Thực Trạng Vượt Rào Cản Kỹ Thuật Đối Với Hàng Dệt May Xuất Khẩu Của Việt Nam Thời Gian Qua.


khẩu chính vốn đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội thì bất kỳ một tác động nhỏ nào cũng có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng XK của Việt Nam. Chệch hướng thương mại có thể là điều tốt, thể hiện sự năng động, chủ động của DN trong đa dạng hóa thị trường XK để giảm bớt rủi ro biến động của thị trường. Nhưng trong đa phần các trường hợp, do không đáp ứng được yêu cầu cao của các thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, các DN phải chấp nhận chuyển hướng XK sang các thị trường có đòi hỏi thấp hơn như các nước thuộc Liên Xô cũ, Trung Quốc hay các nước châu Phi,… với nhu cầu tăng nhưng không ổn định, giá cả rẻ và các đơn hàng nhỏ, lẻ. Ngoài ra còn rất nhiều hệ lụy khác do mất thị phần ở các thị trường nhập khẩu chính yếu hàng DM. Trong một nghiên cứu định lượng (mô hình lực hấp dẫn) của nhóm tác giả Viện NCTM thực hiện về tác động của việc thực hiện Hiệp định tự do thương mại ASEAN Trung Quốc-ACFTA tới XK hàng DM của Việt Nam thực hiện năm 2010 cho thấy, việc thực hiện tự do hóa thương mại theo ACTFA đã đem đến điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cho XK hàng DM của Việt Nam sang Trung Quốc, có thể làm chệch hướng thương mại XK hàng DM của Việt Nam, tăng XK sang Trung Quốc trong khi giảm tương đối XK sang hai thị trường lớn khác là Hoa Kỳ và Nhật Bản,...

(iv) RCKT trong thương mại còn gián tiếp gây khó khăn cho đời sống người lao động Việt Nam. Công nghiệp DM ở Việt Nam hiện nay sử dụng hơn 2,5 triệu lao động. Trong thời kỳ khủng hoảng vừa qua, các nước nhập khẩu chính hàng DM như Hoa Kỳ, EU đều gia tăng bảo hộ thương mại, dựng lên các RCKT mới. Các DNDM vấp phải RCKT không XK được đã phải tạm ngưng sản xuất, thậm chí đóng cửa nhà máy, hàng nghìn công nhân ở các DNDM không có việc làm. Điều này, về lâu dài sẽ dẫn tới việc người lao động không yên tâm sản xuất và chuyển sang các nghề khác, gây mất ổn định nguồn cung nguyên liệu cũng như nguồn lao động hàng DMXK.

(v) Tái cấu trúc trong chuỗi cung ứng hàng DMXK dưới tác động của RCKT từ các thị trường nhập khẩu chính. Các DNNVV là những đối tượng phải đối mặt nhiều nhất với những thách thức từ RCKT. Theo VITAS, có tới 80% các DNDM là DNNVV, số lao động dưới 300 người. Số DN từ 1000 công nhân chỉ


chiếm 6%. Với nguồn lực hạn chế cả về tài chính, nhân lực và phương tiện, các DNNVV gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và xử lý thông tin về các quy định do các thị trường nhập khẩu đặt ra. Do đó, RCKT làm suy yếu hơn nữa các DNNVV, và có thể dẫn đến việc sáp nhập thành các DN lớn hơn, hoặc có thể thay đổi cơ cấu DN trên thị trường. Hiện tượng tái cấu trúc không chỉ ở việc giảm về số lượng DN trong ngành mà còn ở nhiều khả năng tích hợp dọc trong chuỗi cung ứng. Tích hợp dọc là khả năng có thể xảy ra khi các DN lớn có khả năng chi phối thị trường sẽ mở rộng lĩnh vực hoạt động để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định với chất lượng cao.

Tác động của các RCKT từ một số nước nhập khẩu lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là rất lớn. Nhiệm vụ đặt ra cho các DN, các cơ quan quản lý nhà nước những khó khăn thách thức trong vượt RCKT để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may. Trong đó, nhiệm vụ hết sức quan trọng là nghiên cứu, dự báo xu hướng phát triển của RCKT và cảnh báo sớm về các quy định, tiêu chuẩn của các thị trường nhập khẩu để có biện pháp phòng ngừa, lên kế hoạch và chủ động ứng phó, vượt RCKT nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may thời gian tới.

2.3. THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA.

2.3.1. Thực tiễn áp dụng các biện pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua.

Trước những rào cản kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu hàng dệt may, Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam đã có những biện pháp ứng phó nhằm vượt qua các rào cản, đẩy mạnh xuất khẩu. Để hiểu rõ hơn về thực trạng, tác giả đã tiến hành khảo sát nhằm phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện các biện pháp vượt qua các rào cản kỹ thuật của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thời gian qua và sự hỗ trợ của Nhà nước giúp DNDM vượt rào. Phiếu khảo sát được thiết kế với 13 câu hỏi, ở các mức độ đánh giá khác nhau (Phu lục 1). Sau khi khảo sát, tác giả gặp gỡ trực tiếp một số cán bộ quản lý của ngành dệt may như Hiệp hội dệt may, vụ xuất nhập khẩu - Bộ


Công thương, cán bộ nghiên cứu của Viện Dệt may để tìm hiểu sâu hơn những nhận định và ý kiến cá nhân của những người có trách nhiệm trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may.

Phiếu khảo sát được gửi đến cán bộ quản lý các DN qua hội nghị tổng kết ngành Dệt may Việt Nam vào 12/2013. Số phiếu gửi đi là 100, số phiếu thu về là 68 phiếu. Trong số đó có 45 phiếu đầy đủ thông tin đảm bảo đủ dữ liệu để phân tích. Danh sách các doanh nghiệp tham gia trả lời khảo sát tập trung chủ yếu là các DN xuất khẩu hàng dệt may tại các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Huế, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên... với nhiều loại hình doanh nghiệp được trình bày ở bảng 2.4. Trong tổng số 45 doanh nghiệp được khảo sát thì số doanh nghiệp chiếm chủ yếu là công ty TNHH và công ty cổ phần (44,4%); loại hình doanh nghiệp nhà nước (26,7%), doanh nghiệp tư nhân (22,2%), chỉ có 6,7% là DN có vốn đầu tư nước ngoài.

Bảng 2.3: Loại hình doanh nghiệp đã tiến hành khảo sát


STT

Loại hình doanh nghiệp

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

DNNN

12

26,7

2

DNTN

10

22,2

3

DN có vốn ĐTNN

3

6,7

4

Loại hình DN khác

20

44,4

Tổng số

45

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của Việt Nam - 13

Nguồn: Tổng hợp hết quả khảo sát doanh nghiệp của tác giả năm 2013


Kết quả khảo sát cho thấy: có tới 26 doanh nghiệp (chiếm 57,8% số DN được khảo sát) đã xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, tiếp đến là EU (42,2%), Nhật Bản (26,7%), Hàn Quốc (20%). Một số doanh nghiệp thì lựa chọn các thị trường xuất khẩu chính khác là, Canada, Newzland, Thụy Sĩ, Ấn Độ...nhưng số DN này không nhiều.


Ý kiến của các DN được khảo sát và các chuyên gia kinh tế về những biện pháp đã áp dụng để vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu được tổng hợp và đánh giá sau đây.

2.3.1.1. Các biện pháp vượt rào cản kỹ thuật của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Thực tiễn thời gian qua cho thấy các DNDM Việt Nam đã áp dụng các biện pháp vượt RCKT sau:

Thứ nhất, để đáp ứng với RCKT của các nước nhập khẩu, các DNDM Việt Nam đã tích cực và chủ động tiếp cận với yêu cầu của các nước nhập khẩu, xây dựng các hệ thống quản lý đảm bảo tuân thủ về chất lượng, an toàn sản phẩm, môi trường, trách nhiệm xã hội và ghi nhãn hàng dệt may. Cụ thể là:

- Đầu tư đổi mới và hiện đại hóa công nghệ, dây truyền sản xuất. Để có thể XK bền vững tại thị trường rộng lớn và khó tính, các DNXK dệt may Việt Nam hiểu rằng đã đến lúc chuyển mạnh từ các công nghệ và thiết bị truyền thống sang loại hình sản xuất “thân thiện với môi trường” sử dụng các máy móc thiết bị phù hợp, tiên tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo khả năng “vượt rào”.

Theo báo cáo của tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), nhiều loại máy móc, thiết bị tốt, mới, hiện đại đã được đầu tư chiều sâu, như các máy văng sấy Monforts, máy nhuộm liên tục Monforts ở Công ty Dệt Việt Thắng; các máy in lưới quay Stork, máy in lưới phẳng Buser ở hai Công ty Dệt- May thắng Lợi và Dệt 8- 3; các máy nhuộm “khí động lực” (Air- Jet) do được chế tạo ở Dệt kim Đông Xuân và Dệt 8-3; máy làm bóng trục mới của Công ty Dệt Nam Định, hệ thống máy xử lý trước- xử lý hoàn tất vải pha len của Công ty Dệt lụa Nam Định và Công ty 28 (Bộ Quốc phòng) v.v... Hay một ví dụ điển hình đối với Công ty may Việt Tiến ngoài việc tập trung cho nguồn nhân lực, May Việt Tiến luôn đầu tư đổi mới thiết bị và cải tiến công nghệ như: hệ thống thiết kế mẫu rập, nhảy size, hệ thống giác sơ đồ, trải, cắt tự động…, mua hoặc nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore…Nhờ đó, công ty quản lý được số liệu trên từng công đoạn, xây dựng hệ thống thời gian cho từng bước công việc, phân công lao động, ghép bước công việc


một cách hợp lý, giảm thiểu được thời gian sản xuất, tiết kiệm được chi phí, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường.

Ngoài ra, ngành dệt đã có bước phát triển với những dự án đầu tư lớn của các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có: Dự án dệt kim của Công ty Global Dyeing (Hàn Quốc) hoạt động với công suất 18.000 tấn / năm, dự án Formosa (Đài Loan) sản xuất xơ sợi tổng hợp, đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu và đang có khả năng mở rộng, dự án liên doanh Phong Phú - ITG (Hoa Kỳ) đầu tư một cụm nhà máy liên hợp dệt nhuộm may lớn nhất Việt Nam ở Hóa Khánh đang triển khai, dự án nhà máy dệt nhuộm may của Tập đoàn Berhar (Malaysia) tại Khu kinh tế Chu Lai.

- Nhiều doanh nghiệp dệt may áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO 9001:2000; hệ thống quản lý môi trường ISO 14001; thực hiện quản lý nội vi; kiểm soát quá trình; thay đổi nguyên liệu; cải tiến thiết bị; ứng dụng công nghệ sản xuất mới; … như Công ty may Việt Tiến, Công ty dệt Phong Phú, Công ty may 10, Công ty cổ phần dệt 10/10, Công ty cổ phần kinh doanh len Sài Gòn, Công ty cổ phần may Sài Gòn 3, Công ty Scavi Việt Nam , Công ty TNHH sợi Tianan, Công ty may Nhà Bè, Công ty may Hưng Yên, Công ty dệt May Thành công, Công ty Dệt may Hà Nội ,v.v. Chính vì vậy, các DN này đã có được một hệ thống quản lý tương đối bài bản, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm sử dụng nguyên, nhiên vật liệu, đồng thời giảm thiểu chất thải ra môi trường, góp phần đảm bảo sản xuất có hiệu quả, bảo vệ, cải thiện môi trường, đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật của nước nhập khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất, xuất khẩu.

- Các chuyên gia của Viện Dệt may cũng cho rằng, một số DN rất quan tâm đến các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội. Ví dụ, ở công ty May 10, bình quân hàng năm, công ty đón tiếp hàng chục đoàn của các đối tác nước ngoài đến kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn kiểm tra, công ty đã đầu tư hàng trăm triệu đồng trang bị thẻ từ, bảng chấm công điện tử... giúp cho việc kiểm tra số giờ làm thêm của công nhân được dễ dàng và minh bạch. Để kiểm tra việc có sử dụng lao động vị thành niên hay không, trong hồ sơ tuyển dụng lao động, công ty có đầy đủ các loại


giấy tờ hợp lệ theo yêu cầu của đối tác nước ngoài như: chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy kiểm tra sức khoẻ... Đối với các phân xưởng sản xuất, công ty đã trang bị đầy đủ hệ thống chiếu sáng, thông gió, thiết bị y tế, phòng cháy chữa cháy, có cửa thoát hiểm cho người lao động khi có sự cố. Tuy nhiên, những công ty thực sự quan tâm đến vấn đề trách nhiệm xã hội như May 10 còn ít; việc áp dụng và thực hiện các tiêu chuẩn phù hợp với SA 8000 còn rời rạc, chưa có tính đồng bộ và nhất quán.

- Các doanh nghiệp cũng chú trọng hơn đến xây dựng và củng cố thương hiệu, các quy định về ghi nhãn sản phẩm. Một doanh nghiệp có XK thành công hay không được đánh giá qua mức độ ảnh hưởng của họ đối với người tiêu dùng, thị trường đối tác. doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng chứng tỏ là một doanh nghiệp uy tín, và sản phẩm phải vượt qua được những RCKT cũng như các yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng. Chẳng hạn như công ty may Việt Tiến, xây dựng và bảo vệ thương hiệu là chuyện sống còn. Các thương hiệu như: Việt Tiến, Vee Sendy, T-up, Vie Laross đã được công ty tiến hành đăng ký bảo vệ thương hiệu của mình tại các thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ, Canada thông qua một công ty XTTM phát triển của Nhật Bản. Công ty cũng tiến hành xây dựng thương hiệu của mình tại các nước trong khối ASEAN như Singapore, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei, đồng thời, tiếp tục đăng ký thương hiệu của mình tại các nước châu Âu và sẽ kết hợp với Hội Luật gia Hà Nội để đẩy mạnh hoạt động chống hàng gian, hàng giả, làm mất uy tín thương hiệu của mình. Song song với các biện pháp ngăn chặn, Công ty đặc biệt chú trọng đến việc trang bị các thiết bị, công nghệ hiện đại tạo ra những sản phẩm riêng biệt của mình như: tạo những đặc điểm về kỹ thuật- chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000 trên cơ sở in vẽ, thiết kế chính xác trên các thiết bị hiện đại nhất, bảo đảm độ chính xác cao đúng chiều vải, tạo ra những đường may thẳng, đều bền chắc cho sản phẩm... Đồng thời tạo ra các đặc điểm về hình thức như: chỉ mang duy nhất nhãn hiệu "Viettien" thể hiện trên bao bì, nhãn chính, nhãn treo của các loại sản phẩm. Cúc


nhựa có khắc chìm chữ "Viettien", hoặc "Vtec", riêng đối với các sản phẩm cao cấp có đặc điểm chống hàng giả rất dễ nhận biết.

Thứ hai, nhiều DNDM lớn đã gắn chặt quyền lợi với các công ty nhập khẩu, đây là một trong những biện pháp các DN Việt Nam thực hiện nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của các RCKT của các nước nhập khẩu áp đặt cho các DNXK dệt may nước ngoài. Các DN Việt Nam đã kết hợp với các DN Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản trong hoạt động sản xuất, phân phối mặt hàng dệt may, chính điều này đã giúp các DN Việt Nam tránh được một số rào cản.

2.3.1.2. Các biện pháp, chính sách của nhà nước hỗ trợ DN vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu

Thực tiễn Nhà nước đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ DN vượt RCKT sau:

(i) Hỗ trợ thông tin thị trường xuất khẩu cho DN, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại: Chính phủ hỗ trợ thông tin và xây dựng các quy chế, thể chế thúc đẩy XK sang các thị trường. Chính phủ mở rộng quy mô hoạt động của các tổ chức XTTM như Cục XTTM, mở rộng mạng lưới các Thương vụ Việt Nam tại các nước nhập khẩu chính; Chính phủ thành lập phòng thông báo và điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, văn phòng TBT Việt Nam tăng khả năng đáp ứng thông tin đến với các DN.

Văn phòng TBT Việt Nam là cơ quan đầu mối quốc gia của Việt Nam thực hiện thông báo, hỏi đáp về quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá sự phù hợp liên quan đến RCKT trong thương mại theo hướng dẫn của WTO. Hiện nay, mạng lưới TBT Việt Nam đã có mặt ở 64 tỉnh thành trên cả nước.

(ii) Ban hành các văn bản pháp lý về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp với cam kết trong hiệp định TBT của WTO và các cam kết quốc tế khác

Về việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về RCKT thương mại, tiêu chuẩn và chứng nhận sự phù hợp, Việt Nam đã ban hành Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (năm 2006), Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa (năm 2007), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, luật Đo lường năm 2011. Các nghị định


hướng dẫn thi hành các luật liên quan gồm Nghị định số 127/2007/NĐ-CP của chính phủ ngày 01/08/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số: 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Nghị định số 86/2012/ND-CP ngày 19/10/2012 quy định chi thiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường, Nghị định về Ghi nhãn hàng hóa số 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ năm 2006,...

Rất nhiều cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp và các biện pháp khác liên quan đến yêu cầu kỹ thuật, bao gồm Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Giao thông, Bộ Y tế, Bộ Lao động, thương binh, xã hội, Bộ Văn hóa thể thao, du lịch và Bộ Xây dựng. Bộ KH&CN chịu trách nhiệm công bố và quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trên Công báo, chịu trách nhiệm cùng với các bộ khác phát triển tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hàng hóa và dịch vụ theo lĩnh vực và thẩm quyền chuyên môn.

Tổng cục Tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng (STAMEQ), trực thuộc Bộ KH&CN, là đại diện của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế và khu vực về những vấn đề liên quan tới yêu cầu kỹ thuật. STAMEQ không thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật bắt buộc nhưng có trách nhiệm soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn và những vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn trình lên Bộ và Chính phủ phê duyệt.

(iii) Chính phủ đã tăng cường đàm phán, ký kết và tham gia các hiệp định thương mại song phương, khu vực và đa phương để mở rộng điều kiện tiếp cận thị trường cho hàng hóa và dịch vụ XK của Việt Nam trong đó có hàng DM. Tính đến nay, Việt Nam ký kết FTA song phương là Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản (Vietnam - Japan economic Partnership Agreement VJEPA) và

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí