Quy Định Pháp Luật Việt Nam Về Bảo Vệ Môi Trường

năm 2014 đã cụ thể hóa quy định đó thành nguyên tắc chủ đạo cho cả bộ luật. Tại khoản 2, Điều 3 quy định: “Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.”

Ngoài ra, hiện nay trên thế giới nhiều quốc gia trong hệ thống pháp luật Common Law cũng thừa nhận án lệ là một nguồn của pháp luật. Nhưng trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, án lệ chưa chính thức được thừa nhận là nguồn của pháp luật, cũng không công nhận việc xét xử theo án lệ. Tuy nhiên, trong một vài lĩnh vực án lệ vẫn tồn tại dưới một số hình thức nhất định, như trong báo cáo tổng kết hướng dẫn nghiệp vụ xét xử hằng năm của Tòa án nhân dân Tối cao; các quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm….Mặc dù chưa được thừa nhận nhưng nó có vai trò vô cùng lớn đối với pháp luật. Do vậy, ngày nay Việt Nam nên đẩy mạnh việc áp dụng án lệ và thúc đẩy nó trở thành một nguồn pháp luật chính thức.

1.3. Khái quát chung về khu công nghiệp

1.3.1. Khái niệm.

Nếu như trước đây, khái niệm KCN còn lạ lẫm với bộ phận người dân vùng nông thôn thì ngày nay nó trở nên rất quen thuộc đối với tất cả mọi người, bởi đó là nơi tạo cơ hội việc làm, đem lại nguồn thu nhập cho hàng triệu người dân Việt Nam. Theo quy định tại khoản 1, Điều 2, Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế được sửa đổi, bổ sung theo nghị định 164/2013/NĐ- CP thì “Khu công nghiệp” được định nghĩa là: “khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.”

Khu công nghiệp là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, được thành lập theo quyết định của Chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ. Doanh nghiệp KCN gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ. Trong đó, doanh nghiệp sản xuất là doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng công nghiệp phục vụ trong nước

hoặc xuất khẩu ra nước ngoài, còn doanh nghiệp dịch vụ là doanh nghiệp thực hiện dịch vụ các công trình kết cấu hạ tầng KCN, dịch vụ sản xuất công nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp đó đều được thành lập và hoạt động trong KCN, chịu sự giám sát của ban quản lý KCN và hoạt động theo phương hướng chung.

1.3.2. Đặc điểm khu công nghiệp

Từ quy định trên, ta có thể thấy KCN có những đặc điểm sau:

Về mặt pháp lý: các KCN được thành lập và hoạt động tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, ngoài ra với những doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu hoặc nhận đầu tư nước ngoài thì còn phải chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư nước ngoài và có thể áp dụng quy chế pháp lý riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Về thành lập: nó không được thành lập một cách tự phát mà theo quyết định của Chính phủ trên cơ sở dự án, quy hoạch đã được phê duyệt. Nhà nước luôn thiết lập chính sách xây dựng và phát triển các KCN. Do vậy mà các KCN luôn được thành lập theo một hệ thống và cơ chế nhất định phù hợp với tình hình kinh tế, chính sách phát triển đất nước.

Về lĩnh vực hoạt động: KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. Ví dụ như các ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, hóa chất hay công nghiệp hàng tiêu dùng…

Quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường, thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội - 4

Về không gian: có ranh giới địa lý xác định theo quy định, KCN được thành lập trên cơ sở diện tích lớn, có tính đặc biệt về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi và được phân bổ theo quy hoạch.

- Phân loại:

Tùy theo tiêu chí mà các KCN được phân thành nhiều loại. Thông thường dựa vào tiêu chí chủ đầu tư, KCN gồm:

Các KCN bao gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước

Các KCN gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong và ngoài nước

Các KCN chỉ gồm các doanh nghiệp, dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài Căn cứ vào mục đích sản xuất, có thể bao gồm KCN và khu chế xuất. Khu

chế xuất là một dạng của KCN chuyên làm hàng xuất khẩu.

Theo quy mô, KCN gồm KCN lớn, vừa và nhỏ. Việc phân chia như vậy dựa chủ yếu vào diện tích; số lượng, quy mô các doanh nghiệp trong KCN; nguồn vốn; số lượng lao động…

Như vậy, có thể thấy rằng, KCN có những đặc điểm riêng biệt so với các khu kinh tế khác. Việc xây dựng các KCN nhằm phát triển sản xuất công nghiệp; thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; củng cố, tiếp thu, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ đồng thời tạo việc làm, giải quyết phần nào vấn đề kinh tế- xã hội cho đất nước.

CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC TIỄN TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


2.1. Quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường

Sau cuộc cách mạng tháng 8/1945 thành công, khi đất nước phần nào ổn định thì phát triển kinh tế được Nhà nước chú trọng hơn, do đó mà môi trường chưa thực sự được quan tâm. Nhưng chính sự phát triển đó đã tác động không nhỏ đến môi trường và trong thời kỳ pháp luật còn sơ khai thì chưa có một quy định pháp luật riêng nào cho lĩnh vực môi trường mà mới chỉ thấy công tác BVMT xuất hiện trong một vài Sắc lệnh, Chỉ thị như năm 1949, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 142/SL quy định về việc kiểm soát lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật BVMT, có thể coi đây là văn bản đầu tiên đề cập đến vấn đề BVMT. Tiếp theo đó như Nghị quyết 36/CP của Hội đồng Chính Phủ về viêc quản lý, bảo vệ tài nguyên dưới lòng đất; Chỉ thị số 127/CP về công tác điều tra cơ bản tài nguyên và điều kiện thiên nhiên; Nghị quyết số 183/CP về công tác trồng cây gây rừng; Quyết định số 187- CT về kế hoạch quốc gia về Môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000 và cho đến sau thời kỳ đổi mới đất nước.

Và đến khi Hiến pháp năm 1980 sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1959, thì vấn đề BVMT mới được ghi nhận một cách chính thức trong Hiến định. Điều 36, Hiến pháp quy định: “Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cải tạo môi trường sống.” Kế thừa tinh thần đó, Hiến pháp năm 1992 đã có những quy định mang tính nguyên tắc về BVMT. Khi đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý cao nhất quy định về vấn đề này, thì lần đầu tiên Quốc Hội ban hành Luật BVMT năm 1993. Sau hơn 10 năm thực hiện, Luật bảo vệ môi trường được sửa đổi, bổ sung năm 2005 đã khẳng định hơn vấn đề BVMT là nghĩa vụ của tất cả mọi người. Đến ngày nay, Hiến pháp năm 2013 ra đời đã có sự thay đổi nhất định đối với hệ thống

pháp luật Việt Nam. Và một trong những ngành luật có sự sửa đổi sớm nhất đó là pháp luật về môi trường. Hàng loạt các văn bản pháp luật mới được ban hành. Do đó, ngày 23/6/2014, Luật BVMT năm 2014 đã được ban hành gồm 20 chương và 170 điều, có hiệu lực thi hành ngày 1/5/2015. Luật BVMT năm 2014 đã kế thừa những nội dung cơ bản của Luật BVMT năm 2005 và khắc phục một số bất cập. Một số nội dung chính được sửa đổi, bổ sung như trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; quy hoạch môi trường; kế hoạch BVMT; ứng phó với biến đổi khí hậu; thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ và đặc biệt là vấn đề BVMT ở KCN, cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được đề cập tới. Như vậy, Nhà nước đã ban hành Luật BVMT năm 1993, năm 2005 và đến nay là Luật BVMT năm 2014 đã thể hiện rõ sự gắn kết trong việc BVMT và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Hiện nay, có khoảng 33 luật và 22 Pháp lệnh có nội dung liên quan tới công tác BVMT như7:

Luật bảo vệ và phát triển rừng, số 29/2004/QH11, ban hành ngày 03/12/2004, Luật này quy định về việc quản lý, sử dụng, bảo vệ và phát triển rừng đối với cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời cũng quy định quyền của Nhà nước về phát triển rừng; quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.

Luật đa dạng sinh học, số 20/2008/QH12 quy định việc bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thải tự nhiên, các loài sinh vật, tài nguyên di truyền; kiểm soát loài ngoại lai xâm hại bên cạnh đó cũng quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.

Luật tài nguyên nước, số 17/2012/QH13 quy định việc khai thác, quản lý, bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả do nước gây ra. Ngoài ra Luật cũng nhấn mạnh đến trách nhiệm trong việc bảo vệ tài nguyên nước của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.


7 TS.Mai Hải Đăng, Pháp luật quốc tế và Việt Nam về môi trường với việc bảo vệ quyền con người, năm 2015, trang 68, NXB Tư Pháp.

Luật biển Việt Nam, số 18/2012/QH13, luật đưa ra những quy định về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia Việt Nam đối với vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo và nghĩa vụ bảo vệ biển, đảo.

Luật đất đai, số 45/2013/QH13 gồm 14 chương, 212 điều nhiều hơn 66 điều so với Luật đất đai năm 2003, quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền và trách nhiệm của nhà nước đối với đất đai; công tác thu hồi, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, chú trọng quy định đến quyền và nghĩa vụ vủa người sử dụng đất đối với nhà nước….

Không chỉ vậy, để hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực môi trường cũng như hòa nhập với cộng đồng thế giới, Việt Nam cũng đã gia nhập khá nhiều các Điều ước quốc tế. Hiện nay có khoảng hơn 1000 điều ước quốc tế điều chỉnh về vấn đề BVMT. Bên cạnh đó, hàng loạt Hội nghị thế giới về môi trường được tổ chức, phải kể đến Hội nghị thượng đỉnh thế giới về môi trường và phát triển bền vững năm 1992 tại Rio De Janeiro, Brazil; Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2007 và Hội nghị của Liên hợp quốc về con người và môi trường được tổ chức tại Stockhom, Thụy Điển, năm 1972 với chủ đề “Môi trường và con người”, có thể được coi là bước phát triển trong chính sách về môi trường trên thế giới và là một sự kiện đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thế giới nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Cùng với sự tiến bộ của thế giới, chung tay bảo vệ môi trường đồng thời bảo đảm thực hiện quyền con người về môi trường, các Điều ước quốc tế có sự tham gia kí kết của Việt Nam, có thể kể đến như: Tuyên bố stockhom và Tuyên bố Riô De Janeiro; Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982; Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế; Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra 1973/1978 (Marpol 73/78); Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với các tổn thất do ô nhiễm dầu (CLC1969/1992)…

2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường ở khu công nghiệp trong giai đoạn hiện nay

2.2.1. Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường ở khu công nghiệp

Hội nhập quốc tế đem lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội cũng như thách thức trong mọi lĩnh vực. Và lĩnh vực kinh tế luôn đòi hỏi sự phát triển hơn nữa ở Việt Nam. Chính sự hội nhập kinh tế quốc tế đã xuất hiện hàng loạt KCN, nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh… chiếm lĩnh phần lớn nền kinh tế Việt Nam. Sự mọc lên mạnh mẽ của các KCN góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển không ngừng nhưng nó lại có những tác động nhất định đến môi trường mà BVMT hiện nay lại là mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia. Tình trạng môi trường Việt Nam hiện giờ đang đứng ở mức báo động, vụ việc cá chết ở vùng biển miền Trung chưa kịp lắng xuống thì gần 20 tấn cá chết trong 3 ngày từ 4/5 đến 7/5 trên sông Bưởi của huyện Thạch Thành, Thanh Hóa lại là tâm điển trong vấn đề môi trường. Được biết nguồn nước sông bị ô nhiễm trầm trọng và nguyên nhân một phần do việc xả thải chưa qua xử lý của nhà máy đường Hòa Bình trong hơn 1 tháng vừa qua. Có thể thấy, tình trạng ô nhiễm như hiện nay phần lớn là do hoạt động của các doanh nghiệp, sự ô nhiễm ngay ở các KCN. Do vậy, việc quy định về BVMT ở KCN là vô cùng cần thiết.

Riêng về vấn đề BVMT ở KCN, trên thế giới có một số Điều ước quốc tế điều chỉnh và cũng ảnh hưởng nhất định đến pháp luật Việt Nam về BVMT ở KCN. Và việc tham gia những Điều ước quốc tế đó cũng giúp cho Việt Nam có cái nhìn khách quan hơn và trau dồi kinh nghiệm trong công tác BVMT ở KCN. Chẳng hạn:

Việc tham gia Công ước Basel, 1989 đã giúp cho Việt Nam thực hiện tốt hơn công tác quản lý chất thải nguy hại và tạo căn cứ để thực hiện tốt Công ước Basel. Công ước hướng đến mục tiêu cơ bản là kiểm soát và giảm thiểu các hoạt động vận chuyển chất thải, phòng ngừa và giảm thiểu sự hình thành chất thải, tích cực thúc đẩy việc chuyển giao và sử dụng các công nghệ sạch hơn. Chính việc tham gia này, đã tạo cho Việt Nam có cơ sở để ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại, góp phần bảo về môi trường.

Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn, Việt Nam tham gia ký kết năm 1999. Các kế hoạch hành động về sản xuất sạch hơn sẽ đem lại hình ảnh môi trường có lợi cho doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Việc tham gia Tuyên ngôn cũng như hợp tác với UNEP đem lại thành công trong việc thực thi sản xuất sạch hơn, có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp.Thực hiện các hoạt động sản xuất sạch hơn, các doanh nghiệp có thể làm tăng ý thức BVMT của các cán bộ quản lý, chủ các cơ sở và người lao động, đồng thời xây dựng công tác quản lý và xử lý chất thải tốt hơn. Các hoạt động này còn giúp cho doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vậy, Tuyên ngôn đã có ảnh hưởng nhất định việc hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về BVMT ở KCN. Điều đó thể hiện ngay trong Quyết định số 1419/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” ban hành ngày 7/9/2009 cũng chỉ rõ mục tiêu khi áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp từ năm 2016 đến năm 2020. Cụ thể: “50% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn tiết kiệm được từ 8- 13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm; 90% doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận chuyên trách về sản xuất sạch hơn.” 8

Bên cạnh việc tham gia, kí kết các Điều ước quốc tế thì Nhà nước cũng rất chú trọng đến việc thiết lập hệ thống pháp luật quốc gia về BVMT đặc biệt là các quy định về BVMT ở KCN nhằm điều chỉnh tốt hơn đến công tác BVMT tại các KCN. Khi Luật BVMT năm 2014 đã có những quy định riêng, cụ thể về vấn đề BVMT tại KCN thì kèm theo đó hàng loạt các Nghị định, Thông tư điều chỉnh về vấn đề này được ban hành. Cụ thể:

Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BVMT năm 2014. Nghị định hướng dẫn chi tiết các hoạt động BVMT như kiểm soát ô nhiễm môi trường đất, BVMT làng nghề, cải tạo, phục hồi môi trường và


8 Quyết định số 1419/QĐ-TTg về phê duyệt chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020, ban hành ngày 07/9/2009.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2023