Xây Dựng Thương Hiệu Cho Sản Phẩm Dệt May Xuất Khẩu Của Công Ty Haprosimex

trọng trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm mà còn là những trợ thủ đắc lực cố vấn trong việc tham gia sáng kiến cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty về tiêu chuẩn chất lượng.

2.5. Mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài


Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay vai trò của các đối tác thật sự quan trọng, nó quyết định sự thành bại của bất kỳ một công ty nào. Hoạt động hợp tác kinh doanh có được duy trì hay không phụ thuộc vào sự lựa chọn đối tác. Mỗi lĩnh vực hoạt động khác nhau thì sự tác động của các yếu tố này là khác nhau nhưng nhìn chung đều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

Trong hoạt động gia công hàng xuất khẩu, vai trò của công tác lựa chọn đúng đối tác hết sức quan trọng. Do đặc điểm của hoạt động này, sự phụ thuộc của mỗi bên là rất lớn, nên cả hai phía phải tìm hiểu kỹ về nhau để quan hệ thương mại giữa hai bên đạt hiệu quả cao nhất.

Công tác mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài do phòng kinh doanh tiếp thị đảm nhiệm thông qua các hoạt động như: cử đại diện ra nước ngoài, qua các phòng thương mại, các tổ chức thông tin… nhằm tìm kiếm thông tin về các thị trường cũng như các đối tác nước ngoài mà Công ty cần thiết lập mối quan hệ làm ăn, từ đó công ty có thể mở rộng thị trường xuất khẩu của mình đồng thời mở rộng được các mối quan hệ thương mại với các đối tác kinh doanh.

Trong tương lai Công ty sẽ tích cực mở rộng quan hệ với các đối tác của các nước: Mỹ, Nhật Bản, EU, đặc biệt là thị trường Mỹ, một thị trường mà công ty đã và đang tập trung khai thác và doanh số đạt được trên thị trường này là lớn.

Những năm qua hiệu quả đạt được từ hoạt động mở rộng quan hệ với với các đối tác nước ngoài chưa cao. Vì vậy trong những năm tới Công ty sẽ tăng

cường hơn nữa công tác mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài để hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty đạt hiệu quả cao nhất.

2.6. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dệt may xuất khẩu của công ty Haprosimex

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Trong xu hướng xoá bỏ hạn ngạch dệt may như hiện nay, công ty Haprosimex phải đối mặt với vấn đề cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn. Khi đó, chỉ còn những yếu tố cạnh tranh liên quan đến chính hàng hoá như chất lượng, giá cả, thời hạn giao hàng và các dịch vụ thương mại khác đối với khách hàng và thương hiệu sản phẩm. Chất lượng ngày càng được nâng cao, cạnh tranh gay gắt thì vai trò của thương hiệu ngày càng trở nên quan trọng.

Để hàng dệt may của công ty Haprosimex có thể khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường thế giới, công ty phải tập trung xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm của riêng mình. Điều mà công ty Haprosimex thấy rõ là dù có đầu tư lớn đến đâu cũng khó có thể cạnh tranh được thương hiệu lớn đã tồn tại từ rất lâu như Adidas, Pierre Cardin, WranglerVì thế, dù mục tiêu có thương hiệu riêng là cái đích phải hướng tới nhưng không thể làm trong một sớm một chiều và phải tính tới vị thế hiện nay của công ty Haprosimex trên thị trường thế giới. Công ty Haprosimex cần tập trung nguồn lực tài chính đầu tư cho thiết kế mẫu mã, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp và sản phẩm. Trong khi năng lực thiết kế còn chưa đáp ứng yêu cầu, có thể nghiên cứu phương án đặt hàng hoặc mua thiết kế độc quyền. Đồng thời, phải xác định thị trường mục tiêu cho từng thương hiệu, tiến hành các thủ tục đăng ký cho thương hiệu tại thị trường mục tiêu, phát triển mạng lưới phân phối tại các thị trường đó. Tăng cường tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là hội chợ chuyên ngành dệt may, các hoạt động trình diễn mẫu thời trang trong và ngoài nước, tổ chức giới thiệu hàng dệt may Việt Nam, nhất là ở các thị trường mục tiêu.

Các giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Haproximex - 12

2.7.Thực hiện chiến lược xây dựng hệ thống thương mại điện tử.


Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển. Công ty Haprosimex muốn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế cần phải áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại. Công ty Haprosimex đã sử dụng hệ thống mạng Internet, xây dựng trang web của mình nhằm tiêu thụ và quảng bá sản phẩm trên khắp toàn cầu. Trang web có những thuận lợi là không cần có vị trí cố định, vùng thời gian và quốc gia. Thông qua trang web khách hàng ở các vùng địa lý khác nhau có thể tiếp cận dễ dàng tới nơi mà trước đó khách hàng không thể đến. Thông qua trang web công ty có thể dễ dàng cung cấp thông tin cho khách hàng ở bất cứ nào trên thế giới hay không bị chậm trễ để đưa ra sản phẩm mới và chiến dịch mới. Trang web giúp tăng thông tin phản hồi, tạo điều kiện cho người tiêu dùng một cách dễ dàng để gửi ý kiến của mình đến công ty, dựa vào đó để đưa công ty thâm nhập vào thị trường chung một cách dễ dàng. Thông qua đó, công ty biết nội dung mà mọi người quan tâm là gì, họ nói gì về sản phẩmbiết thông tin nhiều hơn về đối thủ cạnh tranh.

Thương mại điện tử mang lại cho công ty Haprosimex "cửa sổ" để hiểu được suy nghĩ của người tiêu dùng. Công ty sử dụng hình ảnh để thực hiện chiến dịch quảng cáo, khách hàng sẽ truy cập ngay vào hình ảnh minh hoạ của trang web, đảm bảo chất lượng, chính xác trên quảng cáo.

Khi công ty tiến hành thương mại điện tử thì nên có nhiều chiến lược cụ thể sau:

Trên trang web của mình, cần mô tả về sản phẩm dệt may bao gồm: giá cả, thời gian, phương thức giao hàng và bảo hành sản phẩm. Mô tả và thuyết minh về chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, mẫu, mốt nêu lên xu hướng thời đại trong tương lai giúp cho khách hàng từ chỗ không biết về sản phẩm đến chỗ biết và ưa thích sản phẩm, trở thành khách hàng truyền thống của doanh nghiệp.

Do sản phẩm dệt may được xuất khẩu ra thị trường thế giới là chủ yếu nên trên trang web cần sử dụng ngôn ngữ phổ biến, để khách hàng có thể biết rõ và hiểu về sản phẩm nhiều hơn. Công ty cần thường xuyên trả lời các câu hỏi, thắc mắc của những người quan tâm đến sản phẩm. Công ty Haprosimex nên xây dựng các bộ phận: bán hàng, hỗ trợ khách hàng và dịch vụ sản phẩm, kinh doanh nhằm đáp ứng mọi yêu cầu các khách hàng ngay lập tức, đảm bảo đúng thời gian giao hàng, uy tín

2.8. Giải pháp công nghệ xanh


Trong xu thế hội nhập cạnh tranh gay gắt, các nước nhập khẩu đặt ra hàng loạt các hàng rào bảo vệ dưới hình thức các tiêu chuẩn, trong số hàng loạt các tiêu chuẩn bắt buộc đặt ra đối với hàng dệt may, các nhà nhập khẩu hiện quan tâm nhiều đến tiêu chuẩn xanh, sạch đối với sản phẩm ngay từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm... Trong điều kiện kinh doanh mới đầy khó khăn này công ty Haprosimex đã đề ra một số giải pháp nhằm vượt qua được tiêu chuẩn thương mại “xanh”, để có thể yên tâm phát triển bền vững và xâm nhập vào các thị trường có yêu cầu về tiêu chuẩn thương mại “xanh”. Trước tiên công ty Haprosimex cần rà soát một cách kỹ lưỡng, cẩn thận những hóa chất, chất phụ trợ, thuốc nhuộm đang sử dụng (bao gồm cả hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước), phải biết rõ nguồn gốc, xuất xứ của chúng và cần có “hồ sơ” của từng loại hóa chất, chất trợ, từng mẫu thuốc nhuộm. Đó là “Phiếu các số liệu an toàn” (safety data sheets) mà các hãng sản xuất hóa chất, thuốc nhuộm đều có. Thay thế vào đó là những hóa chất , chất phụ trợ thân thiện với môi trường, các thuốc nhuộm biết rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng tốt, loại mới, không độc hại và ít ô nhiễm môi trường. Song song với hóa chất, chất phụ trợ, thuốc nhuộm (dùng cả trong nhuộm và in hoa) là công nghệ áp dụng và máy móc thiết bị tương ứng. Để phát triển bền vững, tăng trưởng mạnh, tạo sức mạnh cạnh tranh với các nước xuất khẩu hàng dệt may trên thị trường rộng

lớn và “khó tính” như: Mỹ, EU, Nhật Bản..., công ty Haprosimex cần chuyển mạnh từ các công nghệ và thiết bị truyền thống sang loại hình sản xuất “thân thiện với môi trường”, sản xuất sạch hơn, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao các hóa chất - chất phụ trợ, thuốc nhuộm, hơi, điện, nước với các máy móc thiết bị phù hợp, nhất là các loại mới tiên tiến, hiện đại...

Ngoài ra, các vấn đề tiêu chuẩn hàng hóa và môi trường cũng cần được ưu tiên lên hàng đầu không chỉ trong một khâu mà phải áp dụng trong tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất. Việc làm này, các doanh nghiệp nước láng giềng Trung Quốc bắt đầu đặc biệt quan tâm đến đầu tư chuyển hướng sản xuất gắn với bảo vệ môi trường sau hàng loạt các đơn hàng bị từ chối và phải bồi thường gây tốn kém. Bắt đầu từ năm 2003, Trung Quốc thực hiện Tiêu chuẩn quốc gia mới GB18401-2001 đối với Formandêhit thoát ra từ các sản phẩm dệt-may chính thức có hiệu lực thi hành. Tiêu chuẩn này quy định các giới hạn Formandêhit phân giải như sau: 20mg/kg đối với những sản phẩm dùng cho trẻ sơ sinh (dưới 24 tháng); 75mg/kg cho các sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da và 300mg/kg đối với sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da và dùng trong nhà. Các mức trong tiêu chuẩn này hoàn toàn đồng nhất với các ngưỡng giới hạn Formandêhit của “nhãn sinh thái” Oeko-Tex standard 100 nổi tiếng ở châu Âu và một số nước phát triển, Trung Quốc đã xây dựng bộ tiêu chuẩn “nhãn xanh” (standard for green labelling) từ năm 2001, đồng thời lập tổng sơ đồ quốc gia thực hiện tiêu chuẩn, quản lý và giám sát thực hiện, tiêu chuẩn này đã hoàn thành trong năm 2004.

Đối với ngành Dệt May Việt Nam, cho đến nay vấn đề này vẫn còn coi nhẹ, nhiều doanh nghiệp vẫn còn thờ ơ với các tiêu chuẩn mà đối tác nhập khẩu đặt ra. Vấn đề chất thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và người tiêu dùng dường như không phải là công việc của các nhà sản xuất mà là của cơ quan môi trường. Chính vì vậy, trong tương lai

công ty Haprosimex cần phải thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh, sản xuất các sản phẩm “ sạch” thì mới có thể đưa hàng hóa vào các thị trường khó tính. Việc đầu tư theo hướng sản xuất hàng sạch sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai phát triển của công ty. Vì vậy để phát triển bền vững trong những năm tới, công ty Haprosimex không thể không đầu tư, đổi mới trang thiết bị, dây chuyền sản xuất để sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Hơn nữa công ty Haprosimex cũng cần giáo dục cho người lao động ý thức được tầm quan trọng của vệ sinh xanh sạch trong công ty. Để việc đổi mới sản xuất, sản xuất ra những sản phẩm không gây hại cho môi trường, công ty Haprosimex cần phải kiểm soát thật chặt chẽ ở tất cả các khâu một cách cẩn thận và nghiêm túc.

3. Kiến Nghị với nhà nước

Bên cạnh cố gắng của các công ty nhằm thích ứng với môi trường kinh doanh quốc tế, nhà nước cần phải ban hành các chính sách và đưa ra một số giải pháp phù hợp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may.

3.1 Chính sách về đầu tư phát triển


Các chính sách về đầu tư phải được tính toán trên phạm vi toàn ngành, tập trung vào ngành dệt và sản xuất phụ liệu may, đầu tư chọn lọc theo mặt hàng có thế mạnh nhằm tạo khả năng liên kết, hợp tác và khai thác tốt hơn năng lực thiết bị. Ngành dệt đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhà nước cần có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Bên cạnh đó khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án sản xuất nguyên phụ liệu may cũng hết sức cần thiết. Đầu tư của nhà nước phải tập trung cho các công trình trọng điểm để sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu.

3.2. Chính sách về thị trường xuất khẩu


Phát triển thị trường xuất khẩu theo phương châm đa dạng hoá. Bên cạnh việc duy trì và củng cố các thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản. Sớm khôi phục các thị trường SNG và Đông Âu, phát triển các thị trường mới như Mỹ, Canađa, Trung Đông, giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường các nước Đông Nam Á.

Tăng cường vai trò các tổ chức xúc tiến thương mại của nhà nước, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác Marketing. Bên cạnh việc tìm hiểu, cung cấp các thông tin về thị trường, giá cả, các đặc điểm về kinh tế, văn hoá, xã hội cũng như bản sắc truyền thống dân tộc của các quốc gia cần phải có những chính sách tiếp cận, khai thông và phát triển với từng thị trường cụ thể.

3.3. Chính sách về nguyên liệu và phát triển sản phẩm


Nhà nước cần phải có qui hoạch phát triển vùng nguyên liệu các loại tơ sợi thiên nhiên cho ngành dệt và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành dệt. Khuyến khích đầu tư cho sản xuất phụ liệu và sản xuất vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, giảm bớt phụ thuộc của ngành may vào nguồn nguyên liệu nhập ngoại.

Nâng cao hiệu quả và chất lượng của hàng may gia công, tạo dựng và củng cố uy tín trên thị trường thế giới đồng thời tạo lập cơ sở để chuyển dần sang xuất khẩu trực tiếp.

Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư cho khâu thiết kế và sản xuất hàng mẫu, đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ đủ khả năng thiết kế mẫu mã đồng thời hỗ trợ cho công tác đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, tạo điều kiện đưa các sản phẩm tên hiệu Việt Nam ra thị trường thế giới.

3.4. Chính sách về phát triển khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.

Cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa việc nhập thiết bị công nghệ hiện đại với thiết bị công nghệ đã qua sử dụng, vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản phẩm, vừa cân đối được vốn đầu tư cho trang thiết bị và đảm bảo tính cạnh tranh về giá cả của sản phẩm xuất khẩu trên cơ sở tính hiệu qủa kinh tế. Ưu tiên đầu tư cho công nghệ thiết kế trên máy vi tính nhằm nâng cao năng lực sáng tạo mẫu mã. Có các chính sách khuyến khích đầu tư với các dự án sản xuất sản phẩm mới theo tiêu chuẩn ISO 14000, ISO 9000

Nghiên cứu áp dụng khoa học về nguyên liệu mới, về vật liệu mới, về công nghệ và thiết bị đang còn bỏ trống sớm đầu tư thích đáng về cơ sở tạo mốt và nâng cao nghiệp vụ tạo mốt.

3.5. Chính sách về tổ chức quản lý và đào tạo

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ khuyến khích và thu hút các học sinh có khả năng theo học ngành công nghệ dệt may, khắc phục tình trạng thiếu kĩ sư dệt may như hiện nay. Đầu tư cho các trường dạy nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu sản xuất theo dây chuyền hiện đại, nhằm đào tạo một đội ngũ công nhân có tay nghề cao, thực sự trở thành thế mạnh về nhân lực của ngành dệt may Việt Nam.

Ưu tiên đào tạo các chuyên gia về thiết kế thời trang và Marketing, khắc phục điểm yếu cơ bản của ngành may xuất khẩu trong khâu thiết kế mẫu mốt và xúc tiến thị trường, từng bước tạo lập cơ sở để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, đồng thời có chính sách hỗ trợ đảm bảo công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định.

Tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp dệt may trên phạm vi cả nước theo phương châm gắn vùng công nghiệp dệt với vùng nguyên liệu, công nghiệp may với các trung tâm tiêu thụ và xuất khẩu nhằm giảm bớt được chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022