Nội Dung Của Pháp Luật Hiện Hành Về Bảo Vệ Môi Trường Ở Khu Công Nghiệp

ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường, xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng….Và về vấn đề BVMT tại KCN, Nghị định có quy định chi tiết về vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường đất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Thông tư 35/2015/TT-BTNMT quy định về BVMT khu kinh tế, KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao (sau đây gọi là Thông tư 35/2015/TT-BTNMT) có hiệu lực ngày 17/8/2015, thay thế Thông tư 08/2009/TT-BTNMT. Thông tư quy định chủ yếu về nghĩa vụ BVMT và trách nhiệm BVMT ở các khu kinh tế, KCN, khu chế xuất và khu công nghệ cao. Thông tư đã quy định tách bạch trong vấn đề BVMT giữa các đối tượng, giữa khu kinh tế và KCN. Đặc biệt, là quy định trách nhiệm của ban quản lý cũng như các chủ đầu tư và chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN, khu kinh tế trong việc BVMT chung. Đây được coi là những quy định quan trọng và được áp dụng phổ biến tại các KCN.

Về vấn đề quản lý, xử lý chất thải, nước thải, khí thải cũng được chú trọng và quy định trong một vài văn bản quy phạm pháp luật như:

Nghị định 80/2014/ NĐ-CP quy định về thoát nước và xử lý nước thải. Trong đó có quy định về xử lý nước thải công nghiệp. Nghị định chỉ ra các nguyên tắc, quy trình xử lý nước thải và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về xử lý nước thải.

Nghị định 38/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chất thải và phế liệu đã có những quy định cụ thể về quản lý chất thải, đặc biệt là quản lý chất thải nguy hại. Quy định yêu cầu việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải cũng như điều kiện cấp giấy phép xử lý chất thải đối với các cơ sở. Đồng thời, Nghị định cũng lồng ghép quy định cụ thể về vấn đề xử lý khí thải công nghiệp.

Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM, kế hoạch BVMT và Thông tư 27/2015/TT-BTNMT về đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM và kế hoạch BVMT cũng quy định cụ thể, chi tiết về các đối tượng, nội dung, quy trình thực hiện, việc thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM và kế hoạch BVMT.

Để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật môi trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực

BVMT thay thế cho Nghị định 117/2009/NĐ-CP. Nghị định quy những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT như vi phạm các quy định về xả nước thải; về thải bụi, khí thải; vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà không có kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường…Cũng như quy định mức xử phạt đối với các hành vi đó. Những quy định này góp phần hạn chế, ngăn ngừa các hành vi xảy ra và cũng có thể coi đây sẽ là biện pháp giáo dục ý thức người dân trong việc BVMT. Cùng với đó, với hình phạt nghiêm khắc hơn, Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã quy định những loại tội phạm về môi trường: tội gây ô nhiễm, tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại, tội vi phạm về phòng ngừa sự cố môi trường, tội hủy hoại rừng….

Ngoài ra, Thông tư 13/2015/TT-BTNMT về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường cũng đưa một số các quy chuẩn Việt Nam: QCVN 12- MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy; QCVN 13-MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm;…đã đưa ra mức giới hạn buộc các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải tuân theo khi có những hành vi xả thải ra môi trường.

2.2.2. Nội dung của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường ở khu công nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

2.2.2.1. Các nghĩa vụ bảo vệ môi trường khu công nghiệp.

Luật BVMT năm 2014 đã quy định cụ thể nghĩa vụ BVMT của tổ chức, cá nhân và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường. Và BVMT ở KCN đã được chi tiết hóa trong thông tư 35/2015/TT-BTNMT quy định về BVMT khu kinh tế, KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao. So với thông tư 08/2009/TT-BTNMT được sửa đổi bổ sung theo thông tư 48/2011/TT- BTNMT ngày 28/12/2011 quy định về quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, KCN và cụm công nghiệp thì có thể thấy, Thông tư hiện hành đã quy định chi tiết hơn, cụ thể, rõ ràng hoạt động BVMT đối với từng chủ thể chứ không quy định chung chung đối với cả khu kinh tế, KCN, khu công nghệ cao như Thông tư trước. Điều này tạo cho các chủ thể nắm bắt dễ dàng hơn

Quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường, thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội - 5

các nghĩa vụ của mình trong hoạt động BVMT. Như vậy, với quy định hiện hành, nghĩa vụ cơ bản mà các chủ thể trong KCN phải thực hiện để BVMT, cụ thể bao gồm:

Nghĩa vụ BVMT trong việc thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc lập kế hoạch BVMT.

Việc thực hiện ĐTM hoặc kế hoạch BVMT có ý nghĩa rất lớn trong công tác BVMT ở KCN, nó như một sự ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp với môi trường và là một quá trình phân tích, đánh giá và dự báo các ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên; kinh tế- xã hội; đến sức khỏe cộng đồng khu vực nơi thực hiện dự án. Từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn hoạt động cũng như thi công các công trình.

Khoản 23, Điều 3, Luật BVMT năm 2014 định nghĩa ĐTM là việc phân tích, dự báo, tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. Nếu thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM thì chủ dự án có thể tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện ĐTM và việc này phải được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Nghị định 18/2015/NĐ-CP về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM và kế hoạch bảo vệ môi trường đã tóm gọn và xác định đối tượng phải thực hiện ĐTM tại phụ lục 2 liệt kê 113 loại dự án ít hơn so với quy định tại nghị định 29/2011/NĐ-CP trước đây là 146 nhóm dự án. Ví dụ như chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật BVMT khu công nghiệp phải thực hiện ĐTM đối với dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung hay đối với các dự án xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN cũng phải thực ĐTM…

Thực hiện nội dung này có thể thấy Nhà nước đang yêu cầu chủ dự án phải lồng ghép vấn đề xây dựng, phát triển dự án với hoạt động BVMT bởi chỉ có vậy mới hạn chế được các tác động của dự án đến môi trường. Hơn nữa nếu như việc ĐTM của dự án mà gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường, các biện pháp BVMT không có tính khả thi thì dự án có thể sẽ không được phê duyệt. Đặc biệt, sự tiến bộ của Luật BVMT năm 2014 đã đề cao hơn vai trò của cộng đồng dân cư khi quy định một điều khoản riêng về tham vấn ý trong quá trình

thực hiện ĐTM là một điều kiện bắt buộc đối với tất cả các dự án thực hiện ĐTM, trừ nhóm dự án thuộc danh mục bí mật nhà nước. Việc thực hiện ĐTM sẽ bắt buộc chủ dự án phải có những chính sách BVMT, hạn chế những tác động của dự án đến môi trường và hơn hết khi thực thi dự án, chủ dự án phải đảm bảo thực hiện theo đúng nội dung như trong báo cáo ĐTM đã thực hiện để đảm bảo việc BVMT. Bởi nhằm khắc phục những hạn chế của Luật BVMT năm 2005, Luật BVMT năm 2014 quy định chủ đầu tư phải có trách nhiệm báo cáo với cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM kết quả thực hiện các công trình BVMT, có nguy cơ tác động xấu đến môi trường trước khi đưa dự án vào vận hành. Có thể coi đây là một công cụ quản lý môi trường có tính chất phòng ngừa, góp phần cho sự phát triển bền vững và cũng là cơ sở để đối chiếu khi thực hiện việc thanh tra môi trường KCN.

Nếu trong quá trình xây dựng và hoạt động của KCN khi có sự điều chỉnh quy mô, quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật, các danh mục ngành nghề mà chưa đến mức phải lập lại báo cáo ĐTM thì chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng phải thực hiện nghĩa vụ sau:

Khoản 7, Điều 16, Nghị định 18/2015/NĐ-CP về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM và kế hoạch BVMT quy định: “Báo cáo bằng văn bản và chỉ được thực hiện những thay đổi liên quan đến phạm vi, công suất, công nghệ sản xuất, các công trình, biện pháp BVMT của dự án khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan phê duyệt báo cáo ĐTM.” Như vậy, chủ dự án sẽ không phải lập lại báo cáo ĐTM mà chỉ cần gửi báo cáo về việc thay đổi liên quan đến công trình cũng như biện pháp BVMT tới cơ quan có thẩm quyền xem xét.

Còn đối với kế hoạch BVMT, theo Điều 29, Luật BVMT năm 2014 có quy định đối tượng phải lập là các dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM; phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư. Ví dụ như các dự án, phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM… Như vậy, một dự án không đồng thời phải thực

hiện cả việc lập báo cáo ĐTM và lập kế hoạch BVMT. Tức là nếu thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM thì dự án đó sẽ không phải lập kế hoạch BVMT.

Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

Khoản 1, Điều 8, Thông tư 35/2015/TT-BTNMT quy định: “Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu công nghiệp bao gồm: hệ thống thoát nước mưa, hệ thống xử lý nước thải tập trung (gồm hệ thống thu gom nước thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước thải), khu vực lưu giữ chất thải rắn (nếu có), hệ thống quan trắc nước thải tự động và các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khác.”

Việc thiết kế, xây dựng hạ tầng kỹ thuật BVMT khu công nghiệp là một công đoạn quan trọng, bởi đây sẽ là hệ thống quyết định đến chất lượng môi trường KCN. Toàn bộ các chất thải, rác thải, khí thải sẽ phải qua hệ thống kỹ thuật này để xử lý trước khi xả thải ra môi trường. Do vậy, việc thiết kế và xây dựng các công trình này phải rất cẩn trọng, đảm bảo theo quy chuẩn kỹ thuật cũng như quy định của pháp luật, tránh lãng phí cũng như tận dụng được các điều kiện tự nhiên khi xây dựng, hoạt động để vấn đề BVMT đạt hiệu quả tốt nhất. Hơn nữa, quá trình thiết kế, lắp đặt phải thống nhất với nhau từ khâu chọn chất liệu, vật liệu, máy móc để thuận tiện trong việc xây dựng, sửa chữa cũng như khi vận hành.

Để BVMT một cách tốt nhất từ hoạt động sản xuất công nghiệp, thì hạ tầng kỹ thuật BVMT khu công nghiệp phải đảm bảo các hệ thống sau: hệ thống thoát nước mưa, hệ thống xử lý nước thải tập trung, khu vực lưu giữ chất thải rắn (nếu có) và hệ thống quan trắc nước thải tự động. Chủ yếu các tác nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường đó là chất thải, do vậy phải đảm bảo có được các hệ thống theo quy định thì mới xử lý được toàn bộ những nguồn gây ô nhiễm đó. Không thể xử lý đồng bộ các loại chất thải này vào cùng một hệ thống vì mỗi một loại chất thải có những đặc điểm và cách xử lý khác nhau, cho nên buộc các doanh nghiệp phải thiết kế những hệ thống tách biệt để đảm bảo việc xử lý nguồn thải một cách triệt để. Đặc biệt hơn các nhà máy xử lý nước thải tập trung

phải thiết kế lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục để đảm bảo việc vận hành cũng như chất lượng xử lý.

So với các Thông tư trước quy định về xây dựng hạ tầng kỹ thuật BVMT, theo Điều 6, Thông tư 08/2009/TT-BTNMT quy định: Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, khu công nghệ cao, KCN và cụm công nghiệp bao gồm hệ thống giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, hệ thống cấp điện, chiếu sáng, hệ thống thông tin…Thay vì quy định rườm rà và đòi hỏi ở các doanh nghiệp một loạt các hệ thống kết cấu hạ tầng BVMT như vậy thì Thông tư 35/2015/TT-BTNMT quy định ngắn gọn mà đầy đủ vẫn đảm bảo được công tác BVMT ở KCN. Thông tư đã quy định đến những vấn đề chính và quan trọng, cần thiết cho việc BVMT do vậy nên đã tóm gọn và quy định lại về điều khoản này, giúp cho các doanh nghiệp xác định được nghĩa vụ quan trọng trong việc BVMT của mình.

Quan trắc môi trường.

Tại khoản 20, Điều 3, Luật BVMT năm 2014 quy định: “Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, tổ chức và hoạt động BVMT, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.”

Như vậy quan trắc môi trường là một biện pháp để phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục phần nào tác động ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp. Việc thực hiện chương trình quan trắc môi trường KCN tuân thủ theo các quy định về quy trình là rất quan trọng, nhằm giảm thiểu những biến đổi môi trường, kiểm soát ô nhiễm do hoạt động của các doanh nghiệp gây ra cũng như cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có thể xảy ra, góp phần tạo cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý đưa ra các giải pháp để ngăn ngừa và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường. Theo quy định tại Điều 125, Luật BVMT năm 2014 quy định về chương trình quan trắc môi trường thì KCN phải thực hiện chương trình quan trắc chất phát thải và quan trắc các thành phần môi trường

theo quy định, cụ thể gồm: môi trường đất; nước; không khí; tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng; phóng xạ; nước thải, khí thải, chất thải; hóa chất nguy hại và đa dạng sinh học. Sau khi thực hiện quan trắc theo quy định của pháp luật thì phải báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về BVMT. Tại các KCN, chủ dự án và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN sẽ thực hiện quan trắc môi trường trong phạm vi dự án, cơ sở mình và thông báo kết quả cho chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN. Chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN vừa thực hiện chương trình quan trắc vừa tổng kết và báo cáo kết quả quan trắc, công tác BVMT toàn KCN, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gửi lên Ban quản lý KCN, Sở tài nguyên và môi trường vào ngày cuối cùng hàng năm.

Quản lý nước thải công nghiệp.

Nước thải công nghiệp là nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN. Tại Khoản 7, Điều 2, Nghị định 80/2014/ NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải quy định: “Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường.” Việc làm phát sinh nước thải chưa qua xử ý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn mà xả trực tiếp ra môi trường sẽ gây ra tác động lớn đến chất lượng đất, nguồn nước ngầm và nguồn nước sinh hoạt của người dân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước. Hiện nay tình trạng ô nhiễm nguồn nước mà nguyên nhân chính là do nhiều KCN xả thải trực tiếp chất thải chưa qua xử lý ra môi trường đã xuất hiện ở các nơi. Chính vì thấy được hậu quả nặng nề do ô nhiễm nguồn nước gây ra mà Nhà nước đã quy định rất nghiêm ngặt trong việc quản lý nước thải ở các KCN. Ngoài việc phải đảm bảo một hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy định thì các doanh nghiệp phải quản lý theo một quy trình nhất định. Đây là một trong những biện pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường. Cụ thể tại khoản 1, Điều 9, Thông tư 35/2015/TT-BTNMT quy định:

Nước thải phải được xử lý theo điều kiện ghi trong văn bản thỏa thuận với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom của khu công nghiệp để tiếp tục xử lý tại nhà máy xử lý

nước thải tập trung bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này;

Nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý phải có hợp đồng xử lý nước thải với đơn vị có chức năng phù hợp theo quy định hiện hành…

Như vậy, chủ doanh nghiệp phải đảm bảo việc quản lý nước thải cẩn trọng và xử lý theo đúng quy trình tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN, phải thực hiện đầu nối với hệ thống xử lý nước thải đó trừ trường hợp được miễn theo Khoản 4, Điều 9, Thông tư 35/2015/TT-BTNMT. Đối với việc chuyển giao xử lý nước thải cho đơn vị có chức năng thì cần phải đảm bảo có hợp đồng xác định cụ thể trọng lượng cũng như cách thức xử lý, tránh tình trạng xử lý nước thải không triệt để. Bên cạnh đó, để quá trình xử lý nước thải không ảnh hưởng đến môi trường thì hệ thống xử lý cần được bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên để tránh tình trạng hỏng hóc cũng như gây khó khăn trong quá trình vận hành. Ngoài ra, cán bộ vận hành nhà máy xử lý tập trung phải có kiến thức, trình độ nhất định về công nghệ môi trường, công nghệ hóa học… đảm bảo việc sử dụng máy móc, thiết bị thành thạo. Việc thực hiện tốt công tác quản lý nước thải công nghiệp sẽ góp phần bảo vệ môi trường nhất là nguồn nước.

Quản lý khí thải công nghiệp.

Theo khoản 8, Điều 3, Nghị định 38/2015 về quản lý chất thải và phế liệu quy định: “Khí thải công nghiệp là chất thải tồn tại ở trạng thái khí hoặc hơi phát sinh từ hoạt động sản xuất, dịch vụ công nghiệp.”

Sau những bất cập về quản lý khí thải công nghiệp thì đến nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu cũng quy định rõ đối với việc quản lý khí thải công nghiệp, làm cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp thực thi. Theo đó, đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN mà phát sinh khí thải, tiếng ồn do hoạt động của máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển thì chủ các cơ sở phải lắp đặt hệ thống xử lý, giảm thiểu khí thải, tiếng ồn đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho phép. Tránh để tình trạng phát sinh khí thải ra môi trường gây ô nhiễm không khí. Đối với

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 29/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí