Đánh Giá Thực Trạng Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch Đường Sông Tp. Hồ Chí Minh

- Sự phát triển ngày càng cao của các phương tiện vận chuyển khách bằng đường thủy.

- Sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với ngành du lịch trong xu thế chuyển đổ cơ cấu kinh tế gia tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ.

- Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo thuận lợi trong việc quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam.

- Nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Việt nam ngày càng cao trong đó có ngành du lịch.

2.4.2. Những thách thức

- Sự cạnh tranh gây gắt của các đối thủ trong khu vực cũng như trên thế giới.

- Sự bùng nổ của các loại hình du lịch mới, những điểm tham quan mới đã ảnh hưởng không nhỏ đến du lịch đường sông.

- Hoạt động thương mại hóa du lịch đã ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, các giá trị văn hóa của người dân địa phương.

- Sự xâm nhập của các doanh nghiệp du lịch nước ngoài vào việt Nam cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp trong vùng.

- Công tác đào tạo nhân lực phục vụ du lịch của Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

- Tai nạn giao thông, dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến tình hình du lịch: năm 2014 có nhiều tai nạn hàng không và đại dịch Ebola.

- Tình hình kinh tế, chính trị của các nước trên thế giới diễn biến phức tạp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ngành du lịch Việt Nam.

Phát triển sản phẩm du lịch đường sông tại Thành Phố Hồ Chí Minh - 10

2.4.3. Những điểm mạnh

- SPDLĐS Thành Phố là SPDL mới nên có sức hấp dẫn cao, đặc biệt là cảnh quan ven sông và điểm đến du lịch hấp dẫn.

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc len lỏi trong nội đô và nối với các tỉnh lân cận (Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh miền Tây) tạo điều kiện cho du lịch đường sông phát triển.

- Đội ngũ nhân viên phục vụ trên tàu chuyên nghiệp được đào tạo bài bản, người dân thân thiện và nhiệt tình.

- Các bến bãi đang được đầu tư nâng cấp và xây mới tại những điểm đến nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của DLĐS.

- Phương tiện vận chuyển ngày càng hiện đại đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách.

- Vấn đề an toàn sông nước được đảm bảo, đặc biệt tại những nơi có dòng nước xoáy, các quy định về an toàn đường sông đều được thực hiện nghiêm chỉnh. Các thiết bị cứu nạn, cứu hộ đều được trang bị đầy đủ và đúng quy định.

- Nhiều điểm đến được đầu tư tốt về cơ sở vật chất, cảnh quan, chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách.

- Giá thành sản phẩm du lịch đường sông phù hợp đối với nhiều thành phần khách, tùy theo các chương trình tour mà mức giá sẽ khác nhau.

2.4.4. Những điểm yếu

- Một số du thuyền xuống cấp chưa được thay thế tiềm ẩn nhiều rủi ro cho du khách.

- Độ tĩnh không của một số cây cầu trong nội đô còn thấp chưa đáp ứng được các tàu khách lớn gây hạn chế trong việc đưa đón khách

- Công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch đường sông còn hạn chế, chưa tạo được quan tâm của nhiều đối tượng khách, đặc biệt là khách nước ngoài.

- Sự phối hợp của các ban ngành có liên quan còn chưa đồng bộ, chưa tạo được được sự gắn kết vì vậy công tác quản lý còn nhiều hạn chế.

- Còn hạn chế về lễ hội và sự kiện tổ chức trên sông Sài Gòn, chưa có sức hấp dẫn cao đối với du khách.

- Tại một số tuyến kênh trong nội đô chưa đảm bảo về vệ sinh môi trường, cảnh quan sinh hoạt của người dân ven kênh còn nhếch nhác.

- Sản phẩm du lịch này có tính mùa vụ, hạn chế khai thác vào mùa mưa, ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều trên sông Sài Gòn.

2.4.5. Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh

Tổ hợp kết quả phân tích SWOT về thực trạng phát triển SPDLĐS TP. Hồ Chí Minh, tác giả đưa ra những đánh giá về thực trạng phát triển SPDLĐS chủ yếu sau:

- Tài nguyên du lịch: Thành Phố có hệ thống sông ngòi dày đặc, cảnh quan hai bên bờ sông đẹp, hệ thống động thực vật đa dạng và phong phú rất thuận lợi cho sự phát triển DLĐS.

- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật: hệ thống cầu tàu, bến bãi và phương tiện vận chuyển (tàu du lịch) tương đối tốt có thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại, nhưng về sau cần có sự đầu tư tốt hơn để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách.

- Công tác quản lý: chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành, vì vậy chưa phát huy được tính hiệu quả của công tác quản lý, chưa tạo được sự chuyển biến tích cực cho SPDLĐS Thành Phố. Tuy nhiên Thành Phố đã có nhiều chủ trương để phát triển SPDLĐS thành SPDL chủ lực, vì vậy cần tận dụng cơ hội tốt này.

- Nhân lực phục vụ DLĐS: về cơ bản đã đáp ứng được về số lượng và chất lượng, trình độ chuyên môn khá tốt, được đào tạo bài bản, tuy nhiên trình độ ngoại ngữ còn nhiều hạn chế chủ yếu là tiếng Nhật, Hàn, Trung (đây là những nước tham gia SPDLĐS cao trong thời gian hiện tại).

- SPDLĐS: do chịu ảnh hưởng nhiều về thời tiết và chế độ bán nhật triều nên DLĐS có tính mùa vụ. Giá thành của các tour khá cao, do là sản phẩm mới và sự đầu tư rất tốn kém. Thương hiệu của SPDLĐS chưa được du khách nước ngoài biết đến nhiều do công tác quảng bá còn nhiều hạn chế. Thị trường còn nhỏ, thiếu ổn định do có sự cạnh tranh giữa các SPDL khác trong địa bàn.

- Môi trường kinh doanh có rất nhiều điểm thuận lợi: sự phát triển mạnh về khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin. Tình hình chính trị và trật xã hội rất

ổn định giúp cho du khách yên tâm khi đi du lịch, người dân thân thiện, hiếu khách, môi trường tự nhiên sông nước trong lành, thoáng mát. Tuy nhiên, tình hình thế giới có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến du lịch Việt Nam nói chung và DLĐS TP. Hồ Chí Minh nói riêng.

- Hoạt động tổ chức kinh doanh: các doanh nghiệp khai thác SPDLĐS có quy mô và tiềm lực tương đối mạnh do trực thuộc tổng công ty du lịch Sài Gòn. Công nghệ tổ chức tốt và tính chuyên nghiệp cao do đã có kinh nghiệm phát triển. Tuy nhiên có sự cạnh tranh giữa các công ty du lịch khác ngoài hệ thống.

Từ những phân tích trên, có thể nhận định rằng xu hướng phát triển của SPDLĐS TP. Hồ Chí Minh trong thời gian tới có nhiều triển vọng để phát triển với nhiều điểm mạnh và những cơ hội tốt hiện có. Đây là những yếu tố cần thiết để đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển cho du lịch Thành Phố nói chung và DLĐS nói riêng.

Tiểu kết chương 2

Ở chương 2, tác giả tìm hiểu và đánh giá về tiềm năng, thực trạng khai thác SPDLĐS tại TP.Hồ Chí Minh. Từ những vấn đề thực tiễn và qua điều tra khảo sát khách du lịch, công ty du lịch, tác giả nhận thấy tiềm năng phát triển SPDLĐS TP. Hồ Chí Minh là rất lớn, đặc biệt phải kể đến cảnh quan hai bên bờ sông và các điểm đến du lịch ven sông Sài Gòn. SPDLĐS Thành Phố được đa số khách du lịch trong và ngoài nước thích thú, hài lòng. Tuy nhiên SPDL này vẫn tồn tại những hạn chế, những khó khăn nhất định cần được hỗ trợ, đầu tư, nghiên cứu và tìm ra giải pháp để có sự phát triển mang tính bền vững. Qua những đánh giá về thực trạng khai thác, tác giả cũng đã đưa ra những nhận định về xu hướng phát triển của SPDLĐS Thành Phố trong thời gian tới, từ đó góp phần giải quyết những khó khăn trước mắt để đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐƯỜNG SÔNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH


3.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đường sông TP.Hồ Chí Minh

3.1.1. Những cơ sở cho việc định hướng

Với lợi thế khoảng 1.000 km sông, kênh, rạch có chức năng đường thủy nội địa và hàng hải, TP HCM có một vị trí chiến lược trong phát triển du lịch đường sông. Từ trung tâm thành phố có thể kết nối với tất cả 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc và liên kết trực tiếp với tất cả các vùng kinh tế trọng điểm của khu vực. Trong những năm qua, lượng khách gia tăng mỗi năm trong hoạt động du lịch đường sông. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành du lịch này vẫn chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng hiện có bởi hệ thống cầu tàu, nhà chờ, bến đậu trên các tuyến thiếu, kém chất lượng chưa đạt tiêu chuẩn du lịch. Để du lịch đường sông trở thành ngành mũi nhọn, các sở ngành liên quan đã soạn thảo "Chiến lược phát triển du lịch đường sông TP. HCM giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020" với tổng vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng ngân sách cùng với nguồn xã hội hóa khoảng 10.000 tỷ đồng.

Thành Phố dự kiến sẽ đẩy tốc độ tăng trưởng bình quân về khách du lịch đường sông mỗi năm khoảng 20%; doanh thu tăng mỗi năm 30%... Đến năm 2020 du lịch đường sông trở thành sản phẩm du lịch chủ lực. Năm 2015, Thành Phố sẽ cải tạo và xây 50 bến đón tàu, cầu tàu và kết nối đường bộ tới các điểm tham quan; phát triển 65 điểm tham quan du lịch tại các quận huyện có tuyến du lịch sông; xây dựng 3 điểm du lịch cộng đồng tại các huyện Củ Chi, Cần Giờ, quận 9.[18]

Thành Phố sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về tiềm năng, thế mạnh của du lịch đường sông nhằm thu hút các nhà đầu tư tích cực tham gia. Hiện tuyến du lịch khám phá rừng ngập mặn Cần Giờ với khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ đã đưa vào khai thác bước đầu thành công, thu hút

khá đông khách tàu biển quốc tế tham gia. Đồng thời, với trang trại nuôi chim yến tại Cần Giờ hứa hẹn sẽ tạo nên điểm nhấn đột phá trong chiến lược phát triển du lịch đường sông tại TP.HCM. Bên cạnh đó Thành Phố đã bắt đầu khai thác tuyến du lịch đường sông tầm xa Sài Gòn - Tiền Giang - An Giang - Phnôm Pênh – Siêm Riệp; tuyến du lịch đường sông liên tỉnh từ TP.HCM đi Đồng Nai, Đại Nam Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, các tỉnh miền Tây….; quảng bá giới thiệu về tour đường sông và điểm đến du lịch Cần Giờ qua việc tổ chức cho các doanh nghiệp tham dự Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ; tiến hành quảng bá rộng rãi về tuyến tầm ngắn và tầm trung; xác định và xây dựng các bến tàu phục vụ du khách trên địa bàn Thành Phố; triển khai thúc đẩy và hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kêu gọi vốn đầu tư, kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch.[24]

3.1.2. Những định hướng chính cho các SPDLĐS

3.1.2.1. Du thuyền trên sông Sài Gòn

Dùng bữa tối trên du thuyền và ngắm toàn cảnh TP. Hồ Chí Minh về đêm đã trở nên quen thuộc đối với du khách trong và ngoài nước khi tham gia SPDLĐS Thành Phố. SPDLĐS đã mang lại nhiều sự thích thú cho du khách. Du thuyền sẽ trôi trên sông Sài Gòn và du khách được thưởng thức những món ăn cũng như những tiết mục văn nghệ rất đặc sắc. Với hệ thống cầu tàu và du thuyền khá tốt như hiện nay rất thuận lợi để phát triển SPDLĐS trong tương lai. Tuy nhiên chế độ bán nhật triều đã ảnh hưởng không nhỏ đến các chuyến tour, vì vậy phải chọn thời điểm thủy triều thích hợp để đảm bảo chuyến du ngoạn được tốt nhất. Các phương tiện vận chuyển hành khách cần phải đáp ứng các yếu tố kỹ thuật trước khi khởi hành. Vào buổi tối các phương tiện tàu thuyền di chuyển khá đông trong đó có nhiều tàu nhà hàng, vì vậy cần phải chú trọng đến việc phân luồng cho các phương tiện để đảm bảo an toàn cho du khách. Các chuyến tour du thuyền trên sông cũng nên kết hợp một vài điểm tham quan điển hình để tạo ra sự thích thú cho du khách như

Bảo Tàng Hồ Chí Minh, khu du lịch Tân Cảng. Bên cạnh đó kéo dài thêm thời gian hành trình để du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh của Thành Phố một cách thoải mái nhất.

Hiện nay DLĐS chưa có nhiều lễ hội trên sông để thu hút du khách, trong khi đó năm 2014 Thành Phố đã tổ chức lễ hội thuyền đăng thu hút rất đông du khách đến tham quan, do đó cần phải phát huy lễ hội “thuyền đăng” một cách định kỳ để thu hút du khách đến với DLĐS. Tại các bến tàu cần phải đầu tư xây dựng các cửa hàng lưu niệm, bán các mặt hàng liên quan đến sông nước để tạo ra sự đa dạng cho SPDLĐS, đồng thời cải thiện được thu nhập cho người dân địa phương.

Tăng cường công tác quảng cáo qua các đại lý du lịch để giới thiệu SPDLĐS đến khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài. Tại các quầy bán vé của các công ty cần có những tấm pano, tờ rơi, brochure được thiết kế bắt mắt để thu hút đối tượng khách lẽ. Qua khảo sát, để làm đa dạng SPDLĐS chính quyền Thành Phố cần phải nghiên cứu xây dựng mô hình khách sạn nổi trên sông. Với những du thuyền lớn ngoài chức năng vận chuyển và đáp ứng nhu cầu ăn uống thì yếu tố nghỉ ngơi trên du thuyền cũng rất cần thiết đối với những du khách có nhu cầu. Mô hình này tập trung ở những đoàn khách nước ngoài có mức chi tiêu cao và thích trải nghiệm sự mới lạ trên sông Sài Gòn. Những du thuyền này sẽ được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 3 sao, có khoảng 20 phòng ngủ, có khu nhà hàng. Du khách sẽ vừa được ngắm cảnh Thành Phố về đêm, thưởng thức các món ăn ngon và được nghỉ một đêm trên du thuyền đầy đủ tiện nghi. Ngoài ra cũng có thể kết hợp hoạt động câu cá trên sông Sài Gòn để tạo cảm giác mới lạ và thích thú cho du khách.

3.1.2.2. Các chương trình tour DLĐS

Để tạo sự chuyển biến mang tính bước ngoặt trong việc khai thác các điểm đến du lịch ven sông với nhiều hình thức khác nhau cần từng bước hoàn thiện các tuyến DLĐS. Từ đó bổ sung những điểm đến mới trong chương

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 10/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí