Nguồn Của Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường.

những quy định đó thì không một chủ thể nào được vi phạm, mọi người phải tuân thủ nghiêm ngặt, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật. Vì vậy, khi pháp luật quy định BVMT là nghĩa vụ thì bắt buộc các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện. Đặc điểm này của pháp luật góp phần làm cho công tác BVMT ở KCN đạt kết quả cao. Do đó, khi các biện pháp khác không thể điều chỉnh hành vi của con người thì pháp luật sẽ là công cụ bắt buộc họ phải tuân theo. Chính bởi tính bắt buộc mà các chính sách nhà nước đề ra trong việc BVMT mới được thực hiện triệt để, mới thúc đẩy sự tham gia của người dân và đồng thời cũng thay đổi được nhận thức của họ về việc bảo môi trường. Cũng bởi có sự điều chỉnh của pháp luật mà trước khi hành động mọi người luôn cân nhắc xem hành động này là những hành vi bị cấm hay không, điều này góp phần hoàn thiện hơn ý thức tuân thủ pháp luật của người dân.

Thứ hai, pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.

Pháp luật do nhà nước ban hành và nhà nước cũng là chủ thể đặc biệt của pháp luật. Không chỉ có tính bắt buộc mà pháp luật còn có tính cưỡng chế. Điều này thể hiện khi pháp luật đã có những quy định cụ thể mà bất kỳ ai vi phạm thì đều bị các cơ quan có thẩm quyền xử lí bằng các hình thức xử phạt cụ thể được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Nếu như không chấp hành hình phạt theo quy định thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành. Điều này đảm bảo sự công bằng trong việc tuân thủ pháp luật. Và trong vấn đề bảo vệ môi trường cũng vậy, nếu như các chủ thể không tuân thủ đúng các quy định trong Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản pháp luật có nội dung liên quan đến vấn đề BVMT thì Nhà nước sẽ áp dụng một số biện pháp cưỡng chế để đảm bảo việc thi hành, ví dụ như phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể như đình chỉ hoạt động… Điều này càng nhấn mạnh tính nghiêm khắc của pháp luật và buộc tất cả mọi người phải tuân thủ nghiêm ngặt, hạn chế và ngăn ngừa các hành vi vi phạm.

Thứ ba, pháp luật mới bảo đảm và thúc đẩy quyền con người được sống trong môi trường trong lành.

Quyền con người được sống trong môi trường trong lành đã được ghi nhận tại Điều 43, Hiến pháp 2013 quy định: “mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.” Như vậy, quyền này đã trở thành một quyền độc lập và cơ bản của con người. Vì thế bất kỳ ai cũng phải tôn trọng và bảo đảm việc thực hiện quyền. Cơ sở để đảm bảo quyền đó chính là môi trường trong lành. Để có môi trường trong lành thì vấn đề bảo vệ môi trường là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, quyền này đã được cụ thể hóa trong luật BVMT năm 2014, đã được thể hiện thành một nguyên tắc riêng. Ta có thể thấy, sự điều chỉnh của pháp luật về BVMT không những được coi là một biện pháp BVMT mà mục đích sâu xa đó là bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành. Nếu như chỉ quy định quyền này trong Hiến pháp thì rất khó để thực hiện, vì vậy việc cụ thể hóa trong pháp luật về BVMT sẽ làm cơ sở để thực hiện tốt quyền này, mà không một biện pháp BVMT có thể làm tốt hơn. Và khi pháp luật điều chỉnh tốt vấn đề bảo vệ môi trường là gián tiếp bảo đảm, thúc đẩy quyền con người được sống trong môi trường trong lành. Đây chính là một trong những lý do mà cần sự điều chỉnh của pháp luật trong hoạt động BVMT.

Trong thời buổi hiện nay, tình hình môi trường ngày càng diễn biến phức tạp: ô nhiễm, suy thoái ngày một nhiều và nghiêm trọng hơn; khắc phục tình trạng đó cũng rất khó khăn không chỉ vậy tranh chấp môi trường cũng ngày một tăng; do vậy, luôn cần sự điều chỉnh thống nhất của hệ thống pháp luật để giải quyết các tình trạng đó.

1.2. Nguồn của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Pháp luật là một phạm trù vừa mang tính giai cấp vừa thể hiện tính xã hội. Pháp luật là hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện.

Pháp luật có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Trong lĩnh vực môi trường, pháp luật là cơ sở pháp lý làm chuẩn mực cho các hành vi của con người khi tác động vào môi trường. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến môi trường như hoạt động khai thác, quản

lý, sử dụng tài nguyên; bảo vệ môi trường….Nó quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi tác động vào môi trường. Những việc được làm và phải làm đối với công tác BVMT. Hay nói cách khác đó chính là nghĩa vụ của con người đối với môi trường. Và khi con người có những hành động làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái thì chính pháp luật lại là thước đo để xác định mức độ vi phạm, xử lý vi phạm và đồng thời ngăn chặn các hành vi đó. Pháp luật cũng trao quyền cho tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng cũng quy định việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên đó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Như vậy, pháp luật về BVMT là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khai thác, quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng như bảo vệ, giữ gìn các thành phần môi trường, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành và sự phát triển của xã hội, góp phần BVMT toàn cầu.

Mặc dù ra đời muộn hơn so với các lĩnh vực pháp luật khác, nhưng đến nay thì hệ thống pháp luật về môi trường cũng khá đồ sộ và phong phú. Nó được hình thành dựa trên các nguồn Luật chung, vừa đảm bảo sự phù hợp với thông lệ quốc tế vừa tạo ra sự hài hòa trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nguồn của pháp luật là một trong những khái niệm cơ bản của lí luận nhà nước và pháp luật, cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều học giả. Do đó có khá nhiều quan điểm khác nhau, nhiều cách hiểu khác nhau về nguồn của pháp luật. Từ các cách hiểu khác nhau, dưới góc độ pháp lý và thực tiễn thì giáo trình lí luận chung nhà nước và pháp luật, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội có đưa ra một khái niệm chung nhất “nguồn pháp luật là những hình thức chính thức thể hiện các quy tắc bắt buộc chung được nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý để áp dụng vào việc giải quyết các sự việc trong thực tiễn pháp lý và là phương thức tồn tại trên thực tế của các quy phạm pháp luật.”

Quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường, thực tiễn tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội - 3

Mặc dù hiện nay, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau, nhưng về cơ bản, nguồn của pháp luật về BVMT ở Việt Nam gồm:

1.2.1. Điều ước quốc tế

Đây là một trong những nguồn cơ bản, quan trọng của pháp luật Việt Nam. Theo Khoản 1, Điều 2, Công ước Viên 1969 định nghĩa “Điều ước quốc tế là văn bản ghi nhận thỏa thuận của các chủ thể luật quốc tế và được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận được ghi nhận trong một văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của các văn kiện đó.” Có thể là các điều ước quốc tế song phương, đa phương, điều ước quốc tế có tính chất khu vực hoặc các điều ước quốc tế mang tính toàn cầu. Do đó, mà điều ước quốc tế thường có tên gọi khác nhau phụ thuộc một phần vào chủ thể ký kết ví dụ: các hiệp định, hiệp ước, công ước, nghị định thư…

Việc tham gia các điều ước quốc tế, Việt Nam đã chuyển hóa nội dung của nó thành các quy định trong các văn bản pháp luật, không chỉ vậy, cách thức giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế cũng giúp cho Việt Nam có thể học hỏi và rút ra kinh nghiệm để sửa đổi, hoàn thành công tác tư pháp. Ngay tại Điều 759 bộ luật dân sự năm 2005 cũng quy định việc áp dụng điều ước quốc tế như sau:

“Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.”

Do vậy, có thể thấy đối với pháp luật quốc gia thì điều ước quốc tế ngày càng có vị trí quan trọng và cần thiết trong việc áp dụng trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

Trong lĩnh vực môi trường, Việt Nam cũng đã tham gia nhiều công ước về bảo vệ môi trường như: Công ước liên quan đến bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên ; Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có nguy cơ bị đe dọa, 1973; Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển (MARPOL 73/78); Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về sự biến đổi môi trường, 1992…Việc tham gia các công ước này giúp cho Việt Nam có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề BVMT, hơn nữa cho Việt Nam nhiều phương pháp, cách thức BVMT như việc thu gom, vận chuyển, tái chế các chất thải; giữ gìn và sử

dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn đa dạng sinh học…và đặc biệt là sự hợp tác với các quốc gia trên thế giới cùng giữ gìn, bảo vệ môi trường toàn cầu.

1.2.2. Văn bản quy phạm pháp luật.

Đây là nguồn pháp luật chính thức và quan trọng nhất, bởi lẽ, các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam khi giải quyết các vụ việc pháp lý thực tế thuộc thẩm quyền của mình đều chủ yếu dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia. Theo đó, văn bản quy phạm pháp luật là hình thức thể hiện của các quy định pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới một hình thức nhất định và chứa đựng các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh một loại quan hệ xã hội, được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn đời sống. Việc thực hiện các quy phạm pháp luật trong văn bản đó không làm chấm dứt hiệu lực của nó. Do vậy, văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo thành một trật tự pháp lý thống nhất, hoàn chỉnh và phù hợp.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta gồm nhiều loại có giá trị pháp lý khác nhau, cao nhất là Hiến pháp, đạo luật cốt lõi, làm tư tưởng, nguồn gốc cho ra đời các văn bản pháp luật ở từng lĩnh vực như Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật hành chính…do Quốc Hội ban hành, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc Hội. Tiếp đó là hàng loạt các Nghị định của Chính Phủ, Thông tư của từng Bộ, Ngành. Các quy định được trình bày thành văn nên thống nhất, rõ ràng, cụ thể, đảm bảo dễ hiểu đối với tất cả các đối tượng. Nó là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để cơ quan có thẩm quyền áp dụng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên văn bản pháp luật cũng có nhiều hạn chế, do vậy đây không phải là nguồn pháp luật duy nhất bởi cũng có nhiều khi các quy phạm pháp luật không phù hợp với điều kiện thực tế, nó mang tính khái quát cao nên khó khăn trong việc áp dụng hoặc cũng nhiều trường hợp thực tế xảy ra nhiều tình huống mà quy phạm pháp luật chưa có quy định điều chỉnh nó, cũng có khi lại chính những lỗ hổng, khoảng trống trong các quy định pháp luật. Để xây dựng và thông qua một bộ luật cụ thể cần rất nhiều thời gian và hơn hết nó phải được phổ biến rộng khắp thì mới đảm bảo hiệu lực thực thi. Do vậy, văn bản pháp luật quốc gia sẽ trở thành nguồn quan trọng của hệ thống pháp luật Việt Nam.

1.2.3. Tập quán quốc tế

Là hình thức biểu hiện các nguyên tắc xử sự, được hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế trong một thời gian nhất định và được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận có giá trị pháp lý ràng buộc với mình. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi tập quán quốc tế trở thành một nguồn của pháp luật và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Pháp luật Việt Nam hiện nay thừa nhận tập quán quốc tế là nguồn của pháp luật Việt Nam. Ví dụ trong lĩnh vực thương mại, pháp luật Việt Nam cũng thừa nhận và áp dụng các tập quán thương mại quốc tế; về vấn đề BVMT cũng vậy, như trong Tuyên bố Stockhom năm 1972 về các vấn đề môi trường cũng đưa ra các quy tắc và một số vụ việc giải quyết về tranh chấp môi trường hay xử lý vi phạm môi trường, Tòa Án cũng dẫn chiếu như một nguồn luật. Và việc áp dụng tập quán quốc tế cũng được cụ thể hóa trong Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định: “Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

1.2.4. Phong tục, tập quán Việt Nam.

Việt Nam- một đất nước giàu truyền thống dân tộc. Có những phong tục đã trở thành luật lệ, bắt buộc đối với nhiều nơi. Phong tục có thể hiểu là những hoạt động sống của con người, được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử và ổn định thành nề nếp, được mọi thành viên trong cộng đồng thừa nhận và tự giác thực hiện có tính kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cộng đồng nhất định. Còn tập quán được hiểu dựa trên những nét cơ bản là những phương thức ứng xử giữa người với người đã được định hình và được xem như một dấu ấn, một điểm nhấn tạo thành nề nếp, trật tự trong lối sống của cá nhân, trong quan hệ nhiều mặt tại một cộng đồng dân cư nhất định 3.


3 PGS.TS.Phùng Trung Tập, Phong tục, tập quán và áp dụng tập quán trong công tác xét xử án dân sự, Thời sự pháp luật,

Phong tục, tập quán vừa có thể là nguồn nội dung, vừa là nguồn hình thức của pháp luật. Hiện nay, rất nhiều những phong tục, tập quán biến thể, lạc hậu nhiều người đã lợi dụng điều đó mà thực hiện những hành vi trái đạo đức. Ví dụ như số ít dân tộc thiểu số vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi một vài tập quán lạc hậu như vẫn còn tình trạng chuồng nuôi nhốt gia súc ở dưới gầm nhà của nhiều gia đình vùng cao huyện Mường Khương; các dân tộc Mông, Dao, theo đó nước thải, phân gia súc, gia cầm ngập ngụa tràn ra đường. Chính tập quán chăn nuôi vậy gây ô nhiễm môi trường, nước thải từ chăn nuôi không qua xử lý xả thẳng ra sông suối, rác thải không được thu gom vất trực tiếp bừa bãi ra đường gây ô nhiễm đất, nước. Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe và môi trường sống của người dân vùng cao. Những phong tục, tập quán trái với ý chí của nhà nước sẽ trở thành tiền đề để hình thành nên những quy phạm pháp luật thay thế chúng nhằm điều chỉnh, xóa bỏ nó ra khỏi đời sống xã hội. Vì vậy, mà có những quy định về quản lý, xử lý nước thải, chất thải đã được ban hành…

Cũng nhiều những phong tục, tập quán tiến bộ, tốt đẹp được nhà nước thừa nhận sẽ trở thành nguồn của pháp luật. Việc áp dụng phong tục, tập quán là một trong những biện pháp cần thiết để bảo vệ bản sắc văn hóa và chuẩn mực đạo đức truyền thống của Việt Nam. Phong tục, tập quán và pháp luật có sự tác động lẫn nhau, phong tục tập quán được hình thành và tồn tại trước khi có pháp luật và đến khi pháp luật được hình thành thì phong tục, tập quán vẫn tồn tại và nó được coi như “nguyên liệu” tạo ra pháp luật, đồng thời cũng là công cụ bổ sung, hỗ trợ cho pháp luật.

Ngoài ra, phong tục, tập quán còn được coi là nguồn hình thức của pháp luật Việt Nam trong trường hợp nó được áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế. Rất nhiều nơi người dân sử dụng những tập tục riêng của địa phương, của dân tộc họ để giải quyết tranh chấp khi xảy ra thì khi đó, tập quán được xem như là nguồn hình thức của pháp luật.

Riêng trong lĩnh vực BVMT, từ xa xưa đã có khá nhiều những phong tục về BVMT và nó làm tiền đề cho sự phát triển của luật BVMT sau này. Có những nơi họ thực hiện và đề cao phong tục hơn cả những quy định của pháp luật. Ví

dụ, dân tộc H’Mông, họ có truyền thống gắn bó với rừng và có tục cúng rừng. Người dân H'Mông coi rừng cúng của thôn là rừng thiêng nên bảo vệ rất nghiêm ngặt theo hương ước do thôn đề ra và truyền qua nhiều đời bằng miệng. Hương ước này quy định: “Nghiêm cấm mọi người dân trong thôn kể cả người ngoài không được vào rừng cúng chặt cây, lấy củi, chăn thả gia súc vào rừng..., nếu ai vi phạm sẽ bị thôn phạt vạ bằng tiền, ngô hoặc gạo nộp vào quỹ.” 4 Hay tập quán của Người Thái quy định: “đối với rừng phòng hộ ở đầu nguồn nước thì tuyệt đối cấm khai thác; rừng dành cho việc khai thác tre, gỗ để dựng nhà, phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống thì tuyệt đối không được chặt đốt làm nương.”5

Như vậy, phong tục, tập quán được coi là nguồn thứ yếu của pháp luật Việt Nam, các quy định của nó chủ yếu tồn tại dưới dạng bất thành văn, thiếu rõ ràng, cụ thể nên khó đảm bảo sự thống nhất. Nhưng bên cạnh đó, chính phong tục, tập quán lại làm nền tảng góp phần bổ sung những thiếu sót trong các văn bản quy phạm pháp luật.

1.2.5. Nguyên tắc chung của pháp luật

Các nguyên tắc chung của pháp luật là những nguyên lý, những tư tưởng cơ bản làm cơ sở cho toàn bộ quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật trong thực tế 6. Những nguyên tắc chung của pháp luật sẽ được chuyển hóa trong các quy định của pháp luật để cụ thể hóa cũng như hiện thức hóa nguyên tắc đó. Ví dụ nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền công dân và quyền con người đã được cụ thể hóa trong tất cả các văn bản quy phạm pháp luật ở bất kỳ ngành luật nào. Ngay trong Luật BVMT năm 2014 cũng đưa ra các nguyên tắc, các quy định về bảo vệ quyền con người. Theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành thì Luật BVMT


4 Cục Kiểm lâm, Phong tục, tập quán mối liên hệ với quản lý tài nguyên rừng, http://www.kiemlam.org.vn/PortletBlank.aspx/89E2ECE261054E6DA2D06A694DE5001 6/View/So- 3/Phong_tuc_tap_quan_moi_lien_he_voi_quan_ly_tai_nguyen_rung/?print=433010760, truy cập 8:40’ ngày 12/3/2016.

5 TS.Phạm Quang Tiến, PGS.TS.Nguyễn Thị Hồi (2010), Tập quán và luật tục bảo vệ môi trường của một số dân tộc ít người ở Việt Nam, Tạp chí Luật học, (6), trang 53.

6 TS.Nguyễn Thị Hồi (2008), Các loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (12), trang 128.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 29/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí