Giải Pháp Sửa Đổi, Bổ Sung Pháp Luật Và Tổ Chức Thực Hiện Pháp Luật Về Quyền Và Nghĩa Vụ Của Hộ Gia Đình, Cá Nhân.

Đối với việc thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là hộ gia đìnhcá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên định hướng vào các mục tiêu kinh tế của đất, trên cơ sở đó người sử dụng đất sẽ phải cân nhắc đến lợi ích kinh tế của mình trên mảnh đất đó. Ví dụ, hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhiều đất ở vượt hạn mức sẽ bị đánh thuế lũy tiến. Trên cơ sở đó họ sẽ cân nhắc lựa chọn hành vi của mình sao cho có lợi nhất, phù hợp nhất.

*Về mô hình và cách thức thực hiện quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất

Mô hình đô thị xanh, nhà xanh, kinh tế xanh, mô hình kinh tế tuần hoàn đang là xu thế phát triển bền vững của thế giới, mô hình kinh tế hộ gia đình cần được triển khai sau đại dịch Covid 19. Mô hình kinh tế tuần hoàn cần được áp dụng trong mọi lĩnh vực, làm như vậy sẽ thực hiện được các quyền tự đầu tư phát triển nhà ở cho gia đình mình, xử lý rác thải từ gia đình trồng cây xanh từ gia đình, làm kinh tế tại nhà, nền kinh tế tự chủ tại nhà, thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất tại nhà… Các danh mục đầu tư nhà ở hiện nay không chú trọng đến việc hộ gia đình tự xây nhà theo mô hình xanh, kết hợp với bảo vệ môi trường. Quyền được xây nhà cho mình, được hưởng dụng không gian chính gia đình tạo ra, được hưởng thụ bầu không khí trong lành tự gia đình…có tác dụng rất lớn trong việc thực hiện quyền của hộ gia đình, cá nhân. Sửa đổi, bổ sung Luật đất đai năm 2013 phải đồng thời với việc sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ môi trường, Luật nhà ở, Luật nông nghiệp, Luật quy hoạch và các luật khác để phát triển kinh tế theo Mô hình xanh, bền vững. Nhà nước cần tính phương án hạn chế tối đa việc thu hồi đất làm các dự án dù là mục đích nào, tránh xáo trộn cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân, đảm bảo cuộc sống ổn định, lâu dài cho cộng đồng dân cư.

4.2. Giải pháp sửa đổi, bổ sung pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân.

4.2.1. Giải pháp sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 đồng bộ với các luật khác Thực tiễn đòi hỏi cần sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 theo hướng mọi nguồn lực đất đai phải được khai thác có hiệu quả, không để m2 đất nào bị bỏ hoang hoặc sử dụng lãng phí, không một hộ gia đình nào, một cá nhân nào bị bỏ quên trong quá trình phát triển, tất cả đều là chủ thể thực thụ, chủ thể bình đẳng của quá trình phát triển kinh tế. Tư duy kinh tế trong sử dụng và quản lý đất đai phải là tư duy cốt lõi xuyên suốt trong việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013, sao cho mỗi chủ sử dụng đất dù là doanh nghiệp, hay hộ gia đình, cá nhân đều là chủ thể kinh tế đối

với mảnh đất của mình, có thể tự mình quyết định đầu tư trên mảnh đất của mình hoặc hợp tác, liên kết với các chủ thể khác để phát triển kinh tế phù hợp quy hoạch đã được phê duyệt, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế của thế giới. Đất đai phải được xem vừa là tài nguyên, vừa là tài sản, là nguồn lực quý báu cho phát triển, việc sử dụng phải hiệu quả, tiết kiệm, hài hòa các lợi ích, làm cho dân giàu mà nước cũng giàu, xã hội công bằng, quyền sử dụng được luật pháp bảo vệ; phải tạo điều kiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững; bảo vệ đất nông nghiệp màu mỡ; đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, đô thị hóa; và ứng phó với biến đổi khí hậu kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, theo đó phát triển kinh tế xanh là trọng tâm. Về nội dung cụ thể, cần sửa đổi, bổ sung các quy định trong Luật Đất đai năm

2013 như sau:

- Các quy định về thu hồi đất, khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua là vấn đề bức xúc trong nhân dân. Các hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất là đối tượng của việc thu hồi đất vì mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Quan điểm của nhà quản lý nhà nước là người dân phải hy sinh tài sản cho mình vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đây là quan điểm sai lầm, gây thiệt hại đến lợi ích vật chất của người dân, đồng thời gây ra tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Vì vậy, các quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của mọi chủ thể phải được nhà nước quy định và bảo hộ trên thực tế như nhau, không chủ thể nào hy sinh vì chủ thể nào. Tất cả các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, trên cơ sở địa vị pháp lý như nhau.

Bất kỳ nước nào trên thế giới đều cần có đất để xây dựng các công trình hạ tầng, bao gồm các doanh nghiệp công ích, công trình công cộng và các ngành vận tải khác, để phát triển đô thị theo quy hoạch và để đáp ứng một số nhu cầu khác vì lợi ích công cộng. Do đó hình thành chế độ trưng mua đất với các tên gọi khác nhau như “compulsory purchase” (Anh, Niu Di lân, Ai rơ len), “Eminent domain” (Hoa Kỳ), “expropriation” (Canada, Nam Phi, Pháp), “resumption/compulsory acquisition” (Ôxtrâylia), “trưng thu” (Trung Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan). Tham khảo thông lệ quốc tế, dựa vào lý thuyết vật quyền, lý thuyết kinh tế thị trường, dựa vào Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền sử dụng đất là quyền tài sản, có đầy đủ các quyền như mua, bán, tặng, cho, thế chấp. Cho nên, khi Nhà nước đã giao quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân thì quyền sử dụng đất cần được bảo hộ. Tác giả cho rằng cần

phải bảo đảm hài hòa mục tiêu đất để phát triển kinh tế - xã hội với vấn đề an dân. Nếu coi nhẹ vấn đề an dân thì mục đích phát triển kinh tế xã hội cũng khó có thể đạt được. Bởi vậy, quy định trong Dự thảo luật đất đai sắp tới, Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào 3 mục đích: quốc phòng, an ninh, và lợi ích quốc gia. Trường hợp thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội chỉ áp dụng với dự án công trình khi được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, dự án công trình thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng, tức là các dự án vì lợi ích quốc gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Việt Nam là một đất nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn. Để giải quyết việc làm cho nông dân đồng thời phục vụ xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, việc tích tụ đất nông nghiệp để sản xuất nông nghiệp hiện đại là yêu cầu cấp bách, nên bỏ các quy định về hạn mức sử dụng đất đối với đất nông nghiệp và mở rộng các chủ thể sử dụng đất vì mục tiêu pháp triển nông nghiệp hiện đại. Chủ trương khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp thông qua mở rộng quy mô sản xuất phù hợp, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và hình thành khu vực chuyên canh theo hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại, khuyến khích tập trung ruộng đất, phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng. Cần hạn chế các văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp xã ban hành có tính khả thi không cao, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn và thuận tiện để người dân thực thi, vận dụng.

Cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật bảo đảm hài hòa các lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; nghiên cứu áp dụng các cơ chế tài chính điều tiết phần giá trị gia tăng của đất không phải do chủ đầu tư mà do Nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc do quy hoạch tạo nên để phục vụ mục đích công cộng; xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để Nhà nước kiểm soát được tất cả các hoạt động giao dịch đất đai nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, hạn chế tối đa, tiến đến xóa bỏ tình trạng giao dịch “ngầm” về đất đai; điều chỉnh các mức nghĩa vụ tài chính trong đăng ký đất đai cho phù hợp, tiến tới xóa bỏ các phí không chính thức trong đăng ký đất đai. Cần bỏ quy định “Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 5 năm một lần”. Việc này cần giao cho Tổ chức Định giá đất độc lập nhằm bảo đảm được nguyên tắc giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường và phù hợp với thực tế tình hình của địa phương, phù hợp chuẩn mực quản lý quốc tế. Giá đất là giá thị trường có thể định giá được và trên cơ sở định giá của Tổ chức Định giá đất độc lập, Nhà nước sẽ thu thuế quyền sử dụng đất. Định giá đất là hoạt động

Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 18

mang tính nghề nghiệp, bởi vậy giao thẩm quyền cho cơ quan hành chính là Ủy ban nhân dân như quy định tại Khoản 1 Điều 144 Luật Đất đai năm 2013 là không hợp lý bởi làm tăng tính độc quyền quyết định đất đai ở địa phương, tăng khả năng tham nhũng trong quản lý đất đai. Pháp luật nên quy định thẩm quyền định giá đất khi Nhà nước thu hồi đất thuộc về một cơ quan, tổ chức độc lập chuyên hoạt động ở lĩnh vực định giá đất. Alain Bertaud – nhà phát triển đô thị lớn trên thế giới - một nhà đô thị học và từ năm 2012, một học giả nghiên cứu cấp cao tại Viện Q uản lý Đô thị NYU Marron đã nói: Các lực lượng thị trường trong dài hạn sẽ tạo dựng các thành phố. Các thành phố như thế nào là do thị trường quyết định. Nhà nước chỉ có thể ảnh hưởng đến hình thù thành phố ở mức độ cận biên thông qua ba công cụ gồm: Các quy định sử dụng đất, đầu tư cơ sở hạ tầng và thuế khóa. Cùng với việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 liên quan đến quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân cần sửa đổi, bổ sung các đạo luật khác như: Bộ luật Dân sự, Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Trưng cầu ý dân, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Lâm nghiệp, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Công chứng, Luật Công nghệ cao, Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước…

Chính sách, pháp luật về đất đai chưa đồng bộ, còn mâu thuẫn, chồng chéo cần được tiếp tục hoàn thiện. Ví dụ, nhằm ngăn ngừa tham nhũng, Luật Đất đai năm 2013 quy định Nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch để đưa đất ra đấu giá (Chương Quy hoạch sử dụng đất), nhưng lại cho phép người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân được thực hiện quyền “cho chủ đầu tư dự án thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư dự án để thực hiện dự án theo quy định của Chính phủ” đối với trường hợp đất thuộc diện thu hồi để thực hiện dự án (Điểm I, Khoản 1, Điều 179). Cho đến nay, Chính phủ vẫn chưa hướng dẫn được cơ chế thực hiện 2 quyền này khi Nhà nước thu hồi đất. Vì vậy, cần sớm có hướng dẫn cơ chế thực hiện các quyền này, bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo.

4.2.2. Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất

Cần nhấn mạnh giải pháp về quy hoạch, vì hiện nay, mặc dù đã có Luật quy hoạch nhưng các cơ quan hành chính và người có thẩm quyền thường xuyên điều chỉnh quy hoạch gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất. Để thực hiện hình thức ‘Tuân thủ pháp luật”, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định rõ ràng những hành vi nào bị cấm khi sử dụng đất, nhưng không được cấm tràn lan, chỉ

nên cấm những trường hợp sử dụng đất không hiệu quả. Muốn biết đất sử dụng có hiệu quả hay không phải có Luật quy hoạch sử dụng đất hiệu quả và công cụ đánh giá sử dụng đất hiệu quả. Hiện nay, các quy định trong luật đất đai và luật quy hoạch quy định những điều cấm buộc người dân phải tuân thủ pháp luật theo tư duy hành chính, mệnh lệnh, ví dụ không xây công trình trên đất nông nghiệp, dù công trình này là kho xưởng phục vụ sản xuất. Trường hợp đã từng là đất nông nghiệp, mấy chục năm nay bỏ hoang không trồng cấy được, nhưng cơ quan nhà nước không cho người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng, vì vướng quy hoạch, mặc dù quy hoạch “ treo” mấy chục năm. Nhìn chung, các quy định của pháp luật đất đai và pháp luật quy hoạch và quy định pháp luật khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân vẫn mang đậm tính chất hành chính, mệnh lệnh, nên việc triển khai thực hiện bởi các cơ quan hành chính cũng mang tính chất hành chính, chưa tận dụng được tối đa lợi ích kinh tế mà đất đai mang lại.

Xu hướng người dân tập trung về các đô thị lớn để tìm kiếm việc làm, tìm điều kiện cuộc sống tốt hơn đã tạo áp lực lên hệ thống hạ tầng đô thị, ảnh hưởng hiệu quả sử dụng đất đai. Việc đầu tư phát triển các đô thị vùng, đô thị vệ tinh còn thiếu nguồn lực. Cơ cấu sử dụng đất tại các đô thị chưa phù hợp, cơ cấu nhà ở còn nhiều bất cập, mới chú ý đến phát triển nhà ở thương mại cho người có thu nhập thấp, còn nhà ở xã hội cho công nhân các khu công nghiệp lại rất ít được quan tâm.

Để khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện chính sách pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất tại đô thị, tập trung vào công tác quy hoạch, chú trọng nâng cao chất lượng quy hoạch; thường xuyên rà soát, cập nhật bổ sung điều chỉnh kịp thời quy hoạch theo đúng quy định pháp luật; công khai các thông tin về quy hoạch để người dân biết và giám sát. Tăng cường kiểm soát sử dụng đất đai, đầu tư phát triển đô thị theo đúng quy hoạch và phải có kế hoạch. Các bộ, ngành liên quan, các địa phương phải xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển đô thị hàng năm, 5 năm và dài hạn căn cứ vào nhu cầu phát triển của người dân của đất nước và nguồn lực thực hiện nhằm khắc phục tình trạng quy hoạch treo, dự án treo. Nhà nước cần xây dựng cơ chế kiểm soát việc xác định giá đất, đảm bảo tính công khai, minh bạch, theo cơ chế thị trường, tránh thiết hại cho nhà nước. Bên cạnh làm tốt công tác quy hoạch, cần thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước, nhà đầu tư và người dân, đồng thời tăng cường huy động vốn từ hộ gia đình, cá nhân tham gia thực hiện quy hoạch bằng hình thức góp đất chỉnh trang đô thị, góp đất cùng tham gia sản xuất, kinh doanh thay cho việc thu hồi đất giao cho doanh nghiệp.

Về quy hoạch sử dụng đất cần xác định vị trí quy hoạch sử dụng đất trong hệ thống quy hoạch (quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành và lĩnh vực) để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và bố trí sử dụng hợp lý quỹ đất trên phạm vi toàn tỉnh, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh. Kiên quyết thu hồi đất đối với những dự án đã được giao, cho thuê đất nhưng không thực hiện đầu tư đúng thời gian quy định, sử dụng đất không hiệu quả, sử dụng đất trái mục đích được giao, thuê; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng mua bán, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ những nội dung quy hoạch không còn phù hợp với thực tế chưa được coi trọng, chấp hành không nghiêm túc, đầy đủ theo quy định. Vẫn còn tình trạng quy hoạch treo, chậm triển khai các dự án đầu tư, gây lãng phí trong sử dụng đất, tác động tiêu cực đến đời sống của người dân, như đất nằm trong quy hoạch không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, không cấp phép xây dựng công trình, không giao dịch được… nói chung mọi quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đều bị ảnh hưởng.

Để tăng cường công tác quản lý đất đai, các địa phương tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp Luật Đất đai, nâng cao chất lượng, tiến độ xây dựng, nâng cao tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm công khai, minh bạch trong giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, xác định giá đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư, tăng cường đấu giá quyền sử dụng đất; khắc phục ngay tình trạng không thống nhất giữa các quy định của pháp luật về đất đai và các pháp luật khác có liên quan. Hoàn thiện cơ chế tích tụ tập trung đất đai theo cơ chế thị trường, tạo quỹ đất nông nghiệp quy mô lớn gắn với quy hoạch các vùng chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo đời sống, việc làm cho nông dân; tăng cường quản lý, khắc phục suy thoái đất; có cơ chế kiểm soát đầu cơ đất đai.

4.2.3. Giải pháp tổ chức và thực thi quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo quy định pháp luật trong thời gian tới ở Việt Nam

Hiệu quả tổ chức và thực thi quyền và nghĩa vụ có thể đo đếm bằng những kết quả cụ thể, có thể so sánh bằng số liệu về kinh tế trước và sau áp dụng một mô hình nhất định, hoặc so sánh trước và sau khi sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Đất đai. Hiệu quả thực thi quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân phải được coi là hiệu quả tổng thể về mặt kinh tế và xã hội, bao gồm cả hiệu quả về mặt an toàn trật tự xã hội. Việc xây dựng cơ chế để tổ chức thực hiện pháp luật nói chung, thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nói riêng là rất

cần thiết và quan trọng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trên cơ sở điều kiện kinh tế, xã hội và năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ của Việt Nam. Thực tế hiện nay, cơ chế thực hiện pháp luật còn nhiều cần vướng mắc, cần phải tháo gỡ. Giải pháp tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân gồm các giải pháp sau:

Thứ nhất, cần thiết lập và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm pháp lý của cơ quan theo dõi thi hành văn bản pháp luật và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan không thể điều chỉnh lĩnh vực này bằng hiệu lực của Nghị định số 59/2012/NĐ- CP về theo dõi thi hành pháp luật do Chính phủ ban hành mà nó cần phải được Luật hóa bằng một văn bản do Quốc hội ban hành. Chỉ một đạo luật do Quốc hội ban hành mới thể hiện được tính chính danh của hoạt động theo dõi thi hành pháp luật, đồng thời là cơ sở để thực hiện công tác phối hợp theo dõi thi hành pháp luật giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước (cơ quan hành pháp với cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp), giữa cơ quan trong bộ máy với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Cơ chế phối hợp theo dõi thi hành pháp luật vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân.

Theo dõi thi hành pháp luật là một lĩnh vực pháp luật có phạm vi điều chỉnh rất rộng và phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Để công tác theo dõi thi hành pháp luật đạt được hiệu quả cao thì điều kiện tiên quyết là phải xây dựng được cơ chế phối hợp theo dõi thi hành pháp luật giữa các cơ quan, tổ chức, cùng với đó là các điều kiện để bảo đảm cho cơ chế phối hợp được vận hành đồng bộ, kịp thời. Việc phối hợp trong hoạt động theo dõi thi hành pháp luật có phạm vi rất rộng, từ công tác phối hợp giữa các cơ quan công quyền với nhau trong bộ máy nhà nước cho đến sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội (như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…). Bên cạnh đó, còn có cơ chế phối hợp huy động mọi tổ chức, cá nhân, công dân tham gia vào công tác phối hợp theo dõi thi hành pháp luật.

Tuy nhiên, theo dõi tình hình thi hành pháp luật là một nhiệm vụ mới, có liên quan đến tổ chức và hoạt động của tất cả các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương, trong khi đó, các Bộ, ngành, địa phương chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện. Cơ chế phối hợp giữa Bộ Tư pháp với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp, vấn đề phối hợp theo dõi thi hành pháp luật với các cơ quan liên quan như Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…

chưa được quy định cụ thể; các quy định về điều kiện bảo đảm cho việc phối hợp được đồng bộ, chặt chẽ, thường xuyên cũng chưa được pháp luật đề cập.

Nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ về theo dõi thi hành pháp luật quy định: Mục đích theo dõi tình hình thi hành pháp luật nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước là Bộ Tư pháp. Bộ, cơ quan ngang Bộ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công. Tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công. Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công. Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu, giúp người đứng đầu cơ quan chuyên môn theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Nghị định số 59/2012/NĐ-CP quy định sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật, theo đó, các tổ chức, cá nhân có quyền tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Ủy ban nhân dân các cấp huy động Hội luật gia Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam và các Đoàn luật sư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hội xã hội, nghề nghiệp, tổ chức nghiên cứu, đào tạo, chuyên gia, nhà khoa học có đủ điều kiện tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2024