Đối Với Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam 51859


Đánh giá về các hệ thống, chương trình ổ trợ cho quản trị vốn. Các chương trình, hệ thống này được mô tả một phần ở trên, trong đó những điểm lớn bao gồm:

+ Các chính sách, quy trình liên quan đến ban hành, kiểm soát, giải pháp đối với các chỉ số tài chính và hoạt động chủ yếu, nguồn nhân lực chất lượng cao trong phân tích và triển khai các giải pháp có liên quan, các hệ thống công nghệ hỗ trợ;

+ Năng lực phân tích tài chính và phân tích kết quả tài chính bao gồm những điểm lớn như: phân ổ chi phí nhằm tính toán hiệu quả tuyệt đối của từng mảng kinh doanh (Bán lẻ, bán buôn, chi nhánh, sản phẩm, phân khúc khách hàng), cơ chế về giá vốn nội bộ (FTP) đang áp dụng.

Dựa trên những đánh giá này, các khuyến nghị cũng như các chương trình thu hẹp khoảng cách sẽ được đưa ra. Thường những khoảng cách này trong các ngân hàng Việt Nam so với thông lệ tốt c n lớn, dẫn đến chi phí và các nguồn lực cần thiết để thu hẹp khoảng cách là rất tốn kém đối với các ngân hàng.

Triển khai các công việc cần thiết


Các nhóm công việc lớn bao gồm:


i) Hoạch định về chiến lược vốn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.


Việc hoạch định chiến lược vốn dài hạn của ngân hàng cần sớm được tiến hành và trao đổi với các cổ đông nhằm đi đến thống nhất

Quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội MB - 20

ii) Chuẩn bị các chương trình cần thiết liên quan bổ trợ cho quản trị vốn. Các chương trình cần thiết bao gồm:

-Phân bổ chi phí;


-Phương pháp định giá vốn nội bộ FTP;


-Phương pháp tính giá vốn chủ sở hữu theo các mô hình tiên tiến.


iii) Triển khai khung, chính sách và quy trình thủ tục liên quan đến rủi ro và tính toán giá trị rủi ro.Việc triển khai được tập trung trong các mảng sau:

- Rủi ro tín dụng


- Rủi ro thị trường


- Rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất sổ ngân hàng


- Rủi ro hoạt động


- Khung rủi ro và ICAAP


- Dữ liệu và các hệ thống CNTT


iv) Triển khai xây dựng mô hình rủi ro đối với các nhóm rủi ro chính yếu.

- Xây dựng phương pháp luận và công cụ đo lường đối với giá trị rủi ro đơn lẻ;

- Xây dựng phương pháp luận và phương pháp tiến hành tổng hợp vốn.


v) Phát triển và hoàn thiện phương pháp luận & công cụ đánh giá hiệu quả vốn.

- Hiệu quả vốn tổng thể ;


- Hiệu quả vốn đối với mỗi đơn vị được đánh giá;


- Tác động bổ trợ giữa các đơn vị tiêu thụ vốn.


vi) Xây dựng các phương pháp xác định mức sẵn có về vốn.


vii) Các chiến lược và giải pháp giảm lãng phí vốn, mô hình kinh doanh hiệu quả về vốn.

viii) Hoàn thiện về tổ chức và quản trị vốn liên tục.


ix) Rà soát và hoàn thiện bộ chỉ tiêu về vốn.


Lộ trình triển khai tổng thể khung quản trị vốn chủ sở hữu được nêu trên đây là quan sát và đề xuất của tác giả, đặc biệt về nguồn lực, khung thời gian và đơn vị chịu trách nhiệm chính đối với mỗi luồng/phân khúc công việc chủ yếu. MB có thể lựa chọn cách tiếp cận phù hợp với khả năng và năng lực và điều chỉnh lộ trình cũng như luồng công việc tương ứng, cân nhắc tính kế thừa những gì hiện có.

3.3. Kiến nghị


3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nâng cao hiệu quả quản trị vốn chủ sở hữu của các NHTM phù hợp với định hướng của NHNN trong quản trị và giám sát hoạt động của ngành ngân hàng, đảm bảo thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ, đưa ngành ngân hàng Việt Nam đi theo các thông lệ và thực tiễn tốt đồng thời tuân thủ những cam kết của một ngân hàng trung ương trong việc triển khai các hiệp ước Basel.

Triển khai các công việc đảm bảo tuân thủ theo Basel II ở Việt Nam là một quá trình lâu dài và tốn kém rất nhiều nguồn lực từ phía NHNN và các NHTM. Việc đầu tư cho tuân thủ đối với một số ngân hàng đ i hỏi những đầu tư tương đối lớn với các ngân hàng xét về quy mô của các ngân hàng. Những sự chưa đầy đủ và sạch của dữ liệu, khả năng đầu tư công nghệ chưa cao, những khái niệm và phương pháp luận còn mới mẻ với các ngân hàng đều là những thách thức lớn. Những hỗ trợ của NHNN với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước đến nay đóng vai tr rất quan trọng trong triển khai


tuân thủ theo Basel II và làm nền tảng cho các ngân hàng tận dụng cơ hội để xây dựng cho mình một hệ thống quản trị vốn chủ sở hữu hiệu quả.

3.3.1.1 Hướng dẫn, định hướng


NHNN cần có những hướng dẫn rất cụ thể liên quan đến triển khai Basel II và các ngân hàng có thể tận dụng những hướng dẫn này trong triển khai và qua đó là triển khai những chương trình quản trị vốn của mình. Các NHTM cần NHNN đưa ra các văn ản hướng dẫn chi tiết về mặt yêu cầu nội dung để các ngân hàng có đầy đủ căn cứ triển khai thích hợp, vừa phù hợp với thực tiễn, vừa đảm bảo hiệu quả của việc áp dụng tiêu chuẩn Basel cho ngân hàng Việt Nam.

NHNN có thể tăng cường hơn nữa sự phối hợp với các NHTM trong việc xây dựng, triển khai quy định hướng dẫn Basel II nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động cùng với những hỗ trợ và phê duyệt cần thiết trong triển khai Basel II.

3.3.1.2 Tư vấn


Đến nay, NHNN đã phối hợp với các tổ chức quốc tế và tổ chức tư vấn tổ chức nhiều các cuộc hội thảo liên quan đến asel II và đưa ra các khuyến nghị triển khai tại Việt Nam. Một trong những quan sát có được từ những cuộc hội thảo này là nội dung rất rộng và bao trùm toàn bộ các phần có liên quan đến lý luận, phương pháp luận chung cũng như tiến trình và phương thức triển khai.

Trước đây và hiện nay, NHNN có nhận được sự hỗ trợ của các Tổ chức quốc tế, các cơ quan hỗ trợ phát triển và các tổ chức phi lợi nhuận trong triển khai các chương trình lớn của NHNN. Với việc triển khai Basel II, NHNN có thể tìm kiếm các nguồn hỗ trợ tương tự nhằm cung cấp tư vấn hữu ích cho NHNN và đồng thời chia sẻ với các NHTM.


3.3.1.3 Mô hình


Các nguyên tắc và cơ sở xây dựng các mô hình có liên quan trong triển khai asel đều sẵn có thông qua tài liệu, các nghiên cứu của các tổ chức quốc tế và một số nghiên cứu trong nước. NHNN có rất nhiều thông tin và nghiên cứu hữu ích có thể giúp ích cho các NHTM. Tuy nhiên việc xây dựng và hoàn thiện các mô hình này trong hệ thống các NHTM, đưa các mô hình thực sự đáp ứng cả yêu cầu tuân thủ lẫn việc phát triển quản trị vốn của các ngân hàng là một thách thức vô cùng lớn đối với mỗi ngân hàng. Việc các NHTM tự mình phát triển những mô hình này đ i hỏi hoặc rất mất thời gian và nguồn lực bên trong về kiến thức và kinh nghiệm có thể chưa sẵn sàng; hoặc rất tốn kém trong đầu tư cho việc thuê chuyên gia tư vấn và mua các phần mềm CNTT.

Với những nguồn lực của mình, NHNN và các cơ quan có thể hỗ trợ trong việc xây dựng các mô hình, hoặc phối hợp với các ngân hàng đàm phán chung để đầu tư những mô hình tổng quan, sau đó mỗi ngân hàng từ đó phát triển thêm theo quan điểm và khẩu vị, cũng như tùy thuộc vào nguồn lực của mình. Về khía cạnh quản lý nhà nước, NHNN có thể nắm bắt được những mô hình này từ ước đi đầu tiên và sẽ thuận tiện hơn cho giai đoạn phê duyệt thông qua mô hình của các ngân hàng thương mại.

3.3.1.4 Dữ liệu


Các NHTM đã có gần 30 năm phát triển. Những hệ thống trung tâm dữ liệu đã và đang được các ngân hàng đầu tư và phát triển trong những năm gần đây cùng với việc đầu tư triển khai các giải pháp công nghệ ngân hàng lõi, một số ngân hàng còn tiến xa hơn nữa bằng cách đầu tư vào các kho dữ liệu và hệ thống báo cáo quản trị thông minh. Tuy nhiên, những thách thức về tính sẵn có và đầy đủ của dữ liệu đ i hỏi sự hợp lực rất cao của toàn hệ thống ngân


hàng để có thể vượt qua nhưng cần phải có sự hỗ trợ của NHNN cùng các cơ quan của mình có thể thực hiện được vai trò này. Các dữ liệu về khách hàng cần thiết để xây dựng, kiểm chứng các mô hình liên quan đến rủi ro tín dụng, các con số thống kê liên quan đến các sự kiện rủi ro hoạt động, những thống kê về tình trạng thanh khoản, cũng như iến động về lãi suất và ngoại hối đều có thể được cung cấp từ các cơ quan nghiên cứu hoặc nghiệp vụ của NHNN, các dữ liệu này có thể được tập trung, cung cấp cho các ngân hàng.

Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng nguồn dữ liệu này theo cách thức của mình và đảm bảo các quan điểm và khẩu vị rủi ro là riêng của mỗi ngân hàng, kết quả chạy dữ liệu từ các mô hình chỉ nên mang tính tham khảo.

Điểm cần lưu ý ở đây là đảm bảo tính bảo mật riêng trong các dữ liệu của mỗi ngân hàng, có nghĩa là những thông tin liên quan đến đặc điểm nhận dạng của các khách hàng sẽ không được chia sẻ, chỉ chia sẻ các thông tin về giao dịch, tài chính.

Các cơ quan thuộc NHNN liên quan đến quản trị các nguồn dữ liệu này cần sớm xây dựng cơ chế chia sẻ các thông tin cho các ngân hàng trong toàn ngành, qua đó hỗ trợ các ngân hàng có những quan sát hữu ích nhằm nhìn nhận và đánh giá rõ ràng hơn về những rủi ro của mỗi ngân hàng dựa trên khẩu vị rủi ro của mình và của toàn ngành, qua đó giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tính lành mạnh, ổn định và an toàn của hệ thống.

3.3.2 Đối với các cơ quan quản lý

Các chương trình hỗ trợ đặc biệt đ i hỏi những nguồn lực nhất định và sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Ví dụ, đối với các ngân hàng đang trong quá trình triển khai, NHNN có thể hợp tác với bộ tài chinh, cơ quan thuế (Tổng cục thuế) đưa ra những chương trình khuyến khích như ưu đãi về thuế đối với việc đầu tư mua sắm hạ tầng, thuê tư vấn cho quản


trị vốn, cụ thể cho chương trình triển khai Basel nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí cho các ngân hàng, đồng thời khuyến khích các ngân hàng đầu tư hơn nữa cho các chương trình nâng cao năng lực quản trị rủi ro.

Các cơ quan quản lý nhà nước sở hữu một nguồn lực khổng lồ về tri thức có liên quan đến kinh doanh và quản trị ngân hàng. Vốn chủ sở hữu và quản trị vốn chủ sở hữu, cùng với quản trị rủi ro, các hiệp ước Basel về giám sát ngân hàng là những chủ đề mà các các cơ quan này đã và đang được quan tâm trong suốt thời gian qua. Một trong những hạn chế của những nghiên cứu được nêu là tính thực tiễn và khả năng áp dụng trong thực tế c n thấp. Một số các tổ chức chỉ có được các dữ liệu và thông tin ở tầm vĩ mô mà không có được thông tin nội bộ các ngân hàng, hoặc các thông tin không được đầy đủ và hệ thống nên ảnh hưởng đến đánh giá và phân tích để ra những nhận định và kết luận hữu ích, thực tiễn. Những nghiên cứu và khuyến nghị của các tổ chức này hoặc không được đưa ra áp dụng do không có sự kết nối cần thiết giữa ngân hàng, các cơ quan quản lý khác nhau hoặc không được các ngân hàng đánh giá cao.

Để thúc đẩy sự liên kết, đồng thời tận dụng các nguồn lực này cần có một cơ chế thích hợp, quan trọng hơn là cần sự chủ động vươn ra của các cơ quan quản lý, các viện nghiên cứu. Các tổ chức này có những lợi thế nhất định trong việc cung cấp dịch vụ cho các ngân hàng khi vừa có được những thông tin, dữ liệu hữu ích bên cạnh những nghiên cứu của mình, vừa nắm bắt được các chuyển động kinh tế trong nước với những khuôn khổ pháp lý đặc thù của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, các tổ chức này sẽ nhận được những thông tin thực tiễn hơn phục vụ cho công tác nghiên cứu và triển khai các chương trình nhằm quản lý giám sát chặt chẽ, đồng thời tạo điều kiện cho các NHTM phát huy được thế mạnh, thực thi đúng chức năng của mình, các NHTM sẽ phối kết hợp để có được tính tuân thủ và thực tiễn.


Kết luận chương 3


Chương 3 sau khi đã khái quát định hướng phát triển của MB trong giai đoạn tới. Luận án đã đề xuất hệ thống cá giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực quản trị vốn chủ sở hữu tại M cho giai đoạn tới, các giải pháp có cơ sở khoa học và tính thực tiễn cao, có thể là tham khảo tốt cho hệ thống NHTM Việt nam. Luận án cũng có những kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước Việt nam nhằm hoàn nâng cao năng lực quản trị vốn chủ sở hữu cho các NHTM Việt nam tiệm cận thông lệ quốc tế nhằm tăng năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong tương lai của các Ngân hàng trong đó có M .

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 07/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí