Quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường, thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

----------------


ĐÀO THỊ QUỲNH


QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, THỰC TIỄN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH DOANH


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Hệ đào tạo : Chính quy Khóa học : QH-2012-L

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

Quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường, thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội - 1

----------------


ĐÀO THỊ QUỲNH


QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, THỰC TIỄN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT KINH DOANH


Hệ đào tạo : Chính quy Khóa học : QH-2012-L


NGƯỜI HƯỚNG DẪN : TS. MAI HẢI ĐĂNG

LỜI CAM ĐOAN


Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp “Quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường, thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội” là do em thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy TS.Mai Hải Đăng.

Các số liệu, ví dụ lấy từ các nguồn tài liệu đều được trích dẫn đầy đủ, trung thực và rõ ràng. Tài liệu tham khảo đều nêu rõ xuất xứ và được trích dẫn hợp pháp.

Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.


Hà Nội, ngày 6 tháng 5 năm 2016

Sinh viên


Đào Thị Quỳnh

LỜI CẢM ƠN

Trải qua 4 năm học và rèn luyện tại Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi cảm thấy mình rất may mắn và vui vì được học tập tại ngôi trường này. Ngôi trường, nơi cho tôi quen nhiều bạn thân, trang bị cho tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết của một người học luật. Tất cả cũng nhờ rất nhiều vào công lao to lớn của các Thầy, Cô, những người đã và đang làm công tác giảng dạy tại khoa Luật, những người với đầy tâm huyết, với lòng yêu nghề và sự tận tâm giảng dạy, truyền đạt tri thức đến cho học trò.

Được sự phân công của Bộ môn Luật Kinh doanh và sự đồng ý hướng dẫn của thầy giáo TS. Mai Hải Đăng, tôi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài “Quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường, thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.”

Để hoàn thành bài khóa luận, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy Cô cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên chức tại Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt quá trình học tập.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy TS Mai Hải Đăng, người thầy đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người luôn sát cánh bên tôi, tin tưởng, ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện khóa luận, nhưng do kiến thức, kinh nghiệm và thời gian bị hạn chế vì vậy, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy Cô cũng như của các bạn để khóa luận tốt nghiệp có thể hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 6 tháng 5 năm 2016

Sinh viên


Đào Thị Quỳnh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BVMT Bảo vệ môi trường

ĐTM Đánh giá tác động môi trường UBND Ủy ban nhân dân

KCN Khu công nghiệp

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Tình hình nghiên cứu. 3

3. Mục đích nghiên cứu 4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5. Phương pháp nghiên cứu 5

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6

7. Kết cấu khóa luận 6

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 7

1.1. Bảo vệ môi trường và sự cần thiết của pháp luật về bảo vệ môi trường. 7

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản. 7

1.1.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động bảo vệ môi trường. 9

1.2. Nguồn của pháp luật về bảo vệ môi trường. 11

1.2.1. Điều ước quốc tế 13

1.2.2. Văn bản quy phạm pháp luật. 14

1.2.3. Tập quán quốc tế 15

1.2.4. Phong tục, tập quán Việt Nam. 15

1.2.5. Nguyên tắc chung của pháp luật 17

1.3. Khái quát chung về khu công nghiệp 18

1.3.1. Khái niệm. 18

1.3.2. Đặc điểm khu công nghiệp 19

CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC TIỄN TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 21

2.1. Quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường 21

2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường ở khu công nghiệp trong giai đoạn hiện nay 24

2.2.1. Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường ở khu công nghiệp 24

2.2.2. Nội dung của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường ở khu công nghiệp

...............................................................................................................................27

2.3. Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý môi trường khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 40

2.3.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường khu công nghiệp 40

2.3.2. Công tác quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội 44

2.4. Đánh giá việc thực thi pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường ở khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay 49

2.4.1. Kết quả đạt được trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường ở khu công nghiệp 49

2.4.2. Một số tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường ở khu công nghiệp 51

2.4.3. Nguyên nhân 54

CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 60

3.1. Sự cần thiết hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường 60

3.2. Một số đề xuất hoàn thiện 62

3.2.1. Sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật về bảo vệ môi trường 62

3.2.2. Phát triển nguồn nhân lực trong công tác bảo vệ môi trường 67

3.3. Nâng cao hoạt động bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp 69

KẾT LUẬN 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với xu hướng phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa toàn cầu, Việt Nam đã không ngừng cố gắng phát triển về mọi mặt, đặc biệt là phát triển mạnh về kinh tế. Chính sự phát triển này đã tác động không nhỏ đến sự biến đổi của môi trường xung quanh. Những năm gần đây, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí diễn ra ở nhiều khu vực; suy thoái; cháy rừng; hiệu ứng nhà kính; suy giảm tầng ôzôn; hay sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, quá trình biến đổi khí hậu vẫn đang diễn ra và một trong những tác nhân chủ yếu có thể gây ra những tác động đó, chính là hoạt động sản xuất ở các KCN, làng nghề. Bởi Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Có lẽ vậy, với tình hình phát triển kinh tế như ngày nay, môi trường càng phải chịu những tác động nặng nề bởi hoạt động ở các KCN. Gây chú ý nhất trong thời điểm này, đó là hiện tượng thực phẩm bẩn, thực phẩm giả tràn lan và hiện tượng cá chết hàng loạt ở sông tại tỉnh Thanh Hóa; ở các vùng biển miền Trung kéo dài từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, đang là một thách thức lớn đối với môi trường và cuộc sống của người dân. Đặc biệt là tại vùng biển Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh có tới gần trăm tấn cá chết dạt vào bờ và ảnh hưởng vô cùng lớn đến hoạt động đánh bắt của người dân nơi đây. Tại cuộc họp bất thường của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có thể do độc tố có độc lực mạnh như sinh học, hóa học gây ra. Được biết vùng biển này nằm cách khu công nghiệp Formosa 1 km, mà trước đó Formosa vừa tiến hành sục rửa đường ống bằng các loại hóa chất độc hại. Và nhiều ngư dân ở đây cho rằng, việc xả thải ra môi trường của KCN Formosa là mối nghi vấn lớn gây ra hậu quả trên. Đến nay các cơ quan chức năng vẫn đang khắc phục hậu quả đồng thời tìm ra chủ thể xả ra các hóa chất độc hại đó để xử lý kịp thời.

Hàng loạt các doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm đến môi trường sống của người dân xung quanh, xả thải ra môi trường không đúng quy định pháp luật biến những dòng sông xanh trở thành những dòng sông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2023