Định Hướng Xây Dựng Quy Định Pháp Luật Và Thực Hiện Pháp Luật Về Quyền Và Nghĩa Vụ Của Hộ Gia Đình, Cá Nhân Sử Dụng Đất

đổi mới, hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai theo hướng tạo điều kiện tích tụ đất đai bằng nhiều mô hình, hình thức khác nhau để có thể áp dụng công nghiệp cao trong nông nghiệp, tạo nhiều công ăn việc làm cho các hộ gia đình nông thôn. Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra định chế tham gia chuỗi liên kết giữa các bên: Bên hộ gia đình, cá nhân nông dân sử dụng đất, ngân hàng, doanh nghiệp nông nghiệp, nhà khoa học, doanh nhân, các định chế tài chính, các tổ chức khác. Nhà nước cần tạo khung pháp lý và khung chính sách để hộ gia đình, cá nhân có thể lựa chọn nhằm tích tụ đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn theo chuỗi giá trị toàn cầu, như mô hình hộ gia đình góp đất nông nghiệp vào hợp tác xã ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, hoặc mô hình nông dân cho Ngân hàng vay đất của mình hưởng lãi suất, sau đó ngân hàng lại cho các doanh nghiệp hoặc hộ gia đình nông dân khác vay đất để sản xuất theo kinh nghiệm của Nhật Bản. Mô hình này người nông dân vẫn là chủ mảnh đất được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mô hình này đã tiến hành thử nghiệm tại tỉnh Cà Mau với sự trợ giúp của Ngân hàng Thế giới (WB). Tất cả các mô hình đã tiến hành thử nghiệm trên thực tế cần có tổng kết, đánh giá và đưa vào các quy định pháp luật để áp dụng thống nhất. Mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, có thể nhận thấy Việt Nam hiện chưa có mô hình kinh tế tuần hoàn đúng nghĩa. Áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thì không thể áp dụng kiểu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thủ công trên những mảnh đất đai manh mún, phân tán, mạnh ai người đó làm mà phải liên kết với nhau đồng thời áp dụng công nghệ trong mọi công đoạn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Thứ tư, việc sửa đổi, bổ sung Luật đất đai cần dựa vào lý thuyết bằng chứng.

Việc xây dựng chính sách pháp luật cần phải coi trọng thực tiễn, có chiến lược lâu dài để chính sách không đi vào cuộc sống một cách bền vững, ví như quy định về góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế, nên thay bằng mô hình hộ gia đình, cá nhân bình đẳng nhau, cùng góp đất, để tự liên kết với nhau xây dựng khu đô thị mới, chỉnh trang đô thị, cùng nhau phát triển sản xuất, kinh doanh. Để thúc đẩy việc góp quyền sử dụng đất thực hiện dự án, mang lại hiệu quả kinh tế cao, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm xem xét, sửa đổi các quy định pháp luật còn có bất cập, đồng thời ban hành đầy đủ các văn bản được giao quy định chi tiết nhằm tạo điều kiện cho việc góp quyền sử dụng đất được minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tất cả các bên.

Đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, quản lý đất đai là nội dung không thể thiếu trong quản lý nhà nước. Đăng ký đất đai tạo cơ sở quan trọng cho việc lập quy

hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cả nông thôn và đô thị. Bên cạnh đó, hệ thống đăng ký đất đai còn hỗ trợ và bảo đảm nguồn thu cho ngân sách thông qua các loại thuế liên quan đến đất đai. Đăng ký đất đai bảo vệ quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời cũng bảo vệ cho những người khác có liên quan đến thửa đất. Đăng ký đất đai tạo niềm tin và sự yên tâm cho các chủ thể trong thị trường bất động sản thông qua sự bảo đảm về quyền sử dụng và những lợi ích khác khi thực hiện giao dịch, vừa giảm nhẹ được các chi phí lẫn thời gian, khiến giao dịch trên thị trường bất động sản diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nhà nước thực hiện thống nhất việc quản lý về đất đai giúp cho Nhà nước quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài nguyên đất, đưa ra các chính sách quản lý hiệu quả cũng như thực hiện việc thu các nghĩa vụ tài chính liên quan đến sử dụng, giao dịch về đất đai cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, đăng ký đất đai cũng là cơ sở để cung cấp thông tin, chứng cứ pháp lý cho các chủ thể sử dụng đất và các bên liên quan để thực hiện các quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp, có các quyết định hợp lý trong sử dụng và giao kết dân sự về đất đai và tài sản, có cơ sở pháp lý bảo đảm cho các khoản vay phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh của các chủ thể. Chính vì vậy, hoàn thiện công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận, lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính là yêu cầu thực sự cần thiết đặt ra cho ngành tài nguyên và môi trường nói riêng và Chính phủ nói chung, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi Quốc hội đang trong quá trình xây dựng hoàn thiện Luật Đăng ký tài sản.

Thứ năm, định hướng áp dụng lý thuyết công bằng trong sử dụng đất. Quyền của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất đi liền với nghĩa vụ của người sử dụng đất. Nghĩa vụ của người sử dụng đất thể hiện ở hai phương diện: Nghĩa vụ đối với Nhà nước và nghĩa vụ đối với các đối tác, các bên có liên quan. Hệ thống tài chính đất đai gồm định giá đất và thuế đất vẫn chưa đạt được trạng thái cần thiết của chuẩn mực quản lý phù hợp. Quyết định giá đất của cơ quan hành chính còn thiếu độc lập và khách quan. Hệ thống thuế về đất đai còn lạc hậu, làm cho nguồn thu từ đất quá nhỏ bé so với nhu cầu bảo vệ lợi ích toàn dân về đất đai. Cần hoàn thiện các chính sách về thuế, theo đó tiếp tục miễn thuế đối với những người sử dụng đất nông nghiệp, thu thuế lũy tiến đối với những người chiếm hữu, sử dụng nhiều đất ở để giảm giá nhà đất, có lợi cho các hộ gia đình trẻ mới lập gia đình.

Thứ sáu, sửa đổi quy hoạch theo hướng kỳ hạn quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia 10 năm, định hướng sử dụng đất 20 năm, tầm nhìn sử dụng đất 30 năm thay vì như Điều 37, Luật Đất đai năm 2013 quy định về Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất như sau: 1. Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm. 2. Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh là 05 năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm. Quy định như vậy vừa làm ảnh hưởng không tốt đến việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì đất vướng quy hoạch là cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ không cấp, vừa làm ảnh hưởng đến việc đầu tư kinh tế trang trại hoặc các mục đầu tư khác. Cần bổ sung, sửa đổi Luật Đất đai về xác định các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia, bao gồm: Nhóm đất nông nghiệp cấp quốc gia, trong đó gồm các chỉ tiêu: đất trồng lúa, đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất là rừng trồng và đất nuôi trồng thủy sản để thuận lợi cho hộ gia đình phát triển kinh tế trang trại.

Tóm lại, vấn đề định hướng hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phải hoàn thiện nhiều văn bản pháp luật có liên quan như Luật Đất đai, Bộ luật Dân sự, Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Trưng cầu ý dân, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Lâm nghiệp, Luật thuế sử dụng đất, Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách Nhà nước… xây dựng Luật Theo dõi thi hành pháp luật, Luật Khuyến khích và phát triển nền kinh tế tuần hoàn,… sao cho hệ thống pháp luật không còn còn mâu thuẫn, chồng chéo, không đồng bộ và thống nhất, dẫn đến không rõ trách nhiệm quản lý, gây khó khăn cho tổ chức thực hiện. Việc bảo đảm sự thống nhất trước hết là bảo đảm sự thống nhất giữa Luật Đất đai với các Luật chuyên ngành và các Luật có liên quan khác, và tiếp đó là bảo đảm sự thống nhất giữa Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn và quy định chi tiết thi hành theo mô hình nhà nước kiến tạo, pháp luật kiến tạo, thuận lợi hóa trong mọi giao dịch bất động sản.

Việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về thu hồi đất theo hướng hạn chế tối đa đối với các dự án phát triển kinh tế, tiến tới xóa bỏ, phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước và quá trình hội nhập để quyết định hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai cũng như điều tiết các mối quan hệ sở hữu và hơn nữa làm hạn chế các tranh chấp, khiếu nại kéo dài, gây mất an ninh, chính trị ở địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Định hướng hoàn thiện pháp luật đất đai trong bối cảnh quốc tế

Bối cảnh quốc tế trong đại dịch Covid 19 kéo dài và biến đổi khí hậu nặng nề do băng tan gây nước biển dâng cao làm mất đi lượng lớn diện tích đất ven biển. Bão, lũ gia tăng sẽ làm tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ sông, bờ biển gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên đất. Hiện tượng hạn hán thì gây sẽ dẫn

Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 17

tới hoang mạc hóa. Theo ông Lê Công Thành, Tổng giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thì Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu với những biểu hiện bất thường của thiên tai như: Bão, lũ, hạn hán, triều cường... Các nhân tố trên đều làm giảm quỹ đất. Các quốc gia đang định hình lại các mô hình kinh tế theo hướng tự chủ, kết hợp kinh tế với bảo vệ môi trường, tăng hiệu quả sử dụng đất trên một diện tích đất. Vì vậy, cần lưu ý các vấn đề sau:

Thứ nhất, nhu cầu cải cách thể chế pháp lý đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực quản trị quốc gia theo hướng tự lực tự cường, phát huy thúc đẩy kinh tế hộ gia đình, cá nhân ở mọi cấp độ, mọi nơi dù là thành thị hay nông thôn với việc khuyến khích mô hình phát triển kinh tế mới như mô hình nông nghiệp đô thị và tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu, trong đó đất đai là nguyên liệu đầu vào của chuỗi giá trị sản phẩm.

Trong bối cảnh hiện nay cũng như giai đoạn tới, quá trình toàn cầu hóa vẫn đang tiếp tục diễn ra rộng khắp và toàn diện trên toàn thế giới; khoa học - công nghệ có sự phát triển vượt bậc, làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực kinh tế, xã hội của tất cả các quốc gia; trong khi nguồn tài nguyên đất đai đang có xu hướng cạn kiệt, bị suy thoái, hủy hoại dưới tác động của tự nhiên và hoạt động của con người. Thêm vào đó là dân số tăng, nhu cầu lương thực tăng; sự phát triển công nghiệp, hạ tầng và đô thị càng ngày càng tăng, làm tăng nhu cầu sử dụng đất và đã tạo nên áp lực ngày càng cao đối với công tác quản lý và sử dụng đất đai. Chính điều này đã đặt ra nhu cầu cấp thiết phải tiếp tục hoàn thiện thể chế để từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đất đai trong thời kỳ số hóa nền kinh tế. Việc cải cách thể chế pháp lý nhằm đáp ứng yêu cầu về nâng cao năng lực quản trị quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền của công dân, trong đó có quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Xét về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Việt Nam xếp hạng không cao trong các bảng xếp hạng toàn cầu song Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều nỗ lực và đã đạt được nhiều thành quả trên hành trình phát triển bền vững. Năm 2018, theo Ngân hàng Thế giới (WB) thì Việt Nam xếp thứ 69/190 về môi trường kinh doanh; theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam xếp thứ 77/140 về năng lực cạnh tranh.

Thách thức về môi trường, về tài nguyên thiên nhiên đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới phải thay đổi chính sách, chiến lược và mô hình phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến một nền kinh tế xanh, sạch, nền kinh tế hiệu suất cao, nền kinh tế

tuần hoàn để phát triển bền vững, sử dụng đất luôn kết hợp với bảo vệ môt trường đất. Việc xây dựng và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn có trọng tâm là tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên có trách nhiệm, nâng cao hiệu quả sản xuất, chuyển đổi sâu sắc chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị, mô hình tiêu dùng, tái thiết kế hệ thống công nghiệp và quản lý chất thải hiệu quả trong bối cảnh thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu. Các nước phát triển như Thụy Điển, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, Hà Lan, Thái Lan…đã áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn kết hợp kinh tế với bảo vệ môi trường đất, nước, không khí rất thành công. Đây là những mô hình mà Việt Nam có thể học hỏi.

Thứ hai, Tác động của hội nhập quốc tế và nhu cầu tạo dựng nền tảng pháp lý để đáp ứng cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, trong đó có vấn đề nông nghiệp sạch đủ tiêu chuẩn về môi trường đất, môi trường nước, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp để xuất khẩu, vì vậy, tích tụ đất đai quy mô lớn là nhu cầu tất yếu và bức thiết. Tham gia ngày càng sâu, rộng vào đời sống kinh tế, chính trị, an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường thế giới làm cho nền kinh tế nước ta giao thoa rộng hơn, nhưng cũng bị tác động, ảnh hưởng nhiều hơn của các nhân tố bên ngoài. Ứng xử của Nhà nước đối với thị trường không chỉ tạo ra hiệu ứng trong nội bộ quốc gia mà còn được chú ý bởi dư luận quốc tế. Theo lộ trình khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, sau năm 2018, nền kinh tế Việt Nam được công nhận và vận hành theo thể chế kinh tế thị trường hoàn chỉnh. Hiện nay, có những vấn đề mang tính toàn cầu, một quốc gia không thể tự mình giải quyết được mà cần có sự hợp tác, phối hợp của nhiều quốc gia. Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với nhà nước trong bảo đảm sự độc lập, tự chủ, bảo vệ lợi ích dân tộc, lợi ích nhân dân, chủ quyền quốc gia và nội luật hóa các cam kết đó.

Thứ ba, Việt Nam cam kết với Liên hợp quốc thực hiện 17 Mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn 2015 -2030 với những mục tiêu cao cả là xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế xanh, tạo điều kiện phát triển bình đẳng có sự tham gia của các bên gồm nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà kinh doanh trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Các mục tiêu này cần được thực hiện bằng các chính sách, quy định cụ thể liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, như chính sách tích tụ đất đai, chính sách liên kết các hộ nông dân trong nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, lâu dài, không tha hương, bỏ xứ, làm sao nông dân có thể sống và làm giàu trên chính mảnh đất của quê hương mình.

Thứ tư, việc ảnh hưởng từ chính sản phẩm cung cấp cho khách hàng như xu hướng công trình xanh, hay sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư… cũng tác động lớn tới thị trường bất động sản Việt Nam. Khoảng thời gian tới đây sẽ chứng kiến sự xuất hiện xu hướng toàn cầu hóa bất động sản, bao gồm cả hai yếu tố nhà đầu tư trong nước ra mua nhà nước ngoài và người nước ngoài vào mua nhà, đầu tư tại Việt Nam. Việt Nam có tiềm năng trở thành đất nước hội nhập về thị trường bất động sản rất cao. Việc thị trường bất động sản chính thức hội nhập quốc tế sẽ tạo nên một cuộc chơi rất quyết liệt, sòng phẳng với những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh đến từ khối ngoại. Hiện tại, đang có một làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, thậm chí cả từ các quốc gia châu Âu như Đức, Pháp, Hà Lan…khi mà Hiệp định EVAFTA được thực thi. Bởi vậy, Nhà nước cần hoàn thiện các quy định pháp luật đất đai phù hợp với pháp luật quốc tế để các cá nhân nước ngoài có thể sở hữu bất động sản tại Việt Nam. Trong Luật Nhà ở năm 2014, người nước ngoài có quyền khá lớn trong tiếp cận nhà ở tại Việt Nam, không chỉ để ở mà còn để kinh doanh. Trong khi đó, Luật Đất đai năm 2013 không thể hiện được điều gì liên quan đến việc người nước ngoài tiếp cận nhà ở tại Việt Nam. Các quyền này cần được bổ sung trong Luật Đất đai sắp tới, đáp ứng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

Tóm lại, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phát triển nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước bằng công cụ chủ yếu là thuế, theo đó đất đai là tài sản của hộ gia đình, cá nhân đồng thời là tài nguyên quốc gia cần phải được sử dụng một cách hiệu quả. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới, phải sản xuất theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn của các chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh trạnh trên trường quốc tế, vì vậy không thể sản xuất riêng lẻ, manh mún, mà phải tập trung hóa nguồn lực và phân công theo từng chuỗi, theo đó bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013, phải sửa đổi, bổ sung Luật Cạnh tranh, Luật Chuyển giao công nghệ, xây dựng Luật Khuyến khích phát triển nền kinh tế tuần hoàn…đồng bộ hóa các luật phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế trong các chuỗi giá trị toàn cầu. Trong bối cảnh hiện nay, xây dựng định hướng phát triển nền kinh tế xanh là cách để đạt được mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và ứng phó đối với biến đổi khí hậu là mục tiêu mà phát triển kinh tế của thế giới nói chung và nước ta nói riêng cần hướng tới. Tăng trưởng xanh là hướng tiếp cận mới của thế giới trong tăng trưởng

kinh tế, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn hướng tới phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đầu tư vào môi trường để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bởi vậy, tăng trưởng xanh được đánh giá là con đường ngắn nhất hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững.

Hầu hết các quốc gia không ban hành một sắc thuế tài sản bao quát tất cả các loại thuế liên quan đến tài sản, mà quy định thuế tài sản cho từng loại, ví dụ tài sản là bất động sản. Ở các nước đang phát triển và chuyển đổi, tỷ lệ động viên ngân sách từ thuế Tài sản là bất động sản có xu hướng thấp hơn so với các nước phát triển và biến động không theo chu kì nhất định. Đánh thuế Tài sản là bất động sản nhà, đất ở Việt Nam hiện nay là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế. Khi đánh thuế Tài sản, các khoản thu khác đối với tài sản (lệ phí Trước bạ, thuế Chuyển quyền sử dụng đất…) cần phải được giữ nguyên theo quy định hiện hành. Về đối tượng chịu thuế, cũng nên quy định ngưỡng diện tích chịu thuế đối với nhà, đất (vượt một ngưỡng nhất định mới phải nộp thuế) để đảm bảo cho những gia đình nghèo, gia đình có mức thu nhập trung bình chỉ đóng thuế ở mức thấp.

4.1.2. Định hướng xây dựng quy định pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất

*Quan điểm

Xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật là ba yếu tố cơ bản để duy trì và tồn tại của đời sống pháp luật, đồng thời thể hiện sự sống động của phân công quyền lực nhà nước theo quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các yếu tố này tác động qua lại với nhau, ảnh hưởng với nhau và cùng phối hợp với nhau vì lợi ích của nhân dân. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật trong cuộc sống chủ yếu thuộc trách nhiệm của cơ quan hành pháp. Đó chính là quá trình hướng dẫn, chuẩn bị nguồn lực bảo đảm sẵn sàng phù hợp ngay từ khi tổ chức học tập, quán triệt. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả của việc tổ chức thực hiện còn phụ thuộc vào chất lượng của hoạt động lập pháp trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, giám sát thực hiện pháp luật, giám sát hoạt động tư pháp trong bảo vệ pháp luật và áp dụng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước. Ngoài ra, việc thực hiện pháp luật còn bị tác động bởi các chủ thể khác nhau như tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế, công dân khi chủ thể này thực hiện nhiệm vụ phản biện và giám sát xã hội, thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật. Mức độ tuân thủ

pháp luật, chấp hành pháp luật, thực thi quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân còn phụ thuộc vào trình độ dân trí từng vùng miền khác nhau, phụ thuộc vào truyền thống tập quán của dân tộc tại các đia phương khác nhau, phụ thuộc vào xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cũng có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả thực hiện pháp luật. Việc tổ chức thực hiện pháp luật để làm cho những quy định mà cơ quan lập pháp đã tạo dựng là các văn bản vẫn còn nằm trên giấy được vận hành trong đời sống thường nhật của người dân thật sự là một quá trình tiến tới mục tiêu của nhà làm luật nhằm sử dụng công cụ pháp luật để quản lý, thúc đẩy sự phát triển xã hội theo xu hướng tiến bộ phù hợp với lợi ích chính đáng của người dân, bởi thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích mà các chủ thể thực hiện pháp luật bằng hành vi của mình. Thực hiện các qui định pháp luật trong thực tế đời sống chỉ có thể đạt được hiệu quả khi các quy định pháp luật phù hợp với lợi ích của con người theo nguyên tắc các bên cùng có lợi, không bên nào phải hy sinh cho bên nào. Trong quá trình phát triển đất nước không thể phát triển công nghiệp mà làm thiệt hại đến lợi ích của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất qua các chế định pháp luật về thu hồi đất, không thể phát triển đô thị mà làm ảnh hưởng đến phát triển nông thôn.

*Hình thức, mô hình, cách thức thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất

Về hình thức thực hiện pháp luật, theo lý thuyết hiện nay có bốn hình thức: Tuân thủ pháp luật: là hình thức thực hiện những qui phạm pháp luật mang tính chất ngăn cấm bằng hành vi thụ động, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không làm những việc mà pháp luật cấm. Luật đất đai sửa đổi, bổ sung cần quy định rõ các danh mục hành vi cấm để người dân biết không vi phạm; Sử dụng pháp luật: là hình thức thực hiện những qui định về quyền chủ thể của pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật chủ động, tự mình quyết định việc thực hiện hay không thực hiện điều mà pháp luật cho phép. Luật đất đai sửa đổi, bổ sung cần quy định rõ các quyền của người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân tương ứng với từng nhóm đất; Thi hành pháp luật: là hình thức thực hiện những qui định nghĩa vụ bắt buộc của pháp luật các chủ thể cần hành động một cách tích cực như đăng ký đất đai, thực hiện các nghĩa vụ tài chính, làm thủ tục sang tên trước bạ; Áp dụng pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những qui định pháp luật một cách đúng đắn, hợp lý phù hợp với quy định pháp luật.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2024