được biết là phù hợp với thị trường đó. Việc quảng bá nhãn hiệu sản phẩm của công ty được thực hiện thông qua các cataloge, các hội chợ triển lãm, trưng bày giới thiệu sản phẩm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022