2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Hạn chế
a. Cơ cấu ALM còn nhiều bất hợp lý
Cơ cấu tổ chức ALM là yếu tố đầu tiên phản ánh chất lượng ALM của một NHTM có hiệu quả hay không. Cơ cấu tổ chức ALM mặc dù đã được thiết kế cụ thể song vẫn còn khá nhiều hạn chế. Việc Hội đồng ALCO trực thuộc Ban điều hành sẽ làm mất đi tính khách quan vốn có trong khả năng quản trị các hoạt động ALM. Do Ban điều hành thường chú trọng các mục tiêu lợi nhuận trong kinh doanh nên khi ALCO trực thuộc Ban điều hành sẽ dẫn đến các quyết định quản trị rủi ro trở nên thiếu khách quan do đôi khi chịu sức ép của Ban điều hanh. Một vấn đề nữa là trong mô hình tổ chức của MB còn nhiều bộ phận ở các cấp độ khác nhau cùng tham gia: Ủy ban Quản trị cấp cao, Ủy ban Quản lý rủi ro, Hội đồng Rủi ro, Hội đồng ALCO, … dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực.
b. Chính sách ALM chưa hoàn thiện
Chính sách chính là kim chỉ nam để ngân hàng điều hành mọi hoạt động. Tuy nhiên, MB dành nhiều sự quan tâm cho xây dựng các chính sách về quản trị rủi ro tín dụng mà chưa quan tâm nhiều đến việc xây dựng hoàn chỉnh các chính sách về ALM. Các chính sách về ALM mới chỉ bao gồm các quy định về hạn mức rủi ro, mà chưa đưa ra được quy trình cụ thể, trách nhiệm chi tiết và cụ thể cho từng bộ phận trong công tác ALM. Thực tế chỉ ra là ngay cả hạn mức rủi ro đưa ra cũng chưa sát thực tiễn như hạn mức về khe hở nhạy tích lũy còn khác biệt rất lớn so với thực tế.
c. Các bước quản trị RRLS trên sổ ngân hàng còn thiếu tính khoa học và chính xác. Cụ thể:
- Chưa có các mô hình dự báo lãi suất đáng tin cậy, chưa dựa vào đường cong lãi suất. Việc tính toán chủ yếu dựa vào số liệu lịch sử và các lãi
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Vay Vốn Trên Thị Trường Tiền Tệ Của Mb
- Kết Quả Phân Tích Thang Đo Lần 2 Cho Nhân Tố Ct
- Biểu Đồ Phân Tán Giữa Giá Trị Dự Đoán Và Phần Dư
- Định Hướng Phát Triển Nói Chung Và Hoạt Động Quản Trị Tài Sản – Nợ Nói Riêng Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội
- Đổi Mới Phương Pháp Đo Lường Rủi Ro Lãi Suất Trên Sổ Ngân Hàng
- Nhóm Các Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Rủi Ro Thanh Khoản
Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.
suất điều hành của NHNN. Chất lượng dữ liệu đầu vào phục vụ quản trị RRLS còn chưa đảm bảo phản ảnh đúng và kịp thời xu hướng thay đổi của lãi suất,... Do đó, chất lượng báo cáo RRLS cũng bị hạn chế, chỉ phục vụ phân tích, dự báo trong ngắn hạn.
- Với khâu đo lường RRLS: MB mới chỉ áp dụng phương pháp định giá lại trong khi phương pháp này còn nhiều hạn chế: khó chính xác nếu mức độ biến động của từng mục tài sản và nợ không như nhau hay phân nhóm tài sản và nợ theo kỳ hạn không đúng. Phương pháp lượng hóa RRLS qua khe hở nhạy cảm lãi suất, dù có vận hành tốt cũng có những hạn chế khó khắc phục. Theo khuyến cáo của BCBS thì các NHTM cần đa dạng phương pháp đo lường RRLS trên sổ ngân hàng và cần dựa trên những biến động về giá trị kinh tế của vốn và lợi nhuận. Tuy nhiên, dù đang triển khai Basel II nhưng MB chưa tính đến biến động giá trị kinh tế của vốn do lãi suất thay đổi. Bên cạnh đó, việc tính toán khe hở nhạy cảm lãi suất cũng chưa tính đến các tài sản ngoại bảng cũng là một hạn chế.
- Để phòng ngừa RRLS, MB vẫn chỉ sử dụng các biện pháp nội bảng trong khi các sản phẩm phái sinh ngoại bảng được sử dụng rất hạn chế khi quy mô các hợp đồng phái sinh rất nhỏ so với tổng tài sản. Các hợp đồng phái sinh cũng chỉ chủ yếu dùng để đối phó cho rủi ro hối đoái. Chưa thường xuyên đảm bảo mức độ cân xứng giữa các khoản nợ và danh mục tài sản là nguyên nhân gây ra RRLS.
d. Nội dung quản trị RRTK còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa sát với nhu cầu thực tế. Cụ thể:
- Chiến lược quản lý RRTK chưa được tính toán và xác định trong dài hạn: Hội đồng ALCO họp định kỳ hàng tháng để đưa ra những chiến lược thanh khoản cho hệ thống. Những chiến lược này đưa ra trong thời gian ngắn, chưa thống nhất đối với những mục tiêu mang tính chất dài hạn. Việc lập báo
cáo thanh khoản còn mang tính chất ngắn hạn, chưa có những báo cáo đủ dài để hoạch định chiến lược dài hạn.
- Về phương pháp đo lường: MB hiện nay thực hiện quản trị RRTK dựa trên phân tích các chỉ số tài chính và thang đáo hạn. Cả hai kỹ thuật này đều đo lường ở trạng thái tĩnh. Do đó, việc áp dụng các số liệu dưới dạng tĩnh để tính toán nhu cầu thanh khoản cho tương lai chưa có mức độ tin cậy cao, từ đó dẫn đến việc dư thừa thanh khoản hoặc thiếu hụt thanh khoản thường xuyên diễn ra ở các cấp độ khác nhau.
- Về phòng ngừa RRTK: ngân hàng vẫn chủ yếu dựa vào dự trữ thanh khoản tài sản là chính và giữ lượng tiền mặt khá cao so với các NHTM khác. Chiến lược phòng ngừa này làm tăng chi phí cơ hội cho việc duy trì các tài sản có mức sinh lời thấp.
e. Việc đáp ứng vốn cho các rủi ro thuộc phạm vi ALM chưa phù hợp với các tiêu chuẩn của Basel II và mở rộng quy mô. Cụ thể:
Tuy hệ số CAR luôn đáp ứng được quy định của NHNN và tiêu chuẩn của Basel II, nhưng việc xây dựng kế hoạch tăng vốn và phân bổ vốn chỉ nằm ở mức độ toàn hệ thống và chưa phân bổ, đo lường nhu cầu vốn đến từng khối, mảng kinh doanh. Việc phân chia tài sản rủi ro để xác định hệ số CAR mới chỉ tính chung cho từng nhóm mà chưa tính toán đến chủ thể thực hiện, mức độ tín nhiệm của chủ thể.
2.4.2.2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, vai trò của ALM trong văn hóa quản trị của ngân hàng chưa đặt đúng vị trí
Hoạt động của MB vẫn phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng. Do đó, các NHTM thường đặt vai trò quan trọng hơn cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng mà ít quan tâm hơn đến các hoạt động quản trị rủi ro khác như quản trị
RRLS trên sổ ngân hàng hay quản trị RRTK. Do chưa nhận thức đúng vai trò của ALM, nên MB chưa có được cơ cấu ALM chặt chẽ, hiệu lực, hiệu quả; các chính sách thuộc phạm vi ALM còn sơ sài.
Thứ hai, các kỹ thuật sử dụng để dự báo và đo lường rủi ro trong phạm vi ALM còn chậm đổi mới
MB áp dụng mô hình định giá lại để lượng hóa RRLS và phương pháp chỉ số thanh khoản để đo lường RRTK. Rõ ràng, phương pháp định giá lại tồn tại nhiều sai sót về vấn đề phân chia danh mục các tài sản và các khoản nợ có mức độ nhạy cảm với lãi suất khác nhau, chưa tính đến biến động giá rị vốn; phương pháp chỉ số thanh khoản thì dựa trên cơ sở dữ liệu trong quá khứ nên mức độ chính xác không cao. MB đã áp dụng các kỹ thuật này nhiều năm chưa thay đổi, chưa áp dụng mô hình VaR, thời lượng, ước lượng thanh khoản trạng thái động. Từ đó dẫn đến việc quản trị RRTK và RRLS chưa đảm bảo được hiệu quả.
Thứ ba, trình độ công nghệ thông tin còn chưa hiện đại, chưa theo kịp yêu cầu của quá trình triển khai Basel II
Trong quá trình triển khai Basel II, trình độ công nghệ, cơ sở dữ liệu là các nhân tố mang tính chất hỗ trợ quan trọng các NHTM. Các mô hình cũng như kỹ thuật quản trị hiện đại đòi hỏi mỗi NHTM phải có dữ liệu đủ lớn, đủ chính xác, được cập nhật hàng ngày và có khoảng thời gian lưu giữ từ 05 – 07 năm. MB vẫn đang triển khai sử dụng phần mềm T24 từ năm 2007 và đã bộc lộ nhiều hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu cấp thiết về một hệ thống công nghệ hiện đại, tiên tiến. Việc trình độ công nghệ thông tin chưa hiện đại, chưa có nguồn dữ liệu đủ lớn là nguyên nhân gây ra những thách thức lớn trong dự báo thay đổi lãi suất, dự báo biến động thanh khoản bằng các mô hình định lượng hiện đại cho ngân hàng.
Thứ tư, nhân lực ALM trong bối cảnh triển khai Basel II còn thiếu cả về chất và lượng
Yếu tố con người sẽ quyết định sự thành công của mỗi công việc và đặc biệt là hoạt động ALM. Hiện nay, nguồn nhân lực ALM để thực hiện Basel II tại MB cũng như trong toàn bộ hệ thống NHTM là rất hạn chế. Thực hiện Basel II, đòi hỏi phải xây dựng được nguồn ngân lực ALM có chuyên môn cao, tâm huyết với Basel II, mời gọi sự hợp tác của đối tác nước ngoài, chịu khó học hỏi và kiên trì trong nhiều năm. Kinh nghiệm của cán bộ ALM trong triển khai Basel II tại MB là không có, do đó việc thuê chuyên gia nước ngoài là tất yếu nhưng không thể chỉ dựa hoàn toàn vào họ mà cần phải dần dần xây dựng được đội ngũ ALM thực sự đủ về chất và lượng cho thực hiện Basel II. Việc các cán bộ ALM thiếu cả về số lượng và về chất lượng, thiếu kiến thức thực tiễn về ALM sẽ gây khó khăn cho MB trong công tác tham mưu các chính sách về ALM, dự báo các biến số thị trường như lãi suất, tỷ giá, dòng tiền thanh khoản.
b. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, ALM bao gồm nhiều nội dung rộng, phức tạp
ALM bao gồm các nội dung về quản trị RRLS trên sổ ngân hàng, quản trị RRTK, cân đối Tài sản – Nợ và an toàn vốn. Hiện nay, NHNN cũng mới chỉ có các quy định riêng rẽ cho từng hoạt động của ALM: CAR, tỷ lệ an toàn thanh khoản, quy định hạn mức đầu tư vào các tài sản riêng biệt mà chưa có một hướng dẫn cụ thể, chi tiết về toàn bộ hoạt động ALM. Do đó, bản thân MB cũng rất khó khăn trong đề ra các chiến lược một cách toàn diện về hoạt động ALM.
Thứ hai, hoạt động ALM chịu tác động rất lớn từ những biến số vĩ mô trong và ngoài nước nên rất khó để dự báo
Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn do chúng ta tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do lớn trên thế giới. Do đó, các yếu tố vĩ mô trên bình diện quốc tế có có tác động mạnh đến hoạt động ALM của MB như: tỷ giá, lạm phát, lãi suất … đều phụ thuộc rất lớn vào thế giới. Thời gian qua, dịch bệnh, căng thằng thương mại Mỹ - Trung, chủ nghĩa bảo hộ thương mại đã làm cho các yếu tố vĩ mô biến động khôn lường nên gây cản trở cho hoạt động ALM.
Thứ ba, thiếu các quy định, hướng dẫn chi tiết, rõ ràng về hoạt động ALM từ phía NHNN
Hoạt động ALM rất phức tạp, phạm vi rộng lớn, có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nên đòi hỏi phải có những quy định, hướng dẫn chi tiết từ phía NHNN. Hiện nay, trong các văn bản quy định về hoạt động kinh doanh ngân hàng, NHNN chỉ có các quy định riêng rẽ về từng nội dung của ALM như quản trị RRLS hay RRTK mà chưa có văn bản nào điều chỉnh về việc tổ chức, nhận diện, đo lường và kiểm soát toàn diện về hoạt động ALM của NHTM.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa các loại rủi ro liên quan đến ALM cũng chưa có hành lang pháp lý rõ ràng. Hiện nay, NHNN mới chỉ có các hướng dẫn về nghiệp vụ phái sinh có liên quan đến ngoại tệ như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi. Trong khi các giao dịch phái sinh như giao dịch tương lai chỉ số VN30, chứng quyền cũng chưa có cơ sở pháp lý.
Thứ tư, thị trường tài chính chưa phát triển
Nhìn vào giá trị giao dịch các sản phẩm phái sinh của MB (nhỏ hơn 0,05% tổng tài sản) đã thể hiện mức độ quan tâm của các ngân hàng ở Việt Nam trong đó có MB với các công cụ phòng ngừa rủi ro này là rất thấp. Các công cụ tài chính, đặc biệt là các sản phẩm phái sinh là những giải pháp
phòng ngừa rủi ro hiệu quả trước những sự thay đổi đột ngột của các yếu tố thị trường được ưa chuộng sử dụng bởi các NHTM các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, các công cụ này còn thiếu cả về lượng và chất và được quản lý rất chặt chẽ nên các NHTM rất khó tiếp cận và sử dụng. Các NHTM ở Việt Nam mới thực hiện tham gia một số loại hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro hối đoái là chủ yếu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã làm rõ các vấn đề:
Thứ nhất, làm rõ được mô hình ALM của MB, phân tích các chính sách ALM mà MB đã quy định và đặc biệt là cơ chế FTP của ngân hàng.
Thứ hai, tác giả làm rõ được cơ cấu tài sản, cơ cấu nợ và mối quan hệ này của MB thông qua các chỉ số đánh giá cụ thể.
Thứ ba, luận án nghiên cứu được quy trình quản trị RRLS và RRTK tại MB từ tổ chức mô hình, nhận diện rủi ro, lượng hóa rủi ro đến các biện pháp để kiểm soát các loại rủi ro trong phạm vi ALM.
Thứ tư, luận án lượng hóa được thứ tự mức độ tác động đến ALM của MB bao gồm: Các chính sách ALM; Cơ cấu tổ chức ALM; Chất lượng nguồn nhân lực; Các quy định pháp lý của các cơ quan quản lý; Trình độ công nghệ thông tin. Kết quả này là tiền đề quan trọng để tác giả đưa các giải pháp và kiến nghị quan trọng để hoàn thiện công tác ALM tại MB trong Chương 3.
Thứ năm, luận án cũng đánh giá được các kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình quản trị Tài sản – Nợ tại MB.