Định Hướng Nâng Cao Năng Lực Quản Trị Vốn Chủ Sở Hữu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội Đến 2020


ề nguồn vốn

Bảng 3.2: Kế hoạch về Nguồn vốn của MB 2016 – 2020


Đơn vị: Tỷ VNĐ


Nguồn vốn

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tiền gửi và

vay các TCTD khác

8.921

15.102

9.687

5.350

5.000

5.000

Tiền gửi

khách hàng

181.565

202.641

235.230

272.018

306.755

347.304

Phát hành

giấy tờ có giá

2.450

3.000

3.000

4.000

5.000

5.000

Các khoản nợ

khác

4.923

5.112

3.837

4.399

3.670

3.756

Tổng tài sản

nợ (I)

197.859

225.855

251.754

285.767

320.425

361.060

Vốn chủ sở

hữu







Vốn điều lệ

16.000

17.128

18.841

20.725

22.797

25.077

Thặng dư vốn

cổ phần

719

719

1.100

1.280

1.350

1.400

Các quỹ ngân

hàng

2.242

2.677

3.988

4.401

4.829

5.295

Lợi nhuận

chưa phân phối

3.633

4.658

6.762

6.111

5.191

3.624

Tổng vốn chủ sở hữu

(II)

22.593

25.182

30.691

32.517

34.168

35.396

Tổng nguồn

vốn (I II)

221.043

251.647

283.055

318.939

355.248

397.196

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội MB - 17

Nguồn: [48], Tính toán của NCS


Thu nhập và chi phí

Bảng 3.3: ế hoạch Thu nhập và Chi phí của MB 2016 - 2020


Đơn vị: tỷ VNĐ


STT

Thu nhập

và Chi phí

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1

Thu nhập lãi

thuần


7.319


8.423


9.487


10.670


11.979


13.429

2

Lãi thuần từ hoạt động

dịch vụ


544


825


1.912


2.121


2.352


2.608

3

Thu nhập từ các hoạt

động khác


293


320


800


800


800


800

4

Thu đầu tư góp vốn mua

cổ phần


92


120


150


150


150


150

5

Thu khác


525


400


400


400


400


400

A

Doanh thu

thuần


8,772


10,088


12,749


14,141


15,681


17,387

B

Chi hoạt

động


3,449


4,110


5,100


5,656


6,272


6,955

C

Chi dự

phòng rủi ro


2.102


2.421


2.550


2.121


2.352


2.608

D

Lợi nhuận

trước thuế


3.221


3.557


5.100


6.363


7.056


7.824

E

Thuế thu

nhập doanh nghiệp


709


711


1.020


1.273


1.411


1.565

F

Lợi nhuận

sau thuế


2.512


2.845


4.080


5.091


5.645


6.259

Nguồn: [48] và Tính toán của NCS


3.1.2 Định hướng nâng cao năng lực quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội đến 2020

Những mục tiêu trong quản trị vốn chủ sở hữu của M được hỗ trợ bởi việc áp dụng các thông lệ và thực tiễn quản trị tốt, có điều chỉnh phù hợp với điều kiện cụ thể tại Việt Nam và tại MB. Như đã nêu, những mục tiêu trong quản trị vốn chủ sở hữu mà MB mong muốn đạt được bao gồm:

- Đối với cơ quan quản lý nhà nước, mục đích quản trị vốn tại M nhằm bảo vệ quyền lợi của những người gửi tiền, đồng thời đảm bảo ngân hàng có đủ vốn chủ sở hữu để phòng ngừa được các rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng trong tổng thể nền kinh tế;

- Đối với cổ đông của MB, mục đính chủ yếu trong quản trị vốn chủ sở hữu là có lợi ích tối đa trên mỗi đồng vốn bỏ ra, đồng thời không bị mất vốn do các rủi ro trong kinh doanh và hoạt động tác động, hay nói cách khác là bảo toàn được vốn và giá trị vốn của ngân hàng, bảo vệ quyền lợi của cổ đông;

- Đối với an lãnh đạo ngân hàng, vốn chủ phải được cung cấp đầy đủ để có thể triển khai được các mô hình kinh doanh, phòng chống rủi ro và đảm bảo theo các tỷ lệ theo yêu cầu của pháp luật, tuân thủ các chính sách trong nội bộ và đảm ảo hiệu quả sử dụng vốn;

- Đối với khách hàng, bất kể vốn ngân hàng thế nào thì ngân hàng cũng phải đưa ra được các đề xuất có giá trị, đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, thực hiện cam kết và duy trì mối quan hệ lâu dài với ngân hàng.

Với những mục tiêu như vậy, công tác quản trị vốn chủ sở hữu của MB cần có những định hướng lớn:


- Quản trị vốn chủ sở hữu tại M đi theo những thông lệ và thực tiễn tốt nhất trên thế giới, phù hợp với bối cảnh kinh tế Việt Nam;

- Tiên tiến và đi đầu trong việc áp dụng các công nghệ hiện đại trong quản trị vốn;

- Đảm bảo tính hiệu quả cao trong đầu tư hạ tầng cho công tác quản trị vốn, tận dụng các nguồn lực sẵn có của ngân hàng;

- Tận dụng được những hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước;


- MB cần quyết tâm đến năm 2020 có một hệ thống quản trị vốn tiên tiến, hiện đại bao gồm tất cả các phương pháp luận, hạ tầng, quy trình, con người sẵn sàng không chỉ đối với việc tuân thủ các quy định (kể cả Basel II, III trong tương lai) mà c n đạt được những mục đích đề ra đối với quản trị vốn chủ sở hữu. Mục đích và định hướng về quản trị vốn tại M phù hợp với chiến lược và do vậy hỗ trợ việc thực thi chiến lược hiệu quả. Thực hiện việc kết hợp giữa lập kế hoạch kinh doanh định kỳ cùng với việc lập kế hoạch tài chính, kế hoạch vốn, thực hiện phân bổ và đánh giá hiệu quả vốn chủ sở hữu theo Quy chế quản lý vốn.

Với những mục đích như vậy, về quản trị ngân hàng, vốn chủ sở hữu của ngân hàng phải được cung cấp đầy đủ để đảm bảo triển khai được các mô hình kinh doanh, phòng chống rủi ro và đảm bảo theo các tỷ lệ theo yêu cầu của pháp luật và sử dụng vốn hiệu quả.

Xuất phát từ các yêu cầu pháp luật khi quá trình tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng và triển khai áp dụng Hiệp ước Basel II đang được thực hiện, việc sớm triển khai nghiên cứu và áp dụng những thực tiễn và thông lệ tốt nhất trong quản trị vốn chủ sở hữu tại các NHTM sẽ hỗ trợ các ngân hàng vừa đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan, vừa đưa những khái niệm, phương pháp luận và công cụ tiên tiến phục vụ cho hoạt động quản lý và phát


triển kinh doanh, đem lại lợi ích cho các bên liên quan. Mặc dầu các ngân hàng Việt Nam đang ở các vị trí khác nhau trong quản trị vốn nhưng nhìn chung các ngân hàng vẫn chỉ đang ở những giai đoạn đầu trong phát triển lý luận về triển khai quản trị vốn. Việc triển khai Basel II theo yêu cầu của NHNN là ước khởi đầu quan trọng nhất đối các ngân hàng trong việc áp dụng các thông lệ tốt nhất về quản trị vốn. Nói cách khác, việc triển khai quản trị vốn tại ngân hàng trong đó quan trọng nhất chính là triển khai Basel II và sẵn sàng cho những yêu cầu quản lý khác trong tương lai có liên quan đến quản trị rủi ro, vốn ngân hàng và giám sát hoạt động các NHTM của NHNN Việt Nam.

Trong khi nhiều ngân hàng trên thế giới đã thực hiện Basel III thì hiện nay phần lớn các ngân hàng trong nước mới dừng ở Basel I. Với Basel II, từ năm 2014, có 10 NHTM được NHNN chọn thí điểm thực hiện gồm: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MB, Sacombank, Techcombank, ACB, VPBank, VIB và Maritime Bank.

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự thành công của công tác quản trị vốn chủ sở hữu M . Do đặc thù của vốn chủ sở hữu ngân hàng và những yêu cầu ngày một nâng cao không chỉ từ phía các cơ quan quản lý, giám sát mà chủ yếu còn từ nhu cầu phát triển bền vững của các NHTM, các NHTM nói chung và MB nói riêng cần có những giải pháp cụ thể liên quan đến nâng cao chất lượng và năng lực của nguồn nhân lực trực tiếp và gián tiếp có liên quan đến các chương trình triển khai năng lực quản trị vốn chủ sở hữu.


Với MB nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bao gồm những nội dung đào tạo và tuyển dụng các cán bộ nhân viên đáp ứng được các yêu cầu của công tác quản trị vốn chủ sở hữu. Những yêu cầu này đ i hỏi những năng lực rất khác nhau chẳng hạn như về toán, kinh tế lượng, các mô hình tính toán rủi ro, các mô hình tính toán, hoạch định và dự báo tài chính, … Thêm vào đó, có thể nói công tác quản trị vốn chủ sở hữu hiện đại sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ về công nghệ thông tin và do vậy cũng đ i hỏi có được nguồn nhân lực có thể đảm trách và làm chủ công nghệ về quản trị vốn chủ sở hữu.

Như vậy, nguồn nhân lực cần thiết cho triển khai công tác quản trị vốn chủ sở hữu bao gồm hai nhóm lớn như sau:

- Thứ nhất, nguồn nhân lực chuyên môn cao về quản trị vốn.


- Thứ hai, nguồn nhân lực về CNTT phục vụ cho công tác quản trị vốn chủ sở hữu.

Liên quan đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, MB cần thực hiện và tuân thủ theo những nội dung chính bao gồm:

+ Xác định các năng lực cốt lõi cho từng nhóm công việc để bố trí nguồn nhân lực đi đôi với việc xây dựng mô hình tổ chức quản trị vốn chủ sở hữu. Một điểm cần lưu ý là công tác quản trị vốn chủ sở hữu ngân hàng ở mức độ vận hành liên quan đến nhiều đơn vị khác nhau và do vậy cần xác định ranh giới giữa các nhóm, các đơn vị và các cá nhân liên quan về những năng lực cốt lõi này;

+Thường xuyên rà soát, đánh giá nguồn nhân lực phù hợp đáp ứng được yêu cầu theo từng giai đoạn để có những giải pháp đào tạo tương ứng;


+ Có kế hoạch cụ thể dài hạn trong việc đào tạo, huấn luyện nâng cao năng lực theo các hình thức đào tạo tại chỗ hoặc gửi đi đào tạo bên ngoài (trong và ngoài nước);

+ Thực hiện tốt việc đánh giá hiệu quả theo công việc nhằm đảm bảo tính công bằng cũng như tính hiệu quả tổng thể cũng như từng mảng công việc trong công tác quản trị vốn chủ sở hữu ngân hàng.

3.2.2 Tăng cường năng lực quản trị sự tha đổi

Như đã nói ở trên việc triển khai tuân thủ là bắt buộc và làm thay đổi về cơ ản việc quản trị ngân hàng. Đối với các nhà quản trị ngân hàng cấp cao, điều này ảnh hưởng đến cách thức kinh doanh, đánh giá hiệu quả dựa trên đồng vốn khan hiếm. Chính điều này có thể dẫn đến những xung đột giữa các nhóm kinh doanh và các nhà quản lý của các đơn vị trong ngân háng, cụ thể việc điều chỉnh sản phẩm, phân khúc thị trường, khẩu vị rủi ro có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các kế hoạch kinh doanh của các mảng, các khối kinh doanh. Việc đánh giá kết quả dựa vào vốn kinh tế được phân

ổ có thể khác đi so với kết quả kinh doanh của mỗi đơn vị kinh doanh gây ra những xung đột nhất định, do vậy cần có việc truyền thông tốt để các đơn vị nhận thức nhất quán và triển khai đạt đúng mục đích yêu cầu.

Những tác động, những thay đổi không chỉ dừng lại ở bậc quản lý cấp cao mà thực sự tác động tới tất cả các mảng hoạt động ngân hàng, kể từ khâu lập kế hoạch tài chính, kế hoạch vốn cho đến việc đánh giá hiệu quả các đơn vị. Vì vậy, đ i hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhóm, các bộ phận và những thay đổi này nếu không được nhận thức và tuân thủ sẽ có những tác động xấu đến toàn bộ tiến trình triển khai.


Nhằm quản trị sự thay đổi, những điểm chính cần lưu ý là thay đổi là một quá trình không phải là một sự kiện, thay đổi nên đươc thực hiện theo chiến lược sau đây:

Mục tiêu chiến lược rõ ràng;


Có sự hỗ trợ từ cấp cao nhất;


Quản lý dự án có thay đổi;


Cần có thời gian để nghiên cứu tiếp cận và chuyển đổi nhận thức;


Hệ thống thưởng phạt phù hợp;


Lập kế hoạch có tính khả thi cao;


Thay đổi phải có tính thực tiễn cao;


Sử dụng các nguồn lực hiện có và thuê chuyên gia giỏi ên ngoài;


Hợp tác giữa các bộ phận trong tổ chức;


Mô hình mẫu có cơ sở và thuyết phục cao;


Phải linh hoạt trong triển khai áp dụng vào thực tiễn;


Xác định các thước đo mục tiêu rõ ràng.


3.2.3 Tăng cường kỹ năng quản trị và lãnh đạo

Việc xác định cho một ngân hàng về chương trình quản trị vốn là cả một quá trình lâu dài, với sự phối hợp của nhiều nguồn lực đ i hỏi việc quản trị dự án và lãnh đạo đi đến mục tiêu một cách khoa học và hiệu quả. Mục tiêu cơ bản của việc quản lý dự án thể hiện ở chỗ các công việc phải được hoàn thành theo yêu cầu và bảo đảm chất lượng, trong phạm vi chi phí được duyệt, đúng thời gian và giữ cho phạm vi dự án không thay đổi. Với tính chất phức tạp không chỉ đối với việc tuân thủ theo asel mà c n có ý nghĩa quan trọng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/12/2022