Xử Lý Vi Phạm Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường Biển Tại Việt Nam.

trục vớt tàu bị chìm đắm gây ra hoặc có khả năng gây ra sự cố tràn dầu; sử dụng các chất phân tán dầu tràn và chế phẩm sinh học trong ứng phó sự cố tràn dầu; chủ động phối hợp sử dụng tàu bay tham gia ứng phó sự cố tràn dầu và bảo đảm an toàn phòng chống cháy, nổ trong ứng phó sự cố tràn dầu.

Không chỉ dừng lại ở việc ứng phó với sự cố tràn dầu, sau đó, các bên liên quan còn phải tiến hành điều tra, xác định nguyên nhân sự cố tràn dầu là do đâu, tại sao lại xảy ra. Đồng thời, cần giải quyết hậu quả do sự cố gây ra đối với người, tài sản bị mất và hơn hết là đối với môi trường biển, hệ sinh thái biển. Trong đó, cách giải quyết thường được áp dụng đó là yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Thông tư 2262/TT-MTG ban hành ngày 29 tháng 12 năm 1995 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc khắc phục sự cố tràn dầu đã nêu lên quy tắc cụ thể được áp dụng khi bồi thường tại Mục III.

Thứ nhất, tất cả các tổ chức và cá nhân quốc tịch Việt Nam, nước ngoài hay liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài gây ô nhiễm môi trường do sự cố tràn dầu, đều phải bồi thường các thiệt hại về môi trường theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm bồi thường này đã được Bộ luật Dân sự năm 2015 ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015 (sau đây gọi là Bộ luật Dân sự năm 2015) quy định ở Điều 602 về Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.

Thứ hai, căn cứ pháp lý cơ bản để đòi bồi thường thiệt hại về môi trường gây ra do sự cố tràn dầu là Chương XIX- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, đồng thời có sự tham khảo các luật liên quan khác của Việt Nam và Công ước quốc tế liên quan. Toà án xét xử tranh chấp là Toà án của Việt Nam.

Thứ ba, trong quá trình khiếu nại đòi bồi thường các thiệt hại về môi trường, có thể đòi hỏi tới tư vấn của cơ quan chuyên môn về pháp luật, đôi khi cần đến cả tư vấn về pháp luật của quốc tế trong các trường hợp bên gây sự cố là pháp nhân nước ngoài.

Thứ tư, trước khi tiến hành hoạt động đòi bồi thường, địa phương nơi xảy ra sự cố có thể trao đổi với Cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường để có được các hướng dẫn cần thiết.

Cuối cùng, do sự cố tràn dầu thường gây ra hậu quả nghiêm trọng về môi trường nên khoản đền bù cho các thiệt hại về môi trường rất lớn, thường vượt quá khả năng của chủ phương tiện gây ra sự cố. Để có thể trả được số tiền bồi thường thiệt hại này, các chủ phương tiện cần thường xuyên tham gia bảo hiểm quốc gia hoặc quốc tế, cho nên, về nguyên tắc, thiệt hại về môi trường có thể được hoàn trả thông qua các quỹ bảo hiểm. Ngày nay, sự hoàn trả các thiệt hại về môi trường đã trở thành thông lệ quốc tế. Số tiền hoàn trả sẽ chỉ được tính cho những khoản như sau:

- Chi phí cho ứng cứu sự cố, như ngăn dầu, san dầu, gom dầu, xử lý dầu cặn, làm sạch môi trường...

- Bồi thường thiệt hại về kinh tế cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại trực tiếp do sự cố xảy ra (Ví dụ đối với việc nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, làm muối,...)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

- Bồi thường cho việc khôi phục môi trường bị suy thoái hoặc huỷ hoại do ô nhiễm.

- Chi phí cho công tác khảo sát, lập căn cứ để đánh giá thiệt hại về kinh tế và môi trường.

Pháp luật về bảo vệ môi trường biển ở Việt Nam - 6

Có thể thấy, ô nhiễm biển gây ra do sự cố tràn dầu là một trong những nội dung quan trọng của bảo vệ môi trường biển trong bất kỳ pháp luật về bảo vệ môi trường biển của bất kỳ quốc gia nào, không chỉ Việt Nam. Với những quy định cụ thể, rõ ràng, Việt Nam đã có cách nhìn khá toàn diện, đầy đủ về làm thế nào để ứng phó tốt khi sự cố tràn dầu xảy ra, xác định việc bồi thường thiệt hại cho hợp lý.

2.2.5. Nhận chìm ở biển.

Theo Khoản 5 Điều 1 Công ước Luật biển 1982, “Sự nhận chìm (immersion) là: (i) mọi sự trút bỏ có ý thức xuống biển các chất thải hoặc các chất khác từ các tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hoặc công trình khác được bố trí ở biển; (ii) mọi sự đánh chìm tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hoặc các công trình khác được bố trí ở biển”. Pháp luật môi trường của Việt

Nam cho rằng nhận chìm ở biển là “sự đánh chìm hoặc trút bỏ có chủ định xuống biển các vật, chất được nhận chìm ở biển theo quy định của pháp luật” (Điều 3 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015).

Việc nhận chìm ở biển phải tuân theo những yêu cầu nhất định:

- Chỉ được thực hiện nhận chìm khi đã được cấp phép của cơ quan nhà nước thông qua Giấy phép nhận chìm ở biển.

Giấy phép nhận chìm ở biển bao gồm những nội dung chính sau: Tên tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển và nghĩa vụ của họ; tên, khối lượng, kích thước, thành phần của vật được nhận chìm; tên, loại, khối lượng, thành phần của chất được nhận chìm; vị trí, ranh giới, tọa độ, diện tích khu vực biển được sử dụng để nhận chìm; phương tiện chuyên chở, cách thức nhận chìm; thời điểm và thời hạn được phép thực hiện hoạt động nhận chìm (Điều 59 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015).

Sau khi được cấp giấy phép, giấy phép có thể được cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại và thu hồi. Nội dung cụ thể được quy định tại Nghị định số 40/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (sau đây gọi là Nghị định số 40/2016/NĐ-CP).

Giấy phép nhận chìm ở biển được xem xét gia hạn “trong trường hợp thời hạn của giấy phép không đủ để hoàn thành hoạt động nhận chìm đã được cấp phép và tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn thời gian để thực hiện” (Điều 50 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP). Khi có sự thay đổi trong tên tổ chức, cá nhân được phép nhận chìm ở biển hoặc quy mô nhận chìm; ranh giới, diện tích khu vực biển sử dụng để nhận chìm; cách thức nhận chìm; thời Điểm thực hiện hoạt động nhận chìm thì Giấy phép sẽ được sửa đổi, bổ sung (Điều 51 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP). Nếu cá nhân, tổ chức không có nhu cầu tiếp tục hoạt động nhận chìm ở biển thì cần trả lại Giấy phép và được chấp thuận trả lại qua Quyết định cho phép trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển bởi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Điều 52 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP). Trong trường hợp Giấy

phép bị hư hỏng, thất lạc hay bị mất thì sẽ được cấp lại bằng cấp bản sao Giấy phép nhận chìm ở biển đã cấp (Điều 53 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP).

Để được cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển thì tổ chức, cá nhân phải lập một bộ hồ sơ, trong đó phải có đơn đề nghị cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại Giấy phép nhận chìm ở biển.

- Vật, chất nhận chìm không phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam và được phép nhận chìm ở vùng biển Việt Nam.

Để được pháp luật ghi nhận là vật, chất nhận chìm thì cần đáp ứng những tiêu chí theo quy định của pháp luật: “không chứa chất phóng xạ, chất độc vượt quy chuẩn kỹ thuật an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật môi trường; đã được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; bảo đảm không tác động có hại đến sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản; không thể đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền hoặc việc đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền không hiệu quả về kinh tế- xã hội và phải thuộc Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển” (Điều 58 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015).

Chính phủ quy định Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển tại (Điều 60 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP), bao gồm: “Chất nạo vét; bùn thải; các chất thải từ thủy sản hoặc các chất thải phát sinh từ hoạt động chế biến thủy sản; tàu thuyền, giàn nổi hoặc các công trình nhân tạo ở biển; các chất địa chất trơ và chất vô cơ; các chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên; các vật thể lớn được tạo thành chủ yếu từ sắt, thép, bê-tông và các chất tương tự không độc hại mà trong Điều kiện, hoàn cảnh cụ thể không có cách xử lý nào tốt hơn là nhận chìm và cuối cùng là Carbon dioxide (CO2) được thu và lưu trữ”.

Một điểm cần lưu ý đó là khu vực biển được sử dụng để nhận chìm phải phù hợp với quy hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ. Việc nhận chìm ở biển không được gây ra tác động có hại đến sức khỏe con người, tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước; hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới môi trường, hệ sinh thái biển và phải được quản lý, kiểm soát chặt chẽ. Việc kiểm soát sẽ được thực hiện bởi Cơ quan có thẩm

quyền cấp Giấy phép nhận chìm ở biển, các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển thông qua các thiết bị giám sát hành trình, những ghi chép, nhật ký hàng hải của tổ chức, cá nhân được phép nhận chìm ở biển đăng ký.

2.2.6. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường biển tại Việt Nam.

Một ngành luật, bên cạnh những quy phạm pháp luật cụ thể quy định về những hành vi được phép và không được phép làm thì chế tài cũng rất quan trọng. Khi có chế tài, cá nhân, tổ chức cần phải cân nhắc trước khi thực hiện, có nên vi phạm quy định pháp luật hay không, nếu vi phạm thì mình phải chịu trách nhiệm gì. Pháp luật về bảo vệ môi trường biển cũng không là ngoại lệ. Chế tài áp dụng trong pháp luật về bảo vệ môi trường biển bao gồm: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự.

2.2.6.1. Trách nhiệm hành chính.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 11 năm 2016 về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi là Nghị định 155/2016/NĐ-CP).

Tại Điều 27 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định cụ thể về mức phạt hành chính khi cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về bảo vệ môi trường biển như sau:

- Khi chủ phương tiện vận tải, kho lưu giữ hàng hóa trên biển có nguy cơ gây ra sự cố môi trường biển mà không thông báo cho các lực lượng cứu nạn, cứu hộ quốc gia, lực lượng Cảnh sát biển, tổ chức, cá nhân liên quan khác thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

- Tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, chủ phương tiện vận chuyển xăng, dầu, hóa chất, chất phóng xạ và các chất độc hại khác trên biển không có kế hoạch, nhân lực, trang thiết bị bảo đảm phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường biển sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng khi thực hiện một trong những hành vi sau đây:

+ Khai thác nguồn lợi, tài nguyên biển và hoạt động khác liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên biển thực hiện không đúng theo quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã được phê duyệt;

+ Không tuân theo quy chế của ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng ngập mặn, di sản tự nhiên biển; quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Không xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với chất thải và các yếu tố gây ô nhiễm khác từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông, vận tải, khai thác trên biển;

+ Để, lưu giữ phương tiện vận tải, kho tàng, các công trình khai thác dầu khí trên biển quá thời gian phải xử lý;

+ Không thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải nguy hại theo quy định đối với hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên biển, phá dỡ phương tiện vận tải trên biển.

- Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường:

+ Đổ xuống biển chất thải thông thường của các phương tiện vận tải, các giàn khoan hoạt động trên biển mà không được xử lý theo quy định hoặc chất thải không được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải;

+ Đổ chất thải rắn từ đất liền xuống biển mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định;

+ Đổ chất thải từ hoạt động nạo vét luồng, lạch xuống biển mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định.

- Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi đổ các loại hóa chất độc hại, chất thải rắn; nước thải không xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật xuống vùng biển thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, di sản tự nhiên, vùng có hệ sinh thái tự nhiên mới, khu vực sinh sản thường xuyên hoặc theo mùa của các loài thủy, hải sản, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.

- Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi đổ chất thải nguy hại, chất thải có chứa chất phóng xạ xuống vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.

Ngoài phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể phải chịu hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 27 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, họ phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: “buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành” hoặc “phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm”.

Bên cạnh đó, Điều 33 của Nghị định 155/2016/NĐ-CP cũng nêu rõ số tiền khi vi phạm trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

- Không thực hiện việc thông báo thông tin cho cơ quan có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

- Vi phạm trong việc xây dựng nguồn lực để chuẩn bị ứng phó sự cố tràn dầu bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

- Bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi không thực hiện công tác báo cáo trong ứng phó và khắc phục sự cố tràn dầu.

- Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xăng, dầu có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

- Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng khi có hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động của chủ đầu tư cảng, chủ cơ sở, chủ dự án có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu.

- Hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động dầu khí ngoài khơi có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

- Vi phạm liên quan đến hoạt động của tàu dầu có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu, mức tiền phạt là từ 25.000.000 đồng đến 65.000.000 đồng.

- Gây ra sự cố cháy nổ dầu, tràn dầu, trừ các hành vi tội phạm về môi trường thì phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng tùy theo khối lượng số kilogam (kg) dầu bị tràn.

- Không khắc phục hậu quả sự cố cháy nổ dầu, tràn dầu; không thực hiện bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra sẽ bị phạt từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng cũng tùy theo khối lượng số kilogam (kg) dầu bị tràn.

Bên cạnh xử phạt hành chính thì còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

- Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm để xảy ra tràn dầu hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm.

- Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, buộc phải bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại khoản 8 và khoản 9.

Mức phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường biển đã được điều chỉnh so với quy định của Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2013 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường. Mức xử phạt cao hơn sẽ làm tăng tính răn đe, có thể hạn chế được các hành vi vi phạm.

Nhìn chung, mức phạt cho từng hành vi vi phạm đã được các nhà làm luật đề cập chi tiết, giúp cho việc xử phạt hành chính được tiến hành thuận lợi hơn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2023