Thực Trạng Ô Nhiễm Môi Trường Và Công Tác Quản Lý Môi Trường Khu Công Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội

những loại khí thải lưu lượng lớn quy định tại phụ lục của Nghị định này thì phải thực hiện đăng ký chủ nguồn khí thải trừ trường hợp chủ nguồn thải có hoạt động đồng xử lý chất thải thuộc đối tượng được cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Ngoài ra chủ nguồn khí thải này phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương. Như vậy, tùy vào thành phần trong khí thải mà các doanh nghiệp phải đưa ra hình thức quản lý cho phù hợp để đảm bảo môi trường không khí không bị ô nhiễm.

Quản lý chất thải.

Chất thải công nghiệp thường bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại. Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Còn chất thải nguy hại có thể hiểu đó là chất thải chứa các chất hoặc hợp chất có đặc tính như độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ… gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người. Các ngành phát sinh như ngành hóa chất, luyện kim, hóa dầu…

Đây là những nguồn có thể gây ô nhiễm rất lớn đến môi trường, bởi các chất thải này rất độc hại mà nếu để nó phát sinh ra ngoài môi trường thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Do vậy, mỗi loại chất thải, pháp luật đều có những quy định xử lý riêng. Cụ thể, với chất thải rắn thông thường thì các KCN có thể tự xử lý hoặc ký hợp đồng thu gom, xử lý với đơn vị có điều kiện xử lý theo quy định của pháp luật hoặc với sự phát triển của kinh tế như ngày nay thì các KCN có thể tái chế để tái sử dụng, biến các chất thải thành những thứ có ích, có thể sử dụng mà thân thiện với môi trường.

Còn đối với chất thải nguy hại, đây là loại chất thải đặc biệt bởi đặc điểm thành phần trong chất thải nên việc xử lý rất cẩn trọng, phải đảm bảo theo đúng trình tự quy định tại Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại và Thông tư 38/2015/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải và phế liệu, theo đó các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại phải đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại với Sở tài nguyên và

môi trường. Và chất thải nguy hại phải được phân loại rõ ràng; việc thu gom, vận chuyển chỉ được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có giấy phép xử lý chất thải nguy hại; các phương tiện, thiết bị thu gom phải đáp ứng đúng theo yêu cầu kỹ thuật; quy trình quản lý.

Phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trong KCN.

Theo khoản 10, Điều 3, Luật BVMT năm 2014 định nghĩa “sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.”

Do vậy để ngăn ngừa trước sự cố có thể xảy ra, pháp luật quy định các KCN phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trong chương trình quản lý và giám sát môi trường ở KCN. Kế hoạch này phải xác định và đánh giá được nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trong quá trình hoạt động, dự định được các tình huống có thể xảy ra trên thực tế để từ đó đưa ra được các biện pháp phòng ngừa, ứng phó và khắc phục nếu xảy ra. Ngoài ra, KCN cũng phải đảm bảo lực lượng để sẵn sàng ứng phó, hạn chế tối đa nhất các tác động tiêu cực đến môi trường. Để đảm bảo được hiệu quả của việc sử dụng lực lượng ứng phó thì tại các KCN nên tổ chức các buổi tập huấn, huấn luyện để tạo thành kỹ năng và khi có sự cố xảy ra việc ứng phó và khắc phục sẽ dễ dàng, nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, các KCN nên trang bị sẵn những thiết bị, công cụ, phương tiện cần thiết để đảm bảo ứng phó kịp thời sự cố môi trường. Và hầu hết các KCN phải đảm bảo thực hiện tốt nghĩa vụ này đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất, bởi sự cố môi trường xảy ra không ai có thể dự định trước được, hoặc chỉ một sơ xuất nhỏ cũng dẫn đến tình trạng này. Do vậy, đây là nghĩa vụ BVMT cơ bản mà các KCN phải thực hiện vì môi trường sống trong lành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Ngoài ra, tại các KCN để BVMT thì các chủ thể phải thực hiện nhiều hoạt động khác như BVMT trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ thân thiệt với môi trường; nghĩa vụ nộp thuế, phí môi trường đồng thời sự đóng góp của các doanh nghiệp là nguồn cung cấp lớn cho hoạt động của quỹ môi trường nói chung, bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng phải thực hiện những hoạt động công ích về BVMT theo chính sách, chương trình nơi mà doanh nghiệp có trụ sở hoạt

động phát động; phổ biến giáo dục pháp luật về BVMT trong nội bộ doanh nghiệp…. Nhưng tóm lại dù là những nghĩa vụ bắt buộc theo quy định của pháp luật hay là những hoạt động tự nguyện trong công tác BVMT thì các chủ thể trong KCN phải luôn ý thức được hành động, trách nhiệm của mình đối với việc BVMT, sức khỏe cộng đồng.

Quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường, thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội - 6

2.2.2.2. Trách nhiệm bảo vệ môi trường khu công nghiệp.

Thứ nhất, trách nhiệm của ban quản lý KCN, chủ đầu tư và chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN.

- Theo Thông tư 35/2015/TT-BTNMT quy định ban quản lý KCN phải có trách nhiệm BVMT như sau:

Bố trí các bộ phận chuyên trách về BVMT. Hướng dẫn kiểm tra chủ đầu tư và doanh nghiệp trong KCN thực hiện các quy định về BVMT. Đồng thời định kỳ báo cáo công tác BVMT của KCN.

Phối hợp xây dựng quy chế với Sở Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Công khai thông tin về môi trường KCN và tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật.

Phối hợp kiểm tra, thanh tra với cơ quan chức năng giải quyết các tranh chấp môi trường và xử lý các vi phạm môi trường đối với các chủ đầu tư cũng như chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN phải có trách nhiệm thiết lập một bộ phận chuyên môn về BVMT để thực hiện việc vận hành thường xuyên, liên tục công trình hạ tầng kỹ thuật và phải luôn đảm bảo được tối thiểu 10% diện tích trồng cây xanh trong KCN. Phải có trách nhiệm trong việc thực hiện và báo cáo kết quả quan trắc môi trường, công tác BVMT ở KCN. Đặc biệt là chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường.

- Ngoài ra thì chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN phải thống nhất và ký văn bản thỏa thuận điều kiện đấu nối nước thải với chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN. Đảm bảo tại mỗi cơ sở đều có hệ thống

xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tổ chức quan trắc nước thải và kê khai nộp phí bảo vệ môi trường…

Thứ hai, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với vấn đề BVMT ở KCN.

- Thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM

Để một dự án được đi vào vận hành thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM. Do vậy, các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực môi trường phải thực hiện việc kiểm tra, thẩm định các báo cáo trước khi đưa ra quyết định phê duyệt, tức là các cơ quan nhà nước đang thực hiện trách nhiệm của mình trong việc BVMT. Bởi đây là công việc các cơ quan có thẩm quyền đánh giá, xem xét dự án có đảm bảo việc bảo vệ môi trường hay không, có những tác động gì đến môi trường và việc các chủ dự án đưa ra các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu đó có đảm bảo tính khả thi trên thực tế, có phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn mà pháp luật quy định. Việc quy định về thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM mới thúc đẩy quá trình lập báo cáo đảm bảo chất lượng và nghiêm túc hơn.

Đối với tùy loại dự án mà thẩm quyền thẩm định phụ thuộc vào từng cơ quan nhà nước. Ví dụ đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng KCN có diện tích từ 200 ha trở lên; dự án xây dựng cơ sở luyện gang, thép công suất từ 200.000 tấn sản phẩm/năm trở lên…thuộc trách nhiệm thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM của Bộ tài nguyên và môi trường. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt có trách nhiệm xem xét, phân tích nội dung của báo cáo ĐTM, các phần nội dung liên quan đến việc dự báo các tác động cũng như các biện pháp khắc phục có mang tính khả thi hay không và sau đó đưa ra ý kiến thẩm định để làm cơ sở cho việc phê duyệt báo cáo ĐTM. Công tác thẩm định và phê duyệt một phần ràng buộc nghĩa vụ BVMT ở các KCN, tạo sự chủ động trong vấn đề bảo vệ môi trường nơi hoạt động dự án đồng thời cũng hợp thức hóa quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phát triển kinh tế- xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường.

- Trách nhiệm trong việc quản lý và xử lý chất thải, nước thải.

Bộ tài nguyên và môi trường có trách nhiệm đề ra trình tự, thủ tục đăng ký, kiểm kê lượng chất thải, nước thải; ban hành các quy định về yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý trong việc thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý. Đồng thời chú trọng quy định việc sơ chế, tái sử dụng, tái chế các loại chất thải, nước thải có thể thực hiện để đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn phát sinh ra môi trường.

- Thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về BVMT ở các KCN.

Để việc thực hiện nghĩa vụ BVMT ở các KCN đảm bảo và đạt kết quả thì việc thanh tra môi trường là rất cần thiết. Thanh tra môi trường là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, bên cạnh việc đưa ra các quy phạm pháp luật thì để pháp luật đi vào đời sống cần phải tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra. Theo đó, thanh tra việc thực hiện pháp luật về BVMT là quá trình hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về BVMT để từ đó phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm này tiếp diễn, đảm bảo hiệu lực của pháp luật và sự tôn nghiêm của các quy phạm pháp luật. Đồng thời thấy được tình hình thực hiện pháp luật của các chủ thể, trên cơ sở thực tế áp dụng để tìm ra được những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện. Và trong hoạt động thanh tra đó, thì việc thanh tra thực thi các quy định pháp luật về BVMT ở các KCN luôn được coi trọng. Theo Luật BVMT năm 2014 quy định việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về BVMT thuộc về trách nhiệm của Bộ trưởng bộ tài nguyên và môi trường; Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch UBND cấp tỉnh xử lý các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc thẩm quyền quản lý, phát triển ngành công nghiệp và tổ chức triển khai thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý ngoài ra thì UBND cấp tỉnh cũng có trách nhiệm trong việc thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật.

Nội dung thanh tra trong lĩnh vực BVMT tại các KCN tập trung vào việc chấp hành lập và thực thi các quy định về ĐTM hoặc đề án bảo vệ môi trường;

xây dựng các công trình quản lý, xử lý các loại chất thải; chấp hành nộp phí bảo vệ môi trường đối; tỷ lệ diện tích đất được trồng cây, vườn hoa, sân cỏ trong KCN… Với mục đích nhằm đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất, bảo vệ môi trường ở các KCN theo quy định của pháp luật; các cơ quan nhà nước có chức năng nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời chính sách, pháp luật của nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về môi trường. Đồng thời, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần đưa công tác quản lý nhà nước về môi trường ở KCN đạt kết quả. Khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra thì cơ quan quản lý nhà nước có quyền yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết cho việc thanh tra; tiến hành các biện pháp kiểm tra tại hiện trường và đặc biệt là khi phát hiện sai phạm trong việc BVMT, cơ quan quản lý nhà nước có quyền xử lý các vi phạm.

Chính nhờ hoạt động thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước mà các vi phạm được phơi bày, ngăn chặn các hành vi vi phạm nghiêm trọng hơn. Theo thống kê qua thanh tra, kiểm tra, năm 2014 đã phát hiện nhiều vụ vi phạm môi trường nghiêm trọng tại các khu kinh tế, KCN, cụm công nghiệp, làng nghề như nước thải chưa xử lý đổ ra sông, hệ thống thoát nước mưa, chôn lấp chất thải nguy hại không đúng quy định… đã có 184 cơ sở bị xử phạt hành chính hơn 37 tỷ đồng, 37 cơ sở bị tạm đình chỉ hoạt động do gây ô nhiễm nghiêm trọng 9. Như vậy, có thể thấy rằng, từ việc phát hiện các vi phạm, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường sẽ áp dụng pháp luật để đưa ra giải pháp nhằm ngăn chặn các hành vi đó cũng như giáo dục các chủ thể trong việc BVMT. Việc xử lý các vi phạm môi trường đòi hỏi phải đúng người, đúng tội, công khai, minh bạch và hơn hết mức độ xử phạt phải thích đáng so với hành vi vi phạm. Đây sẽ là một biện pháp BVMT hiệu quả nếu như việc sử dụng nó khách quan, đúng theo pháp luật. Điều này buộc các cơ quan quản lý có thẩm quyền phải thực hiện nghiêm ngặt việc thanh tra và xử lý nghiêm minh, đúng theo pháp luật để phần nào răn đe, giáo dục tất cả mọi người trong việc BVMT.

9 Khánh Khoa, Tập trung thanh tra môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, làng nghề, http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Doi-song/743147/tap-trung-thanh-tra-moi-truong-khu-kinh-te-khu-cong-nghiep-lang-nghe, truy cập 14:15’ ngày 25/3/2016.

2.3. Thực trạng ô nhiễm môi trường và công tác quản lý môi trường khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

2.3.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường khu công nghiệp

Hiện nay, về tình trạng môi trường ở Việt Nam có nhiều biến động. Mặc dù Nhà nước đã thực hiện rất nhiều chính sách BVMT và cũng đạt được nhiều kết quả, môi trường được cải thiện. Như mới đây, Thủ tướng Chính Phủ quyết định phân bổ 361,76 tỷ đồng từ nguồn chi sự nghiệp môi trường đã được bố trí trong dự toán ngân sách năm 2015 để hỗ trợ 27 tỉnh thực hiện các dự án xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích10. Bên cạnh sự phát triển đó, thì cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Theo kết quả nghiên cứu vừa qua tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe. Không chỉ vậy, việc xử lý rác thải ở Việt Nam cũng gặp nhiều vấn đề như gây ô nhiễm nặng nguồn nước nhất là các nhánh sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy và hệ thống sông Tiền và sông Hậu ở Tây Nam Bộ, ngoài ra, sông ở nhiều vùng nông thôn cũng đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nặng nề do rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp, rác thải làng nghề, rác thải từ các khu công nghiệp vẫn đang ngày đêm xả thẳng ra môi trường. Có thể thấy, đến nay nguồn nước, bầu không khí bị ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng. Và những bệnh mắc nhiều nhất khi người dân sống ở những nguồn ô nhiễm đó, thường là liên quan đến hô hấp như viêm họng, viêm phế quản hay các bệnh ngoài da…

Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hàng năm theo thống kê của Bộ tài nguyên và môi trường, ước tính đến cuối năm 2015, trên cả nước có 304 khu công nghiệp được thành lập và trong số đó có khoảng 206 KCN đi vào hoạt động với tổng diện tích trên 57,9 ngàn ha; 97 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản, với tổng diện tích đất tự nhiên 26,1 ngàn ha11.


10 Chi Kiên, Hỗ trợ địa phương xử lý ô nhiễm môi trường, http://baochinhphu.vn/Home/Ho-tro-27-dia-phuong-xu-ly-o-nhiem-moi-truong/201512/17627.vgp, truy cập 20:35’ ngày 28/3/2016.

11 Quốc Bảo, Nhìn lại 5 năm phát triển các KCN, khu kinh tế, http://khucongnghiep.com.vn/dinhhuong/tabid/65/articleType/ArticleView

/articleId/1429/Nhn-li-5-nm-pht-trin-cc-KCN-KKT.aspx, truy cập 20:40’ ngày 29/3/2016.

Kéo theo đó là tình trạng ô nhiễm môi trường KCN cũng đáng báo động hiện nay, chủ yếu là ô nhiễm môi trường nước, không khí và nguyên nhân gây ô nhiễm là do chất thải công nghiệp. Ví dụ như ở Ninh Bình người dân đang phải chịu cảnh ô nhiễm không khí do nhà máy nhiệt điện, các nhà máy vật liệu xây dựng, lò vôi gây ra; ở Hải Phòng, ô nhiễm không khí nặng ở khu nhà máy xi măng, nhà máy thủy tinh, sắt tráng men; hay tại thành phố Hồ Chí Minh theo thống kê từ năm 2010 đến 2012 được thực hiện trên địa bàn 24 quận/huyện với 826 nguồn thải, chỉ có khoảng 60% nguồn thải có hệ thống xử lý nước thải, các nguồn thải còn lại chỉ qua xử lý sơ bộ trước khi xả thải ra môi trường. Điều đáng lưu ý là trong số các nguồn thải được khảo sát thì có đến 44% các nguồn thải có lưu lượng nước thải từ 50m3/ngày đêm, đây là nguồn thải đóng góp đến 90% cả về lưu lượng và tải lượng ô nhiễm 12.

Tại Hà Nội

Thủ tướng Chính Phủ quyết định thành lập và theo phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Hà Nội sẽ có 33 KCN. Trong số đó 8 KCN đang hoạt động trong giai đoạn hiện nay, đó là KCN Thăng Long; KCN Nội Bài; KCN Nam Thăng Long; KCN Sài Đồng B; KCN Thạch Thất- Quốc Oai; KCN Phú Nghĩa và KCN Hà Nội- Đài Tư. Nhưng thời gian vừa qua, Thủ tướng Chính Phủ đã đồng ý chủ trương chuyển đổi chức năng KCN Hà Nội - Đài Tư thành khu đô thị tại quận Long Biên. 5 KCN đã có quyết định thành lập, đang trong giai đoạn triển khai xây dựng với tổng diện tích 1.265 ha bao gồm: KCN phụ trợ Nam Hà Nội; Phụng Hiệp …; 5 KCN có trong danh mục quy hoạch phát triển các KCN của cả nước đến năm 2020 nhưng đang trong giai đoạn lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, với tổng diện tích khoảng 1.468 ha, bao gồm: KCN Bắc Thường Tín…13

Với số lượng lớn các doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại ngành nghề khác nhau ở Hà Nội, không những gây xáo trộn về mặt xã hội mà còn làm ô

12 Hiện trạng và tác động của ô nhiễm môi trường tại TP.HCM và Việt Nam, http://www.tinmoitruong.vn/tu-lieu/hien-trang-va-tac-dong-cua-o-nhiem-moi-truong-tai-tp-hcm-va-viet-nam_52_24196_1.html, truy cập 22:55’ ngày 29/3/2016.

13 Lan Anh, Hà Nội hiện có 19 khu công nghiệp và công nghệ cao, Báo trí thức trẻ, http://cafef.vn/chinh-sach-quy-hoach/ha-noi-hien-co-19-khu-cong-nghiep-va-cong-nghe-

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/05/2023