Một Số Kiến Nghị Góp Phần Hoàn Thiện Pháp Luật Việt Nam Về Bảo Vệ Môi Trường Trong Thương Mại Quốc Tế

Trong năm 2010, cửa khẩu Móng Cái đã làm các thủ tục và xuất khẩu 42.300 cá thể rắn và rùa các loại. Bên cạnh đó, trong 2 năm 2009-2010, tại các cửa khẩu cảng biển trên địa bàn quản lý, hải quan Hải Phòng đã phát hiện, bắt giữ tịch thu gần 15 tấn ngà voi.

Nhìn chung, việc buôn bán các loài động vật hoang dã tại các cửa khẩu luôn diễn ra thường xuyên với sự đa dạng về chủng loại: động vật sống và các sản phẩm của chúng: thịt thú rừng, túi, ví, thuốc cổ truyền… Nhằm mục đích thu lợi nhuận cao, tội phạm thường xuyên sử dụng nhiều phương tiện vận chuyển hiện đại với nhiều thủ đoạn tinh vi. Để ngăn chặn được tình hình này rất cần sự phối hợp giữa nhiều cơ quan chức năng ở cấp trung ương và địa phương. [8]

Tình trạng nêu trên có nhiều nguyên nhân, một phần do công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ động, thực vật hoang dã chưa được quan tâm đúng mức; tuyên truyền vận động chưa kết hợp tốt với các biện pháp kinh tế nên hiệu quả tuyên truyền chưa cao. Người dân vẫn có thị hiếu tiêu dùng động vật hoang dã. Tiêu thụ động, thực vật hoang dã vẫn diễn ra phổ biến công khai ở nhiều cơ sở kinh doanh phục vụ ăn uống. Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản pháp luật quản lý về lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã chưa chặt chẽ, các chế tài xử phạt còn nhẹ, thiếu sức răn đe.

Việt Nam thực hiện giảm khí thải gây suy giảm tầng ô dôn: từ khi trở thành thành viên nghị định thư Montreal đến nay, Việt Nam đã loại bỏ 500 tấn CFC sử dụng hàng năm. Riêng từ năm 2010 trở đi, theo quyết định của các bên tham gia nghị định thư thì Việt Nam phải bắt đầu triển khai loại bỏ các chất HCFC và HFC dùng phổ biến trong điều hòa không khí, các hệ thống cấp đông của kho lạnh thủy hải sản và sản xuất xốp cách nhiệt. Thực tế, để làm được việc này là không dễ và gặp phải nhiều vướng mắc. Trong năm 2010, Việt Nam đã nhập khẩu và sử dụng gần 3.700 tấn HCFC và con số này sẽ tiếp tục tăng lên 4.200 tấn vào năm 2012. Đó là chưa kể nhu cầu sử dụng máy điều hòa không khí, tủ lạnh trong đời sống sinh hoạt hoặc tủ cấp đông trong sản xuất thủy hải sản, hệ thống điều hòa trung tâm trong các trung tâm thương mại, hệ thống văn phòng… rất phổ biến và ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu của xã hội. Để thay đổi toàn bộ thiết bị này, đòi hỏi

khoản kinh phí rất lớn, ước tính khoảng 30 triệu USD và phải kéo dài trong vòng 20 năm.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp khẳng định rất khó để thay thế chất trên bằng những chất thân thiện với môi trường. Nguyên nhân là do các chất thân thiện môi trường có giá thành quá cao, thường gấp trên 5 lần hóa chất đang sử dụng, ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm. Mặt khác, nếu thay thế bằng hợp chất như Benten hay Hydrocacbon thì đòi hỏi phải thay đổi dây chuyền công nghệ sản xuất, thiết kế nhà xưởng, đào tạo lại công nhân kỹ thuật sao cho phù hợp… gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp.

Để thực hiện cam kết với Nghị định thư, Việt Nam đang từng bước thực hiện loại trừ chất HCFC trong sản xuất theo hướng dễ làm trước, khó làm sau. Hiện ban chấp hành Quỹ đa phương của Ngân hàng thế giới đã phê duyệt cho Việt Nam dự án “kế hoạch quốc gia quản lý và loại trừ HCFC” giai đoạn 1 từ năm 2012-2016 với tổng kinh phí hỗ trợ không hoàn lại gần 10 triệu USD. Theo đó, đơn vị sẽ bắt đầu bằng việc hỗ trợ thực hiện loại trừ sử dụng khí HCFC ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất xốp cách nhiệt.

Hiện 12/70 doanh nghiệp chuyên sản xuất xốp cách nhiệt đang sử dụng khí HCFC – 141b tinh chất đã được chọn để nhận gói hỗ trợ tài chính trên. 12 doanh nghiệp này sẽ được hỗ trợ thay thế toàn bộ công nghệ và dây chuyền sản xuất sang sử dụng các chất an toàn cho tầng ô dôn theo nguyên tắc chuyển giao công nghệ có công suất tương ứng và tiêu hủy toàn bộ công nghệ, thiết bị cũ sau khi kết thúc quá trình chuyển đổi. Đồng thời, nguồn kinh phí này cũng sẽ hỗ trợ một phần cho các cơ quan liên quan của Việt Nam để thúc đẩy tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu suất năng lượng trong lĩnh vực làm lạnh và điều hòa không khí, thiết lập kế hoạch sử dụng HCFC - 22 và thiết bị làm lạnh chứa HCFC - 22 trong các kho lạnh của ngành thủy hải sản. [47]

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng khuyến cáo các địa phương không cấp phép thành lập mới các doanh nghiệp sử dụng khí HCFC, tiến tới buộc các doanh nghiệp loại bỏ hoàn toàn loại khí này trong sản xuất; không cho phép các doanh nghiệp sản xuất điều hòa không khí được mở rộng quy mô sản xuất…

Do đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trên cần chủ động đổi mới mình để có cơ hội nhận được những hỗ trợ từ các nước phát triển để chuyển đổi sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường hơn. Tránh tình trạng “nước đến chân mới nhảy” và lúc đó, doanh nghiệp không những không được nhận hỗ trợ mà còn phải tự bỏ tiền túi để cải tạo dây chuyền sản xuất nếu muốn tiếp tục tồn tại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Để thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của Công ước Basel, ngoài việc ban hành các văn bản pháp luật về quản lý chất thải, Việt Nam đã bước đầu triển khai đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động quản lý chất thải, xây dựng các cơ sở xử lý chất thải, đào tạo cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác quản lý chất thải.

Mặc dù đã có những thành công nhất định nhưng vì những lý do khác nhau nên hoạt động quản lý chất thải ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế cần khắc phục nhằm đáp ứng những đòi hỏi từ việc thực thi Công ước Basel. Cụ thể:

Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường - 16

Thứ nhất: Việc kiểm soát hoạt động nhập khẩu "phế liệu" chưa chặt chẽ. Tính thiếu chặt chẽ trong hoạt động kiểm soát hành vi nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được biểu hiện thông qua sự bất cập trong quy định của pháp luật và việc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, thiếu thống nhất của các cơ quan quản lý nhà nước.

Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2005 và Quyết định số 03/2004/QĐ-BTNMT ngày 02/4/2004 về việc ban hành quy định về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất chưa thể hiện rò nguyên tắc phòng ngừa trong quá trình kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu. Các văn bản này chỉ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường trước 05 ngày trước khi tiến hành bốc dỡ, vận chuyển phế liệu nhập khẩu về kho, bãi tập kết. Như vậy, hoạt động kiểm soát về môi trường chỉ được thực hiện khi phế liệu đã được nhập khẩu vào Việt Nam. Pháp luật cũng đã quy định trường hợp phế liệu nhập khẩu không bảo đảm yêu cầu thì phải tái xuất hoặc tiêu huỷ, nhưng trên thực tế khó có thể thực hiện được.

Hoạt động kiểm soát thực tế cho thấy, các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm cũng như sự phối hợp thích đáng và có hiệu quả trong việc

thực thi các quy định của pháp luật. Trường hợp này thường được giải thích là lực lượng mỏng, phương tiện thiếu thốn, dân buôn lậu ngày càng tinh vi hoặc các cơ quan quản lý nhà nước thường đổ lỗi cho lý do khách quan.

Thứ hai: Chưa bảo đảm việc thu gom và xử lý chất thải phù hợp với môi trường.

Một trong những trách nhiệm của thành viên Công ước Basel là xây dựng những quy định thích hợp để bảo đảm thu gom và xử lý chất thải phù hợp với môi trường. Thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật, Việt Nam đã xây dựng cơ sở pháp lý cho việc thực thi nghĩa vụ này. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện các quy định này còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế và mục tiêu của Công ước Basel đề ra. Hoạt động thu gom chất thải rắn, kể cả chất thải thông thường và chất thải độc hại nguy hiểm đạt tỉ lệ thấp, từ 20% đến 80% lượng chất thải sản sinh.

Thứ ba: Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động xử lý chất thải còn hạn chế nên tuyệt đại bộ phận những cơ sở xử lý chất thải chưa bảo đảm mục tiêu bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường. Việc xử lý chất thải cho đến nay chủ yếu vẫn đổ ở bãi thải lộ thiên không có sự kiểm soát. Tính đến năm 2004 có 34/64 đô thị có dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trong đó 15 đô thị đã được đầu tư xây dựng và 13 bãi chôn lấp đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, các bãi chôn lấp chất thải rắn đều chưa bảo đảm yêu cầu về môi trường, trừ bãi chôn lấp chất thải rắn tại khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn tại Sóc Sơn - Hà Nội và bãi chôn lấp chất thải rắn tại Kiêu Kỵ - Gia Lâm - Hà Nội đã tuân thủ các yêu cầu về môi trường một cách tương đối. Năng lực xử lý chất thải độc hại nguy hiểm còn thấp. [22]

Có thể đánh giá rằng, thông qua việc tham gia ký kết và thực thi Công ước Basel, hoạt động quản lý chất thải của Việt Nam đã có những thành công nhất định. Đó là, chúng ta đã có một hệ thống pháp luật về quản lý chất thải và hoạt động quản lý chất thải từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, do điều kiện về kinh tế, xã hội, quản lý..., hoạt động quản lý chất thải của Việt Nam còn chưa đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của Công ước Basel và yêu cầu bảo vệ môi trường trước những ảnh hưởng của chất thải. Để đáp ứng những yêu cầu này, nhà nước cần phải tăng cường hơn nữa năng lực về thể chế, quản lý, tài chính... cho công tác quản lý chất thải.

Trong quá trình thực hiện các quy định về đa dạng sinh học, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, mặc dù nhiều nỗ lực đã được thực hiện để giảm tốc độ “xói mòn” đa dạng sinh học, nhưng đa dạng sinh học ở Việt Nam vẫn đang bị suy thoái nhanh. Diện tích các khu vực có các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị thu hẹp dần. Số loài và số lượng cá thể của các loài hoang dã bị suy giảm mạnh. Nhiều loài hoang dã có giá trị bị suy giảm hoàn toàn về số lượng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng ở mức cao. Các nguồn gen hoang dã cũng đang trên đà suy thoái nhanh và thất thoát nhiều. Suy thoái đa dạng sinh học dẫn đến mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.

Tổng số các loài động, thực vật hoang dã trong thiên nhiên của Việt Nam đang bị đe dọa hiện nay là 882 loài (sách Đỏ Việt Nam, 2007), tăng 161 loài so với lần xuất bản Sách Đỏ trước đây (1992- 1996). Đặc biệt đến thời điểm này, có tới 9 loài động vật và 2 loài Lan hài được xem là đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên [44]. Nhiều loài sinh vật quý hiếm khác đã và đang bị giảm sút số lượng nghiêm trọng. Việc tăng nhanh độ che phủ của rừng là một tín hiệu tốt, nhưng cũng một nửa diện tích rừng tăng lên là rừng trồng và rừng phục hồi giá trị đa dạng sinh học không cao. Trong khi đó rừng giàu và rừng nguyên sinh không còn nhiều và vẫn tiếp tục bị suy giảm.

Luật Đa dạng sinh học được thông qua là một thành quả đáng ghi nhận đối với nỗ lực của Nhà nước trong quản lý đa dạng sinh học. Tuy nhiên, hiện vẫn có những bất cập trong việc quản lý các hệ sinh thái, loài và nguồn gen. Cùng là một đối tượng bảo tồn nhưng khu bảo tồn lại bị chi phối bởi nhiều bộ luật quản lý như Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Thủy sản, Luật Đa dạng sinh học…khiến cho trong quá trình thực thi gặp nhiều trở ngại.

Các hướng dẫn thực hiện các Luật nhằm bảo tồn đa dạng sinh học còn thiếu và một số quy định đã bộc lộ những hạn chế trong thực tiễn. Các văn bản hướng dẫn cụ thể và các yêu cầu của Luật Đa dạng sinh học vẫn đang trong quá trình xây dựng như Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính về đa dạng sinh học, quy hoạch đa dạng sinh học, quy chế quản lý khu bảo tồn, các hướng dẫn về tiếp cận

nguồn gen, chia sẻ lợi ích, xây dựng và thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học.

3.2. Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế

Các kiến nghị đối với việc hoàn thiện pháp luật trong nước để bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế được trình bày theo hướng các mục tiêu mà chúng cần phải đạt tới. Các kiến nghị được trình bày theo nhóm (cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội, cá nhân) để tìm hiểu chức năng và vai trò của từng đối tượng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

3.2.1. Tăng cường vai trò của cơ quan nhà nước trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế

3.2.1.1. Xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật thương mại gắn với bảo vệ môi trường

Nhằm đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam bắt buộc phải thực hiện nhanh, tích cực và chủ động hơn việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách trong nước. Việc xây dựng môi trường pháp lý theo hướng phù hợp với các quy định và chuẩn mực quốc tế sẽ có tác dụng mạnh mẽ đến các doanh nghiệp. Trước hết các doanh nghiệp sẽ được hoạt động trong một môi trường pháp lý có nhiều điểm tương đồng với thị trường quốc tế cũng như thị trường xuất khẩu mục tiêu của họ. Doanh nghiệp sẽ không còn bỡ ngỡ trước các quy định pháp lý của các quốc gia nhập khẩu và sản phẩm của doanh nghiệp cũng thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật của họ. Như vậy, với một môi trường pháp lý hoàn chỉnh phù hợp với các thông lệ quốc tế, các doanh nghiệp đã được rèn luyện để vượt qua các rào cản pháp lý ngay tại thị trường trong nước, doanh nghiệp cũng sẽ được bảo vệ một cách tốt hơn khi xảy ra các tranh chấp thương mại quốc tế nếu môi trường pháp lý trong nước có tính chặt chẽ và toàn diện.

Nhà nước cần ban hành các quy định cấm nhập khẩu các sản phẩm đã bị cấm ở thị trường nước ngoài, các quy định về nhãn hiệu hàng hoá thân thiện môi trường

(nhãn sinh thái – ecolabel), các quy định cụ thể về thuế và phí môi trường và các quy định về cơ sở khoa học áp dụng các biện pháp “rào cản xanh” phù hợp với quy định của WTO. Ban hành các chính sách và cơ chế tài chính trợ giúp triển khai các chương trình môi trường trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản nhằm mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Tính tương thích, sự hài hòa giữa hệ thống pháp luật của Việt Nam với các nguyên tắc, quy định của WTO và các định chế khác cùng với sự đơn giản, rò ràng, đồng bộ dễ dự đoán của hệ thống này là những tiêu chí quyết định tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh, thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó nâng cao thương hiệu và vị thế quốc gia. Nhà nước phải đặc biệt quan tâm xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật ở một số lĩnh vực như: Pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh, về hỗ trợ kỹ thuật, về xử lý tranh chấp, về tiêu chuẩn môi trường...

Quy định cụ thể các hoạt động kinh tế trong nước theo hướng thúc đẩy sử dụng tối ưu tài nguyên thiên nhiên, đồng thời hỗ trợ hàng hóa trong nước xâm nhập các thị trường khó tính, ban hành các quy định về quản lý một số lĩnh vực thương mại nhạy cảm, ví dụ như thương mại đối với các sản phẩm đa dạng sinh học, thương mại đối với các sản phẩm có nguồn gốc độc hại, thương mại năng lượng.

Việc giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO nói chung và trong lĩnh vực TBT, SPS nói riêng ở Việt Nam còn khá mới mẻ. Thực tiễn hiện nay việc giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ, việc giải quyết các vụ liên quan đến lĩnh vực khác kể cả TBT, SPS chưa được nghiên cứu và quy định cụ thể. Vì vậy, việc xây dựng một quy định của Việt Nam về quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp liên quan tới TBT, SPS… là rất cần thiết. Kinh nghiệm của các nước đối với những phát sinh tranh chấp trong các quan hệ thương mại song phương là chủ động đàm phán để có được các nhân nhượng tạm thời. Khi không thỏa thuận được để có những nhân nhượng tạm thời thì cần cân nhắc tới lợi ích kinh tế để có các ứng xử khi giải quyết tranh chấp hơn là theo đuổi các mục tiêu “ta đúng, đối tác sai”.

Bên cạnh đó, nhà nước cần có các chính sách để vượt qua các rào cản thương mại gắn với bảo hộ kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bằng cách:

- Chủ động tham gia vào quá trình xây dựng các yêu cầu kỹ thuật ở các thị trường xuất khẩu và nắm vững các thông tin cũng như xác định cơ chế để tham gia vào quá trình đó.

- Tổng hợp và phân loại các biện pháp liên quan đến môi trường mà doanh nghiệp phải đáp ứng để có những giải pháp hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp. Nâng cao ý thức cho doanh nghiệp về bảo vệ môi trường, giúp họ nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng các yêu cầu quốc tế.

- Hỗ trợ vốn doanh nghiệp: Cơ chế hỗ trợ vốn thích hợp cho các doanh nghiệp là thông qua quỹ môi trường. Do đó cần sớm thành lập quỹ môi trường quốc gia và hoàn thiện mô hình hoạt động của các quỹ môi trường địa phương.

- Nhà nước cần áp dụng chính sách miễn giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp trong một số năm nhất định cho các dự án đầu tư cải thiện môi trường sản xuất ở doanh nghiệp sau khi dự án hoàn thành giai đoạn đầu tư đi vào hoạt động. Đó là đầu tư vào công nghệ sản xuất sạch hơn, vào thiết bị ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường. Khoảng thời gian áp dụng cần đủ dài để doanh nghiệp có đủ điều kiện thu hồi vốn đầu tư và khuyến khích đầu tư mạnh hơn nữa vào bảo vệ môi trường. Đồng thời miễn giảm thuế đối với phần lợi nhuận hay chi phí mà các doanh nghiệp dành để đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ và cán bộ chịu trách nhiệm đối với sản xuất sạch và bảo vệ môi trường liên quan đến sản xuất trong doanh nghiệp.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và các tiêu chuẩn xã hội: trước hết cần tăng cường triển khai áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Do mức sống của xã hội ngày càng cao, yêu cầu về các sản phẩm được sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng càng gay gắt, hơn nữa mức độ bảo hộ cũng khiến cho các rào cản về tiêu chuẩn ngày càng cao như các rào cản “xanh”, “sạch”. Trong khi đó hiện nay, tuy hàng hóa xuất khẩu của nước ta đều đạt tiêu chuẩn Việt Nam nhưng trên thị trường thế giới tiêu chuẩn này của chúng ta không được thừa

Ngày đăng: 27/06/2022