Quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường, thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội - 2

chết. Ngay tại thủ đô Hà Nội, nơi tập trung nhiều KCN lớn, ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động, từ ô nhiễm rác thải ở sông hồ đến báo động đỏ môi trường không khí và nguồn gây ô nhiễm lớn đó là chất thải từ các KCN. Và điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống, sức khỏe, tính mạng của người dân nơi đây. Một minh chứng rõ nhất cho những tác động của ô nhiễm môi trường đến quyền được sống trong môi trường trong lành của người dân đó là “làng ung thư” và không chỉ ảnh hưởng đến thế hệ hiện tại mà còn ảnh hưởng lớn đến thế hệ mai sau. Mặc dù theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 quy định được sống trong môi trường trong lành trở thành quyền con người. Ấy vậy mà tình trạng môi trường như ngày nay lại vô cùng ô nhiễm, tác động trực tiếp đến quyền con người. Để đảm bảo được quyền này thì hơn hết việc BVMT phải luôn được coi trọng. Và vấn đề bảo vệ môi trường công nghiệp cũng là một trong những yêu cầu hàng đầu trong thời buổi công nghiệp hóa-hiện đại hóa ngày nay. Vì vậy, một vấn đề tất yếu đặt ra là cần phải phân tích rõ hơn những quy định của pháp luật về BVMT để thấy được việc áp dụng pháp luật của các cá nhân, tổ chức trong giai đoạn hiện nay cũng như nguyên nhân dẫn đến việc môi trường bị ô nhiễm. Đồng thời thấy được các quy định pháp luật về BVMT bảo đảm như thế nào đối quyền con người được sống trong môi trường trong lành theo Hiến pháp năm 2013.

Một trong những công cụ quan trọng trong việc BVMT luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng đó là hệ thống pháp luật về BVMT. Do đó, Nhà nước luôn xây dựng, ban hành rất nhiều quy định pháp luật về BVMT, những quy định này với tính chất là cơ sở pháp lý, xác định rõ các quyền và nghĩa vụ về BVMT của các chủ thể cũng như là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc BVMT. Đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam, đó là việc ban hành Luật BVMT năm 1993 và sau một thời gian thực hiện đã được thay thế bằng Luật BVMT năm 2005 đã xác định việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân. Đến nay, sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành thì Quốc Hội đã thông qua Luật BVMT năm 2014. Riêng về vấn đề BVMT ở KCN cũng ngày càng được chú ý, hàng loạt các Thông tư,

Nghị định về BVMT khu công nghiệp cũng đã được ban hành. Do đó, để hiểu rõ hơn các quy định mới trong lĩnh vực môi trường hiện nay cũng như nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường thì việc nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam về BVMT và việc áp dụng các quy định đó tại các KCN là điều cần thiết.

Do vậy, tác giả chọn đề tài: “Quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường, thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp như một đóng góp nhỏ vào công trình nghiên cứu về vấn đề này.

2. Tình hình nghiên cứu.

Vấn đề BVMT là một vấn đề khá rộng và đến ngày nay thì nó trở thành nên vô cùng quan trọng. Từ trước đến nay, có rất nhiều học giả nghiên cứu về vấn đề này với rất nhiều công trình, tiêu biểu như:

Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam (2013), Nguyễn Thị Tố Uyên, Luận văn Tiến sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp (2011), Đinh Phượng Quỳnh, Luận văn thạc sĩ, Luật học, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội.

Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định về các tội phạm môi trường; công trình nghiên cứu của PGS, TS Đào Trí Úc, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội.

Các công trình nghiên cứu đã làm rõ một số vấn đề về môi trường và hoạt động BVMT nói chung ở Việt Nam một cách toàn diện, tổng thể. Cũng có một vài công trình đã đi sâu hơn về các quy định pháp luật cũng như công tác BVMT ở từng lĩnh vực, khía cạnh cụ thể như trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, làng nghề. Hầu hết các công trình nghiên cứu đều chỉ ra hiện trạng môi trường, những vấn đề bất cập và từ đó đề xuất một vài giải pháp khắc phục nhằm cải thiện môi trường. Riêng về vấn đề BVMT ở KCN cũng có một vài công trình đi sâu phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội (2012), Lê Phương Linh, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội.

Bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp- Pháp luật và thực tiễn (2011), Lê Hoàng Vẹn Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Luật- Trường đại học Cần Thơ.

Quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường, thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội - 2

Nghiên cứu đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường khu công nghiệp Thụy Vân, Việt Trì, Phú Thọ (2012), Lưu Đình nghĩa, Trường đại học Bách Khoa Hà Nội…

Viết về vấn đề này, các tác giả cũng chỉ ra quy định pháp luật về công tác BVMT ở các KCN nói chung, phân tích các quy định pháp luật về nghĩa vụ của các chủ thể trong KCN. Nhưng ở mỗi công trình nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu đến một khía cạnh, một mảng cụ thể, ví dụ như quy định về quản lý chất thải, đánh giá tác động môi trường…mà chưa có tính khái quát và chưa đưa ra tổng thể các nghĩa vụ cũng như trách nhiệm BVMT ở các KCN, đặc biệt việc áp dụng các quy định đó ở các KCN tại Hà Nội. Hơn nữa, do sự thay đổi của điều kiện kinh tế, thực trạng môi trường, đặc biệt là các văn bản pháp luật mới được ban hành nên một số đề tài không còn phù hợp với tình hình pháp luật hiện hành. Chính vậy tác giả chọn đề tài “Quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường, thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội” mang ý nghĩa lý luận cho việc xây dựng và áp dụng pháp luật trong giai đoạn hiện nay. Vẽ ra một bức tranh tổng quát các quy định của pháp luật Việt Nam về BVMT đặc biệt là BVMT ở các KCN, điển hình ở Hà Nội.

3. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về BVMT. Nghiên cứu 1 cách có hệ thống nhằm xem xét, phân tích, đánh giá nội dung các quy phạm pháp luật hiện hành về BVMT ở KCN.

Khái quát được thực trạng môi trường KCN tại Hà Nội và việc áp dụng các quy định pháp luật về BVMT ở KCN tại Hà Nội. Qua đó chỉ ra được những bất cập, tồn tại trong các quy định pháp luật cũng như trong thực tiến áp dụng.

Đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về BVMT ở KCN đồng thời nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường tại các KCN ở Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Với đề tài: “Quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường, thực tiễn tại các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội” có đối tượng nghiên cứu là các quy định của pháp luật Việt Nam về BVMT, đặc biệt là các quy định về BVMT ở KCN. Thực trạng áp dụng các quy định đó tại một số KCN ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

- Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi pháp luật Việt Nam về BVMT như Luật bảo vệ môi trường và một số các văn bản dưới luật như Thông tư, Nghị định quy định về vấn đề bảo vệ môi trường khu công nghiệp.

Về thời gian: Khóa luận nghiên cứu pháp luật Việt Nam về BVMT và thực tiễn áp dụng tại các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

Về nội dung: Do kiến thức và trong khuôn khổ thời gian cho phép nên bài khóa luận tập trung vào nghiên cứu, phân tích một số nội dung cơ bản trong các quy định pháp luật Việt Nam về BVMT ở KCN như vấn đề quản lý chất thải, nước thải, khí thải, công tác đánh giá tác động môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường…. Ngoài ra, bài khóa luận cũng hệ thống các quy định pháp luật Việt Nam về BVMT nói chung trong giai đoạn hiện nay và đánh giá thực trạng các quy phạm pháp luật cũng như việc thực thi các quy định đó trên thực tiễn tại các KCN trên địa bàn Hà Nội. Khảo sát kinh nghiệm của một số quốc gia và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về BVMT ở KCN.

5. Phương pháp nghiên cứu

Bài khóa luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và nhà nước ta về bảo vệ môi trường. Bài viết sử dụng các

phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, chứng minh…Hay những phương pháp thực tế như phỏng vấn, khảo sát…

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Thứ nhất, khóa luận đã tổng quát được các quy định pháp luật về BVMT đồng thời khái quát được nội dung của các quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường khu công nghiệp.

Thứ hai, cung cấp một số liệu cụ thể về tình hình môi trường KCN tại Hà Nội hiện nay và chất lượng môi trường sống của người dân khu vực.

Thứ ba, qua việc chỉ ra được thực trạng môi trường cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về BVMT ở KCN tại thành phố Hà Nội, bài khóa luận cũng chỉ ra một vài bất cập trong các quy định pháp luật và đề xuất giải pháp khắc phục cũng như hoàn thiện pháp luật.Với những giải pháp đó, cũng có thể coi như một gợi ý, một ý kiến để xem xét cho những lần sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm chất lượng môi trường được cải thiện và hòa nhập thế giới.

Thứ tư, làm tài liệu tham khảo trong việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, bài tham luận cũng như làm cơ sở cho các bài nghiên cứu tương tự liên quan đến vấn đề BVMT.

7. Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, để đạt được mục tiêu phần nội dung của khóa luận bao gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến pháp luật về bảo vệ môi trường.

Chương 2: Quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường và thực tiễn tại khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chương 3: Một số đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường.

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


1.1. Bảo vệ môi trường và sự cần thiết của pháp luật về bảo vệ môi trường.

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản.

1.1.1.1. Môi trường:

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều những nhận định khác nhau về khái niệm môi trường. Các khái niệm về môi trường không hoàn toàn đồng nhất mà được thể hiện dưới nhiều phạm vi, khía cạnh khác nhau. Một số những định nghĩa hay được sử dụng trong các công trình nghiên cứu về môi trường như:

“Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế - xã hội bao quanh và tác động tới đời sống và sự phát triển của một cá thể hoặc một cộng đồng người.” Theo quan điểm của UNEP – Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc, 1980 1.

“Môi trường là tất cả các hoàn cảnh bên ngoài tác động lên một cơ thể sinh vật hoặc một cơ thể nhất định đang sống, là mọi vật bên ngoài cơ thể nhất định.” – Theo G.Tyler Miler, Environmental Science, USA, 1988 [15, 3].

Hay theo định nghĩa của UNESCO (1981) “Môi trường bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ chứa...) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ thuật...), trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình.”2

Có thể thấy môi trường dường như là một thứ vô hình mà không ai có thể xác định cụ thể được nó. Bởi vậy, nó là môt khái niệm khá rộng và đa dạng. Và tùy theo chức năng của môi trường thường có thể bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi trường nhân tạo. Có thể hiểu:


1TS Lê Thị Thanh Mai, Giáo trình môi trường và con người, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, trang 3.

2PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường, NXB Trường Đại học kinh tế quốc dân, năm 2003, trang 17-18.

Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố ở thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học; là những thứ sẵn có, tồn tại ngoài ý muốn của con người và không phải do con người tạo ra nhưng lại chịu sự tác động của con người. Môi trường này cung cấp không khí, đất, tài nguyên, sinh thái… phục vụ đời sống của con người.

Môi trường xã hội đó là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người, gắn kết với nhau tạo thành một tập thể con người ở các cấp khác nhau như quốc gia, tỉnh, huyện, xã.... Môi trường xã hội sẽ tạo cho con người một khuôn khổ sống, một nếp sống nhất định và ở đó có sự đoàn kết của tập thể người cho sự tồn tại và phát triển.

Đối lập với môi trường tự nhiên là môi trường nhân tạo, nó không tồn tại một cách tự nhiên mà bao gồm các nhân tố do chính con người tạo ra, hình thành nên như những vật dụng phục vụ cho cuộc sống: các phương tiện giao thông, máy móc, nhà cửa…Chính sự nhân tạo đó mà giúp cho cuộc sống của con người hoàn thiện, phong phú và phát triển hơn.

Và còn rất nhiều sự phân loại về môi trường nhưng tùy theo khía cạnh, chức năng mà mỗi cá nhân lại đưa ra những cách hiểu khác nhau về môi trường. Dường như không có một khái niệm hoàn chỉnh nào bao quát chung các vấn đề trong môi trường, thể hiện hết được vai trò, ý nghĩa của môi trường. Nhưng tựu chung lại có thể thấy khái niệm môi trường được định nghĩa tại khoản 1, điều 3, Luật bảo vệ môi trường năm 2014 đã thể hiện được phần nào điều đó: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất, tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.”

1.1.1.2. Hoạt động bảo vệ môi trường.

Từ thực tế tồn tại các yếu tố môi trường mà các nhà nghiên cứu đưa ra các định nghĩa khác nhau về môi trường, nhưng nhìn chung đều thể hiện mối liên hệ giữa môi trường và con người, sinh vật. Và để môi trường tồn tại như những gì vốn có của nó, chống lại những tác động do con người gây ra thì trong thời buổi ngày nay công tác bảo vệ môi trường là rất cần thiết.

Theo Khoản 3, Điều 3, Luật BVMT năm 2014 quy định “hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.”

Tóm lại, có thể hiểu đơn giản BVMT là những hoạt động nhằm giữ gìn môi trường trong lành, đảm bảo sức khỏe con người; sự đa dạng sinh học đồng thời sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Do đó, mà BVMT dần trở thành nghĩa vụ không chỉ của riêng một cá nhân, một tổ chức mà của tất cả mọi người, mọi quốc gia. Nhà nước luôn khuyến khích mọi người những hoạt động BVMT đã được cụ thể hóa trong Luật BVMT năm 2014, Luật quy định riêng một điều cụ thể về các hoạt động BVMT được khuyến khích và bên cạnh đó là các hành vi bị nghiêm cấm. Điều này giúp cho mọi người hiểu rõ hơn khái niệm về hoạt động BVMT, biết được những hành động nào là bảo vệ, là hủy hoại môi trường.

1.1.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động bảo vệ môi trường.

Việc sử dụng công cụ pháp luật để BVMT khu công nghiệp là tất yếu và phù hợp. BVMT có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhưng không thể thiếu biện pháp pháp lý, bởi lẽ đây là công cụ hữu hiệu nhất trong việc điều chỉnh các hành vi của con người tác động vào môi trường. Nếu không có sự điều chỉnh của pháp luật thì công tác BVMT không thể đạt kết quả tốt. Vì vậy cần phải sử dụng pháp luật làm công cụ hàng đầu trong việc BVMT bởi:

Thứ nhất, pháp luật là những quy tắc xử sự chung, mang tính bắt buộc.

Pháp luật là do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội. Bởi tính đặc trưng của pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu, mô hình xử sự cho tất cả các chủ thể trong xã hội, điều chỉnh mọi hành vi của các chủ thể đó. Các quy định pháp luật là bắt buộc đối với tất cả mọi người, thể hiện ở chỗ: pháp luật quy định cá nhân, tổ chức được làm gì, phải làm gì và cấm những hành vi nào. Trước

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 29/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí