Lập Kế Hoạch Dự Án Quản Trị Vốn Chủ Sở Hữu Một Cách Khoa Học Và Hợp Lý


Bước ba, xác định cấu trúc vốn chủ sở hữu mục tiêu qua đó xác định các nhà đầu tư tiềm năng cho phần vốn cần gia tăng, ao gồm các nhà đầu tư cổ phiếu và các nhà đầu tư công cụ nợ khác, các cổ đông hiện hữu và các nhà đầu tư trong tương lai đối với cổ phiếu và/ hoặc công cụ nợ dài hạn. Từ đây, MB sẽ quyết định lựa chọn hình thức, phương thức phát hành và các chi tiết của đợt phát hành đối với phần vốn yêu cầu gia tăng;

Bước bốn, M thuê nhà tư vấn phát hành, ngân hàng đầu tư hoặc tự phát hành theo kế hoạch, chi tiết đã lựa chọn.

Đối với việc xác định tính sẵn có của vốn và thực hiện tăng vốn chủ sở hữu, MB xây dựng một quy trình cụ thể nhằm nâng cao tính minh bạch cũng như xác lập trách nhiệm của các bên trong nội bộ đảm bảo thực hiện tốt quy trình này.

3.2.6.5 Tổ chức và quản trị

Xác định cơ cấu tổ chức và quản trị thúc đẩy các mô hình quản trị vốn hiệu quả, các mô hình phối hợp cho các bộ phận có liên quan đến quản trị tài chính và rủi ro trong ngân hàng. Cấu phần này nêu cụ thể chức năng và nhiệm vụ chi tiết cho các cá nhân, đơn vị liên quan đến quản trị vốn của ngân hàng, quy định trách nhiệm cũng như cách thức và quy trình liên quan đến vốn, từ việc lập kế hoạch vốn đến đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. MB cân nhắc việc tổ chức và quản trị vốn tại M được thông qua an lãnh đạo cao cấp của ngân hàng cùng với một số cơ quan giúp việc (Khối TCKT, Ủy ban ALCO, an kế hoạch).

3.2.7 Lập kế hoạch dự án quản trị vốn chủ sở hữu một cách khoa học và hợp lý

Nhằm thực hiện các chương trình quản trị vốn tại ngân hàng, những giai đoạn triển khai dự án bao gồm:


1. Lập kế hoạch dự án và chuẩn bị các nguồn lực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.


2. Triển khai dự án theo từng ước tổng thể.


3. Kiểm tra định kỳ tiến độ dự án.


4. Kết thúc dự án.


Với phạm vi của luận án này, dự án tổng thể sẽ được phân tích kỹ với những cấu phần của dự án:

Biểu đồ 3 2 Lược đồ triển khai dự án quản trị vốn chủ sở hữu tại MB 1

Biểu đồ 3.2: Lược đồ triển khai dự án quản trị vốn chủ sở hữu tại MB

Nguồn: Nghiên cứu, đề xuất của NCS


Phần 1: nh gi rà so t hiện trạng công tác quản tr vốn chủ sở hữu gắn liền với quản tr rủi ro.

Các ước tiến hành gồm:


Thu thập thông tin từ các văn ản, tài liệu có tại ngân hàng bao gồm các chính sách, thủ tục, quy trình liên quan đến tài chính, vốn, lập kế hoạch ngân sách;

Tiến hành phỏng vấn các bên liên quan chủ yếu trong quá trình quản trị

vốn;


Tiến hành lập phát và thu mẫu điều tra đối với các bên liên quan, nếu

có thể bao gồm cả các cổ đông và cơ quan quản lý nhà nước.


Phần 2: Xác định các khoảng cách và đưa ra những nhận xét khuyến nghị

Xác định khoảng cách giữa thực trạng và trình độ quản trị mong muốn trong tương lai đối với tất cả các cấu phần quản trị vốn;

Thực hiện phân tích sâu để đưa ra các chương trình hành động cụ thể như khung quản trị chung, phương pháp luận, các công việc cần thực hiện triển khai;

Tiến hành trao đổi, tuyên truyền nhằm đảm bảo các bên liên quan thấu hiểu và sẵn sàng cho việc triển khai.

Phần 3: Xâ d ng và thống nhất lộ trình triển khai.


Đưa ra lộ trình triển khai dự kiến và trao đổi với các bên, phòng ban, bộ phận liên quan

Tính toán các nguồn lực và chi phí dự kiến cần thiết

Phần 4: Triển khai th c tiễn toàn diện nhằm thu hẹp và triệt tiêu các khoảng cách giữa th c tại và mong muốn trong tương ai.

Phần 5: Hoàn thiện cải tiến liên tục trong tương ai.


Hoạch định, phân bổ vốn và đo lường, đánh giá hoạt động dựa trên điều chỉnh rủi ro.Một trong những mảng cần đề cập trong việc đánh giá hoạt động


dựa trên rủi ro của các ngân hàng Việt Nam chính là 2 việc quan trọng: Phân bổ chi phí và phân ổ vốn chủ sở hữu.

Đối với các NHTM, các thông tin chi phí chính xác là nền tảng để thực hiện các quyết định kinh doanh và quản trị khoa học và hiệu quả. Tuy nhiên, do chi phí quản lý, chi phí gián tiếp của các NHTM, các phương pháp phân bổ chi phí truyền thống không thể phân bổ hợp lý, do vậy rất khó khăn để đưa ra quyết định khoa học. Mô hình chi phí dựa trên hoạt động (ABC: Activity Based Costing) của NHTM dựa trên quá trình kinh doanh, mô hình phân tích các mối quan hệ của các khâu hoạt động khác nhau trong các trung tâm hoạt động tương tự (các khâu trong chuỗi giá trị hay trong ma trận chi phí).

Phân bổ chi phí trong hoạt động ngân hàng rất quan trọng, là một trong những công cụ chủ yếu để đánh giá hiệu quả hoạt động chung của toàn ngân hàng, cũng như đối với mỗi đơn vị kinh doanh, sản phẩm dịch vụ hay đối với, nhóm khách hàng. Trong kế toán quản trị, đối với ngân hàng, việc phân bổ chi phí giữa các đơn vị chịu chi phí hay cho sản phẩm dịch vụ tại Việt Nam vẫn c n là điều mới mẻ và mới chỉ có rất ít ngân hàng thực hiện việc này, hay chính xác hơn vẫn chỉ tính toán cho mỗi đơn vị kinh doanh một cách tương đối mà chưa tiến đến được phân bổ toàn bộ chi phí tính đến mỗi công đoạn, hành động cụ thể, đối với mỗi sản phẩm, dịch vụ hay đối với nhóm. Tại MB đã triển khai dự án phân bổ chi phí dựa trên hoạt động ( C) và phương pháp này đã tạo tiền đề cho phân bổ vốn và đo lường kết quả đơn vị kinh doanh, sản phẩm.

Trong tính toán khả năng sinh lời của phân khúc khách hàng, sản phẩm, đơn vị hay kênh bán hàng, việc xác định giá vốn nội bộ (FTP) và phân bổ chi phí là những cơ sở chủ yếu. Nhìn chung, phân tích về lợi nhuận chủ yếu liên quan đến mảng bán lẻ, doanh nghiệp, sản phẩm, phân khúc. Với nhiều ngân


hàng Việt Nam, những khái niệm, triển khai áp dụng FTP đã có từ lâu mặc dầu những thực tiễn áp dụng có thể chưa thực sự phù hợp và/hoặc mới chỉ ở mức sơ lược đơn giản. Đối với việc áp dụng phân bổ chi phí, các ngân hàng có thể nói đã triển khai ở các mức độ khác nhau, nhưng chưa thực sự được coi trọng và quan tâm đúng mức với ý nghĩa là công cụ cơ ản không chỉ để đánh giá khả năng sinh lời mà còn là công cụ hỗ trợ ra các quyết định kinh doanh kịp thời chính xác. Tại M đã triển khai dự án FTP trong quá trình triển khai chiến lược và đây cũng là một trong những tiền đề quan trọng cho công tác quản trị, phân bổ vốn.

Phân bổ vốn về bản chất chính là việc xác định vốn kinh tế cần thiết cho mỗi hoạt động của ngân hàng. Việc xác định giá trị rủi ro để xác định vốn cần được tiến hành đối với mỗi loại rủi ro bao gồm: Rủi ro thị trường, Rủi ro tín dụng, Rủi ro thanh khoản và lãi suất, rủi ro hoạt động, … Các rủi ro này đ i hỏi việc phát triển mô hình và đo lường giá trị rủi ro tương ứng theo các yêu cầu pháp luật cũng như những quy định và mong muốn nội bộ về quản trị vốn chủ sở hữu.

Khi các giới hạn về giá trị rủi ro được định nghĩa lần đầu cho các đơn vị kinh doanh khác nhau, điều đó đồng nghĩa với việc vốn đã được phân bổ cho các đơn vị kinh doanh lần đầu. Đối với một số ngân hàng, giới hạn giá trị rủi ro an đầu được xác định thông qua việc đo lường giá trị rủi ro cộng thêm một mức đệm nào đó, ví dụ đặt mức giới hạn là 120 tỷ cho mảng kinh doanh có giá trị rủi ro trung bình là 105 tỷ. Vấn đề trọng yếu chính là làm thế nào và thông qua quy trình nào để mức giới hạn an đầu này có thể được điều chỉnh sau này. Việc tái phân bổ có thể là kết quả của một lựa chọn chiến lược thiết yếu theo quyết định của HĐQT hay của các nhà quản lý cao cấp thông qua một quy trình đột xuất, nhưng cũng có thể là kết quả của việc lập kế hoạch và ngân sách chiến lược định kỳ trong ngân hàng. Mặc dầu về cơ ản quyết định


chuyển đổi chiến lược trong tái phân bổ đột xuất khó có thể đánh giá được bằng lý luận chung chung, nhưng thông thường, phân tích các mối liên hệ giữa lập kế hoạch chiến lược với phân bổ vốn là có thể thực hiện được. Việc tái phân bổ vốn nên được cân nhắc và thực hiện. Đối với các ngân hàng tương đối nhỏ, có ít mảng hoạt động không phức tạp thì quy trình lập kế hoạch chiến lược và phân bổ vốn sẽ nhanh hơn nhiều so với một ngân hàng có nhiều mảng hoạt động phức tạp, các ngân hàng đa năng và cách thức phân bổ vốn có thể khác hoàn toàn.

Nói chung việc tái phân bổ vốn có thể gây ra những tranh cãi nhất định trong nội bộ một ngân hàng. Ví dụ việc tăng phần vốn phân bổ cho rủi ro tín dụng sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với tăng vốn phân bổ cho rủi ro thị trường. Do vậy phần lớn các quyết định tái phân bổ vốn thường tiến hành từ từ từng

ước hướng tới mục tiêu mong muốn dài hạn hơn là việc tối ưu nhanh chóng về vốn.

Trong quản trị vốn và đặc biệt trong phân bổ vốn hiện đại, vẫn còn có quan điểm khác nhau xung quanh việc có nên gắn quá trình phân bổ vốn vào quá trình lập kế hoạch ngân sách hay không. Thực tế là quy trình lập kế hoạch và ngân sách có thể đóng vai tr quan trọng có ý nghĩa trong quá trình phân bổ vốn theo cách:

Việc phân bổ vốn phải được thực hiện ngay cả khi độc lập với quy trình lập kế hoạch năm (trong một số trường hợp, những tái phân bổ vốn lớn được dẫn đến từ các lựa chọn chiến lược thực hiện ngoài quá trình lập kế hoạch năm và do vậy ảnh hưởng mạnh đến những điều chỉnh kế hoạch);

Quy trình lập kế hoạch cần được thiết kế và kiểm tra rà soát định kỳ nhằm tránh việc thực hiện phân bổ vốn một cách thiếu cơ sở. Khi đó, quy


trình lập kế hoạch và ngân sách vẫn có thể duy trì vai trò quan trọng trong việc phối hợp các quyết định quản trị vốn.

Đối với những đơn vị kinh doanh có thể nhanh chóng tái phân bổ vốn trong nội bộ (như các khối kinh doanh trên thị trường vốn, ngoại hối, …) việc tái phân bổ có thể được thực hiện trong năm mà không cần phải gắn chặt chẽ với quy trình lập kế hoạch do đặc thù kinh doanh của hoạt động này.

3.2.8 Công tác triển khai, lộ trình và các công việc tổng thể

Thành lập Ban Đề án

an đề án về quản trị vốn có thể thành lập riêng rẽ hoặc kết hợp với Ban đề án Basel nếu Ban đề án asel đã đang hoạt động.

Thành viên Ban đề án phải là cán bộ cấp cao về Tài chính, Rủi ro và một số thành viên từ các khối KD.

an Đề án phải có quy chế hoạt động rõ ràng, với cấp báo cáo trực tiếp là HĐQT và CEO.

Thành viên Ban đề án phải toàn thời gian.

Tiến hành đánh giá thực trạng

Đối với việc quản trị vốn, việc đánh giá hiện trạng bao gồm những công việc sau:

- Đánh giá về chiến lược vốn và các chỉ tiêu vốn

- Đánh giá về các rủi ro trong quản trị rủi ro theo yêu cầu Basel, bao gồm nhưng không giới hạn trong:

o Rủi ro tín dụng

o Rủi ro hoạt động

o Rủi ro thị trường

o Rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng


Những rủi ro này được xem là những rủi ro trọng yếu và có nhiều ý nghĩa trên thị trường ngân hàng Việt Nam hiện nay. Đối với các rủi ro này, những nội dung cần được đánh giá rà soát kỹ lưỡng bao gồm: (i) Tổ chức quản trị vốn và rủi ro, (ii) Chính sách và các quy định, quy trình kèm theo,

(iii) phát triển mô hình và đo lường rủi ro, (iv) giám sát và báo cáo, (v) Các quyết định kinh doanh dựa trên rủi ro.

- Đánh giá về dữ liệu: quản lý và quản trị dữ liệu trong ngân hàng

- Đánh giá quản trị vốn và các quy trình xác định vốn theo ICAAP Những đánh giá này phải dựa trên những chuẩn mực thông lệ tốt ngành

ngân hàng cũng như yêu cầu của Basel, các khoảng cách được phân loại thành 3 nhóm lớn:

+Phương pháp luận: việc đánh giá này xác định liệu ngân hàng có được phương pháp luận hợp lý và được tổ chức tốt đối với việc quản trị vốn và rủi ro hay không, bao gồm phương pháp luận hiện có đang thực hiện hay cần được cập nhật, nâng cấp;

+ Các quy trình & thủ tục được đánh giá nhằm xác định liệu ngân hàng có được quy trình có cấu trúc nhằm xác định, đánh giá, đo lường, giám sát và kiểm soát các rủi ro liên quan đến quản trị vốn chủ sở hữu nói riêng và quản trị rủi ro nói chung hay không. Việc rà soát đánh giá các quy trình thủ tục này bao gồm cả các quy trình được an hành nhưng chưa tuân thủ theo và các quy trình cần được tái thiết kế và củng cố.

+Văn ản hóa các thủ tục cũng như phương pháp luận: đánh giá xem liệu các thủ tục quy trình cũng như phương pháp luận của ngân hàng có được văn ản hóa đầy đủ để thực thi hay không, có văn ản nào đã có nhưng cần điều chỉnh thay đổi, các chính sách nào cần ban hành mới, …

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/12/2022