Đánh Giá Về Các Biện Pháp Vượt Rào Cản Kỹ Thuật Đối Với Hàng Dệt May Xuất Khẩu Của Việt Nam Thời Gian Qua.


Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Chile, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU . Đến cuối năm 2013, Việt Nam đã cùng ASEAN ký kết và triển khai thực hiện 6 hiệp định FTAs là Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), AJFTA, Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Ấn Độ (AIFTA),khu vực thương mại tự do giữa các nước ASEAN, Australia và New Zealand (AANZFTA). Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán TPP, RCEP, FTA với EU, với Liên minh Thuế quan (Nga, Belarus, Kazakhstan), các nước EFTA và Hàn Quốc. Việc tham gia đàm phán, ký kết các Hiệp định với hy vọng sẽ là cơ hội hạn chế khối quốc gia này áp dụng các hàng rào kỹ thuật đối với các sản phẩm của Việt Nam trong đó có hàng dệt may xuất khẩu.

(iv) Các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may

Ngoài việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh Việt Nam theo cơ chế kinh tế thị trường hiện đại, tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội đất nước thì:

Trước hết, Nhà nước đặc biệt quan tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp DM, một ngành công nghiệp mũi nhọn, một mặt hàng XK chủ lực vào hàng lớn nhất của Việt Nam. Quyết định 36/2008/QĐ-TTg ngày 10/03/2008 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp DM Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Trên cơ sở Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, Quyết định số QĐ 3218/QĐ-BCT ngày 11/4/2014 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Dệt may Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã đặt mục tiêu “1. Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới; 2. Đảm bảo cho các doanh nghiệp Dệt


may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế”.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, Quy hoạch cũng đề ra một số giải pháp cụ thể về đầu tư, tài chính, khoa học và công nghệ, phát triển thị trường, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường. Trong đó, nhấn mạnh vai trò ủng hộ, hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư, tài chính, phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển khoa học và công nghệ, phát triển thị trường, đào tạo nguồn nhân lực là không thể thiếu để đảm bảo cho ngành dệt may phát triển trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.

Việc triển khai thực hiện trong thực tiễn các chiến lược và quy hoạch phát triển ngành DM thời gian qua đã hiện thực hóa các biện pháp chính sách của Nhà nước hỗ trợ ngành DM, giúp cho ngành vượt qua RCKT của các nước nhập khẩu để tăng cường XK, hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra.

Bên cạnh đó, Nhà nước tăng cường kiểm tra, kiểm soát và tư vấn, giúp đỡ DN XK dệt may

Ngày 30 tháng 11 năm 2007, Bộ Công Thương đã ra quyết định số 1935/QD-BCT thành lập tổ kiểm tra có sự tham gia của Vụ Xuất nhập khẩu, Vụ Công nghiệp và tiêu dùng thực phẩm, Cục Quản lí thị trường (Bộ Công Thương), Tổng cục Hải quan (Bộ tài chính), VITAS, VCCI. Nhiệm vụ của tổ này là kiểm tra các DNXK có dấu hiệu gian lận thương mại, vi phạm qui định về xuất xứ hàng hóa, qui định về quản lí chất lượng xuất nhập khẩu; kiểm tra DN có dấu hiệu vi phạm về qui trình sản xuất hay có đơn giá XK quá thấp…; kiểm tra việc chấp hành các qui định của Nhà nước trong xuất nhập khẩu DM của các DN. Khi phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật, tổ sẽ báo cáo, kiến nghị lên các cơ quan hữu quan có thẩm quyền ra quyết định xử lí. Tổ cũng giúp Bộ Công Thương thu thập thông tin về tình hình sản xuất, XK của các DN trong diện kiểm tra để đề xuất những chính sách phù hợp với tình hình thực tế và thông lệ quốc tế, nhằm đẩy mạnh XK, khắc phục những hạn chế, cản trở trong sản xuất và XK nhất là tránh được các RCKT của nước nhập khẩu.


Đồng thời, Nhà nước đã tham gia hỗ trợ giải quyết các tranh chấp thương mại: Với trách nhiệm của mình, thời gian qua Bộ Công Thương đã phối hợp với các B, ngành liên quan có những giải pháp phù hợp để giải quyết những tranh chấp thương mại, xóa bỏ những rào cản kỹ thuật mà một số nước đã áp đặt lên một số mặt hàng dệt may có ưu thế của Việt Nam. Đồng thời để mở rộng thị trường và hỗ trợ xuất khẩu dệt may, thời gian qua Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đưa các nội dung dỡ bỏ các rào cản về thương mại, kỹ thuật trong quá trình đàm phán các FTA với các đối tác TPP..… Ngoài ra, Bộ trưởng thường xuyên chỉ đạo các thương vụ nước ngoài cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu cho Hiệp hội DM và DNDMXK VN. Đồng thời cập nhật thông tin về thị trường nước ngoài lên các trang thông tin canhbaosom.vn, thị trường nước ngoài (ttnn.com.vn), thông tin thương mại (vinanet.vn), xúc tiến thương mại (vietrade.com.vn)…[99]

2.3.2. Đánh giá về các biện pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua.

2.3.2.1. Kết quả đạt được

Nhìn vào số liệu kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang các thị trường, chúng ta có thể thấy được những nỗ lực của Việt Nam trong việc đáp ứng các rào cản phi thuế quan trong đó có RCKT. Kim ngạch xuất khẩu tăng thường xuyên trong khi các RCKT của các nước nhập khẩu ngày càng tinh vi chứng tỏ Việt Nam đã có những thích nghi và đổi mới để đáp ứng các rào cản này.

Về phía các DNDM: Các DN đã đạt được những thành công trong việc đáp ứng RCKT của các nước như sau:

Thứ nhất, nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về các rào cản kỹ thuật đã nâng lên rõ rệt: Nhiều doanh nghiệp sau khoảng thời gian rất dài tham gia xuất khẩu hàng dệt may trả lời rằng, họ đã quen với việc đáp ứng các quy định của thị trường xuất khẩu, và luôn quan tâm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp đã ý thực được: để vượt qua RCKT thì cần thiết phải tăng chi phí rất lớn, song họ đều nhận thức rằng muốn đẩy mạnh xuất khẩu thì không có cách nào khác


phải đáp ứng các quy định của nước nhập khẩu. Đặc biệt là các quy định với tư cách là rào cản hợp lý và có căn cứ khoa học buộc phải tuân thủ. Kết quả khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp đã nhận thức được yêu cầu bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ người lao động, môi trường sinh thái. Có đến 72,5% DN quan tâm nghiên cứu các RCKT vì nhận thấy trách nhiệm của họ, 70% DN cho rằng xuất phát từ yêu cầu của khách hàng và 75% cho rằng họ nhận thấy tầm quan trọng của các quy định này, chỉ có 27,5% cho rằng vì đã bị từ chối nhập hàng (Bảng 2.4). Kết quả điều tra cũng cho thấy, khi thực hiện cam kết của WTO, các DN Việt Nam đã có sự chuẩn bị cho việc thích ứng với các quy định này.

Bảng 2.4: Những lý do khiến DN quan tâm đến các quy định trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may

STT

Lý do

Số lượng DN

Tỷ lệ (%)

1

Khách hàng yêu cầu

31

70,0

2

Từng bị từ chối nhập hàng

12

27,5

3

DN bạn phổ biến kinh nghiệm

18

40,0

4

Nhận thấy tầm quan trọng của các quy định

34

75,0

5

Nhận thấy trách nhiệm của DN

32

72,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của Việt Nam - 14

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát doanh nghiệp của tác giả năm 2013


Các doanh nghiệp cũng nhận thức được việc đáp ứng các quy định của các nước nhập khẩu có vai trò rất quan trọng, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu, giảm ô nhiễm môi trường sống, người lao động làm việc có hiệu quả hơn, điều đó giúp DNDM nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Chính vì thế, mặc dù những quy định của các nước nhập khẩu ngày một khắt khe hơn nhưng các doanh nghiệp dệt may của Việt nam vẫn duy trì được thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay, nhiều DN đã nhận thức được rằng cần phải tự giác và chủ động thực hiện các quy định để đáp ứng yêu cầu của khách hàng chứ không trông chờ vào Nhà nước như trước đây. Nhìn một cách tổng thể, các DNDM đã có chuyển biến nhiều trong việc nhận thức về trách nhiệm để nâng cao khả năng vượt RCKT. Chính vì thế, các DN có quy mô lớn vẫn giữ vững kim ngạch xuất khẩu ở các thị


trường khó tính như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản do họ rất quan tâm đến việc thực hiện và đáp ứng các quy định của các thị trường này. Tuy nhiên, khi đánh giá về nhận thức vẫn còn nhiều vấn đề phải đặt ra

Thứ hai, khả năng đáp ứng RCKT của các DNDM Việt Nam đã tốt hơn.

Nhìn vào số liệu kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong thời gian qua, ta có thể thấy được kết quả nỗ lực của dệt may của Việt Nam trong việc đáp ứng các rào cản kỹ thuật của các thị trường lớn [44]. Kim ngạch xuất khẩu tăng thường xuyên trong khi các rào cản kỹ thuật của nước ngày càng tinh vi chứng tỏ Việt Nam đã có những thích nghi và đổi mới nhất định để đáp ứng các rào cản này. Từ khi gia nhập WTO, các DN Việt Nam đã có điều kiện thuận lợi hơn và quen dần với những quy định khắt khe của các thị trường khó tính, có kinh nghiệm hơn trong việc ứng phó với các RCKT để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào các thị trường nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và xâm nhập ngày càng tốt hơn vào các thị trường khác như Hàn Quốc, Canada….Theo ý kiến chuyên gia của Viện Dệt may Việt Nam và Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương cho thấy:

- Về các qui định, tiêu chuẩn kỹ thuật, nói chung các doanh nghiệp đã nắm bắt được những nguyên tắc cơ bản về nhãn mác, xuất xứ hàng hóa, tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng đáp ứng được những yêu cầu của rào cản này. Đó là thành công của các doanh nghiệp trong giai đoạn này vì trước đây, Việt Nam còn rất nhiều bỡ ngỡ vấn đề tem mác, xuất xứ, … của hàng hóa.

- Về các tiêu chuẩn môi trường và trách nhiệm xã hội, các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu có thông tin về các tiêu chuẩn này. Thực tế là một số doanh nghiệp dệt may tiên phong của Việt Nam đã đánh giá đúng được vị trí của những chứng chỉ về môi trường và trách nhiệm xã hội, nỗ lực để đạt được các tiêu chuẩn này thông qua việc cải tiến máy móc thiết bị, quan tâm đến bảo vệ môi trường và người lao động và chấp nhận bỏ chi phí lớn để có được các chứng chỉ quốc tế.

Như vậy, về nhận thức và mức độ đáp ứng của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may về các rào cản kỹ thuật đã được nâng lên rõ rệt. Các doanh nghiệp đã nhận thức tốt hơn về trách nhiệm của mình để tăng cường năng lực vượt qua các rào


cản, để duy trì và phát triển thị phần ở các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, nhân lực để đáp ứng quy định của các nước. Do đó, trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp này đã tăng lên đáng kể.

Về phía các cơ quan QLNN: Qua các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với các DNDM ở trên cho thấy: Chính Phủ Việt Nam đã quan tâm, nỗ lực và tạo điều kiện để DN vượt qua các RCKT, đẩy mạnh xuất khẩu hàng DM.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, các DN xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã đánh giá cao vai trò của các cơ quan quản lý ngành dệt may, Bộ Công thương, Bộ Khoa học & Công nghệ đã tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, cung cấp các thông tin về các quy định cũng như cảnh báo của các nước nhập khẩu. Các cơ quản quản lý chức năng đã đôn đốc DN thực hiện nghiêm ngặt các quy định.

Bảng 2.5: Mức độ hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức giúp DN vượt RCKT


Mức độ Hỗ trợ

1

2

3

4

5

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

Các cơ quan

bộ, ngành

2

4,4

3

6,7

11

24,4

15

33,3

14

31,1

Chính quyền

địa phương

2

4,4

10

22,2

24

53,3

6

13,3

3

6,7

Hiệp hội

doanh nghiệp

3

6,7

1

2,2

21

46,7

15

33,3

5

11,1

Các tổ chức

khác

3

6,7

8

17,8

14

31,1

13

28,8

7

15,6

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát doanh nghiệp của tác giả năm 2013

Ghi chú: SL là số lượng DN; TL là tỷ lệ trên tổng số 45 DN (%); 1 là mức độ thấp nhất, 5 là mức độ hỗ trợ cao nhất.

Các DN cũng cho biết, thông tin mà họ nhận được từ văn bản của các Bộ, ngành rất quan trọng bên cạnh kênh thông tin từ đối tác ở nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cho rằng: Những doanh nghiệp lớn có vị trí nằm trong các thành phố, gần với các cơ quan quản lý đánh giá cao vai trò của các cơ


quan này hơn những doanh nghiệp ở xa thành phố. Hơn nữa, những năm gần đây, vai trò của Hiệp hội dệt may Việt Nam cũng được nhiều doanh nghiệp ghi nhận. Nhờ có sự hỗ trợ và giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nên các DN cũng có nhiều thuận lợi trong việc vượt qua rào cản kỹ thuật. Có việc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ nên chất lượng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã đáp ứng được phần lớn yêu cầu của các thị trường khó tính.

Các DN cũng khẳng định rằng, họ đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ phía Nhà nước và các tổ chức hỗ trợ thương mại để tăng cường năng lực vượt RCKT, từ chính sách hội nhập quốc tế, mở rộng điều kiện tiếp cận thị trường, tạo thuận lợi cho thương mại, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đến các hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, thông tin thị trường, XTTM và đào tạo nguồn nhân lực. Có thể nói, sự ủng hộ, hỗ trợ của Chính phủ là không thể thiếu để DN vượt qua RCKT, tăng cường xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và mở rộng xuất khẩu ra các thị trường khác.

2.3.2.2. Hạn chế


Bên cạnh những thành công mà Nhà nước và các DNDM của Việt Nam đã đạt được như trên vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế.

- Đối với các cơ quan QLNN, các biện pháp tạo điều kiện và hỗ trợ cho các DNDM vượt RCKT vẫn còn bất cập, đó là:

Thứ nhất, sự chưa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và quy định của nước nhập khẩu. Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (có Hiệu lực từ 1/1/2007) hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam gồm: 1. Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN; 2. Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS. Đến ngày 31/3/2011 Việt Nam có 6054 TCVN, 119 Quy chuẩn Quốc gia (QCVN) và 204 Văn bản Kỹ thuật Đo lường Việt Nam (ĐLVN) còn hiệu lực. Tại Việt Nam, các quy chuẩn quốc gia là bắt buộc phải áp dụng, trong khi khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia. Đến cuối năm 2012, có 6800 tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) còn hiệu lực. Trong số đó, 40% đã được hài hòa hóa với tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc tiêu chuẩn của nước ngoài, (tăng 25% so với năm 2005). Nhiều bộ TCVN được ban hành hầu như không còn phù hợp với xu thế phát triển nhanh về công nghệ. Bộ Công thương đã sơ bộ rà soát hệ thống tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật của ngành dệt may thì trong gần 200


tiêu chuẩn có tới 72 tiêu chuẩn cần phải xem xét hoặc thay thế, 49 tiêu chuẩn cần được xây dựng mới, tập trung vào các phương pháp xác định tồn dư kim loại và hóa chất có ảnh hưởng đến con người.

Do vẫn còn nhiều tiêu chuẩn quốc gia chưa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế nên DN đang phải áp dụng cùng lúc nhiều tiêu chuẩn: tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia (đối với những danh mục quy chuẩn quốc gia) và tiêu chuẩn của nước nhập khẩu...điều này sẽ gây rất nhiều khó khăn trở ngại cho DN. Mặt khác, DN đang phải đối mặt với nhiều RCKT do các nước nhập khẩu đặt ra, những hàng hóa có tiêu chuẩn không phù hợp sẽ không được chấp nhận. Khi đó để có thể bán được hàng vào nước nhập khẩu, DN sẽ phải chịu thêm rất nhiều chi phí tốn kém cho các thử nghiệm, chứng nhận, công nhận... tại các nước này.

Mặc dù Việt Nam đã tham gia vào nhiều thoả ước thừa nhận lẫn nhau song phương, khu vực và đa phương, rất nỗ lực hài hòa hóa, tăng cường chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, nhưng trên thực tế việc các nước thừa nhận các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt nam là rất khó trừ phi các tiêu chuẩn này phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Bên cạnh đó, tính chất tiến thoái lưỡng nan của việc áp dụng các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật ở Việt Nam. Do trình độ phát triển, trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ của Việt Nam, nhất là các DN trong nước còn chưa cao, những tiêu chuẩn quá cao được đưa vào làm tiêu chuẩn quốc gia sẽ khiến DN khó áp dụng. Nhưng không tiến tới hài hoà ngang bằng với các hệ thống tiêu chuẩn khu vực và quốc tế thì các DN trong nước cũng khó có thể cạnh tranh được khi hàng ngoại nhập với những tiêu chuẩn về chất lượng và kỹ thuật cao tràn vào thị trường trong nước khi các rào cản thuế quan được dỡ bỏ.

Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiệp định TBT, quy định của các nước nhập khẩu còn yếu. Tiến độ xây dựng một số đề án liên quan đến hoạt động đánh giá hợp quy còn chậm do chưa có sự chỉ đạo sát sao và sự phối hợp tích cực giữa các cơ quan liên quan. Việc thành lập điểm TBT tại một số địa phương còn gặp khó khăn. Tại các điểm TBT đã được thành lập, cán bộ nhiều khi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/10/2022