Bất Cập, Hạn Chế Quy Định Pháp Luật Và Thực Hiện Pháp Luật Về Quyền Và Nghĩa Vụ Của Hộ Gia Đình, Cá Nhân Sử Dụng Đất Trong Nhóm Đất Nông

nộp thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng đất. Cấp phúc thẩm tuyên án: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với UBND huyện H về yêu cầu bồi thường số tiền 178.700.000 đồng.

Những bất cập về các quy định về giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất như sau:

Thứ nhất, Quyền sử dụng đất là một loại tài sản đặc biệt, có vai trò quan trọng về mặt chính trị, kinh tế và xã hội. Xuất phát từ tính chất quan trọng này, pháp luật dân sự và đất đai có nhiều quy định về điều kiện để chủ thể có quyền sử dụng đất được phép thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trong đó có hình thức tặng cho. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy còn một số quy định pháp luật chưa phù hợp trong việc thực hiện các quy định về điều kiện tặng cho đối với chủ thể và quyền sử dụng đất là đối tượng tặng cho. Quy định về quyền sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được phép giao dịch tặng cho là chưa phù hợp do việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ thể sử dụng đất vẫn chưa được hoàn thành nên còn tồn tại một số lượng lớn người sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận. Hiện nay, các quy định pháp luật đất đai cho phép các chủ thể có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 thì được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Có thể thấy, với quy định này, nhiều người đã được pháp luật thừa nhận có quyền sử dụng đất hợp lệ, chỉ chưa được cấp Giấy chứng nhận. Quy định này đã vô hình dung khiến các giao dịch về quyền sử dụng đất bắt buộc phải có các giấy tờ pháp lý do cơ quan nhà nước cấp mới được thực hiện giao dịch.

Thứ hai, bất cập có thể thấy rõ trong các tranh chấp liên quan đến quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất giữa bố mẹ và con khi con lập gia đình riêng để sinh sống. Các quy định nếu có chỉ mang tính chất định hướng, nhiều trường hợp có khiếu kiện thì có hướng dẫn nghiệp vụ của ngành Tòa án. Việc pháp luật quy định thời điểm có hiệu lực của giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất kể từ thời điểm đăng ký là còn mơ hồ, chưa cụ thể và chưa phù hợp với thực tế giao dịch dân sự, chưa bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch. Theo đúng quy định của pháp luật, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Tuy nhiên, thời điểm đăng ký này là thời điểm các bên hoàn tất thủ tục đăng ký thực hiện chuyển quyền hay là thời điểm một trong các bên bắt đầu thủ tục đăng ký và nộp hồ sơ tiến hành thủ tục và được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận vẫn đang là vấn đề còn tranh luận… Ngoài việc chưa có quy định cụ thể về thời điểm đăng ký, việc pháp luật quy định thời điểm có hiệu lực của giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất chỉ

phát sinh tại thời điểm đăng ký là chưa thực sự phù hợp và có thể khiến các bên khi tham gia giao dịch lợi dụng việc hợp đồng chưa có hiệu lực để tự ý thay đổi quyết định của mình. Bất cập về chế định góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân khi đất của họ nằm trong dự án cần được triển khai. Hiện nay, các quy định của pháp luật đất đai chưa rạch ròi giữa các hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà bên góp vốn chuyển giao toàn bộ quyền sử dụng đất cho bên nhận góp vốn với hình thức góp vốn để hợp tác kinh doanh trong một thời hạn nhất định, hơn nữa các chủ đầu tư thường ưa chuộng hình thức thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân với khung đất giá rẻ để tiện lợi cho việc triển khai dự án, mặc Điều 99 Luật Đất đai năm 2013 quy định về góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào các dự án sản xuất, kinh doanh. Bất cập trong khi trình tự thực hiện thủ tục chưa phân định rõ các hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục đăng ký biến động đối với trường hợp góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không phân biệt rạch ròi giữa các hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tuy Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định rõ việc góp quyền sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư phải bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất trong khu vực thực hiện dự án, có phương án góp quyền sử dụng đất và điều chỉnh lại quyền sử dụng đất được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Nguyên nhân của các bất cập kể trên là do nhà làm luật chưa lường hết thực tế, mà vẫn dựa vào tính lịch sử của các quy định về hộ gia đình và tập quán của Việt Nam, nên không phù hợp với tình hình thực tế. Các quy định về hình thức và thủ tục xác lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mang tính chất hành chính, nhiều giấy tờ xác nhận gây khó khăn cho hộ gia đình. Tuy còn bất cập, chồng chéo giữa các quy định của Luật đất đai, luật doanh nghiệp nhưng lại hoàn toàn phù hợp với nhu cầu, mong muốn của các bên và tình hình thực tiễn các quan hệ dân sự. Do các quy định pháp luật chồng chéo, phức tạp, nên các chủ đầu tư dự án thường chọn các quy định pháp luật có lợi cho mình nhất để thực hiện, điều này làm ảnh hưởng đến quyền lợi của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, khi thu hồi đất phục vụ các dự án sản xuất, kinh doanh.

3.2.4. Bất cập, hạn chế quy định pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong nhóm đất nông nghiệp, và nguyên nhân của nó

Thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong nhóm đất nông nghiệp còn một số bất cập, hạn chế:

Bất cập về cơ chế thuê đất để thực hiện dự án đầu tư: Cơ chế thuê đất để thực hiện dự án đầu tư giữa hộ gia đình, cá nhân với tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn còn

tạo ra sự bất bình đẳng không chỉ về kinh tế mà cả trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội vẫn là một trong những vấn đề vướng mắc ở nhiều địa phương, làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư, chưa tạo được sự đồng thuận giữa người sử dụng đất, nhà đầu tư và chính quyền địa phương; việc thực hiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện thiếu sự thống nhất giữa các dự án thu hồi đất, các quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với người bị thu hồi đất do chính quyền địa phương ban hành còn thiếu ổn định và có sự khác nhau giữa các địa phương. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013 vẫn còn tồn tại, bất cập giữa Luật Đất đai và luật chuyên ngành, luật có liên quan, bất cập trong bản thân các quy định của Luật Đất đai, giữa Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Bất cập về gia hạn thời hạn sử dụng đất; xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất. Trường hợp ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng là ví dụ điển hình. Một số trường hợp cộng đồng dân cư đang sử dụng đất nông nghiệp, được cấp Giấy chứng nhận và đã hết thời hạn sử dụng đất, nhưng chưa có quy định cho phép gia hạn sử dụng đất cho cộng đồng dân cư.

Bất cập trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất và tích tụ đất nông nghiệp. Một số điều luật quy định không chặt chẽ, tạo kẽ hở cho sự tùy tiện trong việc áp dụng, trong chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển nhượng đất đai; tạo ra cơ chế xin - cho; tình trạng các doanh nghiệp đầu tư “lách luật”, “chạy dự án” vào các khu đất vàng, đất trống để đưa vào diện thu hồi đất… Về kinh tế trang trại của hộ gia đình, cá nhân đã hình thành đang hoạt động và đem lại hiệu quả tích cực trong những năm qua. Tuy nhiên, các trang trại phát triển tự phát, hoạt động cầm chừng, hiệu quả không cao, do nhiều bất cập như từ việc hạn mức sử dụng đất của các hộ gia đình nhỏ hẹp, bất cập về quy hoạch sử dụng đất thay đổi nhiều, không ôn định, nên gây khó cho các hộ gia đình đầu tư cơ sở hạ tầng. Tồn tại phổ biến tình trạng chuyển nhượng đất nông nghiệp qua Ủy ban nhân dân xã ký xác nhận hoặc hai bên mua bán tự làm giấy biên nhận cho nhau. Một số thôn đã vi phạm việc cho đấu thầu sử dụng đất dài hạn trái thẩm quyền... Về kinh tế trang trại của hộ gia đình, cá nhân đã hình thành đang hoạt động và đem lại hiệu quả tích cực trong những năm qua, nhưng các trang trại phát triển tự phát, hoạt động cầm chừng, hiệu quả không cao, do nhiều bất cập như từ việc hạn mức sử dụng đất của các hộ gia đình nhỏ hẹp, bất cập về quy

Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 16

hoạch sử dụng đất thay đổi nhiều, không ôn định, gây khó cho các hộ gia đình đầu tư cơ sở hạ tầng. Bất cập trong hoạt động của các chủ trang trại như vốn, giống và tài chính đầu tư cho sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn tự có của chủ trang trại (chiếm 76,8%), nguồn vốn vay ngân hàng chỉ được 23,2%. Hiện tại quy định mức vay của ngân hàng cho một trang trại từ 7 đến 10 triệu đồng là quá thấp, trong khi chủ trang trại phải bỏ vốn lớn đầu tư kết cấu hạ tầng ban đầu. Công tác quản lý còn nhiều yếu kém. Chủ trương, chính sách đúng và thuận lợi nhưng việc thực hiện ở cơ sở còn nhiều sai sót. Các Quyết định, chủ trương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chuyển đổi kinh tế nông nghiệp, nông thôn và mở rộng trang trại, phát triển kinh tế hộ gia đình là những chủ trương đúng đắn và phù hợp, nhưng trong quá trình thực hiện, các cấp cơ sở còn để khá nhiều tồn tại. Việc quy hoạch các vùng trang trại tập trung xa khu dân cư là đúng, nhưng rất khó thực hiện vì nhiều lý do như: đầu tư hạ tầng về đường giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện phục vụ cho khu quy hoạch trang trại tập trung...

Nguyên nhân của tình trạng này do các quy định của pháp luật đất đai quy định về kinh tế trang trại, quy hoạch các vùng kinh tế trang trại chưa cụ thể. Quyết định, chủ trương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chuyển đổi kinh tế nông nghiệp, nông thôn và mở rộng trang trại, phát triển kinh tế hộ gia đình là những chủ trương đúng đắn và phù hợp, nhưng trong quá trình thực hiện, các cấp cơ sở còn để khá nhiều tồn tại. Việc quy hoạch các vùng trang trại tập trung là đúng, nhưng rất khó thực hiện vì nhiều lý do như: đầu tư hạ tầng về đường giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện phục vụ cho khu quy hoạch trang trại tập trung...


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Chương 3 của Luận án được xây dựng trên cơ sở lý luận đã được trình bày và phân tích ở chương 2, qua đó đi sâu phân tích thực trạng pháp luật về quyền, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất với các ví dụ minh họa cụ thể, tập trung vào các nội dung: thực trạng các quy định về quyền của nhà nước trong việc công nhận quyền của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong pháp luật Việt Nam hiện nay; thực tiễn điều chỉnh pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong giao dịch sử dụng đất; đánh giá các quy định về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Trong việc thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trong thực tiễn, bất cập nhất là trong thực thực hiện về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất nông nghiệp, trong đó có việc giao đất giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân.

Ruộng đất manh mún, người sử dụng hiệu quả không có điều kiện tích tụ đất. Đối với hầu hết nông dân Việt Nam, đất đai là tài sản cơ bản. Do quá trình đô thị hóa công nghiệp hóa nên diên tích đất nông nghiệp bị mất hằng năm rất lớn, ảnh hưởng đến việc làm, cuộc sống của hộ gia đình nông dân. Luật Đất đai hiện tại cho phép nông dân quyền sử dụng, chuyển giao, cho thuê, thừa kế, thế chấp, cho/tặng, và góp vốn. Trong thực tế, quyền sử dụng đất của nông dân bị hạn chế, thu hẹp do Nhà nước thu hồi đất. Chính sách thu hồi đền bù chưa thỏa đáng, tạo nguy cơ tham nhũng cao, bồi thường không công bằng gây bất bình và bất ổn xã hội, hầu hết các dự án thu hồi đền bù chưa tính đến sinh kế lâu dài cho người nông dân mất đất. Cho đến nay, Nhà nước chưa có cơ chế hữu hiệu để phát triển thị trường bất động sản nông nghiệp nhằm thực thi có hiệu quả quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của hộ gia đình và cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp.

Trên địa bàn nông thôn có hơn 14 triệu hộ gia đình nông dân sử dụng đất nông nghiệp nhưng quyền và nghĩa vụ của họ chưa thật sự phát huy có hiệu quả, cần có những giải pháp hữu hiệu trong thời gian tới.

Nghĩa vụ tài chính, đặc biệt là mức thuế sử dụng nhà, đất tại khu vực đô thị còn quá thấp so với thực tế. Thuế này không có tác dụng điều tiết đối với quy mô diện tích, giá trị cụ thể của mỗi tài sản nhà, đất ở cũng như không điều tiết đối với người có nhiều bất động sản nhưng không đưa vào khai thác, sử dụng, gây lãng phí cho xã hội, ảnh hưởng đến quyền có nhà ở của các hộ gia đình, cá nhân.

Chương 4

ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SỬ DỤNG ĐẤT Ở VIỆT NAM‌


4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất

4.1.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất

Định hướng hoàn thiện pháp luật phù hợp với thực tiễn trong nước

Thực tiễn trong nước đặt ra cho chúng ta nhiều yêu cầu về việc tiếp tục đổi mới, cải cách để tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội. Những vấn đề sau đây cần khắc phục khi hoàn thiện pháp luật đất đai và pháp luật liên quan:

Thứ nhất, Trước yêu cầu cấp bách cải cách và đổi mới chính sách và pháp luật đất đai về tích tụ đất nông nghiệp để tiến hành cuộc cách mạng trong nông nghiệp nhằm thực hiện Quyết định số 1393/2012 QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050; Thực hiện chủ trương ghi trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng giai đoạn đến năm 2025 “xây dựng lộ trình, cơ chế, chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn”.

Nhà nước cần vận dụng lý thuyết vật quyền và trái quyền từ Luật dân sự theo hệ thống Luật Châu Âu Lục địa vào luật đất đai để việc giao dịch bất động sản được minh bạch, bảo đảm các quan hệ thế chấp bất động sản được thuận lợi. Cho phép thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, nhưng khi xảy ra tranh chấp thì phải được xử lý theo pháp luật của Việt Nam. Như vậy, sẽ phát huy mọi nguồn lực từ đất đai, từ nguồn vốn các tổ chức tín dụng thông qua thế chấp đất đai để tạo ra động lực cuộc cải cách cơ chế cũ, đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, tạo nền tảng phát triển kinh tế nhanh và bền vững (64).



64 Nguyễn Tấn Dũng, “Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững”, bài viết công bố trên Cổng Thông tin điện tử Chính

Xét riêng dưới góc độ đất đai và hoàn thiện pháp luật về đất đai, nguồn lực về đất đai vẫn chưa thật sự được khai thác và phát huy đầy đủ để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng không đưa vào sử dụng hoặc chậm đưa vào sử dụng, gây lãng phí, hiệu quả sử dụng thấp; thị trường quyền sử dụng đất đang phát triển rất yếu so với tiềm năng; còn nhiều vướng mắc liên quan việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: thủ tục phức tạp; khiếu nại, tố cáo liên quan đất đai vẫn chiểm tỷ lệ cao, khoảng 70% trong các loại khiếu nại. Để tạo sự phát triển bền vững, việc hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai cần bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, lợi ích nông dân, lợi ích doanh nghiệp; đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai theo cơ chế thị trường phù hợp với điều kiện mỗi địa phương; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác, bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích hoạt động sản xuất, tái sản xuất theo mục tiêu phát triển bền vững, thúc đẩy các dự án năng lượng sạch, sản phẩm sạch theo hướng liên kết chuỗi giá trị.

Thứ hai, yêu cầu hiện thực hóa các quan điểm, chính sách đổi mới, đổi mới hơn nữa, tạo ra mô hình “ Khoán 10” lần thứ hai trong nông nghiệp để phù hợp với tình hình mới sau đại dịch Covid 19. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã tiến hành được gần 35 năm. Nhiều quan điểm, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã được hiện thực hóa và đạt được kết quả nhất định, hiện nay tình hình đã thay đổi cần thay đổi để thực hiện chính sách, quan điểm của Đại hội lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam: “thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất”, “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế” (65). Phải tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai và bất động sản cho phù hợp hơn với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tăng cường hơn công khai, minh bạch, dân chủ trong quản lý, sử dụng đất; đẩy mạnh cải cách hành chính; xã hội hoá và nâng cao chất lượng hoạt động của các dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai; đồng thời, hoàn thiện các công cụ quản lý nhà nước về đất đai theo hướng hiện đại phù hợp với thông lệ


phủ ngày 01-01-2014, truy cập từ địa chỉ http://baodientu.chinhphu.vn/Cac-bai-phat-bieu-cua-Thu- tuong/Thong-diep-nam-moi-cua-Thu-tuong-Nguyen-Tan-Dung/189949.vgp

65 Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam

quốc tế. Ở Việt Nam, hoạt động kinh tế từ trước đến nay vẫn chủ yếu dựa trên cách tiếp cận truyền thống, đó là kinh tế tuyến tính. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thiếu hụt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt là gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng làm ô nhiễm đất, quỹ đất sử dụng bị thu hẹp. Để thực hiện phát triển nhanh, bền vững, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, “không đánh đổi” tăng trưởng kinh tế với ô nhiễm và suy thoái môi trường, chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn là hướng đi thích hợp, khơi dậy được nguồn lực từ hộ gia đình, cá nhân phát triển nền kinh tế nông nghiệp đô thị theo hướng kinh tế tuần hoàn.

Thứ ba, yêu cầu về nâng cao vai trò của Nhà nước trong hoạch định chính sách đất đai và ban hành pháp luật đất đai với tư duy kiến tạo quyền và nghĩa vụ cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, có nghĩa là thuận lợi hóa và mở rộng quyền sử dụng đất, đặc biệt là mở rộng quyền giao dịch các loại đất nông nghiệp và phi nông nghiệp của tất cả các hộ gia đình, cá nhân trong quá trình chuyển đổi số và cách mạng 4.0, không bó hẹp các chủ thể nông dân trong giao dịch đất nông nghiệp.

Mọi sự đổi mới và phát triển đất nước đều không thể thoát ly được vai trò của Nhà nước. Để bảo đảm đổi mới thành công, cần phải có một Nhà nước mạnh, được tổ chức hợp lý, thực hành dân chủ, có khả năng huy động và quản lý mọi nguồn lực. Hiện nay, nước ta đang đứng trước thách thức rất lớn của yêu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững theo hướng kinh tế kết hợp với môi trường; khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường; phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo công bằng xã hội. Vai trò của Nhà nước có xu hướng ngày càng tăng trong điều hành chính sách vĩ mô và phối hợp giải quyết các vấn đề quốc tế. Vấn đề quan trọng phải quy định rõ trong Luật Đất đai là Nhà nước làm gì, người sử dụng đất nói chung, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nói riêng làm gì, tránh can thiệp và cản trở quyền tự do đầu tư lâu dài của hộ gia đình và cá nhân, theo đó nhà nước có vai trò hoạch định chính sách, kiến tạo chính sách, tạo khung pháp lý để hỗ trợ, khuyến khích hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tự quyết định việc đầu tư trên mảnh đất của mình hoặc liên minh các hộ gia đình sử dụng đất thành các hợp tác xã để sản xuất theo chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp sạch.

Trước những khó khăn trong tích tụ ruộng đất, vai trò chủ động của Nhà nước có chính sách cơ cấu lại nền nông nghiệp, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ðể tích tụ ruộng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn thì điều kiện tiên quyết là cần phải

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 23/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí