Xuất Khẩu Dệt May Vào Thị Trường Hoa Kỳ Tăng Ổn Định


thành trung tâm sản xuất hàng dệt may chi phí thấp của thế giới. Bên cạnh việc chú trọng vào thị trường tiêu thụ nội địa khổng lồ, nhiều hãng may mặc ở Trung Quốc đã bắt đầu hợp tác với các hãng thời trang nổi tiếng hàng đầu trên thế giới. Hòn đảo Mauritius nhỏ bé giữa Ấn Độ Dương là trung tâm sản xuất quần bò hàng đầu thế giới với các nhãn hiệu nổi tiếng như Gap và Tommy Hilfiger. Nhưng đằng sau những sản phẩm Made in Mauritius là các nhà máy, nhân công đến từ Trung Quốc. Năm 1999, khi Bắc Kinh đạt được thoả thuận thương mại với Washinton, rất nhiều nhà sản xuất may mặc lớn đã bắt đầu chuyển hay mở rộng hoạt động của mình tại Trung Quốc. I.C.Isaacs, sở hữu nhãn hiệu Marithe & Francois Girbaud đã chuyển mọi hoạt động từ Mehico sang Trung Quốc để tranh thủ giá cả rẻ. Frontline Clothing Ltd, nhà cung cấp hàng may mặc chất lượng cao sang thị trường EU và Hoa Kỳ cũng đã đóng cửa các nhà máy tại Campuchia, Lào và Bangladesh để chen chân vào Trung Quốc. Năm 2005, hãng Cartier có kế hoạch mở 6 chi nhánh đại lý tại Trung Quốc. Tập đoàn Firs của Hoa Kỳ cũng đã phối hợp với các công ty Trung Quốc xây dựng được 18 nhãn hiệu mới cho sản phẩm thời trang may mặc của nước này, kế hoạch đến năm 2010 sẽ xây dựng được 30 nhãn hiệu. Ngay những nước có chi phí sản xuất thấp tại Đông Nam Á như Indonesia và Việt Nam cũng không thể cạnh tranh với Trung Quốc. Thực tế, cái các nhà sản xuất muốn tìm kiếm không chỉ là giá cả rẻ mà cả qui mô, kinh nghiệm, sự linh hoạt và hiệu quả. Đây là những yếu tố mà Trung Quốc vượt trội hơn các quốc gia khác.

Năm 2002, ngay sau khi được bãi bỏ hạn ngạch, Trung Quốc đã nhanh chóng chiếm 78,1% thị trường may mặc và 47,5% thị trường vải sợi của Nhật Bản. Cũng trong năm này, tại Mỹ, giá trị nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng đến 125% và tại châu Âu là 53%. Chỉ trong năm 2002, Trung Quốc đã giữ thế thượng phong ngay trên đăt Mỹ với giá trị nhập khẩu sản phẩm áo choàng, áo


ngủ vào Mỹ tăng 557%, quần áo trẻ em tăng 306%, áo lót phụ nữ tăng 250%, găng tay là 242%.

Đến 1/1/2005, khi mà hệ thống hạn ngạch đối với hàng dệt may sẽ được dỡ bỏ hoàn toàn thì Trung Quốc lại càng gặp nhiều thuận lợi hơn, nhưng đây lại sẽ là khó khăn rất lớn đối với các nước có năng lực cạnh tranh yếu hơn trong lĩnh vực dệt may. Tính riêng trong tháng 1/2005, xuất khẩu của Trung Quốc sang EU đã tăng nhanh ngoài sức tưởng tượng, tăng tới 47% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó tại thị trường Hoa Kỳ xuất khẩu dệt may của Trung Quốc trong tháng 1/2005 đạt 1,4 tỷ USD, tăng 65,26%. Sự bành trướng của Trung Quốc đã khiến rất nhiều quốc gia phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp gia tăng. Chỉ tính tới đầu năm 2005, khoảng 7.600 lao động dệt may của Mỹ đã mất việc. Cũng trong thời gian này, 14 nhà máy dệt và may mặc ở 5 bang của Mỹ buộc phải đóng cửa. Tình trạng tương tự như vậy cũng xảy ra ở khu vực Trung Mỹ với khoảng 500.000 lao động đang bị đe doạ mất việc làm. Trước nguy có bị mất thị phần, các công ty dệt may ở các nước đã lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ của Chính phủ. Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi Trung Quốc hạn chế xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường của mình nếu không EU sẽ buộc phải áp đặt các biện pháp hạn chế đối với hàng dệt may giá rẻ của Trung Quốc như áo Tshirt, áo chui cổ, áo khoác nữ để đề phòng việc thị trường nội địa bị lũng doạn bởi loại hàng này của đối tác khổng lồ đến từ châu Á. Tới ngày 10/6/2005, do tốc độ tăng trưởng quá nóng của hàng dệt may Trung Quốc, EU và Trung Quốc đã ký thoả thuận mức hạn chế nhập khẩu 10 mặt hàng dệt may từ Trung Quốc trong 3 năm từ 2005 đến 2007 để ngăn chặn nguy cơ tranh chấp thương mại giữa hàng dệt may giữa EU và Trung Quốc. Trong khi đó, Hoa Kỳ đã quyết định áp dụng biện pháp tự vệ với hàng dệt may có xuất xứ từ Trung Quốc sau khi điều tra thấy sản lượng của các chủng loại dệt may nhập từ Trung Quốc tăng 7.5% so với cùng kỳ 2004 và có nguy cơ “đe doạ làm đảo lộn” thị trường dệt may nước này. Điều


này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngành dệt may của Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm sản lượng đáng kể, giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu để duy trì sản xuất. Đồng thời, các khách hàng nhập khẩu cũng có tâm lý lo ngại và quay sang tìm kiếm những nhà sản xuất thay thế, dự phòng nhằm tránh bị động. Đây chính là cơ hội cho hàng dệt may của các nước xuất khẩu truyền thống trong đó có Việt Nam.


2 - Thực trạng ngành dệt may Trung Quốc

2.1 - Tình hình sản xuất của ngành dệt

Trong tháng 5/2007, sản lượng sợi sản xuất của Trung Quốc đạt 1,64 triệu tấn, tăng 19,7% so với cùng kỳ. Trong vòng 5 tháng đầu năm 2007, tổng sản lượng sợi trong cả nước đạt 7,41 triệu tấn, tăng 20,6%. Luỹ kế sản phẩm sợi từ năm 2006 đến nay đạt 13,8 triệu tấn. Nói chung là trong vòng 5 tháng đầu năm 2007 tốc độ tăng trưởng của ngành dệt Trung Quốc tương đối ổn định.


2.2 - Tình hình xuất nhập khẩu ngành dệt may

Bảng 8:

Tình hình xuất nhập khẩu trong ngành dệt may của Trung Quốc


Tháng

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Kim ngạch xuất nhập khẩu

4/2007

12,83

1,72

14,56

Tăng trưởng

15,2 %

7,3%


4 tháng đầu năm 2007

44,19

5,72

49,91

Tăng trưởng

15%

5,3%


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung Quốc - cơ hội và thách thức - 8

Nguồn: Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc

Sau một thời gian kim ngạch bị giảm mạnh vào cuối quý I, đến tháng 4/2007, kim ngạch xuất nhập khẩu ngành dệt may Trung Quốc đã tăng trở lại,


đạt mức cao nhất trong những tháng đầu năm nay, góp phần làm cho kim ngạch xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2007 đạt mức 44,19 tỷ USD, tăng 15%, tốc độ tăng dần dần ổn định. Trong khi đó nhập khẩu duy trì mức tăng ổn định, kim ngạch trong tháng 4 đạt 1,72 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ, lập mức tăng kỷ lục trong những năm gần đây.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, từ tháng 1- 5 năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc tăng 15,8% so với cùng kỳ. Dự kiến trong cả năm sẽ tăng trưởng khoảng 12%.

Như vậy, trong 5 tháng đầu năm 2007, trừ tháng 2 thì 4 tháng còn lại kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc đều tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng đều 15%. Theo phân tích, do có sự điều chỉnh tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu vào tháng 7 nên các xí nghiệp đều đẩy mạnh xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm này nhằm giảm thiểu thất thu do chính sách điều chỉnh gây ra. Tới tháng 7/2007, Trung Quốc vẫn là quốc gia xuất khẩu mạnh với kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là 17,37 tỷ USD, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm ngoái và đây cũng là một tháng kỷ lục đối với xuất khẩu dệt may Trung Quốc. Xuất khẩu dệt may Trung Quốc tăng một phần do việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành dệt may đã được tăng cường. Các thành phố tham gia xuất khẩu dệt may của Trung Quốc đang đưa ra những yêu cầu mới về việc quản lý quá trình sản xuất hàng dệt may từ bao bì, đóng gói cho tới vận chuyển. Bên cạnh đó, năng suất và chất lượng hàng dệt may của Trung Quốc tăng cũng giúp xuất khẩu hàng dệt may ngày càng mở rộng, thậm chí giá thành sản hàng xuất khẩu tiếp tục tăng. Mặc khác, việc giảm thuế VAT cũng không gây tác động nhiều tới quá trình xuất khẩu hàng dệt may.

Sau khi xem xét tình hình xuất khẩu hiện nay, tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm về cơ bản bình ổn ở mức 15%, còn trong 6 tháng cuối năm do chịu ảnh hưởng của việc điều chỉnh giảm tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu và đồng NDT tăng giá nên xuất khẩu sẽ giảm ở mức độ nhất định, mức tăng sẽ vào


khoảng từ 12 - 15% so với cùng kỳ, mức tăng cả năm dự kiến vào khoảng 12%.


2.2.1 - Xuất khẩu dệt may vào thị trường Hoa Kỳ tăng ổn định

Trong 4 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu dệt may Trung Quốc sang 2 thị trường đứng đầu là EU và Hoa Kỳ lần lượt đạt 7,55 tỷ USD và 6,61 tỷ USD, tăng trưởng 14% và 33,1%. Tốc độ tăng xuất khẩu sang thị trường EU chậm lại giảm gần 10 điểm phần trăm so với cuối quý I. Trong khi đó, tốc độ tăng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tương đối ổn định, tương đương với cuối quý I/2007. Tổng cộng kim ngạch xuất sang 2 thị trương nay chiếm 32% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may.

Kim ngạch xuất khẩu sang 12 nước Đông Âu thuộc EU mở rộng giảm 41%, giảm 36,5 điểm so với cuối quý I. Trong khi đó, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hong Kong, Hàn Quốc, Nga sau khi giảm vào tháng 3 đển tháng 4 lại tăng trở lại, những mức tăng lớn không đều, mức tăng lớn nhất là 5% đối với thị trường Hong Kong. Ngoài ra, trong các thị trường chủ yếu khác có mức tăng tương đối nhanh đó là Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Thuỵ Sĩ... các nước này đều có mức tăng từ 50% trở lên.

Nhập khẩu từ các nước chủ yếu vẫn bình thường. Nhập khẩu từ Nhật bản tăng nhẹ 2,4%, Hàn Quốc giảm 1,9%, Đài Loan giảm 1,3%. Nhập khẩu từ thị trường EU và Hoa Kỳ tăng ổn định, mức tăng là 23,2% và 31,3%.


2.2.2 - Kim ngạch xuất khẩu của các xí nghiệp dệt may dân doanh tăng



Biểu đồ 8:

Mức tăng trưởng xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc trong vòng 4 tháng đầu năm 2007 so với

cùng kỳ năm 2006

35.00%

30.00%

25.00%

20.00%

15.00%

10.00%

5.00%

0.00%

-5.00%

-10.00%

32.80%

25%

16.80%

-5.70%

xi nghiep tap xi nghiep

-2.90%

xi nghiep tu xi nghiep co xi nghiep

the

dan doanh

doanh

von DTNN quoc doanh

va xi nghiep co co phan Nha nuoc


Nguồn: Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc

So với 2 năm trước, mức tăng xuất khẩu của các xí nghiệp dân doanh có giảm sút nhiều, nhưng tỷ lệ kim ngạch so với toàn quốc vẫn tiếp tục tăng. Trong 4 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của các xí nghiệp dân doanh đạt 18,47 tỷ USD, chiếm 42% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc, tăng 25% so với cùng kỳ. Trong đó, xí nghiệp tư doanh tăng 32,8%. xí nghiệp tập thể giảm 5,7%. Nhập khẩu của xí nghiệp dân doanh đạt 850 triệu USD, chiếm tỷ trọng 14,9%, có tốc độ tăng trưởng là 15,4%, tăng nhanh nhất trong các loại hình xí nghiệp.


Xuất khẩu của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 15,69 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 36%, kim ngạch xuất khẩu tăng 16,8%. Nhập khẩu đạt 4,15 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 73%, kim ngạch nhập khẩu tăng 6%. Cũng giống như xí nghiệp dân doanh, mức tăng kim ngạch xuất nhập khẩu của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều vượt qua giá trị bình quân.

Chỉ có xuất nhập khẩu của xí nghiệp quốc doanh và xí nghiệp có cổ phần Nhà nước là không ngừng giảm, xuất khẩu đạt 9,88 tỷ USD, tỷ trọng giảm xuống còn 22,3%, nhập khẩu đạt 720 triệu, chiếm tỷ trọng 12,6%. Kim ngạch xuất nhập khẩu giảm lần lượt là 2,9% và 8,4%.


2.2.3 - Hàng may mặc bằng sợi bông, sợi tổng hợp tăng nhanh nhất

Trong 4 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu hàng dệt đạt 15,98 tỷ USD, tăng 10,7%; xuất khẩu hàng may mặc đạt 28,21 tỷ USD, tăng 17,6%, tốc độ tăng không thay đổi nhiều so với cuối quý I. Tốc độ xuất khẩu của hàng may mặc vẫn vượt so với hàng dệt may.

Trong mặt hàng may mặc, xuất khẩu của 3 mặt hàng lớn là dệt kim, dệt thoi và phụ liệu có mức tăng trưởng lần lượt là 25,8%; 15,7% và 12,5%. Trong đó, mặt hàng may mặc truyền thống bằng sợi bông và sợi tổng hợp tăng nhanh nhất, mức tăng lần lượt là 30,1% và 13,8%; hàng len tăng 9,5%; hàng tơ tằm giảm 6%, nhưng mức giảm thấp hơn so với thời gian trước. Trong 4 tháng đầu năm nay, hàng may mặc xuất khẩu sang EU đạt 5,39 tỷ USD, tăng 14,5%; giảm 13 điểm phần trăm so với cuối quý I. Hàng may mặc xuất khẩu sang Mỹ đạt 4,76 tỷ USD, tăng 47,4%, tương đương với mức cuối quý I. Trong đó hàng may mặc bằng sợi bông tăng nhanh nhất, xuất khẩu mặt hàng này sang EU tăng 26,2% và sang Mỹ tăng 1,2 lần.

Trong những mặt hàng dệt xuất khẩu ra thị trường quốc té thì mặt hàng sợi tăng trưởng nhanh nhất, mức tăng là 19,4%, thành phẩm và vải nguyên liệu tăng lần lượt là 9,6% và 9,2%. Mặt hàng sợi tổng hợp trong mặt hàng sợi


vải và vải nguyên liệu có tốc độ tăng nhanh nhất là 12,7%; xuất khẩu mặt hàng bằng sợi bông và len lần lượt tăng trưởng là 6,5% và 6%, mặt hàng tơ giảm 25%. Trong thành phần hàng dệt, xuất khẩu mặt hàng gia dụng tăng 10,2%.

Số lượng hàng may mặc (bao gồm cả hàng dệt thoi lẫn dệt kim) trong 4 tháng đầu năm 2007 đạt 9,11 tỷ chiếc (bộ), tăng 8,4%; tốc độ tiếp tục giảm so với thời gian trước. Đơn giá xuất khẩu bình quân là 2,76 USD/chiếc (bộ), tăng 11%, tương đương với cuối quý I năm 2007. Trong đó, đơn giá mặt hàng dệt thoi tăng 6,8%, mặt hàng dệt kim tăng 15,2%; trong khi đó đơn giá xuất khẩu sang Mỹ giảm 2,2%. Đơn giá hàng sợi xuất ra thị trường quốc tế giảm 8%, đơn giá xuất khẩu vải nguyên liệu về cơ bản giữ được mức tăng nhẹ.


2.2.4 - Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng đều tăng.

Từ tháng 1 - 4/2007, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt của Trung Quốc đạt 5,17 tỷ USD, tăng 5,2%. Kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc đạt 550 triệu USD, tăng 5,7%. Tốc độ nhập khẩu hàng dệt, may về cơ bản thống nhất với nhau. Trong hàng may mặc, nhập khẩu hàng dệt kim tăng 6,2%, hàng dệt thoi tăng 4,5%. Trong đó nhập khẩu hàng len tăng nhanh nhất, với mức tăng gần 34,4%. Hàng lông thú tăng 60,3%. Đơn giá hàng may mặc nhập khẩu (bao gồm cả hàng dệt kim lẫn dệt thoi) có mức tăng chung là 28,1%. Nhập khẩu 0,6 triệu tấn sợi với trị giá 1,47 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu tăng lên với mức tăng nhẹ là 0,3%. Vải nguyên liệu nhập khẩu đạt 2,73 tỷ, tăng 6,7%.


2.3 - Tình hình điều chỉnh chính sách thuế xuất khẩu

Trong tháng 6/2007, Bộ Tài Chính, Tổng cục thuế, Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã công bố “Thông tư giảm tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu đối với một bộ phận hàng hoá”. Theo thông tư này, quy định từ 1/7/2007 tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu hàng may mặc giảm xuống còn 11%.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022