Thứ hai, mức độ của RCKT sẽ có xu hướng cao hơn, tinh vi hơn và phức tạp hơn. Các RCKT này sẽ ngày càng phát triển cùng với tiến bộ KHCN. Các RCKT được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn khoa học kỹ thuật, đây là một tất yếu khách quan. Khi khoa học kỹ thuật tiến bộ thì các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng sẽ nâng cao theo. Một nhân tố khác làm gia tăng mức độ của RCKT là mức sống của người tiêu dùng. Khi mức sống của người tiêu dùng được nâng cao, họ sẽ có yêu cầu cao hơn về sản phẩm, đặc biệt là độ an toàn của sản phẩm đối với sức khỏe. Báo cáo thường niên của WTO năm 2012 chỉ rõ “phạm vi của các biện pháp phi thuế quan rất rộng, phức tạp, được thúc đẩy bởi nhiều động cơ chính sách và luôn thay đổi. Các mục tiêu chính sách công thúc đẩy các biện pháp phi thuế quan phát triển. Có rất nhiều động lực thúc đẩy sự thay đổi và phát triển các biện pháp phi thuế quan kể từ sự tăng cường phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong thế giới toàn cầu hóa, sự nâng cao nhận thức xã hội, và sự gia tăng các vấn đề về sức khỏe, an toàn và chất lượng môi trường”.
Thứ ba, các RCKT sẽ được mở rộng từ sản phẩm cụ thể sang toàn bộ quá trình sản xuất. Nhằm gây cản trở thêm cho hàng hóa nhập khẩu, các quốc gia không chỉ kiểm soát tiêu chuẩn kỹ thuật của thành phẩm XK, mà còn xem xét cả quá trình sản xuất ra sản phẩm đó. Với sự ra đời của nhiều hệ thống quản lý sản phẩm, được các quốc gia áp dụng rộng rãi, việc chỉ kiểm tra các sản phẩm cụ thể khi nhập khẩu không thể đảm bảo thực hiện một số mục tiêu của RCKT như bảo vệ môi trường hay trách nhiệm xã hội. Chính vì vậy, yêu cầu kiểm soát cả quá trình sản xuất là tất yếu đối với các RCKT.
3.1.2. Xu hướng áp dụng RCKT của các thị trường xuất khẩu chính đối với hàng dệt may Việt Nam
Qua nghiên cứu và tham khảo ý kiến chuyên gia về RCKT, có thể thấy rõ một số xu hướng áp dụng rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam như sau:
- Các quy định về tiêu chuẩn chất lượng sẽ dần chuyển thành tiêu chuẩn bắt buộc. Nếu như trước đây bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được các nhà sản xuất áp dụng tự nguyện, thì những năm gần đây đã chuyển thành biện pháp bắt buộc. Hơn nữa, việc
áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đã trở nên rất phổ biến và phần lớn các DN khi muốn nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm đều áp dụng các chương trình tiêu chuẩn chất lượng. Khi hầu hết các DN đều tự nguyện áp dụng các bộ tiêu chuẩn chất lượng, các quốc gia phát triển hoàn toàn có thể coi đó là nền tảng đáp ứng tiêu chuẩn nhập khẩu cơ bản đối với dệt may nhập khẩu.
- Các quy định về an toàn tiêu dùng ngày càng nghiêm ngặt và được lồng ghép vào nhiều rào cản khác. Vấn đề sức khỏe và an toàn tiêu dùng trở thành mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia như bảng tổng hợp 3.1 về mục tiêu của các biện pháp kỹ thuật thông báo lên Ủy ban TBT năm 2012. Với sự gia tăng của các chủng loại hàng hóa, người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của mình hơn, vì thế mà các đòi hỏi về chất lượng của họ ngày càng cao, đặc biệt là vấn đề an toàn tiêu dùng. Khi người tiêu dùng ngày càng ý thức hơn về sức khỏe và an toàn, các tiêu chuẩn kỹ thuật về tiêu dùng trở lên khắt khe hơn. Về lý thuyết, việc các quốc gia đưa ra các RCTM trái với nguyên tắc tự do hoá th- ương mại đã được thoả thuận trong TMQT. Vì vậy, các nước nhập khẩu hàng DM nói chung thường núp dưới bóng lợi ích người tiêu dùng để thiết lập các rào cản mới.
- Các quy định về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội, quy định về nhãn mác của sản phẩm sẽ trở thành quy định bắt buộc
Chính vì vậy các sản phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường thì các nước nhập khẩu mới cho phép thông quan. Đối với hàng DM cũng vậy, phải là hàng may mặc “xanh”. Hàng DM của các nước XK vào Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản bị trả lại do không vượt qua được rào cản này ngày càng tăng. Hoa Kỳ cũng có xu hướng áp dụng thêm các tiêu chuẩn môi trường của quốc tế nên nếu hàng DM không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường thì sẽ càng khó khăn hơn để vào được thị trường này. Trong quy định tiêu chuẩn môi trường của Hoa Kỳ đối với hàng DM có quy định rõ không được dùng hoá chất nhuộm vải hay các chất trợ nhuộm độc hại với môi trường.
Bên cạnh việc coi trọng vấn đề đảm bảo môi trường trong quá trình sản xuất, các nước nhập khẩu còn rất coi trọng việc đáp ứng các tiêu chuẩn lao động trong DN - các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, đặc biệt là các DN có đông lao động như
ngành DM. Các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA8000 và WRAP hiện nay không bắt buộc, các DNDM áp dụng trên tinh thần tự nguyện. Nhưng ngày càng nhiều n- ước chỉ nhập khẩu hàng DM của các nhà sản xuất, XK đáp ứng được các tiêu chuẩn này. Xu hướng tiêu chuẩn này sẽ dần trở thành bắt buộc thời gian tới.
Việc các quy định ghi nhãn hàng dệt may của các thị trường phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản ngày càng cao và phức tạp hơn xuất phát từ mục tiêu, động cơ chính sách của các nước công nghiệp phát triển luôn thay đổi và cũng do những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng các nước này về an toàn sản phẩm tiêu dùng, về yêu cầu chất lượng và bảo vệ môi trường , cũng như yêu cầu cung cấp thông tin và chống lừa dối, gian lận thương mại. Các thị trưởng Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản yêu cầu phải ghi nhãn chính xác. Trong đó, ghi nhãn xuất xứ, tỷ lệ sợi, tính chất dễ cháy và hướng dẫn sử dụng hàng dệt may là bắt buộc, ngoải ra còn rất nhiều quy định về thông tin, hướng dẫn giặt tẩy, v.v. Đặc biệt là những quy định về nhãn sinh thái liên quan tới toàn bộ chu kỳ sống của sản phẩm dệt may của các thị trường phát triển đang nổi lên như một RCTM rất khó vượt qua đối với các nước đang và chậm phát triển.
Hiện nay, việc ăn cắp bản quyền đang trở lên phố biến ở các quốc gia, nhất là ở một số nước đang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam. Để đối phó tình trạng này, một số quốc gia phát triển như Mỹ và EU, Nhật Bản một mặt yêu cầu các sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn họ đặt ra, mặt khác họ buộc các công ty nước ngoài phải trả chi phí bằng sáng chế rất cao nếu muốn XK các sản phẩm đã đăng ký bản quyền.
- Tăng tính phức tạp và trở thành rào cản mới của các quy định về xuất xứ hàng hóa: Quy tắc xuất xứ là các tiêu chuẩn được sử dụng để xác định nước mà hàng hóa đó được sản xuất ra. Quy tắc xuất xứ rất quan trọng, được sử dụng trong thực hiện các biện pháp chính sách thương mại bao gồm thống kê thương mại, xác định thuế quan, xuất xứ nhãn hàng và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, trả đũa và các biện pháp tự vệ.
Do tầm quan trọng của quy tắc xuất xứ trong thực hiện các công cụ chính sách thương mại, các quốc gia ngày càng tăng cường sử dụng các quy định, tiêu
chuẩn về xuất xứ nhằm mục đích bảo hộ thương mại. Chính vì vậy, các nước như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản đã ban hành nhiều bộ quy tắc xuất xứ khác nhau, áp dụng cho hàng hóa được ưu đãi và không được ưu đãi với các mức độ khác nhau. Hơn nữa đàm phán và áp dụng quy tắc xuất xứ của một nước còn chịu áp lực rất lớn từ các ngành công nghiệp trong nước càng làm tăng tính phức tạp và không rõ ràng minh bạch của các quy định về xuất xứ. Ngoài ra, các quy định rất phức tạp về mặt kỹ thuật của quy tắc xuất xứ đã khiến cho các nước, nhất là các nước phát triển tăng cường sử dụng quy tắc xuất xứ như một rào cản thương mại mới.
Đối với hàng DMXK, tính chất phức tạp của các quy định xuất xứ còn tăng lên, bởi ngoài các quy định phức tạp của bản thân quy tắc này, sự gia tăng các chuỗi cung ứng toàn cầu hàng DM càng khiến cho việc xác định xuất xứ thêm khó khăn.
Những xu hướng phát triển mới này của RCKT trong TMQT sẽ có khả năng ảnh hưởng tới XK hàng DM của Việt Nam trên cả các khía cạnh tích cực và tiêu cực, cả tạo thuận lợi và cơ hội mới lẫn gây ra khó khăn, thách thức mới.
3.2. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020.
3.2.1. Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đến năm 2020
Năm 2013, mặc dù kinh tế Việt Nam và thế giới vẫn tiếp tục gặp khó khăn nhưng với nỗ lực vượt khó của các DN, hàng dệt may của Việt Nam vẫn đạt kim ngạch XK 20,020 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2012. Năm 2013, hàng DM của Việt Nam xuất sang thị trường Hoa Kỳ đạt 8,55 tỷ USD, tăng 15,1%; sang EU đạt 2,89 tỷ USD, tăng 23,7%; sang Nhật Bản đạt 2,41 tỷ USD, tăng 23% và sang Hàn Quốc đạt 1,64 tỷ USD, tăng 53,5% so với năm 2012.
Trong năm 2014, theo đà phục hồi tốt hơn của kinh tế thế giới, nhất là kinh tế Hoa Kỳ và EU, đồng thời kinh tế Việt Nam dự báo cũng tăng trưởng nhanh hơn chút ít so với năm 2013 sẽ là điều kiện thuận lợi cho sản xuất, XK hàng dệt may của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh. Kim ngach XK hàng dệt may đặt mục tiêu tăng trưởng 12% năm 2014. Các thị trường XK chính của dệt may vẫn là Mỹ, Nhật Bản
và EU. Năm 2014, mục tiêu tăng XK vào châu Âu từ 5%-6%; vào thị trường Mỹ từ 12%-14%; vào thị trường Hàn Quốc khoảng 25%;
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 đến nay cần có những điều chỉnh lớn cho phù hợp với tình hình thực tiễn và những xu hướng mới. Bộ Công Thương đã phê duyệt Quy hoạch phát triển của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, và đang thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 định hướng đến 2030, theo đó, mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa kim ngạch XK của ngành DM đạt từ 36 tỷ đến 38 tỷ đô la Mỹ và nâng lên từ 64 đến 67 tỷ đô la Mỹ năm 2030, tương ứng nội địa hóa đạt 65% và 70%.
Bảng 3.2: Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030
ĐVT | Năm 2015 | Năm 2020 | Năm 2030 | |
1. Kim ngạch XK | Tỷ USD | 23-24 | 36-38 | 64-67 |
Tỷ lệ XK so cả nước | % | 15-16 | 13-14 | 9-10 |
2. Sử dụng lao động | 1.000 ng | 2.500 | 3.300 | 4.400 |
3. Sản phẩm chủ yếu | ||||
- Bông xơ | 1000 Tấn | 8 | 15 | 30 |
- Xơ, sợi tổng hợp | 1000 Tấn | 400 | 700 | 1.500 |
- Sợi (kéo từ xơ cắt ngắn) | 1000 Tấn | 900 | 1.300 | 2.200 |
- Vải các loại | Tr. m2 | 1.500 | 2.000 | 4.500 |
- Sản phẩm may | Tr. SP | 4.000 | 6.000 | 9.000 |
4. Tỷ lệ nội địa hóa | % | 55 | 65 | 70 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Về Các Biện Pháp Vượt Rào Cản Kỹ Thuật Đối Với Hàng Dệt May Xuất Khẩu Của Việt Nam Thời Gian Qua.
- Mức Độ Nhận Biết Của Dn Về Các Rào Cản Kỹ Thuật Trong Hoạt Động Xuất Khẩu Trên Các Thị Trường Chính
- Xu Hướng Phát Triển Rào Cản Kỹ Thuật Và Khả Năng Áp Dụng Ở Một Số Thị Trường Xuất Khẩu Đối Với Hàng Dệt May Của Việt Nam Đến Năm 2020.
- Những Định Hướng Vượt Rckt Đối Với Hàng Dmxk Của Việt Nam Thời Gian Tới
- Đối Với Các Quy Định Và Tiêu Chuẩn Về Chất Lượng Sản Phẩm.
- Đối Với Các Quy Định Và Tiêu Chuẩn Về Môi Trường.
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
Nguồn: Bộ Công Thương, Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Hiện nay, Chính phủ đang nỗ lực mở rộng điều kiện tiếp cận thị trường cho hàng DMXK của Việt Nam bằng việc đẩy nhanh tiến trình đàm phán tham gia vào Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA) và Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc để đưa thuế xuất về 0%.
Nếu quá trình đàm phán tiến triển thuận lợi, các Hiệp định này được ký kết và có hiệu lực thi hành sẽ mang đến động lực quan trọng cho sự phát triển của ngành DM Việt Nam, góp phần đưa DM Việt Nam vươn lên tầm cao hơn trong tương lai gần.
Tuy nhiên, để được hưởng thuế suất 0% theo TPP, hàng DM Việt Nam phải chấp nhận áp dụng nhiều qui định khắt khe về xuất xứ theo công thức “từ sợi trở đi” với việc các khâu đoạn từ kéo sợi-dệt-nhuộm-hoàn tất và may phải được làm tại các nước thành viên TPP. Chính điều này đã gây trở ngại cho dệt may Việt bởi phân khúc dệt-nhuộm-hoàn tất tại nước ta phát triển yếu, trở thành nút thắt cổ chai gây cản trở cho toàn ngành.
Hiện 70% hàng DMXK của Việt Nam được thực hiện theo phương thức CMT (cắt-ráp-hoàn thiện), với 88% NPL (chủ yếu là vải) phải nhập khẩu từ nước ngoài, mà phần lớn các nước này không nằm trong TPP. Bên cạnh đó, trang thiết bị, công nghệ không theo kịp các nước khác, gia công giá rẻ làm lợi thế cạnh tranh đang bị các quốc gia mới nổi trong ngành dệt may lấn lướt.
Đồng thời, thách thức rất lớn với các DNDM trong nước là tiêu chuẩn về lao động và môi trường của TPP rất cao, nhất là trong khâu dệt-nhuộm. Nếu DNDM vi phạm những tiêu chuẩn này có thể bị truy thu thuế ngược lại với những lô hàng đã được miễn thuế hoặc bị khởi kiện và không được tiếp tục xuất sang các nước thành viên TPP nữa.
Hiệp đinh EVFTA cũng đang trong quá trình đàm phán thuận lợi và hàng DMXK của Việt Nam sang EU nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn về xuất xứ sẽ được hưởng mức thuế quan ưu đãi 0%. Hiện nay hàng DM Việt Nam vẫn được hưởng ưu đãi theo chương trình GSP của EU, nhưng do những quy định về xuất xứ của EU rất khó nên hầu như các DNDM vẫn chưa tận dụng được ưu đãi này. Ngoài ra những quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của EU vào hàng cao nhất thế giới, nhất là các yêu cầu về chất lượng, an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng, các quy định và tiêu chuẩn môi trường, trách nhiệm xã hội,... Chỉ có những nỗ lực để vượt qua các RCKT khắt khe cùng với tuân thủ các quy định về xuất xứ thì hàng DM Việt Nam
mới có thể đẩy mạnh XK hàng dệt may sang thị trường tiêu dùng hàng DM lớn nhất thế giới này.
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản đã và đang tạo điều kiện cho hàng DM Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nhật Bản dễ dàng hơn. Theo Hiệp định này, các mặt hàng XK của Việt Nam (trong đó có DM) sẽ có mức cam kết tự do hóa mạnh nhất. Nhờ đó, XK hàng dệt may vào Nhật Bản sẽ được hưởng ngay thuế suất 0% nếu đáp ứng được yêu cầu xuất xứ. Đây chính là sức hấp dẫn để nhà nhập khẩu quyết định chuyển sản xuất, tăng cường đơn hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Nhờ vậy, thị phần XK sang Nhật Bản sẽ tăng lên 20% năm 2014. Bên cạnh đó, DN đầu tư nâng cấp nhà xưởng, thiết bị dệt kim để đảm bảo yêu cầu khắt khe của thị trường Nhật Bản.
3.2.2. Một số quan điểm vượt RCKT của hàng DMXK của Việt Nam
Quan điểm phát triển xuất khẩu dệt may Việt Nam là đẩy mạnh sản xuất và XK trong thời gian tới phải đảm bảo khai thác tốt nhất cả 3 lợi ích: kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường; phát triển công nghiệp theo hướng công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến với bước đi phù hợp, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đảm bảo năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Thích ứng với quan điểm này, tác giả cho rằng:
Thứ nhất, vượt RCKT đối với hàng DMXK là nhằm thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển ngành DM đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 và quy hoạch phát triển ngành DM đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Theo đó, phát triển ngành DM trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về XK, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới; Đảm bảo cho các DNDM phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Quy hoạch phát triển ngành DM của Việt Nam đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa kim ngạch XK của ngành DM đạt từ 36 tỷ đến 38 tỷ đô la Mỹ và nâng lên từ 64 đến 67 tỷ đô la Mỹ năm 2030, tương ứng nội địa hóa đạt 65% và 70%.
Thứ hai, vượt RCKT đối với hàng DMXK yêu cầu các nhà quản lý và cộng đồng DN Việt Nam phải nhận thức rõ xu hướng gia tăng các rào cản kỹ thuật trong trong thương mại quốc tế nói chung và đối với hàng DMXK nói riêng là tất yếu khách quan để chủ động tìm những giải pháp vượt qua thách thức khó khăn, phát huy mặt tích cực của các RCKT nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh XK hàng DM của Việt Nam.
Trong thế giới toàn cầu hóa sâu sắc và đang chuyển mạnh sang kinh tế tri thức như hiện nay, các RCKT với những ưu điểm nổi trội so với rào cản thuế quan truyền thống ngày càng có điều kiện để phát triển nở rộ. Xu hướng gia tăng các RCKT là một thực tế khách quan, đi liền với sự phát triển của kinh tế thế giới, của KHCN và mức sống ngày càng cao của người dân trên thế giới. Trên thực tế, các rào cản kỹ thuật ngày càng phức tạp và khắt khe hơn do yêu cầu bảo hộ sản xuất trong nước của các nước phát triển trước sức ép cạnh tranh của các dòng sản phẩm nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Do vậy, chủ động nhận dạng được các rào cản này và tìm mọi phương cách để vượt qua là con đường tất yếu và duy nhất đúng đối với các nhà quản lý và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trước áp lực ngày càng lớn của cạnh tranh quốc tế trong xuất khẩu DM vào các thị trường lớn.
Thứ ba, việc thực hiện vượt RCKT đối với hàng DMXK của Việt Nam phải dựa trên cơ sở tuân thủ các cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam trên cơ sở các hiệp định thương mại song phương, khu vực và đa phương.
Hiệp định TBT của WTO và các quy định về biện pháp kỹ thuật và công nhận sự phù hợp trong các hiệp định thương mại song phương và khu vực mà Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia như BTA với Hoa Kỳ, EPA với EU và Nhật Bản hay sắp tới sẽ là TPP, EVFTA,... sẽ là những căn cứ pháp lý để Việt Nam tuân thủ hay từ chối tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp của các nước Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp liên quan đến RCKT. Ngoài ra, trong các hiệp định này cũng bao gồm các hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để đảm bảo cho các thành viên có đủ năng lực thực thi hiệp định. Đối với Việt Nam thì đây là sự hỗ trợ rất quan trọng để tăng cường năng lực vượt RCKT.