Kim Ngạch Xuất Khẩu Dệt May Của Việt Nam Từ 2000 - 2009

Mục đích của chiến lược này là nhằm phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu. Trong đó có nêu rằng ngành dệt may cần chú trọng công tác thiết kế các sản phẩm dệt

Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam từ 2000 - 2009


Đơn vị: triệu USD

9100

9100

7700

5800

4500

3600

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

4300

2750

1870

2000

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009


(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ một số website: www.vietnamscout.com, www.vneconomy.vn, www.mof.gov.vn, www.vietnamnet.vn, … )

mới, nhằm từng bước củng cố vững chắc uy tín nhãn mác hàng dệt Việt Nam trên thị trường quốc tế. Các thông tin về ngành dệt may được cung cấp trên các website của Bộ Công thương, Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam, hay như qua website Cổng giao dịch điện tử ngành dệt may Việt Nam. Qua cổng giao dịch này, các nhà nhập khẩu nước ngoài có thể tìm thấy các thương hiệu dệt may uy tín nhất của Việt Nam cùng các thông tin về giá cả thị trường dệt may trong nước và thế giới biến động như thế nào. Các thương hiệu như Hanosimex, Nhabeco, Viettien, Thai Tuan, Phuoc Long… đã trở thành biểu tượng uy tín về chất lượng hàng đầu của dệt may Việt Nam. Những công ty này cũng đã có website riêng cho mình, góp phần tạo dựng thương hiệu vững mạnh, độc quyền của dệt may Việt Nam. Kết quả mà ngành dệt may nước ta đạt được những năm gần đây không chỉ là kim ngạch xuất khẩu đạt được lớn mà hơn nữa, thương hiệu dệt may Việt dần dần đã được người tiêu dùng trên

thế giới biết đến nhiều hơn. Đó là thành công lớn của ngành dệt may nước ta. Trong đó, Việt Tiến được người nước ngoài đánh giá là hàng Việt Nam chất lượng cao được ưa chuộng nhất.27

Hàng năm, Hiệp hội dệt may Việt Nam có tổ chức chương trình xúc tiến thương mại, có nêu rõ những hoạt động ngành dệt may sẽ thực hiện trong từng năm. Nước ta cũng tổ chức và tham gia rất nhiều hội chợ thời trang, triển lãm vải, triển lãm giao thương, Hội chợ hàng Việt Nam ở các nước khác trên thế giới như Mỹ, Ailen, Bangkok, Colombo, Myanma, Nhật Bản và các nước EU khác. Từ đó mà các cơ hội giao thương, tên tuổi hàng Việt cũng được biết đến nhiều hơn. Ngày 18/12/2009, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) phối hợp với Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) tổ chức Hội nghị đón đoàn các nhà nhập khẩu Dệt May vào Việt Nam. Hội nghị là cầu nối giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiếp cận các nhà nhập khẩu nước ngoài, trong đó chủ yếu là thị trường Hoa Kỳ. Hội thảo đã thu hút được nhiều nhà nhập khẩu quan tâm và đến tìm cơ hội giao thương với doanh nghiệp dệt may nước ta, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao thương hiệu dệt may Việt.

Ngoài ra, các cuộc thi “Thợ giỏi ngành dệt may Việt Nam” cũng được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh người lao động trong ngành dệt may, từ đó thúc đẩy người lao động không ngừng phấn đấu nâng cao tay nghề, làm ra những sản phẩm chất lượng cho dệt may nước nhà, tạo niềm tin cho nhà nhập khẩu thế giới với sản phẩm dệt may Việt.

Tuy nhiên, ngoại trừ một vài doanh nghiệp nêu ở trên, hầu hết các doanh nghiệp dệt may vẫn còn đang loay hoay trên con đường tạo dựng thương hiệu cho mình. Khoảng 30% số lượng doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may tại Việt Nam đã được nhiều nhà nhập khẩu biết đến tên doanh nghiệp với nhiều mức độ khác nhau thông qua quan hệ xuất nhập khẩu và đặt hàng


27 Kim Dung, 03/01/2010, Hàng Việt Nam trong mắt người nước ngoài, http://dantri.com.vn/c76/s76-370867/hang-viet-nam-trong-mat-nguoi-nuoc-ngoai.htm.

thường xuyên, trong đó chỉ có một số rất ít doanh nghiệp Việt Nam được biết rộng rãi trong cộng đồng các nhà nhập khẩu lớn. Đối với sản phẩm xuất khẩu, ngoại trừ một vài doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu dưới thương hiệu riêng của mình (như Công ty Scavi đang xuất khẩu sản phẩm dưới tên CORENE SCAVI và MAILFIX SCAVI, Công ty May Phương Đông xuất khẩu sản phẩm dưới tên F HOUSE ..) còn lại hầu hết đều xuất khẩu sản phẩm dưới nhãn hiệu của nhà nhập khẩu nước ngoài. Có thể nói hoạt động quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam ra thị trường nước ngoài gần như chưa có. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các doanh nghiệp Việt Nam không đủ năng lực tài chính để quảng bá thương hiệu sản phẩm ra nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì không quan tâm xây dựng thương hiệu ở Việt Nam mà chủ yếu là sử dụng thương hiệu của công ty mẹ tại nước ngoài. Đây cũng là một thách thức lớn cho ngành dệt may nước ta trên con đường tạo dựng thương hiệu cho mình.


2.3.4. Hàng chất lượng cao, hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao

Đây là nhóm hàng nước ta đang khuyến khích phát triển trong dài hạn, nhằm tạo nguồn thu lớn hơn cho tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, nhìn nhóm hàng này vẫn chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta và mặt hàng xuất khẩu cũng chưa đa dạng. Nguyên nhân là do chúng ta còn thiếu công nghệ, thiếu những lao động chất lượng cao và còn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp FDI. Chính vì vậy, hoạt động marketing quốc gia cho hàng chất lượng cao này cũng đang dần được quan tâm hơn, tuy nhiên vẫn chưa đạt được nhiều hiệu quả. Trong giới hạn bài luận văn này, tác giả xin phân tích hoạt động marketing quốc gia trong lĩnh vực dây cáp điện xuất khẩu – một mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của nước ta trong nhóm hàng này.

Dây và cáp điện đang là mặt hàng xuất khẩu đầy tiềm năng, đứng trong top 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, mà Nhật Bản, Hoa Kỳ và

Hồng Kông vẫn là những thị trường lớn. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng trung bình khoảng 31%/năm trong giai đoạn 2006 - 2010.28 (Biểu đồ 4)

Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất khẩu dây cáp điện của Việt Nam


Nguồn Tác giả tự tổng hợp từ các website www ttnn com vn www vntrades com 1

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các website: www.ttnn.com.vn, www.vntrades.com, www.atpvietnam.com, www.itpc.gov.vn, … )

Việt Nam cũng đã xây dựng được một số thương hiệu mạnh về dây cáp điện như là: Cadivi, Thịnh Phát, Thượng Đình, Trường Thành, Phú Nhuận, … Trong đó, nổi bật là công ty cổ phần dây và cáp điện Việt Nam Cadivi, trở thành thương hiệu chủ lực của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền. Ngành dây cáp điện Việt Nam cũng tham gia các cuộc Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, Hội chợ hàng xuất khẩu Việt Nam, tham gia các Hội chợ Quốc tế với các nước khác trên thế giới như: Lào, Campuchia, Myanma, Nhật Bản, Hàn Quốc… nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và mang thương hiệu mặt hàng dây cáp điện của Việt Nam tới người tiêu dùng thế giới. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất mặt hàng này cũng được cải thiện đáng kể. Nhiều khu công nghiệp mọc lên nhanh chóng và trở thành vùng đất hứa hẹn đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Trình độ tay


28 Thu Nga, 06/10/2009, Triển vọng xuất khẩu dây và cáp điện Việt Nam, http://www.tapchicongnghiep.vn/KH-CN/ncpmud/2008/3/22381.ttvn.

nghề của người lao động cũng được nâng cao. Tất cả những nỗ lực đó đã góp phần đáng kể trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm này.

Việt Nam hiện có trên 100 doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu dây và cáp điện. Tuy nhiên, xuất khẩu của nhóm hàng này chủ yếu vẫn do các doanh nghiệp FDI thực hiện, nhất là các công ty có vốn đầu tư từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc như LG - Vina, Sumi - Hanel, ABB, Alpha Nam, E-Hin... Cũng chính bởi điều này trở thành rào cản khó khăn cho các sản phẩm dây cáp của doanh nghiệp trong nước trên con đường tìm chỗ đứng cho sản phẩm mang thương hiệu của chính mình trên thị trường quốc tế, làm giảm nguồn thu cho GDP của nước ta đáng kể.

2.4. Đánh giá chung


Nhìn chung, các hoạt động marketing quốc gia của nước ta ngày càng được chú trọng nhiều hơn trong những năm gần đây và đạt được thành tựu đáng kể. Việt Nam cùng với các doanh nghiệp trong nước dần dần nhận ra tầm quan trọng cũng như giá trị lớn lao khi có thương hiệu mạnh cho sản phẩm của mình và đang trên con đường gây dựng thương hiệu ấy. Hoạt động marketing quốc gia đã tập trung vào việc xây dựng hình tượng Việt Nam và các địa phương với những tiềm năng lớn cho phát triển xuất khẩu. Các hoạt động marketing điểm hấp dẫn, marketing cơ sở hạ tầng, marketing con người cũng được nước ta áp dụng trong chặng đường phát triển vừa qua. Từ đó, Việt Nam cùng với một số địa phương như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vĩnh Phúc… được thế giới biết đến nhiều hơn và trở thành những vùng đất đầy hứa hẹn với các nhà đầu tư kinh doanh nước ngoài. Lĩnh vực xuất khẩu phát triển hơn biểu hiện ở việc sản phẩm của Việt Nam được xuất khẩu rộng rãi trên thị trường quốc tế đồng thời đã tìm được cho mình vị trí nhất định trong lòng người tiêu dùng thế giới. Một số mặt hàng như: sản phẩm May Việt Tiến, cà phê Trung Nguyên, cáp điện Cadivi… là những ví dụ điển hình cho thương hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao được xuất khẩu ra thế giới. Có thể nói,

những hoạt động marketing này góp phần không nhỏ trong việc làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao giá trị hàng hóa và thương hiệu hàng Việt trên thị trường quốc tế trong suốt những năm qua. Các ngành thế mạnh được khuyến khích phát triển như: nông – lâm – ngư nghiệp, các ngành thu hút nhiều lao động như: dệt may, thủy hải sản, … đã phát triển với tốc độ nhanh chóng, mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho quốc gia và việc làm cho người lao động trong nước. Xuất khẩu tăng không chỉ về số lượng mà còn cả về giá trị, thị trường xuất khẩu được mở rộng, thương hiệu hàng hóa Việt Nam được xây dựng và củng cố. Như vậy, chiến lược marketing quốc gia trong giai đoạn 2006 - 2010 đã thu được những thành công nhất định, góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu về kinh tế - xã hội được đề ra nói chung và mục tiêu xuất khẩu nói riêng.

Tuy nhiên, chiến lược marketing quốc gia trong giai đoạn 2006 – 2010 vừa qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Chiến lược xây dựng quốc gia bao gồm: thiết kế kiến trúc, xây dựng cơ sở hạ tầng và việc cung ứng các dịch vụ công cơ bản vẫn còn nhiều bất cập. Những điều này đã khiến cho hình tượng Việt Nam giảm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và kinh doanh quốc tế. Bốn chiến lược marketing quốc gia: quảng bá hình tượng quốc gia, quảng bá điểm hấp dẫn, quảng bá cơ sở hạ tầng và quảng bá con người chưa được phối hợp với nhau nhiều. Thêm vào đó, sự hợp tác của ba chủ thể: Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược marketing quốc gia còn lỏng lẻo và chưa ăn khớp. Mối quan hệ giữa thị trường xuất khẩu với thị trường đầu tư, khách du lịch và cư dân cũng chưa được khai thác tốt trong công tác marketing hỗ trợ cho nhau. Hiệp hội ngành hàng, Cục Xúc tiến Thương mại… cũng chưa phát huy được nhiều tác dụng trong việc giúp đỡ và bảo vệ các doanh nghiệp trong nước khi vươn ra thị trường nước ngoài. Chính vì vậy, trong giai đoạn tới, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn có một chiến lược marketing thực sự hiệu quả.

Chương cuối sẽ nêu một số giải pháp để xây dựng và hoàn thiện chiến lược marketing quốc gia giúp thúc đẩy lĩnh vực xuất khẩu phát triển nhanh và bền vững hơn.

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC GIA ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI‌‌

3.1. Kinh nghiệm một số nước trong việc áp dụng marketing quốc gia vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa - Bài học cho Việt Nam

3.1.1. Nhật Bản


Nhật Bản là một trong số những nước xây dựng nền kinh tế hiện đại dựa trên sức mạnh xuất khẩu và đã thành công khi đi theo con đường này. Trên thị trường thế giới, hầu hết khách hàng đều biết rằng các sản phẩm điện tử được xem là chuẩn mực của Nhật. Nói đến hàng điện tử Nhật, người tiêu dùng nghĩ ngay đến sự đa dạng về mẫu mã, sự tiện dụng về chức năng và sự lâu bền về thời gian sử dụng. Hàng điện tử của Nhật đã tạo dựng được thương hiệu vững chắc, một chỗ đứng khó nước nào có thể thay thế trong lòng người tiêu dùng thế giới. Cũng vì thế mà hàng điện tử của Nhật xuất khẩu rất nhiều ra các nước khác, đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này. Với Nhật Bản, tác giả xin được giới hạn tìm hiểu về sản phẩm điện tử xuất khẩu.

Kinh nghiệm đầu tiên của Nhật Bản đó là nước này đã áp dụng chiến lược marketing cơ sở hạ tầng thành công để thu hút phát triển mặt hàng điện tử xuất khẩu. Nhật Bản xây dựng rất nhiều các công viên khoa học phục vụ sản xuất các mặt hàng công nghệ có giá trị gia tăng cao. Châu Á có hơn 200 công viên khoa học, tập trung được những chuyên gia giỏi và thường có uy tín chuyên ngành. Trong đó, Nhật Bản là nước đi tiên phong về các công viên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022