Thực Trạng Xuất Khẩu Hàng Hàng Dệt May Của Công Ty Haprosimex Trong Thời Gian Qua.

và internet. Vì vậy hình ảnh, nhãn hiệu của công ty trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng. Tuy nhiên hiện nay hoạt động xúc tiến xuất khẩu của công ty Haprosimex vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả do các kênh xúc tiến xuất khẩu còn yếu. Doanh nghiệp chủ yếu quảng bá giới thiệu qua internet, mà hình thức này không thực sự hiệu quả vì chưa chắc đã đến được với khách hàng tiềm năng. Hơn nữa việc tham gia các hội chợ triển lãm của công ty vẫn còn rất thưa thớt và đầu tư chưa cao nên khi doanh nghiệp tham dự các hội chơ, triển lãm thường không thu được kết quả như mong muốn.

2. Thực trạng xuất khẩu hàng hàng dệt may của công ty Haprosimex trong thời gian qua.

2.1. Thực trạng thực hiện các nội dung chủ yếu trong hoạt động xuất khẩu

2.1.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn đối tác


Một chiến lược sản phẩm đúng đắn và năng động là một chiến lược dựa trên cơ sở phân tích sâu sắc thị trường. Đặc biệt để tham gia vào thị trường may mặc thế giới - là một thị trường hết sức phong phú, đa dạng, thay đổi rất nhanh về mẫu mã, kiểu mốt, chủng loại, thời gian cũng có yêu cầu ngày càng cao và tinh tế về chất lượng - thì việc nghiên cứu thị trường để luôn thích nghi với sự biến động và thay đổi của nó là việc làm cần thiết đầu tiên của bất kì doanh nghiệp nào muốn xuất khẩu thành công. Qua nghiên cứu thị trường công sẽ ty nắm vững các đặc điểm của thị trường về các mặt: chính trị thương mại, luật pháp và các chính sách có liên quan. Khi nghiên cứu thị trường cần nắm được dung lượng thị trường, điều kiện cạnh tranh, thị hiếu, kiểu dáng hàng đồng thời nghiên cứu từng loại sản phẩm mà công ty sẽ sản xuất, nguyên vật liệu sản xuất, giá cả và chi phí định mức cho một sản phẩm để tránh bị đối tác ép giá khi ký kết hợp đồng.

Khi quyết định đưa một loại quần áo có sẵn hay quyết định triển khai một mốt quần áo mới vào thị trường xuất khẩu nào đó như Tây Âu, Bắc Âu hay Nhật Bản thì điều cốt lõi để đảm bảo mặt hàng phù hợp và thích ứng được với người mua nước sở tại là phải nghiên cứu thị trường. Thông qua việc nghiên cứu thăm dò các thị trường, tìm ra các thị trường triển vọng để xác định một cách cẩn thận biện pháp làm cho mặt hàng thích ứng với đòi hỏi của thị trường.

Nghiên cứu đối tác là nhằm tìm kiếm bạn hàng ổn định, đáng tin cậy và hợp pháp. Quá trình nghiên cứu cần làm rõ các mặt: thái độ kinh doanh, lịch sử phát triển, khả năng tài chính, lĩnh vực hoạt động và uy tín của họ trong hoạt động kinh doanh.

Nghiên cứu và lựa chọn đối tác giúp cho Công ty có phương thức kinh doanh thích hợp nhằm tránh các rủi ro sẽ đến với mình. Như với các khách hàng quen, có uy tín, công ty có phương thức thanh toán khác với những khách hàng chưa có độ tin cậy.

Tuy nhiên, cũng như hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của cả nước nói chung và các doanh nghiệp may nói riêng, công ty Haprosimex chưa có điều kiện để đảm bảo tốt công tác này. Mặc dù công ty đã có phòng kinh doanh tiếp thị nhưng hoạt động nghiên cứu thị trường, hoạt động Marketingchưa thật sự có hiệu quả. Có thể thấy được một số lý do cơ bản và quan trọng của tình trạng đó như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

- Công ty không có điều kiện để đưa những cán bộ phụ trách nhiệm vụ này ra nước ngoài, những thị trường cần nghiên cứu để tìm hiểu, điều tra, phân tích, đánh giávề thị trường nhằm tìm kiếm những thị trường mới hay ít nhất cũng là để thoả mãn những thị trường hiện tại thông qua việc đáp ứng tốt hơn những yêu cầu, đòi hỏi mới phát hiện và chính hoạt động này góp phần mở rộng thị trường một cách gián tiếp.

- Trình độ nghiệp vụ chuyên môn của các cán bộ về thị trường và Marketing không cao.

Các giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp Haproximex - 6

- Hoạt động nghiên cứu thị trường của phòng kinh doanh tiếp thị chưa đạt hiệu quả.

Để khắc phục những tồn tại này, công ty đã đề ra quy trình xem xét hợp đồng xuất khẩu một cách chuẩn mực, có quy tắc và phù hợp riêng cho công ty mình nhằm trợ giúp phòng kinh doanh tiếp thị trong hoạt động lựa chọn đối tác đảm bảo hiệu qủa cao. Trong thực tế quy trình này đã thực sự đem lại hiệu quả cao bởi đó là sự kết hợp của các phòng ban, cán bộ trong công ty. Tuy nhiên quy trình này không thể khắc phục hoàn toàn những khuyết điểm đã nói ở trên. Công tác mở rộng thị trường của công ty còn rất hạn chế.


2.1.2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu


Sau khi lựa chọn được thị trường và đối tác xuất khẩu, công ty cần lập kế hoạch kinh doanh xuất khẩu. Quy trình lập kế hoạch kinh doanh xuất khẩu bao gồm những nội dung sau:

- Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân.


Công ty dựa vào những thông tin đã có từ bước nghiên cứu thị trường trước đó để đánh giá các yếu tố của thị trường như sau:

+ Môi trường dân cư


+ Môi trường kinh tế


+ Môi trường văn hoá xã hội


+ Môi trường luật pháp

+ Môi trường cạnh tranh


Công ty xem xét, đánh giá về thị trường xuất khẩu và đối tác của công ty nhằm xác định thế mạnh thị trường mà công ty có thể khai thác cũng như những điểm yếu mà công ty cần phải hạn chế khi thâm vào các thị trường này. Bên cạnh đó cần đánh giá mức độ tin cậy của đối tác để thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài với công ty. Công ty có thể dựa trên uy tín trên của đối tác hay học hỏi từ các bạn hàng khác.

- Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu, thời cơ và phương thức kinh doanh.


Dựa trên những đánh giá chi tiết về thị trường xuất khẩu mà công ty đã lựa chọn, và dựa trên tình hình kinh doanh thực tế của công ty mình mà chọn ra các sản phẩm phù hợp với thị trường đã chọn. Ngoài ra mỗi thị trường có những khác biệt nên công ty cần nghiên cứu kỹ để nhận ra được các thời cơ và phương thức kinh doanh cho phù hợp với tập quán tiêu dùng và phân phối của từng thị trường.

- Đề ra các mục tiêu: tổng doanh thu cần đạt, doanh số bán tại các thị trường khác nhau.

Đây là nhiệm vụ rất quan trọng vì công ty cần đề ra các mục tiêu cần đạt được rồi mới có kế hoạch cụ thể để đạt được những mục tiêu đó. Mục tiêu đề ra cần chính xác, chặt chẽ và chi tiết không nên chung chung, xa rời với thực tế.

Công ty xem xét, đánh giá về thị trường xuất khẩu và đối tác của Công ty nhằm xác định thế mạnh thị trường mà công ty có thể khai thác cũng như những điểm yếu mà công ty cần phải hạn chế khi thâm vào các thị trường này. Bên cạnh đó cần đánh giá mức độ tin cậy của đối tác để thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài với công ty.

Kế hoạch kinh doanh xuất khẩu do phòng Kế hoạch vật tư - xuất nhập khẩu chịu trách nhiệm và giao xuống các phân xưởng sản xuất. Kế hoạch kinh doanh của công ty được xây dựng theo từng năm được cụ thể cho từng quý, theo các chỉ tiêu số lượng sản phẩm, kim ngạch xuất khẩu, doanh thu, lợi nhuận.

2.1.3. Hoạt động đàm phán, kí kết hợp đồng.


Công ty tổ chức thực hiện giao dịch đàm phán với phía đối tác về các điều khoản, điều kiện mua bán hàng hoá. Khi hai bên đã thoả thuận và đi đến ký kết hợp đồng thì chuyển tiếp sang soạn thảo và ký kết hợp đồng.

Hoạt động đàm phán và ký kết các hợp đồng do phòng kinh doanh tiếp thị đảm nhiệm. Việc soạn thảo hợp đồng được thực hiện trên cơ sở những thoả thuận đã được hai bên thống nhất. Trường hợp phía đối tác soạn thảo hợp đồng thì phía công ty cần xem xét, kiểm tra lại, đối chiếu những điều khoản trong hợp đồng và nội dung đã thoả thuận giữa hai bên. Hợp đồng và phụ lục hợp đồng sau khi soạn thảo phải được trưởng phòng kinh doanh tiếp thị kiểm tra lại, ký tên và trình Giám đốc công ty xem xét và ra quyết định cuối cùng.

Mặc dù công ty Haprosimex đã có riêng phòng kinh doanh tiếp thị đảm nhiệm hoạt động đàm phán và ký kết hợp đồng nhưng phòng hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Do đó, để hoạt động đàm phán ký kết hợp đồng đạt hiệu quả cao và tránh được những rủi ro đáng tiếc trong thực hiện hợp đồng, công ty đã mời thêm các chuyên gia tư vấn. Vì trình độ kinh doanh, kinh nghiệm buôn bán quốc tế của ta rất hạn chế còn đối tác của công ty Haprosimex đều thuộc những nước có nền kinh tế phát triển, họ có kinh nghiệm trên thương trường quốc tế do đó công ty cần tìm hiểu kỹ đối tác và thận trọng hơn trong việc đàm phán và ký kết các hợp đồng xuất khẩu.

2.1.4. Thực hiện hợp đồng ký kết

Vì công ty chủ yếu xuất khẩu theo điều kiện giao hàng FOB nên trong nghiệp vụ xuất khẩu không có bước xin giấy phép xuất khẩu, thuê tàu và mua bảo hiểm.

Ký kết hợp đồng

Thông thường các khách hàng gửi đơn hàng đến công ty, công ty nhận đơn đặt hàng và giao dịch với khách hàng thông qua thư từ, điện tín, thoả thuận với nhau về số lượng, chất lượng, giá cả, các điều kiện về giao nhận, thanh toán, vi phạm hợp đồngsau đó ký hợp đồng. Đối với khách hàng truyền thống thì việc giao dịch, đàm phán, thoả thuận đơn giản hơn, bởi vì họ đã có cơ sở từ các hợp đồng trước. Họ chỉ cần thoả thuận một yếu tố biến động như số lượng, giá cả

Kiểm tra L/C

Sở dĩ công ty phải thực hiện bước kiểm tra L/C bởi vì nó quyết định đến việc thanh toán tiền hàng và các tranh chấp có thể phát sinh dẫn tới người xuất khẩu không thu được tiền khi có hàng hoá đem ra nước ngoài. Vì thế đây là nghiệp vụ không thể thiếu trước khi triển khai thực hiện hợp đồng. Khi nhận thư tín dụng do ngân hàng thông báo, nhân viên phòng xuất nhập khẩu có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu L/C với hợp đồng xem nó có phù hợp với điều khoản trong hợp đồng hay không. Nếu không phù hợp phải có đề nghị gửi tới ngân hàng mở L/C yêu cầu sửa đổi cho phù hợp.

Ký kết hợp đồng

Thông thường các khách hàng gửi đơn hàng đến công ty, công ty nhận đơn đặt hàng và giao dịch với khách hàng thông qua thư từ, điện tín, thoả thuận với nhau về số lượng, chất lượng, giá cả, các điều kiện về giao nhận, thanh toán, vi phạm hợp đồngsau đó ký hợp đồng. Đối với khách hàng truyền thống thì việc giao dịch, đàm phán, thoả thuận đơn giản hơn, bởi vì họ

đã có cơ sở từ các hợp đồng trước. Họ chỉ cần thoả thuận một yếu tố biến động như số lượng, giá cả

Kiểm tra L/C

Sở dĩ nhà xuất khẩu phải thực hiện bước kiểm tra L/C bởi vì nó quyết định đến việc thanh toán tiền hàng và các tranh chấp có thể phát sinh dẫn tới người xuất khẩu không thu được tiền khi có hàng hoá đem ra nước ngoài. Vì thế đây là nghiệp vụ không thể thiếu trước khi triển khai thực hiện hợp đồng. Khi nhận thư tín dụng do ngân hàng thông báo, nhân viên phòng xuất nhập khẩu có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu L/C với hợp đồng xem nó có phù hợp với điều khoản trong hợp đồng hay không. Nếu không phù hợp phải có đề nghị gửi tới ngân hàng mở L/C yêu cầu sửa đổi cho phù hợp.

Chuẩn bị hàng hoá

Đối với Công ty thương mại thì đây là việc gom hàng, phân loại, đóng gói bao bì cho phù hợp. Công ty Haprosimex là Công ty sản xuất hàng xuất khẩu nên việc chuẩn bị hàng hoá là tích cực sản xuất cho kịp thời hạn hợp đồng, phân loại, đóng gói bao bì theo yêu cầu của khách hàng. Việc sản xuất được thực hiện theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của phòng kế hoạch vật tư.


Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu

Về phía Công ty, từ khâu sản xuất cho đến hoàn tất sản phẩm thì tại mỗi bộ phận, phân xưởng đều có bộ phận kiểm tra chất lượng hàng hoá. Về phía khách hàng, họ thuê các Công ty kiểm định để kiểm tra chất lượng. Khi chất lượng đạt yêu cầu thì mới được chất hàng lên tàu và ngược lại công ty sẽ phải sửa đổi sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Làm thủ tục hải quan

Khai báo hải quan: nhân viên phòng kế hoạch vật tư xuất nhập khẩu có trách nhiệm kê khai chi tiết về hàng hoá lên tờ khai hải quan để thuận lợi cho việc nộp thuế xuất khẩu và nhập khẩu. Thông thường Công ty làm thủ tục hải quan ở Cục hải quan Hải Phòng.

- Xuất trình hàng hoá: Sau khi làm thủ tục khai báo hải quan nhân viên hải quan kiểm tra hàng hoá, niêm phong và kẹp chì.

- Thực hiện các quyết định của hải quan: Sau khi kiểm tra cơ quan hải quan sẽ có quyết định về lô hàng.

Giao hàng lên tàu

Công ty Haprosimex giao hàng theo phương thức hàng đủ một container. Vì thường xuất theo điều kiện FOB nên công ty không phải thuê tàu và mua bảo hiểm.

Thanh toán

Sau khi giao hàng công ty gửi bộ chứng từ tới ngân hàng mở L/C thông qua ngân hàng thông báo yêu cầu thanh toán tiền hàng. Hầu hết công ty sử dụng phương thức thanh toán L/C nhưng một số trường hợp làm ăn với khách hàng truyền thống thì Công ty sử dụng phương thức chuyển tiền.

Giải quyết khiếu nại

Trong thực tế trường hợp này rất ít xảy ra đối với Công ty Haprosimex.


2.2. Các thị trường xuất khẩu các mặt hàng dệt may của công ty Haprosimex

2.2.1. Tình hình xuất khẩu mặt hàng quần áo sang các thị trường của công ty

Bảng 2.3. Tình hình xuất khẩu sang các thị trường 2004 - 8/2007


Đơn vị: USD

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí