pháp luật là một quyền của công dân. Người dân có quyền tiếp cận pháp luật dễ dàng, tìm hiểu pháp luật thấu đáo trước khi thực hiện nó. Để làm được điều này, đòi hỏi pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch khi được xây dựng và hoàn thiện phải ghi nhận quyền tiếp cận của người dân là một trong những nguyên tắc quan trọng, phải chứa trong nó những quy định cụ thể về điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân; phải làm thế nào để mọi người dân không phân biệt giới tính, dân tộc, vùng miền, già trẻ, người có trình độ văn hoá thấp hay văn hoá cao đều có quyền và được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tiếp cận, tìm hiểu pháp luật.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM
2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM
2.1.1 Các quy định pháp luật môi trường có liên quan đến hoạt động du lịch
Văn bản pháp luật quan trọng nhất trong bộ phận cấu thành này là Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 1/7/2006. Sau khi Luật này được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, trong đó văn bản có ý nghĩa quan trọng, quy định cụ thể hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch là Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 29/7/2003. Các văn bản pháp luật này quy định quyền và nghĩa vụ của tất cả các chủ thể có hoạt động tác động tới môi trường nói chung, trong đó môi trường du lịch là một bộ phận không thể tách rời. Liên quan đến công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, có thể chia các chủ thể chịu sự điều chỉnh của các quy định trên thành ba nhóm:
2.1.1.1. Các quy định về cơ quan quản lý nhà nước về môi trường
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Trong đó, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường mà ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường được Nhà nước trao trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc. Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường thực hiện quản lý môi trường trong mọi lĩnh vực (bao gồm cả lĩnh vực du lịch), thông qua những trách nhiệm cơ bản như sau:
- Xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đây là căn cứ quan trọng để thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Có những văn bản pháp luật được ban hành nhằm xác
định khung pháp lý cho hoạt động này như Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định 80/2006/NĐ-CP..., có văn bản quy định trực tiếp quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan trong việc bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch như Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Để xây dựng hệ thống văn bản pháp luật này, Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành văn bản theo thẩm quyền.
- Xây dựng chính sách, chiến lược, kế hoạch quốc gia về bảo vệ môi trường. Đây là hoạt động mang tính chất định hướng cho công tác bảo vệ môi trường, trong đó có bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam - 2
- Tác Động Chủ Yếu Của Du Lịch Tới Môi Trường
- Nội Hàm Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Du Lịch
- Các Quy Định Pháp Luật Về Du Lịch Có Liên Quan Đến Bảo Vệ Môi Trường
- Thực Trạng Pháp Luật Thuộc Lĩnh Vực Khác Có Liên Quan Đến Vấn Đề Bảo Vệ Môi Trường Trong Lĩnh Vực Du Lịch
- Tình Hình Thực Hiện Pháp Luật Môi Trường Có Liên Quan Đến Hoạt Động Du Lịch
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
- Xây dựng, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường. Đây là “những chuẩn mức, giới hạn cho phép được dùng làm căn cứ để quản lý môi trường”. Các khu du lịch là những nơi đòi hỏi rất cao về chất lượng môi trường. Trong khi đó, áp lực của hoạt động du lịch khiến cho chất lượng môi trường của các khu du lịch này rất dễ bị xuống cấp. Vì vậy, việc ban hành tiêu chuẩn môi trường là hết sức cần thiết để các cơ quan quản lý Nhà nước có thể quản lý được chất lượng môi trường tại các khu du lịch.
- Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường quốc gia và quản lý thống nhất số liệu quan trắc môi trường; tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường cả nước. Chất lượng môi trường có ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch và ngược lại hoạt động du lịch cũng có thể có tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường. Việc đánh giá, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường thông qua hệ thống quan trắc môi trường và đánh giá hiện trạng môi trường có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, giúp cho cơ quan quản lý, doanh nghiệp du lịch và tổ chức, cá nhân liên quan có chủ trương, giải pháp kịp thời giảm thiểu tác động tiêu cực của môi trường đến hoạt động du lịch và phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục hiệu quả những ảnh hưởng không tốt của du lịch đến môi trường.
- Quản lý thống nhất hoạt động thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký bản cam
kết bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước. Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một trong những hoạt động quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, có môi trường du lịch. Hoạt động này đã được quy định sớm trong các văn bản pháp luật về môi trường (Điều 37 – Luật bảo vệ môi trường 1993, Nghị định 175-CP) với nội dung quy định mặc dù còn sơ sài, thiếu cơ chế đảm bảo thực hiện nhưng đã ghi nhận hoạt động ĐTM có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Luật bảo vệ môi trường năm 2005 đã cơ bản khắc phục được những khiếm khuyết những việc triển khai thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế.
- Giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo, kiến nghị liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Du khách cũng như các doanh nghiệp du lịch trong quá trình tiến hành những hoạt động của mình có thể gây ra những tác động xấu cho môi trường. Vì thế, các chủ thể này cũng có thể nằm trong đối tượng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Họ cũng có thể bị xử lý nếu có hành vi vi phạm pháp luật môi trường.
Bên cạnh những quy định trách nhiệm chung về bảo vệ môi trường (trong đó có môi trường du lịch) của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch còn quy định trách nhiệm của cơ quan này chi tiết, cụ thể trong bảo vệ môi trường du lịch.
- Chủ trì hoặc phối hợp với Tổng cục Du lịch2 soạn thảo và ban hành tiêu
chuẩn chất lượng môi trường du lịch Việt Nam. Hiện nay, nhiều tiêu chuẩn về chất lượng môi trường đã được ban hành nhưng chỉ là những tiêu chuẩn chung. Môi trường du lịch có những đặc thù riêng, trong nhiều hoạt động du lịch, chất lượng môi trường du lịch có đòi hỏi cao hơn. Tuy nhiên, đến nay chưa có tiêu chuẩn chất lượng môi trường du lịch được ban hành. Quy định này có ý nghĩa
2 Hiện nay, Tổng cục Du lịch đã được giao cho Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quản lý theo Nghị định số
09/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, do các quy định tương ứng chưa thay đổi kịp thời nên trong luận văn này, ở một số trường hợp Tổng cục Du lịch vẫn được nhắc tới với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về du
lịch.
quan trọng trong việc xác lập hệ thống tiêu chuẩn đặc thù về chất lượng môi trường của ngành du lịch.
- Hướng dẫn các Sở Tài nguyên-Môi trường, sở quản lý về du lịch xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở địa phương và triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường du lịch
- Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền cơ chế khuyến khích các cơ sở kinh doanh áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn môi trường. Theo kết quả khảo sát do Tổng cục Du lịch tiến hành trong thời gian gần đây cho thấy đa số người được hỏi cho rằng ý thức của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường du lịch. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay còn thiếu vắng những quy định về cơ chế khuyến khích các cơ sở kinh doanh du lịch tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. Đây là hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới.
- Giải quyết vấn đề ứng phó sự cố môi trường, hướng dẫn đánh giá, xác định thiệt hại và khắc phục hậu quả suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường do sự cố môi trường gây ra có ảnh hưởng đến du lịch. Như đã phân tích ở trên, môi trường cũng có tác động nhất định đến chất lượng của hoạt động du lịch, đặc biệt khi xảy ra các sự cố môi trường. Khi xảy ra sự cố môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án huy động, triển khai lực lượng, phương tiện trong phạm vi quản lý của mình để tham gia, phối hợp ứng phó sự cố môi trường trong lĩnh vực du lịch. Đồng thời hướng dẫn cơ quan nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương đánh giá, xác định thiệt hại và khắc phục hậu quả suy thoái môi trường.
- Phối hợp với Tổng cục Du lịch và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
- Hướng dẫn bình chọn, trao giải hàng năm cho tổ chức, cá nhân thuộc ngành du lịch có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường. Đây là
quy định cần thiết, ghi nhận những đóng góp của tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
Nhìn chung, pháp luật về môi trường chỉ điều chỉnh vấn đề bảo vệ môi trường du lịch như một bộ phận của môi trường nói chung, thiếu những quy định cụ thể về trách nhiệm đối với hoạt động du lịch. Văn bản quy định trách nhiệm cụ thể lại do Tổng cục Du lịch xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành chỉ là một giải pháp mang tính thủ tục hành chính.
2.1.1.2. Các quy định về cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
Lần đầu tiên, Luật Bảo vệ môi trường ban hành năm 2006 dành toàn bộ Chương V quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Đây là những hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có khả năng tác động lớn tới chất lượng môi trường, trong đó có hoạt động du lịch. Tuy nhiên, trách nhiệm bảo vệ môi trường của cả ngành du lịch lại chỉ được gói gọn trong một điều (Điều 45, Luật Bảo vệ môi trường 2006) thì quá chung, hoặc có những quy định cụ thể thì lại không đầy đủ.
Pháp luật bảo vệ môi trường còn quy định trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong đó có Tổng cục du lịch thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, trong đó có những nội dung thực hiện một cách độc lập như:
- Tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình3;
- Lập quy hoạch, tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển cảnh quan thiên nhiên4;
- Tổ chức việc quan trắc các tác động đối với môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực do mình quản lý5; báo cáo tác động môi trường của ngành, lĩnh vực do mình quản lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường6;
- Có tổ chức hoặc bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý7;
3 Điều 17 – Luật Bảo vệ môi trường. 4 Điều 31 – Luật Bảo vệ môi trường. 5 Điều 94 – Luật Bảo vệ môi trường. 6 Điều 100 – Luật Bảo vệ môi trường. 7 Điều 123 – Luật Bảo vệ môi trường.
Trách nhiệm của Tổng cục Du lịch trong việc bảo vệ môi trường du lịch được cụ thể hóa tại Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch:
- Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển du lịch;
- Chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ;
- Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch của các Sở quản lý về du lịch ;
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường trong lĩnh vực du lịch ;
- Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc uỷ quyền cho Sở quản lý về du lịch phối hợp với các cơ quan đó để xác định ranh giới, phạm vi hoạt động du lịch, diện tích công trình kiến trúc, các chỉ tiêu bảo vệ sinh thái, đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng và các khu bảo tồn khác ;
- Khi xem xét công nhận các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh du lịch phải xem xét việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
2.1.1.3. Các tổ chức, cá nhân
Các tổ chức, cá nhân là những chủ thể có quan hệ trực tiếp đến môi trường du lịch, có nhiều tác động ảnh hưởng đến môi trường du lịch. Hiện nay, pháp luật môi trường có liên quan đến hoạt động du lịch chỉ quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân nói chung, trong đó có tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch. Trong nhóm pháp luật này, chỉ có duy nhất Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch do Tổng cục Du lịch soạn thảo và được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT là có quy định cụ thể trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức cá nhân tham gia hoạt động du lịch. Tổ chức, cá nhân theo Quy chế này bao gồm một số chủ thể cơ bản như:
Cơ sở lưu trú du lịch; Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch; Ban quản lý khu, điểm du lịch; khách du lịch; cộng đồng dân cư địa phương nơi diễn ra các hoạt động du lịch.
Trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cơ sở lưu trú du lịch
Trong quá trình du lịch, khách du lịch sử dụng phần lớn thời gian lưu lại trong các cơ sở lưu trú du lịch, sử dụng các dịch vụ, sản phẩm trong phạm vi cơ sở lưu trú. Do đó, các hoạt động du lịch tại các cơ sở lưu trú cũng có ảnh hưởng lớn đến môi trường và công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở lưu trú cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường du lịch nói chung. Trách nhiệm của cơ sở lưu trú được thể hiện qua một số quy định khá thiết thực như : Bảo đảm các điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm khi cung cấp cho khách các dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ khác trong cơ sở lưu trú; bố trí cán bộ (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) có kiến thức, nghiệp vụ về bảo vệ môi trường du lịch theo dõi công tác bảo vệ môi trường trong cơ sở lưu trú du lịch; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho cán bộ, nhân viên trong cơ sở lưu trú. Ngoài ra, cơ sở lưu trú du lịch còn có một số trách nhiệm khác mang tính quy định chung như: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình hành động bảo vệ môi trường trong quá trình tiến hành hoạt động du lịch; xây dựng phương án, chuẩn bị phương tiện và các điều kiện cần thiết để ứng phó với các sự cố môi trường có thể xảy ra, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để khắc phục hậu quả do sự cố môi trường gây ra, thực hiện các biện pháp phòng chống suy thoái và ô nhiễm môi trường tại cơ sở lưu trú du lịch; thực hiện quản lý, theo dõi, đánh giá định kỳ về tình hình môi trường tại cơ sở lưu trú và các số liệu về tiêu thụ năng lượng, nước, rác thải, thu thập thông tin phản hồi của khách, báo cáo định kỳ hàng năm về công tác bảo vệ môi trường cơ sở lưu trú du lịch cho Sở quản lý về du lịch trên địa bàn.
Trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành là chủ thể tiếp xúc ngay từ đầu với
khách du lịch và theo suốt quá trình du lịch của khách. Việc quy định trách nhiệm của doanh nghiệp lữ hành là bao gồm cả trách nhiệm của doanh nghiệp và