Công Tác Quản Lý Môi Trường Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội

nhiễm trầm trọng môi trường tại thủ đô. Hoạt động của các KCN đang tạo ra nhiều thách thức lớn đối với môi trường và con người quanh khu vực. Theo thống kê, thực trạng ô nhiễm tại các KCN là rất lớn, tốc độ tăng trưởng này còn cao hơn rất nhiều so với các khu vực khác. Đặc biệt là ô nhiễm và chủ yếu là ô nhiễm môi trường nước, không khí do chất thải rắn, nước thải chứa nhiều hóa chất độc hại và khí thải công nghiệp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân.

Ô nhiễm môi trường không khí:

Rất nhiều cơ sở gây ô nhiễm không khí, có khoảng 147 trên tổng số 400 cơ sở sản xuất tại Hà Nội có nguy cơ thải ra chất thải gây ô nhiễm không khí, khoảng 80.000 tấn khói bụi, 9000 tấn SO2, 19000 tấn khí NO2 14. Phần lớn xuất phát từ khói thải của các xe chuyên chở nguyên liệu và các ống thoát khí trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Chất lượng không khí suy giảm, nồng độ chất độc hại, bụi trong không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1- 2 lần, nhiều nơi vượt từ 5-7 lần. Điều này làm cho chất lượng không khí tại Hà Nội ngày càng xấu và có thể rơi vào mức nguy hại. Theo kết quả quan trắc định kỳ hàng năm về môi trường không khí xung quanh tại 9 vị trí trong KCN Thăng Long cho thấy thông số bụi vượt 1,3 lần so với QCVN 05:2013/BTNMT. Và ô nhiễm môi trường không khí tập trung nhiều ở các KCN cũ, bởi tại đây, các KCN còn sử dụng máy móc, thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu.Việc ô nhiễm này được người dân phản ánh: rất nhiều khi họ thường phải ngửi thấy những mùi chất liệu, hóa chất chạy máy móc hay mùi những sản phẩm công nghiệp… Theo kết quả khảo sát chỉ số AQI (chỉ số dùng để đánh giá chất lượng không khí và khả năng tác động sức khỏe) tại Hà Nội vào tháng 3/2016 vừa qua có thời điểm chỉ số này lên tới 388, nồng độ bụi mịn PM2,5 cao gấp hơn 3 lần mức khuyến cáo theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và gấp 7 lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới 15. Con số thật đáng giật mình về


14 Nguyễn Thị Hằng, Chuyên đề môi trường ở các KCN, tr 12, Trường Cao đẳng Tài chính- Quản trị kinh doanh.

15 Nguyễn Hoài, Ô nhiễm không khí ở Hà Nội lên mức nguy hại, http://www.tienphong.vn/xa-hoi/o-nhiem-khong-khi-o-ha-noi-len-muc-nguy-hai-

chất lượng môi trường không khí tại Hà Nội. Mặc dù, hoạt động sản xuất công nghiệp không phải là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng trên nhưng lượng khí thải xả trực tiếp ra môi trường tại các KCN lại độc hại hơn nhiều so với các nguồn thải khác.

Ô nhiễm môi trường đất, nước:

Không chỉ vậy, môi trường còn chịu tác động bởi một lượng lớn chất thải, nước thải công nghiệp chưa qua xử lý xả thải trực tiếp ra môi trường, ảnh hưởng không chỉ đến bầu không khí mà còn ảnh hưởng lớn đến môi trường nước, đất. Khoảng 70% trong số hơn một triệu mét khối nước thải ngày, đêm phát sinh từ các khu công nghiệp được xả thẳng ra môi trường mà không qua xử lý 16. Với chất thải rắn công nghiệp nguy hại và chất thải rắn thông thường, theo số liệu thống kê mới đây cho thấy, tổng khối lượng chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn thành phố, trung bình mỗi ngày thải ra khoảng 750 tấn, trong đó, khoảng 653 tấn chất thải rắn thông thường không nguy hại và chất thải công nghiệp nguy hại khoảng 97-112 tấn/ngày. Tuy nhiên, công tác thu gom chất thải rắn công nghiệp mới đạt được khoảng 637- 675 tấn/ngày, đạt 85-90% và xử lý được khoảng 382-405 tấn/ngày. Riêng chất thải công nghiệp nguy hại chỉ thu gom được khoảng 58-78,4 tấn/ngày, chiếm 60- 70% 17. Hằng ngày, lượng chất thải rắn có nhiều thành phần phức tạp, khó phân hủy cũng có khi được xả trực tiếp ra môi trường khiến những khoảng đất trống giờ trở thành những nơi chứa đựng phế thải của các KCN mà không thể khai thác, sử dụng được. Tình trạng này diễn ra khiến hàng chục hécta đất nông nghiệp quanh KCN bị bỏ hoang; lúa, hoa màu canh tác bị ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng.

Có bao dòng sông chết ở Hà Nội vì ngập ngụa chất thải, nước thải công nghiệp theo ống cống đổ ra như Tô Lịch, sông Nhuệ…Với màu nước đen, đục ngàu khiến bao sinh vật không thể tồn tại, bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến người dân sống quanh đó. Mà nguyên nhân một phần cũng từ việc xả thải của các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.


16 Hồng Thúy, Vấn nạn ô nhiễm từ KCN, http://nongnghiep.vn/ van-nan-o-nhiem-tu-khu-cong-nghiep-post135954.html, truy cập 0:12’ ngày 7/4/2016.

Quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường, thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội - 7

17 Văn quyết, Bảo vệ môi trường ở Hà Nội: Bằng hành động thiết thực, hiệu quả, http://www.dost.hanoi.gov.vn/web/guest/30/, truy cập 1:25’ ngày 7/4/2016

doanh nghiệp trong KCN như KCN Nội Bài, nước thải sinh hoạt của một số nhà máy được thu gom xử lý tập trung trong khi nước thải sản xuất chứa nhiều dầu mỡ, kim loại nặng thì lại do các nhà máy tự xử lý và có khi xả thải ra môi trường, tại KCN Thạch Thất - Quốc Oai, trạm xử lý nước thải đang hoạt động có công suất 1.500 m3/ngày đêm. Trong khi đó, tổng lượng nước thải của cả khu công nghiệp là 10.000 m3/ngày đêm18. Câu hỏi đặt ra, vậy lượng nước thải còn lại được quản lý như thế nào, xử lý ra sao? Mà các chất có trong nước thải xả ra môi trường rất độc hại có thể kể đến như các hóa chất, acil, thủy ngân, dầu mỡ công nghiệp…

Trước những thực trạng trên thì ô nhiễm môi trường càng trở thành một vấn đề cấp bách, mang tính toàn cầu. Nó không những làm ô nhiễm, suy thoái môi trường mà còn đe dọa trực tiếp đến các thành quả về phát triển kinh tế – xã hội, cũng như ảnh hưởng khá lớn đến đời sống, sức khỏe con người và đặc biệt là quyền con người được sống trong môi trường trong lành được ghi nhận tại Điều 43, Hiến pháp năm 2013 đã bị xâm phạm. Ô nhiễm nguồn nước tác động chủ yếu đến nguồn nước uống, sinh hoạt, thực phẩm bẩn, chất hóa học và gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư; viêm nhiễm, các bệnh ngoài da. Không khí ô nhiễm có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở… Điều này khiến cho bao người dân vô cùng bức xúc, có bao trường hợp gửi đơn tố cáo, khiếu nại tới cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn phần nào nguồn gây ô nhiễm, cũng có trường hợp người dân tự mình thực hiện như trường hợp cuối năm 2015, người dân Bình Thuận đã phải chặn đường không cho xe đổ rác vào bãi vì quá ô nhiễm.

2.3.2. Công tác quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội

Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như phát triển bền vững kinh tế- xã hội quốc gia . Tại Hà Nội, công tác quản lý môi trường luôn hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường; khắc phục, chống

18 Hạnh Nguyễn và Đắc Sơn, Nước thải đầu độc môi trường, Báo nhân dân trên http://www.nhandan.com.vn//hanoi/tin-moi-nhan/item/23681002-nuoc-thai-dau-doc-moi-truong.html, truy cập 9:00 ngày 8/4/2016

suy thoái, ô nhiễm môi trường; bảo vệ sự đa dạng sinh học; phát triển kinh tế- xã hội gắn chặt với việc bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó, Hà Nội cũng thực hiện công tác quản lý môi trường KCN nói riêng để đảm bảo công tác BVMT đạt kết quả như:

Thứ nhất, quản lý môi trường bằng pháp luật và chính sách.

Hệ thống pháp luật BVMT nước ta khá phong phú, gồm rất nhiều văn bản pháp luật quy định về các biện pháp BVMT xung quanh; việc khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường cũng như việc giữ gìn đa dạng sinh học và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Riêng công tác BVMT ở các KCN cũng được quy định cụ thể trong Luật BVMT năm 2014; Nghị định; Thông tư…Điều đó buộc các doanh nghiệp phải thực hiện các quyết sách và hành động của mình theo đúng với tinh thần pháp luật. Trong nhiều năm qua công tác BVMTnói chung và ở KCN nói riêng đã đạt được kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Các Bộ, các cấp, các ngành đã quan tâm nhiều hơn đến nghĩa vụ BVMT, đã thúc đẩy việc cải thiện môi trường. Thành phố đã chú trọng đầu tư cho công tác kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nên hầu hết các chỉ tiêu trong 5 năm qua đều đạt so với kế hoạch. Chất lượng môi trường đã được cải thiện rõ rệt, nhất là tại các khu công nghiệp, làng nghề. Hầu hết từ khi văn bản pháp luật mới được ban hành, các KCN có trách nhiệm hơn trong việc BVMT, ý thức BVMT từ ban quản lý, nhà đầu tư đến chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN cũng ngày được nâng cao. Tất cả các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội đều đã thực hiện việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung theo quy định của pháp luật. Công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM được coi trọng.

Bên cạnh việc thực hiện theo các quy định của pháp luật thì đến nay thành phố đã đưa ra rất nhiều kế hoạch, đề án, chiến lược, chương trình BVMT. Hằng năm, UBND thành phố luôn tổ chức việc báo cáo công tác quản lý môi trường để chỉ ra những thành quả cũng như những mặt còn hạn chế để khắc phục. Về công tác BVMT ở KCN, thành phố đã đề ra rất nhiều kế hoạch, chiến lược như Kế hoạch quản lý ô nhiễm môi trường công nghiệp đến năm 2015; Quy hoạch xử lý chất thải rắn thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 được Thủ tướng

Chính Phủ phê duyệt năm 2014; Kế hoạch thực hiện chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội…Theo tinh thần này, các KCN đang hoạt động phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đến năm 2020 phải đạt con số 100%. Về vấn đề này thì đến năm 2015, tất cả các KCN đang hoạt động tại thành phố đã đảm bảo có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Thành phố đang thiết lập hành lang bảo vệ nguồn nước; phòng ngừa, ngăn chặn và kiểm soát nguồn gây ô nhiễm, các khu vực gây ô nhiễm môi trường; kiểm soát ô nhiễm, xử lý chất thải…Năm 2014 đến nay, ban quản lý KCN đã phối hợp cùng sự giúp đỡ của Sở tài nguyên và môi trường, Sở công thương đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án xử lý nước thải ở các KCN; phối hợp với các huyện ngoại thành hướng dẫn quy trình xử lý chôn lấp rác thải có kiểm soát, hợp vệ sinh; triển khai đầu tư các dự án xây dựng nhà máy đốt rác thải công nghiệp tại Nam Sơn; dự án xây dựng ô chôn lấp rác thải theo công nghệ chôn lấp bán hiếu khí Fukuoka - Nhật Bản; …Điều này đã giúp cho thành phố giải quyết được phần nào vấn đề về rác thải. Để nâng cao hiệu lực quản lý môi trường hơn nữa, đến năm 2016, Sở tài nguyên môi trường tiếp tục triển khai nhiều chương trình công tác như dự án đầu tư xử lý nước thải đặc biệt là thực hiện công tác quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn 17 huyện ngoại thành…

Về công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về BVMT ở các KCN cũng được tiến hành thường xuyên và nghiêm ngặt hơn. Trong giai đoạn 2011-2015, tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh được kiểm tra tại các cấp tăng dần từ 1631 cơ sở (năm 2013) lên 1916 cơ sở (năm 2014); phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính từ 15-30% số doanh nghiệp được kiểm tra mỗi năm19. Cụ thể, chỉ trong vòng 1 năm từ năm 2012 đến năm 2013, tiến hành thanh tra đối với 42 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn quận Long Biên và huyện Gia Lâm, đã phát hiện một số cơ sở sản xuất không có hệ thống xử lý


19 H.Hải, Nâng cao hiệu lực, hiệu quả BVMT: Đồng bộ nhiều giải pháp, cổng giao tiếp điện tử thành phố Hà Nội, http://www.bactuliem.hanoi.gov.vn/web/guest/30/

/hn/ZVOm7e3VDMRM/3/2756427/25/25/20.html;jsessionid=hwQUxRNoGiA8Nh5VuzQ0OPix.app2, truy cập 10:00 ngày 15/4/2016.

nước thải như: Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà, Công ty Cổ phần Vận tải Petrolimex và xử phạt vi phạm hành chính đối với 21 cơ sở [24]. Như vậy, có thể thấy việc vi phạm pháp luật về BVMT ngày một tăng, do vậy, cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh tra để phát hiện kịp thời hành vi vi phạm và hạn chế việc xảy ra của những hành vi đó.

Thứ hai, quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế.

Đây là một trong những công cụ quản lý môi trường khá hiệu quả và được thành phố áp dụng phổ biến, nhằm tác động vào lợi ích của cá nhân và tổ chức có những hành vi tác động đến môi trường để thay đổi ý thức BVMT. Công cụ kinh tế rất đa dạng, gồm thuế tài nguyên, thuế môi trường, phí môi trường, ký quỹ môi trường, quỹ môi trường… Nó được áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp như cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp thuế môi trường. Với quy định của pháp luật về loại thuế này thì các doanh nghiệp thuộc đối tượng chịu thuế hàng năm vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế.

Các loại phí như phí BVMT đối với nước thải được quy định tại Nghị định 25/2013/NĐ-CP. Để cụ thể hóa việc thực hiện theo Nghị định thì UBND thành phố Hà Nội ban hành văn bản số 2513/HD-STNMT hướng dẫn việc thực hiện thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp cho phòng tài nguyên và môi trường các quận, huyện và thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Quỹ môi trường được hình thành từ nguồn vốn hỗ trợ khác nhau trong đó có nguồn đóng góp từ các doanh nghiệp, là nguồn kinh phí cho hoạt động BVMT, các dự án cải tạo môi trường. Quỹ môi trường Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 48/200/QĐ-UB ngày 15/2/2000 của UBND thành phố Hà Nội. Ban đầu quỹ chủ yếu được thành lập hỗ trợ tài chính để đầu tư công nghệ xử lý chất thải, đổi mới thiết bị máy móc cải thiện môi trường. Nhưng đến nay, quỹ đã tạo dựng được nguồn vốn đủ để thực hiện chức năng của mình và thực hiện nhiều hoạt động khác như cho các doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi, ví dụ: cho công ty giày Thượng Đình vay 400 triệu đồng cho dự án đầu tư nhằm giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường và nâng cao sức khỏe cho người lao động, hỗ trợ các dự án BVMT không hoàn lại.

Ngoài ra một số doanh nghiệp phải thực hiện việc ký quỹ môi trường, tức là trước khi thực hiện một hoạt động đầu tư phải ký một khoản tiền hoặc kim loại, đá quý… tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng nhằm bảo đảm sự cam kết về thưc hiện các biện pháp BVMT hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Thứ ba, công cụ kỹ thuật quản lý môi trường.

Công cụ kỹ thuật được thực hiện thông qua vai trò kiểm soát, giám sát góp phần hỗ trợ tuân thủ việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Công cụ kỹ thuật bao gồm đánh giá môi trường, kế toán môi trường, hệ thống quan trắc, hệ thống xử lý và tái chế sử dụng chất thải…Thành phố đã tiền hành quan trắc giám sát môi trường tại các KCN theo định kỳ 2 lần/năm nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các dự án sản xuất, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục hiệu quả, kịp thời. Để xử lý được khối lượng rác như hiện nay, Hà Nội đã xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp để phát điện tại Nam Sơn, đây là một mô hình kiểu mẫu đầu tiên tại Việt Nam, áp dụng công nghệ lò đốt tiên tiến của Nhật Bản để tái sử dụng nguyên liệu chất thải, biến nó thành điện năng. Nhà máy đi vào hoạt động sẽ mang lại rất nhiều lợi ích trong việc tái chế sử dụng chất thải cho Hà Nội. Đây cũng là một công kỹ thuật quan trọng bảo đảm vấn đề xử lý chất thải nói chung và chất thải công nghiệp nói riêng.

Thứ tư, công tác giáo dục và truyền thông môi trường.

Là một trong những cách quản lý môi trường nhằm giáo dục ý thức người dân trong việc BVMT. Hoạt động này nhằm hướng đến một lối sống, hành vi thân thiện với môi trường như vất rác đúng nơi quy định, tiết kiệm nước…Thủ đô cũng đã thực hiện khá nhiều chương trình, chiến dịch để giáo dục, tuyên truyền cách giữ gìn và BVMT thông qua các sự kiện như ngày môi trường thế giới, giờ trái đất, tuần lễ sạch, tết trồng cây…Mỗi chủ thể, mỗi ban ngành đều có những kế hoạch, chính sách riêng để chung tay thực hiện công tác BVMT, chẳng hạn, cuộc vận động gia đình “5 không, 3 sạch” do Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp thành lập các câu lạc bộ tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường, phát động; tổ chức mô hình “điểm về xử lý, thu gom rác thải” của hội Nông dân

thành phố; các doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách, thực hiện nghiêm túc các thủ tục hành chính và phối hợp với cơ quan chức năng trong quá trình thanh, kiểm tra về lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đồng thời thành phố cũng tổ chức khen thưởng những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác BVMT. Những hoạt động này nhằm cho mọi người hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc BVMT, BVMT là bảo đảm chính quyền con người được sống trong môi trường trong lành; thúc đẩy sự chung tay giữ gìn một môi trường xanh- sạch- đẹp.

2.4. Đánh giá việc thực thi pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường ở khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

2.4.1. Kết quả đạt được trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường ở khu công nghiệp

Từ sau khi Luật BVMT có hiệu lực thì Bộ tài nguyên và môi trường cũng như các Bộ, ngành, địa phương đã tập trung xây dựng, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn Luật cũng như các Thông tư, Nghị định cụ thể về BVMT ở KCN. Và sau 1 năm thực hiện, với sự tham gia của đông đảo cá nhân,tổ chức, các doanh nghiệp, nhiều chương trình phổ biến, giáo dục, tuyên truyền về pháp luật BVMT cũng được thực hiện trên cả nước và từng bước đưa Luật vào đời sống. Mặc dù mới thực hiện được hơn 1 năm nhưng có thể thấy luật BVMT đã tạo thành một hành lang pháp lý để người dân thực hiện tốt hơn quyền được sống trong môi trường trong lành và khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân, mọi người dân tham gia vào công tác bảo vệ môi trường. Đến nay pháp luật về BVMT được hoàn thiện hơn, đã có những quy định cụ thể về BVMT tại các KCN. Quy định nhiều hơn đến nghĩa vụ, trách nhiệm BVMT và việc quản lý các chất thải công nghiệp, đặc biệt là quy định về các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật về môi trường đã nâng cao nhận thức về BVMT ở KCN, ý thức bảo vệ đang dần trở thành thói quen, văn hóa doanh nghiệp. Bước đầu các KCN đã hạn chế được phần nào sự gia tăng ô nhiễm môi trường, chú trọng đến việc khắc phục ô nhiễm, suy thoái hay sự cố môi trường. Điều đó được thể hiện:

100% các KCN đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 29/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí