Hoàn Thiện Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Biển Ở Việt Nam

trong việc xác định hành vi nào tương ứng với từng mức tiền phạt, hình thức phạt.

2.2.6.2.Trách nhiệm dân sự.

Trách nhiệm dân sự được áp dụng chủ yếu đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường biển đó là bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường biển được xác định là một trường hợp cụ thể của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường biển có trách nhiệm khắc phục hậu quả, bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất của các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của mình gây ra. [11, tr.60]

Điều 602 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường: “Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi”. Theo quy định trên, cá nhân, tổ chức có hành vi làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại, ngoài việc phải chịu trách nhiệm theo quy định của luật chuyên ngành thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại, kể cả chủ thể đó không có lỗi.

Chủ thể phải bồi thường thiệt hại đó là “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường” (Khoản 8 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).

Thiệt hại phải bồi thường bao gồm: sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường biển và thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 163 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).

Trong một số điều ước quốc tế về môi trường có liên quan đến nội dung này, thiệt hại về môi trường được xác định bao gồm: i) Động vật, thực vật, đất, nước và các yếu tố khí hậu; ii) Tài sản vật chất (kể cả di sản khảo cổ và văn hóa); iii) Cảnh quan; iv) Mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố trên. Tại Nhật Bản, thiệt hại về môi trường nói chung được phân chia thành nhiều loại, như thiệt hại đối với sức khỏe và tính mạng của con người; thiệt hại về tài sản; thiệt

hại đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái; thiệt hại do mất hoặc giảm giá trị cảnh quan. Đặc biệt, tại Australia, ngoài những thiệt hại kể trên, các lợi ích về văn hóa, lợi ích về tình cảm, trí tuệ, lợi ích thẩm mỹ, giải trí (gọi chung là lợi ích phi vật chất) cũng được coi là một loại thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. [31, tr.61]

Theo pháp luật Việt Nam, thiệt hại do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường biển sẽ được giám định để có căn cứ trong việc đòi bồi thường. Sự suy giảm được chia thành ba mức độ là: có suy giảm, suy giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Chi phí mà chủ thể vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường biển được xác định theo chi phí trước mắt và lâu dài do môi trường biển bị suy thoái; chi phí để cải tạo, phục hồi môi trường biển; chi phí để giảm thiều nguồn gây ô nhiễm và dựa trên sự thăm dò các đối tượng có liên quan.

Để thiệt hại được xác định để bồi thường sao cho hợp lý nhất, ngoài quy định tại Điều 164 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 còn có Nghị định số 03/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06 tháng 01 năm 2015 quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường được ban hành. Những nội dung liên quan đến dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường (hình thức, thời điểm thu thập; trình tự, thủ tục thu thập và thẩm định; trách nhiệm cung cấp dữ liệu, chứng cứ); tính toán thiệt hại đối với môi trường (được tiến hành theo nguyên tắc nào; công thức tính) cũng như các tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm bồi thường đều được cụ thể hóa rõ ràng trong Nghị định. Do vậy, việc xử lý các hành vi vi phạm và giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường biển được thực hiện hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

2.2.6.3. Trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh việc xử phạt hành chính, áp dụng trách nhiệm dân sự đối với người có hành vi vi phạm môi trường biển thì trách nhiệm hình sự cũng là một trong những chế tài quan trọng. Bộ Luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định một chương riêng về các biện pháp cưỡng chế hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường ở Chương 17- Chương các tội

Pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam - 7

phạm về môi trường. Tội liên quan đến môi trường biển đó là: Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường (Điều 182b).

Hình phạt tù có thời hạn cao nhất là mười năm đối với Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường. Mức phạt tiền có thể lên đến năm trăm triệu đồng. (Điều 182b Bộ Luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định tội phạm về môi trường biển là cấu thành tội phạm vật chất, nghĩa là hành vi phạm tội đòi hỏi phải có hậu quả xảy ra. Điều này khiến nảy sinh một số vướng mắc trong áp dụng bởi: Hành vi được thực hiện nhưng hậu quả xảy ra ở thời gian sau đó rất xa khiến thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đó không còn; việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra là vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi phải áp dụng kỹ thuật cao, không phải địa phương nào cũng có khả năng thực hiện. Có thể nói, việc các tội phạm gây thiệt hại cho môi trường biển trong Bộ luật Hình sự năm hiện hành đều là cấu thành tội phạm vật chất với dấu hiệu hậu quả chung chung, không có căn cứ rõ ràng để xác định. Trong điều kiện ấy, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 ra đời càng khiến các cơ quan tiến hành tố tụng thà bỏ lọt tội phạm để tránh rắc rối. Điều này làm cho quy định về tội phạm môi trường trong Bộ luật Hình sự không được áp dụng hiệu quả trên thực tế.

Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có sự thay đổi đáng kể trong các quy định về tội phạm môi trường nói chung. So với Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Bộ luật Hình sự năm 2015 có những điểm sửa đổi, bổ sung cơ bản sau đây: sửa đổi cấu thành các tội phạm về môi trường; mở rộng phạm vi áp dụng, nâng mức phạt tiền và quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với một số loại tội phạm về môi trường.

Đối với các tội phạm quy định cấu thành hình thức (tức là việc xử lý về hình sự sẽ căn cứ vào hành vi phạm tội, mà không căn cứ hậu quả của hành vi) thì việc quy định mức độ nghiêm trọng của hành vi để xử lý được quy định dựa trên cơ sở tham khảo quy định của các văn bản về xử lý vi phạm hành chính,

đồng thời căn cứ vào tính hợp lý, khả thi của quy định. Ngoài ra, các trường hợp vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị xử lý với mức phạt tiền rất cao, các cá nhân vi phạm có thể bị phạt tiền đến 3 tỷ đồng hoặc phạt tù đến 07 năm.

Ngoài ra, do tính chất nghiêm trọng của các tội phạm môi trường và xét mục đích chủ yếu của các hành vi phạm tội là nhằm vào lợi ích kinh tế nên phạm vi áp dụng của hình phạt tiền được mở rộng, mức phạt tiền được nâng lên đảm bảo tính răn đe, trừng trị đối với người thực hiện hành vi vi phạm.

Không chỉ vậy, lần đầu tiên, trách nhiệm hình sự đối với các pháp nhân thương mại đã được quy định vào trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Việc bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân xuất phát từ thực tế trong thời gian vừa qua, có nhiều doanh nghiệp đã gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng nhưng do pháp luật hình sự chưa quy định vấn đề này nên việc xử lý trách nhiệm của các pháp nhân này gặp nhiều khó khăn và thiếu hiệu quả. Trong khi đó, các chế tài hành chính với mức xử phạt tiền cao nhất đến 2 tỷ đồng đối với các pháp nhân không đảm bảo tính răn đe và không tương xứng với tính chất nghiêm trọng của các hành vi vi phạm. Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với đa số các tội phạm về môi trường biển, cụ thể là đối với Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235); Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237); Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (Điều 242). [38, tr.61]

CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN Ở VIỆT NAM


3.1. Đánh giá pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường biển.

Những điểm mạnh đã đạt được.

Không thể phủ nhận rằng các quy định về bảo vệ môi trường biển đã phát huy phần nào hiệu quả, nhờ sự nỗ lực của các cơ quan, bộ, ngành và người dân nên vấn đề ô nhiễm môi trường biển đang dần được cải thiện. Một số dấu hiệu tích cực có thể kể đến như:

- Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được thông qua, ban hành ngày 25 tháng 06 năm 2015. Từ đây, việc quản lý tài nguyên môi trường biển theo hướng tổng hợp, thống nhất và đem lại hiệu quả trong sử dụng tài nguyên và quản lý môi trưởng biển, đánh dấu lần đầu tiên “luật hóa” quy định về phương thức quản lý mới trên biển là “quản lý tổng hợp”.

Phương thức quản lý tổng hợp giúp khắc phục các xung đột, mâu thuẫn trong quản lý theo ngành, lĩnh vực; bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái biển; thống nhất các hoạt động quản lý tài nguyên, môi trường biển từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo phát triển bền vững biển. Hơn nữa, phương thức này còn điều chỉnh hoạt động của con người để bảo vệ tính toàn vẹn về chức năng và cấu trúc của hệ sinh thái, duy trì và cải thiện năng suất của hệ sinh thái, qua đó, bảo đảm môi trường biển được bảo vệ.

Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được xây dựng tập trung quy định các chính sách, cơ chế, công cụ điều phối, phối hợp liên ngành, liên vùng, bao gồm các chiến lược, quy hoạch, chương trình, hệ thống thông tin, dữ liệu…, chính vì vậy, không tạo ra sự chồng chéo với các luật chuyên ngành. Các công cụ này cùng với quy định về Quy hoạch sử dụng biển trong Luật biển Việt Nam (là một trong những công cụ quan trọng bảo vệ môi trường biển) và quy định của Luật Bảo vệ môi trường sẽ tạo thành hệ thống pháp luật đồng bộ để bảo vệ môi trường biển, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc năm 1982 về Luật

biển và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. [38, tr.60]

- Giữa các cơ quan có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng bảo vệ môi trường biển. Ví dụ: trong công tác phối hợp chống tội phạm môi trường, Bộ Công an giao Tổng cục Cảnh sát, Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Môi trường là đầu mối để phối hợp thực hiện Thông tư số 02/2009/TTLT-BCA- BTNMT của Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 06 tháng 02 năm 2009 về quan hệ phối hợp công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Từ đây, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có thêm sự “tiếp sức” của lực lượng cảnh sát môi trường trong công tác bảo vệ môi trường biển. Theo quy chế đã ký giữa các bên, lực lượng cảnh sát môi trường sẽ kết hợp cùng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trên sáu lĩnh vực chính như: Cùng chủ động nghiên cứu, rà soát các văn bản quy định của pháp luật có liên quan để tham mưu bổ sung, sửa đổi kịp thời; xây dựng nội dung và tuyên truyền giáo dục về pháp luật bảo vệ môi trường biển cũng như công khai thông tin vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường biển; có trách nhiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường biển; phối hợp thực hiện công tác thanh kiểm tra việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường biển tại các đơn vị sản xuất, địa phương có biển...

- Nhận thức về môi trường biển và bảo vệ môi trường biển của các cấp, các ngành và người dân đã được nâng cao đáng kể thông qua các chương trình, các dự án trong và ngoài nước về nâng cao nhận thức môi trường cộng đồng…

Tuy nhiên, dù đã có luật cũng như chính sách về bảo vệ môi trường biển, nhưng việc thực thi ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn.

- Điển hình của một số vụ việc gây ô nhiễm môi trường biển xảy ra gần đây đó là việc Công ty Formosa xả thải gây ô nhiễm. Theo ghi nhận, từ đầu tháng 04 năm 2016, cá nuôi trong lồng bè của người dân trên địa bàn ba xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà, Kỳ Ninh, thuộc thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) bắt đầu chết hàng loạt. Tính đến ngày 12 tháng 04 năm 2016, đã có 37.200 con cá giống, 2.120 kg cá

thương phẩm chết, thiệt hại trên 1 tỷ đồng. Sau đó vài ngày, hiện tượng cá chết đã lan sang các huyện ven biển của tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên- Huế.

Tính toán sơ bộ cho thấy sự cố ô nhiễm môi trường do công ty Formosa gây ra đã “ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 100.000 người do không có việc làm ổn định, thu nhập thấp và 176.285 người phụ thuộc. Thiệt hại sản lượng hải sản khai thác ven bờ và vùng lộng ước tính khoảng 1.600 tấn/tháng; diện tích nuôi tôm bị chết hoàn toàn là 5,7 ha tương đương 9 triệu tôm giống và khoảng 7 tấn tôm thương phẩm sắp đến kỳ thu hoạch; có trên 3.000 ha nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đã thả giống bị nhiễm độ mặn cao, môi trường suy giảm nên tôm chậm lớn, xuất hiện bệnh và có trên 350 ha nuôi tôm bị chết rải rác.”[36, tr.61]

Sau ba tháng liên tục tìm kiếm chứng cứ, điều tra, xác minh, nghiên cứu của các Bộ, ngành, địa phương, nguyên nhân cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh miền Trung đã được làm rõ. Đó là do trong quá trình vận hành thử nghiệm, Công ty Formosa Hà Tĩnh đã để xảy ra sự cố làm nước thải xả ra biển có chứa các độc tố phenol, xyanua, hydroxit sắt vượt quá mức cho phép. [40, tr.61]

Sự quản lý lơi là của các cơ quan nhà nước cũng như hành vi không tuân thủ theo các tiêu chuẩn xây dựng hệ thống xử lý, quản lý nước thải của công ty đã gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho môi trường biển. Vụ việc Công ty Formosa là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người, giúp nhìn nhận rõ thực trạng bảo vệ môi trường biển của nước ta đang phải đối mặt với những thiếu sót gì, nhìn nhận lại vấn đề phát triển bền vững.

- “Theo số liệu thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam năm 2008, chỉ tính riêng giai đoạn năm 1995- 2004, trên các vùng biển Việt Nam đã ghi nhận được gần 50 sự cố tràn dầu với lượng dầu tràn khoảng 120.000 tấn. Trong đó, chỉ có 14 vụ được bồi thường với tổng số tiền 5.501.000 USD và 886.500.000 đồng Việt Nam. Dầu tràn gây ảnh hưởng nặng nề về nhiều mặt. Đơn cử vụ tàu chở dầu Neptune Aries (Singapore) đâm vào cầu tàu cảng Cái Tiên trên sông Sài Gòn hồi tháng 10/1994, làm tràn 1.584 tấn dầu DO và hơn 150 tấn xăng dầu các

loại từ đường ống dẫn dầu của cầu cảng. Thiệt hại từ sự cố tràn dầu ước tính 28 triệu USD, nhưng chủ tàu chỉ bồi thường 4,2 triệu USD. Khi tiềm lực tài chính của chủ tàu còn hạn chế thì chi phí xử lý ô nhiễm môi trường mà ngân sách nhà nước phải gánh chịu là rất lớn, vụ sà lan dầu Hồng Anh 06 bị đắm tại phao số 7, luồng Vũng Tàu- Sài Gòn ngày 20 tháng 03 năm 2003, để tràn 40 tấn dầu không thu hồi được là một ví dụ. Chủ tàu là Công ty Trọng Nghĩa, Bình Dương chỉ mua bảo hiểm thân tàu với mức 500 triệu đồng, trong khi kinh phí trục vớt sà lan và xử lý phòng, chống tràn dầu đã tốn hơn 2 tỷ đồng. Mặc dù chủ tàu phải chịu trách nhiệm hình sự, song Nhà nước cũng mất một khoản tiền không nhỏ, chưa kể tác hại cho môi trường khó mà khắc phục được một sớm một chiều.” [38, tr.61]

Qua thực tiễn giải quyết đền bù và kết quả thu được sau mỗi lần giải quyết cho thấy, sau mỗi vụ tai nạn tàu chở dầu, thiệt hại cho môi trường biển trước mắt cũng như lâu dài và thiệt hại mà những người liên quan trực tiếp phải gánh chịu là rất lớn, nhưng mức bồi thường không đáng kể. Việc bồi thường chủ yếu dựa trên cơ sở thoả thuận, nhân nhượng giữa các bên. Về vấn đề bồi thường thiệt hại còn bộc lộ nhiều hạn chế là do:

+ Các quy định pháp luật của Việt Nam về bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra mang tính khái quát, rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Hơn nữa, do Việt Nam chưa tham gia Công ước quốc tế về việc thành lập Quỹ quốc tế về Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu 1992 (FUND 92) nên đối với những vụ tràn dầu vượt quá giới hạn trách nhiệm mà chủ tàu phải chi trả thì ngân sách nhà nước phải gánh chịu.

+ Thứ hai, đó là sự thiếu hụt năng lực của các cán bộ làm công tác về bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường biển do dầu từ tàu gây ra. Họ chưa có năng lực để xây dựng một bộ hồ sơ pháp lý chính xác, tiến hành thụ lý các vụ án gây ô nhiễm môi trường do dầu từ tàu phải được đền bù, nhất là các vụ án môi trường có yếu tố nước ngoài còn yếu kém. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý môi trường biển có chuyên môn cao, các chuyên gia giỏi có kinh nghiệm về bồi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2023