thường rất quan tâm đến yếu tố này. Các nhà nhập khẩu Nhật Bản cũng đánh giá cao các nhà sản xuất có được chứng nhận về tiêu chuẩn lao động SA 8000.
(v) Các quy định liên quan nhãn hàng DM.
Đạo luật chống lại phần thưởng không thể biện minh được và giới thiệu lừa dối (được kiểm soát bằng Ủy ban Thương mại công bằng Nhật Bản, Phòng Thương mại liên quan tới người tiêu dùng, Vụ Tập quán Thương mại) có mục tiêu ngăn ngừa việc khuyến khích người tiêu dùng bằng phần thưởng không biện minh được hoặc bằng giới thiệu lừa dối liên quan đến giao dịch hàng hóa. Đạo luật quy định các thực hành ghi nhãn chính xác cho hàng nhập khẩu để đảm bảo người tiêu dùng không nhận được thông tin lừa dối về xuất xứ thực. “Nước xuất xứ” nghĩa là nước tại đó thực hiện các hành động gây ra sự biến đổi quan trọng về bản chất của sản phẩm. Chú ý rằng nhãn chứng thực nước xuất xứ phải được may vào quần áo. Ngoài ra, luật Nhãn hàng Gia dụng 1962 của Nhật quy định rằng hàng dệt bán trên đất Nhật phải có nhãn hàng. Trên sản phẩm nhập khẩu, bắt buộc ghi tên nhà nhập khẩu, nhà phân phối.
(vi) Quy định về xuất xứ hàng hóa:
Nhật Bản áp dụng quy tắc xuất xứ ưu đãi không có đi có lại theo chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập - GSP và ưu đãi có đi có lại theo các FTA/EPA khác nhau. Để được hưởng thuế quan ưu đãi phải có giấy chứng nhận xuất xứ của cơ quan có thẩm quyền nước XK cấp để chứng tỏ rằng sản phẩm nhập khẩu đạt tiêu chuẩn “chế biến toàn bộ”- "wholly obtained" hay “chế biến lớn” - "substantially transformed" (ví dụ như thay đổi phân loại hàng hóa theo mã HS 4 chữ số hoặc đạt 40% giá trị gia tăng) tại nước XK. Đối với những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn “chế biến toàn bộ”, những tiêu chuẩn cụ thể dựa trên quy tắc thay đổi phân loại HS, quy tắc hàm lượng chế biến hoặc quy tắc giá trị gia tăng sẽ được áp dụng cho từng sản phẩm. Quy tắc xuất xứ trong các EPA và GSP áp dụng các tiêu chuẩn cụ thể cho nhiều loại sản phẩm.
Quy tắc xuất xứ tối huệ quốc - MFN của Nhật Bản được sử dụng để áp dụng mức thuế MFN (đối lập với mức thuế thông thường) được quy định cụ thể trong
điều 4-2 của Sắc lệnh của Nội các Nhật về thi hành Luật Hải quan và điều 1-5 và 1- 6 của Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Hải quan. Quy tắc xuất xứ MFN được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước được hưởng quy chế MFN. Theo đó, nước xuất xứ là nước mà hàng hóa được sản xuất toàn bộ hay được chế biến lớn (thay đổi phân loại hàng hóa theo mã HS 4 chữ số)
Hàng DM của Việt Nam được hưởng ưu đãi theo chương trình GSP. Đối với hàng may, xuất xứ là nơi công đoạn may được thực hiện, hàng dệt kim là nơi thực hiện công đoạn dệt. Hàng hoá muốn được miễn thuế theo hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) thì phải được chế biến tại Việt nam theo những tiêu chuẩn cụ thể dựa trên quy tắc thay đổi phân loại HS, quy tắc hàm lượng chế biến hoặc quy tắc giá trị gia tăng sẽ được áp dụng cho từng sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Xuất Khẩu Hàng Dệt May Của Việt Nam Hiện Nay.
- Rào Cản Kỹ Thuật Của Các Thị Trường Nhập Khẩu Chính Và Những Tác Động Đối Với Hàng Dệt May Xuất Khẩu Của Việt Nam.
- Các Rào Cản Kỹ Thuật Đối Với Hàng Dmxk Sang Thị Trường Eu
- Thực Trạng Vượt Rào Cản Kỹ Thuật Đối Với Hàng Dệt May Xuất Khẩu Của Việt Nam Thời Gian Qua.
- Đánh Giá Về Các Biện Pháp Vượt Rào Cản Kỹ Thuật Đối Với Hàng Dệt May Xuất Khẩu Của Việt Nam Thời Gian Qua.
- Mức Độ Nhận Biết Của Dn Về Các Rào Cản Kỹ Thuật Trong Hoạt Động Xuất Khẩu Trên Các Thị Trường Chính
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Tóm lại, qua việc nghiên cứu các rào cản kỹ thuật của một số nước đối với hàng dệt may nhập khẩu, cho phép rút ra một số kết luận rằng: Trên cơ sở các quy định chung của quốc tế, đặc biệt là của WTO về rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may, mỗi quốc gia có thể đưa ra thêm những quy định của mình, thậm chí cao hơn, khắt khe hơn tiêu chuẩn do WTO đưa ra. Điều đó đòi hỏi các quốc gia xuất khẩu cần:
Một là, đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý, cần phải nghiên cứu nghiêm túc và đầy đủ các quy định của các nước nhập khẩu về các rào cản phi thuế quan nói chung và RCKT nói riêng đối với hàng DM, từ đó có cảnh bảo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho các DNXK của mình để có những biện pháp phản ứng và ứng phó hiệu quả.
Hai là, các doanh nghiệp phải chủ động và chú trọng nghiên cứu, nắm bắt chính xác và kịp thời rào cản kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu. Trên cơ sở các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, các doanh nghiệp dệt may phải có các biện pháp điều chỉnh phù hợp theo hướng tuân thủ chấp hành các quy định về tiêu chuẩn do các nhà nhập khẩu yêu cầu, đồng thời các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực đàm phán, mặc cả để loại bỏ các rào cản phi lý, không có căn cứ khoa học. Trên
thực tế, các rào cản kỹ thuật này chỉ nhằm vào bảo hộ thị trường, vi phạm nguyên tắc công bằng, minh bạch trong thương mại quốc tế.
2.2.2. Đánh giá tác động của rào cản kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu chính đến hàng dệt may xuất khẩu của Việt nam.
2.2.2.1. Tác động tích cực
Thứ nhất, RCKT tạo động lực thúc đẩy đầu tư chiều sâu, cải tiến chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng DMXK của Việt Nam. Về nguyên tắc, khi các thị trường nhập khẩu Hoa kỳ, EU, Nhật Bản,v.v. áp dụng các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như các quy trình đánh giá sự phù hợp cao và ngặt nghèo đối với hàng DM nhập khẩu thì bắt buộc hàng XK của Việt Nam phải đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn đó mới có thể XK sang các thị trường này. Vì vậy, cà Nhà nước và DN, trong nỗ lực đẩy mạnh XK, phải đổi mới sản xuất, tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, cải tiến quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật của thị trường nhập khẩu qua đó mà XK thành công. Vì vậy, bên cạnh những tác động tiêu cực mà NCS sẽ phân tích sau, có thể nói, RCKT đã tạo động lực cho hàng DMXK của Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh XK, nâng cao chất lượng, hình ảnh và uy tín của mình để không những có thể đẩy mạnh XK sang các thị trường trên mà còn có thể mở rộng XK ra các thị trường khác trên thế giới. Trên thực tế, XK hàng DM của Việt Nam đã tăng rất mạnh và đều đặn thời gian qua để trở thành một trong hai mặt hàng XK chủ lực lớn nhất của Việt Nam. Đặc biệt XK sang Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đều tăng rất mạnh và củng cố được thị phần ở những thị trường này như đã phân tích ở mục 2.1. Điều này chứng tỏ sức cạnh tranh tăng của hàng DMXK của Việt Nam nhờ những nỗ lực của Nhà nước và DN để vượt qua được hệ thống RCKT khắt khe của các thị trường nhập khẩu lớn này.
Thứ hai, các RCKT của các nước nhập khẩu chính cũng tác động tích cực tới hoạt động bảo vệ môi trường của Việt Nam. Hàng DMXK của Việt Nam, trong những nỗ lực để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường của các nước nhập khẩu Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, không những đã quan tâm tìm hiểu về những tiêu chuẩn môi trường của các nước, qua đó mà nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi
trường mà còn phải có biện pháp hiệu quả để thực hiện và tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn môi trường đó. Trên thực tế, các DNDMXK của Việt Nam đã ngày càng quan tâm tới các quy định và tiêu chuẩn môi trường. Hiện nay, đã có nhiều DNDM có các biện pháp ngăn ngừa, xử lý liên quan đến môi trường như: Áp dụng một số công nghệ xử lý khí thải thông qua bộ phận thu khí lò hơi; Sử dụng định mức tiêu hao hợp lý nguồn nguyên, nhiên liệu của ngành dệt nhuộm thông qua các giải pháp kỹ thuật, quản lý để giảm thiểu tại nguồn khác nhau; Có các hệ thống xử lý nước thải cho các dây chuyền dệt nhuộm, di chuyển các xí nghiệp nhuộm vào các KCN DM có trung tâm xử lý nước thải tập trung. Việt Nam có hơn 10 trung tâm kiểm tra các loại thuốc nhuộm bị cấm tại các cơ sở xuất khẩu sản phẩm may mặc, có hơn 20 tổ chức kiểm tra ở Việt Nam đã có trình độ xác thực để cấp báo cáo kiểm tra về thuốc nhuộm bị cấm. Hiện tại, có trên 200 doanh nghiệp nhận chứng chỉ xác thực về tiêu chuẩn Oeko-TexStandard l00. Điều này rất tốt cho cạnh tranh công bằng trên thị trường nội địa và để người tiêu dùng hàng đầu lựa chọn được các sản phẩm đạt yêu cầu. Đồng thời có ý nghĩa đối với Việt Nam khi mở rộng khối lượng xuất khẩu sản phẩm may mặc. Bên cạnh đó, đã có nhiều DN áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14000 như dệt Phong Phú, Việt Thắng và ứng dụng công nghệ sản xuất sạch như Công ty TanTech; Công ty ChanShin; Công ty Samwoo, Công ty Tong Hong,... nhằm nâng cao khả năng đáp ứng được các quy định và tiêu chuẩn môi trường ngày càng chặt chẽ của các thị trường nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản...
Thứ ba, RCKT của các nước nhập khẩu cũng góp phần bảo vệ người lao động tốt hơn. Khi các DNDM Việt Nam thực hiện chính sách để đáp ứng các quy định về trách nhiệm xã hội mà các nước nhập khẩu đưa ra, thì quyền lợi người lao động trong ngành DM cũng được bảo vệ, được hưởng những lợi ích chính đáng của mình. Môi trường đuợc cải thiện cộng thêm người lao động với sức khoẻ, khả năng làm việc tốt lại tác động ngược lại làm nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh XK của DNDM Việt Nam. Theo kết quả khảo sát 500 DN (DNDM chiếm khoảng 20%) của Viện Nghiên cứu thương mại thực hiện năm 2013 về phát triển xuất nhập khẩu bền vững, các DN trong các nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh XK đã tích cực áp dụng
các biện pháp cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động, trong đó tỷ lệ DN áp dụng các quy định đảm bảo an toàn lao động tại nơi làm việc đạt cao nhất tới 64,5%, tiếp đến là các biện pháp thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thất nghiệp cho người lao động (61,7% số DN điều tra); cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc (42,3% số DN điều tra);áp dụng tiêu chuẩn lao động SA 8000 (28,4% số DN điều tra),…
Tỷ lệ doanh nghiệp (% )
CÁC BIỆN PHÁP
Các biện pháp khác
Đảm bảo quyền tham gia bình đẳng cho người
lao động trong các hiệp hội (Công đoàn, nghiệp Áp dụng tiêu chuẩn lao động SA 8000 (chế độ
người lao động, thời gian làm việc)
Cải thiện điều kiện lao động Thực hiện chế độ bảo hiểm (y tế, xã hội, thất
nghiệp)
Áp dụng các quy định đảm bảo an toàn lao động
tại nơi làm việc
8.9
22.6
28.4
42.3
61.7
64.5
0 10 20 30 40 50 60 70
Hình 2.3. Các biện pháp cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động trong DN
Nguồn: Viện Nghiên cứu thương mại, Báo cáo khảo sát về xuất nhập khẩu bền vững, 2013.
Ghi chú: Một DN có thể áp dụng nhiều biện pháp cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động.
Thứ tư, các DNDM Việt Nam đã hạn chế được tình trạng gian lận thương mại trong XK. Trên thực tế đã có sự gian lận thương mại bằng hình thức làm giả giấy tờ chứng nhận xuất xứ, nhãn hiệu, visa của Việt Nam. Có những thời điểm, tỷ lệ cấp Visa của Việt Nam đối với Cat. 342/642 mới chỉ đạt 88,98% nhưng theo thống kê của Hải quan Hoa Kỳ, tỷ lệ hàng nhập khẩu của Cat. này đã đạt 100%. Tình trạng này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngành DM Việt Nam trên thị trường thế giới[44].
Thứ năm, thúc đẩy thay đổi quan niệm. Từ quan điểm nhất định nào đó, xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam đương đầu với RCKT nước ngoài có thể khiến cho các nhà hoạt động và sản xuất trong ngành dệt may Việt Nam thay đổi
quan niệm sai của họ: từ việc chỉ tập trung vào chất lượng bên ngoài của sản phẩm đến việc tập trung vào cả chất lượng bên trong của sản phẩm; từ việc chỉ nhấn mạnh chất lượng sản phẩm đến nhấn mạnh quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm; từ việc chỉ coi lợi nhuận kinh tế là ưu tiên hàng đầu đến nhấn mạnh lợi nhuận kinh tế và lợi ích người tiêu dùng.
Thứ sáu, nâng cao năng lực đàm phán, thương lượng và giải quyết các tranh chấp quốc tế. Việc thường xuyên phải cọ sát, đương đầu với các vấn đề về RCKT ngày càng gia tăng của các thị trường nhập khẩu, ở khía cạnh tích cực, cũng giúp các nhà quản lý và các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam có nhiều trải nghiệm thực tế quý giá, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, nâng cao khả năng ứng phó và vượt RCKT, v.v. Trên thực tế, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp lớn như Việt Tiến, May 10, đã nhận thức và ý thức rất rõ về tầm quan trọng của vượt RCKT, đồng thời năng lực đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước nhập khẩu đã được nâng cao rõ rệt, ngay cả các quy định rất khắt khẻ về ghi nhãn, các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA8000, WRAP hay các tiêu chuẩn môi trường, v.v.[18]
2.2.2.2. Tác động tiêu cực
RCKT hiện không chỉ còn là nguy cơ nữa mà thực sự đã gây ra những tác động to lớn tới hàng DMXK của Việt Nam. Các DNDM Việt Nam đang từng ngày từng giờ phải đối mặt với những RCKT hết sức ngặt nghèo ngay chính những thị trường có mức độ tự do hóa thương mại cao nhất như Mỹ, EU hay Nhật Bản. Không ít DN lao đao vì vướng vào RCKT
Theo Đại diện Thương mại Hoa Kỳ-USTR, sự quá mức cần thiết, phân biệt đối xử hoặc những quy định không phù hợp khác của các biện pháp kỹ thuật ngày nay có thể sẽ dẫn đến giảm cạnh tranh, cản trở sáng tạo và gây cản trở cho thương mại. Thậm trí, ngay cả khi các biện pháp kỹ thuật được sử dụng phù hợp thì các công ty, nhất là các DNNVV cũng phải đối phó với những thách thức lớn trong việc tiếp cận thông tin về tiêu chuẩn, sự tuân thủ các loại tiêu chuẩn khác nhau và hay thay đổi của các thị trường nhập khẩu lớn. Đặc biệt là trong các trường hợp các biện pháp kỹ thuật thay đổi nhanh hoặc có sự khác biệt giữa yêu cầu kỹ thuật của các thị
trường khác nhau. Điều này là rất chính xác trong trường hợp các RCKT với hàng DMXK của Việt Nam. Xu hướng đòi hỏi cao và các quy định ngày càng khắt khe về yêu cầu chất lượng, an toàn sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội, sự phức tạp tăng lên của các quy định về nhãn mác, quy tắc xuất xứ, v.v của các thị trường nhập khẩu như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản là những thách thức lớn và tác động tiêu cực đối với hàng DMXK của Việt Nam. Có thể nêu một số tác động chủ yếu như sau:
(i) RCKT của các nước nhập khẩu chính đã và đang làm tăng chi phí (gồm cả chi phí sản xuất lẫn chi phí XK), giảm năng lực cạnh tranh đối với hàng DMXK của Việt Nam, đánh mất thị phần quốc tế.
Các DNXK hàng DM muốn đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe thì buộc sẽ phải tăng chi phí sản xuất để thay đổi điều kiện sản xuất và do đó giá thành sản xuất sẽ cao lên, nếu DN không tăng giá bán sản phẩm thì lợi nhuận của DN sẽ giảm, dẫn đến sự sụt giảm nguồn đầu tư mở rộng sản xuất và giảm chi cho phúc lợi xã hội. Còn nếu tăng giá bán sản phẩm thì sẽ ảnh hưởng ngay tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và có thể dẫn tới việc giảm XK. Nếu DN không thể thích nghi được với những yêu cầu mới đó thì có thể dẫn đến phá sản, hoặc bị mất vị thế và thị phần, giảm giá trị thương hiệu trên thị trường thế giới
- Chất lượng của sản phẩm, ngày nay là yếu tố có tính chất quyết định đến năng lực cạnh tranh của DN. Yêu cầu của thị trường nhập khẩu đòi hỏi các DN phải nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm. Để làm được việc đó, điều đầu tiên DN phải làm là đầu tư thay đổi công nghệ và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến vào sản xuất. Điều này đòi hỏi DN phải bỏ ra chi phí không nhỏ. Trong khi đó, theo điều tra, Việt Nam hiện có 80% là DNDM có quy mô nhỏ nên vốn dành cho đầu tư trang thiết bị là không nhiều, thông thường chiếm từ 0,2 - 0,3% doanh thu. Do vậy, nếu phải thay đổi công nghệ thì chắc chắn sẽ làm tăng gánh nặng trả nợ vay của DN.
- Bên cạnh đó, thực hiện rào cản xanh yêu cầu các tiêu chuẩn môi trường và nhãn mác sinh thái phải được áp dụng trong quy trình sản xuất, xử lý, lưu trữ và vận chuyển sản phẩm hình thành nên hệ thống quản lý môi trường hoàn thiện và không ô nhiễm và ảnh hưởng đến từng mắt xích quy trình từ sản xuất, bán hàng đến xử lý
thải loại. Do vậy, nhằm đạt tiêu chuẩn môi trường của các quốc gia nhập khẩu, những nhà xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam phải tăng đầu tư thiết bị và lao động cũng như thực hiện xác thực môi trường. Cải tiến máy móc kiểm tra và chi phí xác thực & kiểm tra tại các tổ chức kiểm tra nước ngoài sẽ làm tăng chi phí xuất khẩu của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, những lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tập trung ở chi phí lao động thấp. Mức độ kỹ thuật của sản phẩm thấp làm yếu đi khả năng cạnh tranh của ngành dệt may trên thị trường quốc tế. Với vị thế là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam phải thích nghi với “xu hướng xanh”. Nhằm thích nghi với “xu hướng xanh” và phá vỡ RCKT, chi phí cho mỗi mắt xích của quy trình từ sản xuất, bán hàng đến xử lý thải loại sẽ tăng lên và do vậy tổng chi phí cũng sẽ tăng lên. Lợi thế giá gốc yếu đi tương đối, lợi nhuận doanh nghiệp bị ảnh hưởng và cạnh tranh quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ giảm đi. Hơn nữa, Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia EU là những thành viên quan trọng của “Ủy ban Thương mại và Môi trường” trong WTO. Hoạt động của họ luôn dẫn đến hiệu ứng Domino vì vậy một số quốc gia công nghiệp hóa mới nổi cũng bắt chước họ tạo ra RCKT, do vậy hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam có thể phải đối mặt với tình huống nghiêm trọng hơn.
(ii) Phạm vi ảnh hưởng rất lớn và một số ngành liên quan bị ảnh hưởng.
RCKT không chỉ ảnh hưởng đến ngành dệt may Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến ngành in và nhuộm, ngành hóa chất, ngành sợi và nguyên liệu thô, làm giảm kinh doanh và thu nhập của các ngành này.
(iii) RCKT của các thị trường nhập khẩu gây tác động chệch hướng thương mại hàng DMXK của Việt Nam, là nguyên nhân không nhỏ khiến cho DN đánh mất thị phần và phải chuyển hướng thương mại sang các thị trường khác. Việc mất thị phần có thể là do DN bị giảm sút năng lực cạnh tranh vì không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thị trường hoặc cũng có thể họ tự tháo lui, chuyển hướng kinh doanh sang các thị trường khác khi quy định của nước nhập khẩu vượt quá khả năng mà họ có thể đáp ứng. Nhất là vào thời điểm hiện nay, khi hàng DMXK của Việt Nam chưa định vị được một chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng các nước nhập