Đánh Giá Thực Trạng Quản Trị Vốn Chủ Sở Hữu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội


Số liệu từ bảng cho thấy kế hoạch sử dụng vốn chủ sở hữu được nêu chi tiết và vốn được sử dụng cho các cấu phần tài sản theo qui định pháp luật về mục đích sử dụng vốn chủ sở hữu. Qua quan sát hàng năm, việc tăng vốn và sử dụng vốn M đều có kế hoạch để đầu tư tăng năng lực hạ tầng, cơ sở vật chất, đầu tư góp vốn và dành phần vốn chủ còn lại để kinh doanh sinh lời. Các khoản đầu tư từ sử dụng vốn chủ sở hữu đều trong giới hạn qui định của NHNN.

Tuy nhiên, từ các tài liệu này, việc thay đổi tăng vốn và sử dụng vốn mặc dầu được như đ nêu chi tiết, nhưng lại không đề cập về phần vốn chủ này sẽ đảm bảo an toàn hoạt động, tuân thủ thế nào đối với những quy định về vốn, ví dụ như nêu các chỉ tiêu đến an toàn vốn và quan trọng hơn trong việc quản trị vốn trong nội tại cũng như từ quan sát ên ngoài các nhà đầu tư và cộng đồng bao gồm 2 vấn đề: (i) vốn chủ sở hữu có đem lại lợi nhuận/thu nhập như mong muốn với khả năng chịu đựng những hoàn cảnh bất lợi, (ii) các rủi ro có liên quan đến phần vốn. Các tài liệu liên quan đến vốn ngân hàng từ M như đã nêu trên c n ao gồm các áo cáo thường niên và đặc biệt trong các bản cáo bạch của những lần tăng vốn. Theo các quy định hiện hành, các bản cáo bạch đều nêu rất rõ các rủi ro liên quan đối với việc đầu tư cổ phiếu, các rủi ro này càng rõ ràng hơn trong trường hợp ngân hàng phát hành cổ phiếu ra công chúng. Tuy nhiên với hàng loạt các rủi ro được cảnh báo, những tác động của những rủi ro này đối với vốn đều chưa được phân tích rõ và đây cũng là hiện trạng chung của các NHTM tại Việt Nam.

Cũng tương tự như vậy, việc tăng vốn của ngân hàng như phân tích ở trên đã nêu mục đích cũng như phương án sử dụng phần vốn gia tăng, kế hoạch kinh doanh dự kiến đưa ra để chứng minh mức thu nhập dự kiến trong tương lai một cách khái quát, tổng thể mà chưa đưa ra mức vốn kinh tế cũng như quy mô tài sản rủi ro tương ứng. Nói cách khác, việc quyết định quy mô tài sản rủi ro tương ứng được thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước, NHNN


đánh giá việc tuân thủ các quy định về vốn và rủi ro ngân hàng theo các quy định hiện hành.

2.3. Đánh giá thực trạng quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

2.3.1 Những kết quả đạt được

Đánh giá về quản trị vốn tại MB, có thể nói MB là một trong số rất ít các ngân hàng tại Việt Nam đưa ra khung quản trị vốn dưới hình thức Quy chế nội bộ tiệm cận thông lệ tốt để làm cơ sở áp dụng, trước hết là định hướng công tác quản trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Trong phần trên đã nêu chương trình triển khai quản trị vốn chủ sở hữu tại MB, tuy nhiên trong khía cạnh quản trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng hiện đại, vẫn còn có khoảng cách giữa thực tiễn tại MB và các thông lệ tốt.

Thực trạng quản trị vốn tại M trước tiên được đánh giá thông qua các tiêu chí về quản trị vốn được nêu trong chương 1, ao gồm:

Các tiêu chí định lượng

Một số kết quả hoạt động và tài chính của M đã được nêu trong phần trên đây. Đối chiếu với các tiêu chí định lượng để đánh giá, các quan sát được nêu cho thấy:

Vốn điều lệ và tổng vốn chủ sở hữu cùng cơ cấu vốn chủ sở hữu: Vốn điều lệ và tổng vốn chủ sở hữu của M tăng trưởng trong suốt giai đoạn 2010- 2015 mặc dầu có năm vốn điều lệ không tăng nhưng tổng vốn chủ sở hữu vẫn tăng trong năm đó. Mức tăng trưởng bình quân kép CAGR của vốn điều lệ giai đoạn 2010- 2015 là 17%.

Tỷ lệ an toàn vốn CAR: tỷ lệ này được M tính toán và áo cáo định kỳ cho NHNN. So sánh trong cả giai đoạn 2012-2015, tỷ lệ này được so sánh nội bộ, cũng như đối với ngành và nhóm các ngân hàng TMCP như sau (với việc


so sánh ngành ngân hàng và nhóm các ngân hàng TMCP chỉ có số liệu từ năm 2012 đến nay theo quy định về công ố thông tin của cơ quan quản lý):

Bảng 2.10: Bảng hệ số an toàn vốn của một số N T

Đơn vị: %


Tỷ lệ an toàn vốn

2012

2013

2014

2015

MB

11,14

10,96

10,07

12,85

Các NH TM Quốc doanh

10,28

10,91

9,40

9,42

Các NH TMCP

14,01

12,56

12,07

12,74

Toàn Hệ thống NHTM

13,75

13,25

12,75

13,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội MB - 15

Nguồn: [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52], [53], [54], [55],

[56], [57], [58]

Với mục tiêu định hướng đối với tỷ lệ an toàn vốn CAR của MB là lớn hơn 1% trên mức yêu cầu của NHNN (khoảng đệm 1%), M đã thực hiện tốt mục tiêu này khi tỷ lệ này thấp hơn so với toàn ngành, đảm bảo tối thiểu 1% đệm qua đó sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu để phát triển kinh doanh, tăng quy mô tài sản rủi ro hợp lý.

ROE, ROA và hệ số đ n ảy vốn: Các chỉ tiêu này trong giai đoạn 2010-2015 được thể hiện như sau (hệ số đ n ảy vốn được tính toán ở mức đơn giản):

Bảng 2.11: Bảng chỉ số hiệu quả và hệ số đ n bả tài chính


Chỉ số

2010

2011

2012

2013

2014

2015

ROA (%)

1,95

1,54

1,47

1,28

1,31

1,19

ROE (%)

22,1

20,7

20,5

16,3

15,8

12,8

Hệ số đ n ảy

vốn (lần)


11,3


13,4


12,7


10,9


11,1


8,8

Nguồn: [45], [46], [47], [48], [49], [50], [51], [52]


Theo các kết quả từ báo cáo tài chính, MB là một trong những ngân hàng có khả năng sinh lời tương đối tốt trên thị trường, cụ thể so với một số ngân hàng có quy mô cao hơn và tương đồng với MB. Tỷ lệ ROE trong những năm qua có xu hướng giảm trong toàn ngành ngân hàng, và quan sát được rõ hơn khi so sánh tỷ lệ này của MB với một số ngân hàng trong giai đoạn này. Những nguyên nhân chủ yếu đối với xu thế này bao gồm: (i) doanh thu thuần kinh doanh ngân hàng tăng thấp, (ii) chi phí dự ph ng tương đối và tuyệt đối đều tăng (do mức nợ xấu tăng) mặc dầu tỷ lệ chi phí hoạt động vẫn tương đối ổn định và hiệu quả nhất so với các NHTM. Bên cạnh tác động chung của nền kinh tế cũng như của ngành Ngân hàng, việc ROE của MB giảm trong thời kỳ qua cũng là tình hình chung của các NHTM trong ối cảnh khó khăn của nền kinh tế và ngành Ngân hàng Việt nam.

Giá trị rủi ro (VaR) được MB tính toán và báo cáo định kỳ cho NHNN cùng với các áo cáo tài chính khác để cung cấp cơ sở cho tính toán hệ số/tỷ lệ an toàn vốn. Những tính toán này được dựa trên các thông tư và hướng dẫn liên quan tới tính toán tài sản có rủi ro theo các thời kỳ khác nhau cùng với sự phát triển tiến hóa của các quy định, khuôn khổ pháp lý từng giai đoạn, và chủ yếu phản ánh những rủi ro trong bảng tổng kết tài sản (nội bảng và ngoại bảng). Những rủi ro khác chưa được phản ánh trong việc tính tài sản có rủi ro của ngân hàng, một phần do chưa có thực tiễn và thông lệ trong ngành tại Việt Nam, một phần do M chưa có được các phương pháp và công cụ cần thiết để thực hiện đo lường, tính toán. Như vậy tính toán tài sản có rủi ro, giá trị rủi ro của MB chỉ dừng lại ở mức đáp ứng yêu cầu pháp luật.

Vốn kinh tế (EC) do khái niệm c n tương đối mới và chưa có ngân hàng nào tại Việt Nam bao gồm MB thực hiện việc tính toán và thông báo hay công bố về vốn kinh tế, do vậy tiêu chí định lượng này chưa được dùng để so sánh, đánh giá giữa các ngân hàng, cũng như giữa các thời điểm khác nhau của một


ngân hàng. Tiêu chí này đưa ra dẫn chứng cụ thể về trình độ phát triển ngành ngân hàng vẫn còn non trẻ, và đây là thực trang chung của ngành ngân hàng Việt Nam nói chung cũng như của MB nhằm đảm bảo có được những công cụ đo lường chính xác và có ý nghĩa phục vụ cho những mục đích khác nhau trong quản trị vốn chủ sở hữu ngân hàng như phân ổ vốn, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trên mỗi mảng nghiệp vụ kinh doanh, điều chỉnh mô hình kinh doanh để tiết kiệm vốn, … Định nghĩa và cách tính toán vốn kinh tế tuy được nêu trong các qui định nội ộ của M nhưng chưa được áp dụng trong thực tiễn, chủ yếu do các yếu tố hỗ trợ (phương pháp tính toán, các quy trình, hạ tầng công nghệ) chưa sẵn sàng.

Thu nhập sau điều chỉnh rủi ro RAROC: Trong tài liệu của M có đưa ra các công thức tính toán RAROC trong hoạt động kinh doanh và quản trị, việc áp dụng chỉ tiêu này chỉ dừng ở mức lý thuyết do (i) việc phân bổ vốn đến mỗi mảng kinh doanh (bán buôn, bán lẻ, các khối kinh doanh, đơn vị kinh doanh, …) vẫn chưa được thực hiện, chưa thực hiện đầy đủ và (ii) phân bổ chi phí đến mỗi mảng kinh doanh này để có được kết quả về thu nhập hay lợi nhuận chính xác và đáng tin cậy hơn.

Các tiêu chí định tính

Chiến ược vốn và hệ thống các chỉ tiêu về vốn

MB có thể có những ý tưởng về mục tiêu mức vốn trong tương lai (thông tin được cung cấp theo quy định đối với công ty niêm yết) tương ứng với các chỉ tiêu về tài sản và thu nhập dự kiến của ngân hàng. Tuy nhiên các báo cáo và tài liệu này ( áo cáo thường niên và các áo cáo định kỳ, các tờ trình và quyết nghị của ĐHĐCĐ, các ản cáo bạch), chỉ đề đến vốn kế hoạch và vốn chủ sở hữu thực tế mà chưa có chiến lược về vốn cụ thể. Đây cũng là thực trạng chung của các NHTM Việt nam.


Các chỉ tiêu về vốn được mô tả trong các tài liệu nội bộ và được lập cùng các chỉ tiêu tài chính khác. Các chỉ tiêu này được sử dụng nhằm phục vụ cho hai mục đích quản trị nội ộ ngân hàng và tuân thủ qui định của NHNN. Trong các áo cáo thường niên và các báo cáo khác công bố trên website MB, một số chỉ tiêu chưa được phân tích và không được đề cập đến như vốn kinh tế, tài sản có rủi ro, cũng như các chỉ tiêu liên quan đến giá trị thị trường.

Xây d ng kế hoạch gia tăng vốn hợp lý

Mục tiêu của MB là trở thành ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, với thực tế là ngành ngân hàng dựa chủ yếu vào tín dụng và đầu tư trái phiếu CP, để có được vị thế như vậy, MB sẽ phải gia tăng tài sản của mình trong những năm tới đây thông qua gia tăng quy mô danh mục cho vay và đầu tư. Điều này dẫn đến yêu cầu tất yếu về gia tăng vốn chủ sở hữu để đáp ứng sự an toàn trong hoạt động ngân hàng, theo các quy định pháp luật. Thêm nữa, với việc áp dụng Basel II, các ngân hàng nói chung và MB nói riêng có thể đối diện với tình trạng thiếu hụt vốn theo quy định, càng đẩy nhu cầu về vốn lên cao hơn. Trong dài hạn, khi Việt Nam đã triển khai thành công Basel II, với bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu thì khả năng ngành ngân hàng sẽ sớm tiến tới asel III và khi đó khả năng thiếu hụt vốn ngân hàng rất có khả năng sẽ xảy ra.

Mặt khác, do tác động của nền kinh tế, thị trường vốn c n chưa phát triển mạnh, đồng thời với tính chất cơ cấu cổ đông như hiện tại, khả năng tăng vốn thông qua cách thức truyền thống (tăng vốn thông qua phát hành cho cổ đông hiện hữu) có thể không thực hiện được thường xuyên do giới hạn về năng lực tài chính của các cổ đông hiện hữu đặc iệt là cổ đông là doanh nghiệp nhà nước, điều này dẫn đến mức sẵn có về vốn đối với MB có thể không đáp ứng được nhu cầu. Hiện trạng như vậy đ i hỏi MB cần có được các kế hoạch và giải pháp/chọn lựa khác như tìm kiếm cổ đông mới/cổ đông


chiến lược nhằm tăng vốn, phát hành vốn cấp 2, phát hành các công cụ nợ dài hạn hoặc trái phiếu chuyển đổi, nghiên cứu chính sách trả cổ tức phù hợp như trả cổ tức thông qua tăng vốn điều lệ, giữ lại lợi nhuận chưa phân phối để gia tăng vốn chủ sở hữu.

Những yêu cầu đối với dự báo vốn dài hạn cũng như kế hoạch đáp ứng tương ứng cần được tích hợp trong kế hoạch cụ thể của M , nhưng quan trọng hơn với quan sát về sự khan hiếm vốn/tính sẵn có của vốn thấp, MB nói riêng và các ngân hàng nói chung nghiên cứu giảm lãng phí vốn và có được các mô hình kinh doanh hiệu quả hơn về vốn như gia tăng dịch vụ, gia tăng thu kinh doanh từ phí và các hoạt động khác có mức độ rủi ro thấp hơn, hoặc tập trung vào các sản phẩm, phân khúc khách hàng ít tiêu tốn vốn hơn.

Điểm rút ra từ quan sát về sự sẵn có của vốn chính là MB không thể tăng vốn mãi mãi theo cách thức truyền thống, mà cần phải có được những lựa chọn thay thế khác theo phân tích trên vừa đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và nhằm hướng tới mục tiêu của mình.

Về tổ ch c và quản tr vốn hiện đại

Các chi tiết liên quan đến vốn chủ sở hữu trong tổ chức và quản trị vốn chủ sở hữu được quy định trong Điều lệ của M tương tự theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước. Ở mức độ thực thi, quy trình lập kế hoạch tài chính và qui chế quản lý vốn chủ sở hữu quy định rõ chức năng và nhiệm vụ và trách nhiệm của các ên liên quan đến quản trị vốn chủ sở hữu.

Theo mô hình về lập kế hoạch liên quan đến vốn, một số nội dung đã được nêu ra nhằm định hình về tổ chức, nêu rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong lập kế hoạch chung và kế hoạch về vốn nói riêng.

Tóm lại, các quyết định liên quan đến vốn chủ yếu được thực hiện ở cấp độ HĐQT với sự hỗ trợ từ cơ quan Tài chính, Quản trị rủi ro và Ban kế


hoạch, đây cũng là những bộ phận chịu trách nhiệm chính trong quản trị vốn tại MB.

Với những đánh giá hiện trạng MB về quản trị vốn so với các thông lệ tốt trên thế giới, một số quan sát chủ yếu có thể rút ra là (i) M đã và đang thực hiện những ước đi cần thiết để tiệm cận đến các thông lệ tốt, (ii) Khoảng cách giữa hiện trạng với các thông lệ vẫn còn lớn, (iii) yêu cầu về quản trị vốn theo các cấu phần nêu trên tuân thủ Basel II, III là tất yếu khi MB muốn hiện thực hóa tầm nhìn và khát vọng của mình.

2.3.2 Một số hạn chế trong quản trị vốn chủ sở hữu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

Công tác quản trị vốn đã hình thành sớm và được quan tâm chú trọng nhất là từ năm 2005, Tuy nhiên, giai đoạn từ trước 2012 chỉ mới dừng lại ở việc:

+ Xây dựng mức vốn điều lệ/vốn chủ sở hữu cần thiết triển khai các phương án tăng vốn đảm bảo vốn cho hoạt động và sử dụng vốn hiệu quả (chỉ số ROE), đáp ứng chỉ số an toàn vốn C R theo qui định từng thời kỳ của Ngân hàng Nhà nước;

+ Từ sau 2012 đến nay, M đã nghiên cứu tiệm cận thông lệ quốc tế và xây dựng và ban hành qui chế quản lý vốn (vốn chủ sở hữu). Tuy nhiên, việc triển khai áp dụng vào thực tiễn vẫn chưa được triển khai mạnh. Việc xây dựng mức vốn chủ sở hữu cần thiết và phương án tăng vốn để đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả (ROE) và chỉ số an toàn vốn CAR ở mức độ toàn Ngân hàng mà chưa phân ổ đo lường hiệu quả đến khối/mảng, việc phân bổ, đo lường đến mảng kinh doanh/sản phẩm cũng đã có nhưng chỉ dừng lại trong khối Tài chính kế toán và khối quản trị rủi ro trên cơ sở qui chế và số liệu thực tế mà chưa là tuyên ố của HĐQT, an lãnh đạo MB trong áp dụng trong toàn ngân hàng. Do vậy, tính thực thi của qui chế này trên thực tế chưa thực sự triển khai đầy đủ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/12/2022