Thực Trạng Quản Trị Vốn Chủ Sở Hữu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội Qua Hệ Số An Toàn Vốn


Thiết kế và củng cố quy trình dự báo cùng với các công cụ cơ bản trong kiểm soát và tăng hiệu quả tài chính

- Công tác dự báo ngày càng trở nên quan trọng để xác định các xu thế kinh doanh, cũng như nhu cầu về các nguồn lực của ngân hàng theo từng thời kỳ. Việc dự báo mang tính chính xác và thực tiễn cao sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình ra quyết định quản lý của các cấp, đặc biệt từ ban quản lý cấp cao của ngân hàng. Trình tự thực hiện chương trình ao gồm (i) xác định các chỉ tiêu và thông tin liên quan đến kinh doanh, tài chính và quản trị cần dự báo,

(ii) thiết kế các công cụ dự báo cho các chỉ tiêu, thông tin khác nhau, (iii) sử dụng các dữ liệu dự áo để xây dựng hình thành cái nhìn tổng thể về các xu thế kinh tế kinh doanh theo định kỳ hàng 6 tháng.

Bên cạnh đó, M xây dựng phương pháp luận và thiết kế, xây dựng quy trình phân bổ chi phí cùng với các công cụ phân bổ chi phí trên nền tảng công nghệ và thông lệ tốt về phân bổ chi phí theo phương pháp C (phân ổ chi phí dựa trên hoạt động).

Điểm này xuất phát từ thực tiễn tại MB và phần lớn các ngân hàng tại Việt Nam là việc phân bổ các chi phí gián tiếp trong các đơn vị, các khối kinh doanh và quản trị mới dừng ở việc ghi nhận các chi phí trực tiếp đối với các Khối kinh doanh và quản trị hệ thống, thực hiện đánh giá về hiệu quả chi phí trong toàn ngân hàng và chưa thực hiện phân bổ chi phí tới các đơn vị theo các chiều khác nhau (Khối D, sản phẩm) hay chính xác hơn mới chỉ ở mức độ tương đối mà chưa phản ảnh hết mức độ hiệu quả và chi phí của mỗi đơn vị trong ngân hàng và do vậy mức độ hỗ trợ đối với quá trình ra quyết định của các cấp quản lý trong ngân hàng cũng hạn chế. Chương trình này tại MB trải qua những ước đi cụ thể như sau:

+ Xây dựng phương pháp luận và các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ chi phí theo thông lệ quốc tế để phân bổ chi phí gián tiếp đến các đơn vị trong


toàn ngân hàng với những lý thuyết hiện đại về phân bổ chi phí, toàn ngân hàng với mỗi đơn vị thống nhất về cơ chế này.

+Thiết kế và thiết lập các công cụ phân bổ chi phí qua phần mềm cost perform, việc thực hiện phân bổ chi phí hoạt động bằng các hệ thống phần mềm máy tính nhằm tự động hóa và cung cấp các thông tin phân bổ chi phí kịp thời, chính xác. Đồng thời, việc hoàn thiện các chương trình dự án khác trong triển khai chiến lược và nâng cấp các hệ thống hiện hữu cần được thực hiện nhằm đảm bảo tính hiệu dụng của việc phân bổ chi phí.

- Cùng với hệ thống phân ổ chi phí được triển khai, hệ thống giá vốn nội ộ (FTP) cũng được hoàn thiện theo thông lệ tốt nhằm hỗ trợ công tác quản lý và kiểm soát tài chính của M .

Hệ thống báo cáo quản trị với hệ thống chỉ số thực hiện công việc (KPIs) mới

Việc hỗ trợ quá trình ra quyết định cũng như giám sát thực hiện cần có được hệ thống thông tin quản trị hiện đại với các dạng thức chính, xác kịp thời và thuận tiện cho các đơn vị kinh doanh, quản trị cấp cao. Điều này đ i hỏi việc đầu tư nâng cấp hệ thống CNTT nhằm tự động hóa phần lớn việc phát sinh và phân phối các thông tin quản trị hướng người dùng ở các cấp khác nhau đồng thời chuyển đổi nhận thức trong toàn ngân hàng. M đã xây dựng tổ chức và lộ trình phát triển cho hệ thống báo cáo quản trị cùng tư vấn hàng đầu và theo các thông lệ quốc tế tốt nhất cho chương trình này.

Chương tr nh quản trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng

Theo như những đánh giá ở phần trên, MB là một trong những ngân hàng có hiệu quả trên vốn cao và ổn định qua các năm phản ánh những nỗ lực cũng như lợi thế mà M có được. Tuy nhiên công tác quản trị vốn chủ sở hữu tại MB vào thời điểm 2010 còn có khác biệt lớn so với những tập quán và thông lệ tốt về quản trị vốn. Từ năm 2012, cùng với quá trình triển khai chiến


lược giai đoạn 2011-2015, M đã nghiên cứu về quản trị vốn chủ sở hữu theo thông lệ tốt và Qui chế quản lý vốn đã được hoàn thành và an hành làm cơ sở cho việc triển khai an đầu về quản trị vốn theo thông lệ quốc tế. Những yếu tố này cùng với khát vọng của MB trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu dẫn đến mong muốn được cải tổ công tác quản trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng trong giai đoạn chiến lược đến 2015. Các nội dung chính và các ước tiến hành chương trình này được phân tích kỹ hơn trong phần dưới đây sau khi có những đánh giá về quản trị vốn tại MB.

Đánh giá về các chương trình triển khai quản trị tài chính hiện đại tại MB theo chiến lược 2011- 2015:

Các chương trình tăng năng lực quản trị tài chính được hoạch định và triển khai những năm qua theo đúng định hướng và quan điểm an đầu về mục tiêu, kết quả cũng như phương pháp luận. Đối với những mảng công việc chính, về căn ản M đã hoàn thành các mục tiêu và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện nền tảng cho giai đoạn phát triển kế tiếp.

Những kết quả cụ thể liên quan trực tiếp đến năng lực quản trị tài chính của M được triển khai giai đoạn này gồm:

+ Ban hành và triển khai chính sách tài chính quy định rõ những chỉ số tài chính cần quản trị trong ngân hàng. Chính sách này bao trùm những nhóm chỉ số cơ ản sau:

- Tỷ suất sinh lời

- Tỷ lệ Chi phí hoạt động/Tổng thu nhập thuần hoạt động (CIR)

- Tỷ lệ Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng thu nhập thuần hoạt động

- Tỷ lệ Chi phí dự phòng /Tổng thu nhập thuần hoạt động

- Tỷ lệ Thu thuần dịch vụ /Thu nhập lãi thuần

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

- Tỷ lệ Dư nợ Huy động


- Cơ cấu tài sản

- Cơ cấu nguồn vốn

Mỗi chỉ số đều xây dựng các giới hạn làm cơ sở để M giám sát quá trình kinh doanh, quản lý rủi ro và hiệu quả tài chính đảm ảo đúng định hướng và mục tiêu.

Việc thực thi và giám sát chính sách tài chính được cụ thể đến từng vai trò của các bên liên quan trong ngân hàng, từ các đơn vị điều hành, thực thi và giám sát. Những nguyên tắc cơ ản nhất trong thực thi và giám sát được nêu đảm bảo tính thực tiễn và khả năng kiểm soát của ngân hàng đối với bộ chỉ số cơ ản tại mỗi thời điểm.

+ Bên cạnh việc xây dựng chính sách tài chính, việc tính toán và phân bổ chi phí có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quản trị vốn chủ của ngân hàng nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngân hàng trong các mảng kinh doanh khác nhau. Việc tính toán ROE đối với mỗi mảng kinh doanh như được nêu trong Quy chế quản lý vốn chỉ có thể thực hiện được chính xác khi lợi nhuận sau thuế của mỗi mảng được thực tính toán chính xác và điều này phụ thuộc phần lớn vào việc phân bổ chi phí hoạt động đối với mỗi mảng kinh doanh.

Đây có thể nói là một trong những ước đi quan trọng nhất trong triển khai quản trị vốn chủ sở hữu tại MB, là nền tảng căn ản nhất cho cả giai đoạn phát triển về sau này khi những nền tảng hỗ trợ khác đã sẵn sàng.

2.2.3 Thực trạng quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội qua hệ số an toàn vốn

MB là một trong những ngân hàng thuộc nhóm dẫn đầu trong ngành ngân hàng. Tác giả nhận thấy một số quan sát về quản trị vốn của một số ngân hàng tương đối sát thực với MB. Ở đây nêu ra các quan sát này, so sánh với các thông lệ tốt nhất, đồng thời tính đến các yêu cầu pháp luật và thực tiễn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam, một số quan sát đối với công tác quản trị


vốn của MB nói riêng và các ngân hàng nói chung từ quan sát ên ngoài như sau:

Các áo cáo liên quan đến vốn ngân hàng thể hiện trong các báo cáo định kỳ và thường niên, trong các bản cáo bạch mới ở mức đơn giản, chưa thể hiện sự liên quan mật thiết giữa rủi ro và vốn ngân hàng, hay nói cách khác mới nêu ra biến động vốn trong mỗi kỳ báo cáo và tỷ lệ an toàn vốn, chưa có được những phân tích sâu về vốn ngân hàng, mục đích chủ yếu về tỷ lệ an toàn vốn dành cho đảm bảo tuân thủ và các thông tin áo cáo này được lập theo đúng quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam và Thông tư 16 của NHNN.

So sánh với áo cáo thường niên, các áo cáo định kỳ của các ngân hàng ngoài nước ở các nước phát triển và đang phát triển khác, mức vốn kinh tế và giá trị rủi ro được thảo luận rất kỹ, trong khi đó, toàn ộ các báo cáo của các ngân hàng Việt Nam đưa ra công chúng đều không thể hiện và thảo luận những chỉ tiêu liên quan đến vốn kinh tế và tài sản rủi ro.

Nhà đầu tư, các cổ đông ngân hàng quan tâm đến rủi ro có thể tìm thấy một phần ghi chú trong các báo cáo tài chính ngân hàng liên quan đến chính sách và lý thuyết quản trị rủi ro, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường đồng thời có ghi chú đến thuyết minh các công cụ tài chính mặc dầu một số công cụ chưa xác định được giá trị hợp lý (fair value) mà sử dụng giá trị ghi sổ để ghi nhận.

Công tác lập kế hoạch về vốn ngân hàng được thực hiện bởi các đơn vị liên quan trong ngân hàng theo cả hai chiều (dưới lên và trên xuống) ở mức độ khái quát trung hạn và sơ ộ trong các kế hoạch vốn thường niên.

Kế hoạch sử dụng vốn ngân hàng thể hiện ở theo cách truyền thống và theo đúng yêu cầu của pháp luật, chưa phản ánh đầy đủ quy mô của các rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Việc tính toán và đưa ra mức an toàn vốn tối thiểu


theo đúng yêu cầu pháp luật được thực hiện và được áo cáo đầy đủ, nhưng chưa thể hiện rõ mức độ rủi ro trong mỗi hoạt động ngân hàng cũng như rủi ro tổng thể.

Các kế hoạch/cấu phần liên quan đến sử dụng vốn/tiết kiệm vốn ở cấp quản trị ngân hàng mới dừng ở cho tính toán ước lượng tài sản có rủi ro theo Thông tư 13 và từ 2015 là Thông tư 36 trong đó có đưa ra hệ số an toàn vốn tối thiểu để giám sát an toàn vốn của các NHTM thông qua tỉ lệ này.

Bảng 2.8: Bảng tính hệ số an toàn vốn MB 2010 – 2015

Đơn vị: tỷ VNĐ



Khoản mục

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1

Vốn tự có

8.546

8.943

12.280

13.453

14.294

19.618

2

Tổng tài sản có

rủi ro


66.422


93.225


110.191


122.736


141.886


152.706

3

CAR (%)

12,87

9,59

11,14

10,96

10,07


12,85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội MB - 14

Nguồn: [48], [49], [50], [51], [52]

Theo số liệu ảng trên, trong giai đoạn 2010 -2015 M luôn đảm ảo hệ số an toàn vốn C R theo qui định của NHNN (luôn lớn hơn 9%), điều này chứng tỏ năng lực tài chính tốt của M .

Các ngân hàng chưa thực sự tiến hành việc phân bổ vốn đối với mỗi mảng kinh doanh, các tính toán về vốn chỉ được thực hiện ở cấp độ toàn ngân hàng. Tại M đã có nghiên cứu áp dụng phân bổ vốn đến mảng kinh doanh tuy nhiên chưa áp dụng vào xây dựng kế hoạch và đánh giá kết quả theo từng đơn vị, mảng kinh doanh theo vốn chủ sở hữu mà mới dừng ở các phương pháp luận và triển khai trong khối TCKT và khối quản trị rủi ro.

Trong các báo cáo tài chính riêng lẻ cũng như hợp nhất của MB, theo các quy định về đầu tư vốn cho các công ty con phải dùng vốn chủ sở hữu, thì mức độ đầu tư cho các công ty con của MB ở mức vào thời điểm cuối 2015


không khác nhiều so với năm 2011. Về nguyên tắc, do tính chất rủi ro khác nhau, mỗi mảng kinh doanh dựa trên những nguyên tắc khác nhau, phần vốn đã góp đầu tư cho các công ty con được tính vào vốn trong báo cáo hợp nhất của M để tính toán hệ số an toàn vốn (CAR) trong các báo cáo tài chính.

Các tài liệu liên quan đến tăng vốn điều lệ được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên là tờ trình Đại hội xin tăng vốn điều lệ với những nội dung ngắn gọn về (i) sự cần thiết phải tăng vốn, (ii) kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, (iii) kế hoạch sử dụng vốn thu được, (iv) đồng thời nêu hiệu quả kinh doanh trên cơ sở mức vốn điều lệ mới.

Trong phần nêu về sự cần thiết phải tăng vốn điều lệ, tài liệu có nêu: “Việc MB tiếp tục tăng vốn điều lệ là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng

nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của MB. Cụ thể:

Đảm bảo tuân thủ, đáp ứng tốt các chỉ tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, nâng cao khả năng quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng;

Nâng cao khả năng đầu tư tăng năng lực cho M : đầu tư hệ thống hạ tầng, xây dựng trụ sở, công cụ lao động, hệ thống công nghệ hiện đại phục vụ hoạt động kinh doanh, công tác quản trị ngân hàng và cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới;

Nâng cao khả năng mở rộng phát triển mạng lưới;

Bổ sung vốn kinh doanh sinh lời trong các hoạt động khác;

Tăng cường và củng cố hợp tác với các cổ đông lớn, củng cố cơ cấu sở hữu vốn và tăng cường khả năng quản trị ngân hàng.”

Trong tờ trình các chi tiết liên quan đến số lượng cổ phiếu và giá bán được đệ trình để cổ đông phê duyệt, một quan sát ở đây là mức giá bán cho cổ đông hiện hữu thường bằng mệnh giá.

Đối với kế hoạch tăng vốn điều lệ hàng năm, một số vấn đề được nhìn nhận nhưng sẽ không phân tích cụ thể do không thuộc phạm vi của luận án là


(i) Đối tượng phát hành cổ phiếu và mức giá phát hành, (ii) Hình thức phát hành. Những quan sát ở đây ao gồm: những nhóm đối tượng phát hành chủ yếu là cổ đông hiện hữu, cán bộ nhân viên ngân hàng, và các nhà đầu tư mới, việc phát hành cho cổ đông hiện hữu (right-issue) thương thực hiện bằng mệnh giá, c n cho các nhà đầu tư mới ở mức cao hơn mệnh giá, lấy tham chiếu ở giá thị trường. Hình thức phát hành thông qua phát hành cổ phiếu mới thu tiền, hoặc phát hành cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Ví dụ trong tài liệu đệ trình tại Đại hội đồng cổ đông năm 2013 về việc tăng vốn điều lệ trong năm 2013 với mức 4.375 tỷ, việc sử dụng phần vốn tăng thêm này được mô tả dự kiến vào một số hạng mục khác nhau như sau:

Bảng 2.9: Ví dụ về kế hoạch sử dụng vốn chủ sở hữu của B năm 2013

Đơn vị: tỷ VNĐ



TT


Chi tiết sử dụng vốn

Thực tế sử dụng VCSH

tại 31/12/2012

Dự kiến sử dụng VCSH

tại 31/12/2013

Thay đổi VĐL trong

năm

1

Đầu tư tăng năng lực

1.889

2.918

1.029

2

Đầu tư trụ sở, vật kiến

trúc

878

1.482

604

3

Đầu tư cho công nghệ

& trang thiết bị khác

1.011

1.436

425

4

Góp vốn công ty con

1.425

2.350

926

5

Đầu tư góp vốn dài

hạn

1.067

1.268

201

6

Đầu tư trái phiếu

thanh khoản

4.021

4.021

0

7

Đầu tư vốn kinh

doanh khác

4.405

7.250

2.844


Tổng

12.807

17.807

5.000

Nguồn: [48], [49], [50], [51], [52]

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 07/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí