Nhóm Các Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Quản Trị Rủi Ro Thanh Khoản


Giải quyết khó khăn này, HĐQT, Ban điều hành MB cần có các quy định chi tiết để chỉ đạo các bộ phận liên quan ở các chi nhánh cũng như tại Hội sở trong hệ thống tăng cường tìm kiếm nguồn vốn ổn định. Bên cạnh đó, với thế mạnh đối với thương hiệu sẵn có, MB cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung tăng nguồn vốn chủ sở hữu ổn định thông quan phát hành riêng lẻ, một mặt đáp ứng được tiêu chuẩn theo Basel II, mặt khác gia tăng nguồn vốn dài hạn để đảm bảo cân đối cấu trúc tài sản và nguồn vốn.

Phòng ALM phối hợp công tác với Phòng quản lý rủi ro thị trường và các phòng khách hàng: thống kê, tính toán kỹ lưỡng các kỳ hạn của tài sản và nợ, dự báo được những nguồn vốn kỳ hạn ngắn nhưng có khả năng đầu tư với kỳ hạn dài hơn do dự báo khả năng tiếp tục “gối đầu” hoặc được bù đắp bằng nguồn vốn ngắn hạn khác tương đương trong tương lai; đồng thời nâng cao được chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ để giữ chân được người gửi tiền gắn bó lâu dài với ngân hàng và người vay tiền có kế hoạch trả nợ chi tiết, khả thi ngay từ khi vay tiền.

- Duy trì lãi suất một cách linh hoạt

Biến động lãi suất là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến RRLS trên sổ ngân hàng. Do đó, việc điều hành lãi suất của MB cần phải đảm bảo chủ động và luôn phù hợp với các điều kiện của môi trường vĩ mô. Với công cụ FTP, MB đã thực hiện quản lý tập trung nguồn vốn ngân hàng, điều hành lãi suất tập trung về trụ sở chính. Tuy nhiên hạn chế của cơ chế FTP là giảm tính chủ động, sự linh hoạt, thậm chí làm phát sinh rủi ro trong giao dịch với khách hàng của chi nhánh; trong khi công tác giao kế hoạch của Hội sở chính phải rất sát với năng lực của từng chi nhánh. Trong điều hành lãi suất, Ban điều hành cần:

+ Thông qua Khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, công cụ FTP sẽ cần phải sử dụng rất nhanh nhạy và linh hoạt để phù hợp thực tế của các chi nhánh. Hơn nữa dựa vào việc cân đối chi tiết lợi ích của MB và của khách


hàng, lãi suất FTP cần được điều chỉnh linh hoạt nhằm chủ động phòng ngừa RRLS khi lãi suất biến động.

+ Có thể giao cho từng chi nhánh một hạn mức phán quyết trong công tác nguồn vốn và sử dụng vốn theo đặc điểm phù hợp từng chi nhánh, đặc biệt những chi nhánh có quy mô lớn.

+ Việc quy định về các kỳ thả nổi với lãi suất cần được nghiên cứu phát huy và có thêm các điều kiện về lãi suất cơ sở và lãi suất tối đa, tối thiểu; điều này làm cho nghiệp vụ tín dụng sẽ luôn tạo được biên độ thu lãi nhất định so với chi phí lãi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

b. Biện pháp ngoại bảng

MB tích cực sử dụng các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa, hạn chế

Quản trị Tài sản – Nợ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - 22

rủi ro.

Các sản phẩm phái sinh hiện nay tại MB chủ yếu là hoán đổi và kỳ hạn

liên quan đến tiền tệ với giá trị thấp, do đó Ban điều hành cần chỉ đạo Phòng quản trị rủi ro thị trường, Sở giao dịch tiếp tục đẩy mạnh phát triển và áp dụng mua bán các hàng hóa phái sinh khác như sử dụng các hợp đồng kỳ hạn với các loại hàng hóa cơ sở mới.

- Các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ mà MB đã triển khai cần tiếp tục được mở rộng. MB có thể cho phép nhiều đầu mối được kinh doanh các nghiệp vụ phái sinh này, không chỉ tại Hội sở chính mà ngay cả các chi nhánh cũng có thể kinh doanh.

- MB cần có các chiến lược đón đầu xu hướng sử dụng các sản phẩm phái sinh, cần tìm hiểu các sản phẩm mới và cách thức giao dịch của các sản phẩn này bởi các sản phẩm phái sinh sẽ là tương lai phát triển của đầu tư tài chính tại Việt Nam. Hiện nay, theo yêu cầu của NHNN thì việc giao dịch các hợp đồng phái sinh chỉ được thực hiện giữa các TCTD với nhau. Do đó, MB


cần phối hợp chặt chẽ cùng với các TCTD khác để sử dụng hiệu quả các công cụ phái sinh trong che chắn RRLS trên sổ ngân hàng.

- Hợp đồng phái sinh là một công cụ hiện đại để che chắn rủi ro, tuy nhiên nếu sử dụng nó như một công cụ để đầu cơ thì mức độ rủi ro của nó là rất lớn. Do vậy, ngân hàng cũng cần xây dựng được các hạn mức rủi ro cụ thể liên quan.

3.2.4. Nhóm các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thanh khoản

3.2.4.1. Xây dựng một quy trình quản trị rủi ro thanh khoản đảm bảo hiệu lực, hiệu quả

Thực trạng hiện nay cho thấy, quản trị RRTK của MB mặc dù có sự đóng góp của nhiều bộ phận, tuy nhiên quy trình thực hiện còn chồng chéo, thời gian xử lý nội dung công việc quản trị RRTK còn dài. Do đó, MB cần có một quy trình để quản trị RRTK gọn nhẹ nhưng hiệu quả, thỏa mãn được các tiêu chuẩn quản trị theo thông lệ quốc tế. Quy trình này cần nhận được sự thống nhất cao của các ủy viên trong HĐQT và sự đồng thuận của tất cả nhân viên trong MB. Trong đó, luận án xin đưa ra một quy trình cụ thể như sau:

Bước 1: Đo lường RRTK:

Hàng ngày, chuyên viên phụ trách RRTK báo cáo các chỉ số theo đầu mục báo cáo: MCO, Báo cáo các tỷ lệ thanh khoản theo quy định nội bộ của MB và của NHNN.

Bước 2: Xử lý RRTK:

- Trường hợp trong hạn mức:

+ Bộ phận kinh doanh tiền tệ thực hiện: cân đối dòng tiền vào, dòng tiền ra theo đúng hạn mức được phê duyệt; xin chỉ đạo từ Hội đồng ALCO để đảm bảo thống nhất rằng các đơn vị kinh doanh phải tuân thủ chặt chẽ theo các hạn mức.

+ Các chuyên viên theo dõi việc thưc thi hạn mức và phải báo cáo hàng


ngày về tình hình thanh khoản.

- Trường hợp vượt hạn mức:

+ Giám đốc Khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ thực hiện: giải trình với ALCO về nguyên nhân vượt hạn mức và đề xuất hạn mức mới cho Trưởng Phòng quản trị rủi ro thị trường thẩm định.

+ Trưởng Phòng quản trị rủi ro thị trường tiến hành thẩm định hạn mức mới được đề xuất.

+ Hội đồng ALCO tiến hành phê duyệt hạn mức mới.

- Trường hợp vượt hạn mức nhưng không ban hành hạn mức mới:

+ Giám đốc Khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ thực hiện giải trình các giải pháp đưa các tỷ lệ thanh khoản về trong phạm vi cho phép, bao gồm các nội dung sau: thời gian tối thiểu, dòng tiền vào và dòng tiền ra trong khoảng thời gian tối thiểu, cách thức phối hợp với các đơn vị kinh doanh có liên quan để đưa các tỷ lệ thanh khoản trở lại mức bình thường.

+ Trưởng Phòng quản trị rủi ro thị trường thường xuyên báo cáo cho ALCO về các trường hợp vi phạm hạn mức.

- Trường hợp không xử lý được vượt hạn mức:

Trong trường hợp, các tỷ lệ thanh khoản vẫn vượt hạn mức sau khi hết thời gian cam kết, nguy cơ thiếu hụt thanh khoản đang rõ ràng hơn thì Hội đồng ALCO quyết định đến việc sử dụng kế hoạch thanh khoản dự phòng.

Để thực hiện đảm bảo quy trình quản trị RRTK trên có hiệu quả, MB cần thực hiện:

Thứ nhất, quy trình nêu trên đã chỉ rõ nhiệm vụ từng bộ phận trong mỗi một công đoạn của quy trình quản trị RRTK. Tuy nhiên, hiệu quả của quy trình sẽ phụ thuộc vào thời gian xử lý nội dung từng công việc. Do đó, Ban điều hành MB cần quy định cụ thể thời hạn tối đa để hoàn thành từng nội dung công việc của từng bộ phận. Bên cạnh đó, Ban điều hành MB cần có


những phần thưởng xứng đáng với các bộ phận làm tốt các nội dung công việc cũng như cần có các chế tài xử lý các sai phạm gắn với nội dung công việc và thời gian cụ thể.

Thứ hai, MB cần thiết kế được một hệ thống tự cảnh báo khi nhận thấy hạn mức RRTK bị vượt. MB đang định hướng phát triển thành ngân hàng số hiện đại, có nhiều sản phẩm sử dụng hàm lượng công nghệ cao. Tuy nhiên, nhiều nội dung công việc cũng như các dịch vụ được xử lý thủ công còn nhiều. Trong tương lai gần, với sự quan tâm đầu tư của các cấp lãnh đạo đối với công tác quản trị RRTK, kỳ vọng rằng MB sẽ xây dựng một hệ thống tự cảnh báo với các hạn mức thanh khoản.

3.2.4.2. Đổi mới phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản

Đối với RRTK, MB thường sử dụng các báo cáo khe hở thanh khoản ở trạng thái tĩnh để đo lường RRTK. Trong báo cáo này, MB chia các tài sản và nợ đến hạn trong vào các dải kỳ hạn: quá hạn, dưới 01 tháng, từ 01 đến 03 tháng, từ 03 tháng đến 01 năm, từ 01 đến 05 năm và trên 05 năm. Phương pháp đo lường này có hạn chế là dòng tiền vào và ra ngân hàng là cố định và không phụ thuộc vào các nhân tố như lãi suất, tỷ giá, lạm phát… mà trên thực tế thì các yếu tố này biến động sẽ làm làm cho dòng tiền của ngân hàng cũng thay đổi theo. Bên cạnh đó, báo cáo tĩnh này chưa tính chưa đủ các dòng tiền ra và vào ngân hàng: thu lãi, thu khác, các khoản chi phi phí lãi và chi phí khác. Do đó, ngân hàng cần áp dụng báo cáo thanh khoản ở trạng thái động, có tính toán đầy đủ các dòng tiền ra và vào ngân hàng để đo lường trạng thái khe hở thanh khoản cho chính xác. Quy trình thực hiện phương pháp này được xác định như sau:

Thứ nhất, tính toán khe hở thanh khoản ở trạng thái động

Báo cáo thanh khoản động được lập trên cơ sở phân bổ các dòng tiền ra và vào của ngân hàng vào các kỳ hạn khác nhau. Các kỳ hạn có thể được lựa


chọn là: 01 ngày, 02 đến 07 ngày, 08 ngày đến 01 tháng, 01 tháng đến 03 tháng, 03 tháng đến 06 tháng. Các khoản mục không có kỳ hạn thì tùy thuộc vào đặc điểm của các khoản mục để phân bổ vào các kỳ hạn cho phù hợp.

Tác giả đề xuất nội dung cụ thể của báo cáo khe hở thanh khoản động như trong Phụ lục 03.

Thứ hai, xây dựng các kịch bản thanh khoản

Tính toán khả năng thanh khoản phải xét đến các yếu tố vĩ mô: lãi suất, lạm phát, tỷ giá, tăng trưởng GDP … và các yếu tố vi mô như cạnh tranh ngân hàng, mức độ uy tín… Do đó, MB cần xây dựng các kịch bản thanh khoản dựa trên sự thay đổi của các yếu tố vĩ mô và vi mô này. Trong mỗi kịch bản, cần tính toán được sự thay đổi của các yếu tố: lượng vay vốn mới; lượng tiền gửi mới, vốn phát hành; các hợp đồng repo chứng khoán; tính thanh khoản của các sản khác (TSCĐ, vốn liên doanh …).

Sau khi tính toán chi tiết các thay đổi các yếu tố nêu trên gắn với từng kịch bản cụ thể, MB cần liên tục cập nhật vào báo cáo trạng thái thanh khoản động đã được xây dựng.

Thứ ba, đánh giá RRTK

Sau khi cập nhật báo cáo thanh khoản động dựa trên các kịch bản giả định, MB cần phân tích được mức độ thay đổi cũng như những hậu quả xảy ra đối với từng kịch bản, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến kịch bản xấu nhất khi ngân hàng mất thanh khoản trên quy mô rộng lớn trong toàn bộ hệ thống.

Trong kịch bản xấu nhất, ngân hàng cần tính toán các yếu tố:

- Mức độ đáp ứng thanh khoản từ thị trường liên ngân hàng.

- Quy mô vốn và thời gian cần thiết để ngân hàng có thể đi vay.

- Thờ hạn tối đa để ngân hàng bán tài sản.

- Mức giá có thể chấp nhận bán của ngân hàng.

Tuy nhiên, để phương pháp này được triển khai trên thực tế cần có các


điều kiện như sau:

Điều kiện thứ nhất: nguồn cơ sở dữ liệu về các hoạt động của ngân hàng phải đủ lớn để đảm bảo cho nhiệm vụ phân tích, đánh giá để lập các báo cáo. Đặc biệt quan trọng trong việc tính toán một số khoản mục như: lượng tiền gửi bị rút trước hạn, dự báo nhu cầu vay vốn… Do đó, yếu tố về công nghệ thông tin cũng như công tác thống kê và lưu trữ số liệu cần được ưu tiên hiện đại hóa.

Điều kiện thứ hai: các trạng thái thanh khoản được phân tích và xây dựng dựa trên những kịch bản thay đổi khác nhau của các biến số vĩ mô trong từng giai đoạn. Do đó, dự báo được sự thay đổi của các biến số này là vấn đề cốt lõi đòi hỏi phải có mô hình hiện đại cũng như chất lượng cao của nguồn nhân lực trực tiếp tham gia dự báo. MB cần thiết phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực thực sự có chiều sâu về chất lượng.

3.2.4.3. Tích cực, chủ động phòng ngừa rủi ro thanh khoản

Về mặt lý thuyết, MB có ba chiến lược để quản trị RRTK đó là quản trị dựa vào tài sản, dựa vào nợ hoặc kết hợp. Chiến lược quản trị thanh khoản kết hợp cả tài sản và nguồn vốn là chiến lược được đa số các NHTM trong đó có MB lựa chọn. Với chiến lược này, ngoài việc duy trì tỷ trọng từng khoản mục trong bảng cân đối phù hợp thì chất lượng của từng khoản mục này cũng rất quan trọng góp phần phòng ngừa RRTK cho ngân hàng. MB cần tập trung vào các nội dung cụ thể như sau:

a. Nâng cao chất lượng tài sản

Tín dụng và đầu tư là những tài sản quan trọng nhất được mang ra phân tích của NHTM. Ngân hàng chủ yếu đầu tư để nắm giữ các khoản mục chứng khoán của chính phủ hoặc doanh nghiệp có mức độ an toàn cao. Các khoản mục này được coi là dự trữ thứ cấp nhưng có quy mô nhỏ so với tổng tài sản. Tín dụng vẫn là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất. Do đó, chất lượng của các


khoản mục tín dụng chính là đại diện cho chất lượng tài sản của NHTM. Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu phổ biến và chính xác nhất để thể hiện chất lượng các khoản mục tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu của MB là thấp nếu đem so sánh với các NHTM khác. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu này đang tăng lên do khả năng hấp thụ tín dụng chậm lại do nền kinh tế đang bị giảm tốc và tác động của đại dịch Covid 19.

Muốn cải thiện chất lượng tín dụng, MB cần thực hiện:

Thứ nhất, cần đổi mới chiến lược phát triển tín dụng:

MB cũng giống như các NHTM khác trải qua một thời kỳ dài phụ thuộc vào tín dụng bán buôn, các khoản tín dụng chủ yếu cấp cho các doanh nghiệp lớn dẫn đến rủi ro tập trung là cao. Khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chậm lại dẫn đến tăng trưởng tín dụng cũng giảm theo, vì vậy kế hoạch mở rộng dư nợ tín dụng cần có sự thay đổi toàn diện. Đối với tín dụng bán buôn, MB cần lựa chọn các khách hàng lớn, các khoản vay lớn có chất lượng, hạn chế phát sinh nợ xấu. Đối với tín dụng bán lẻ, MB cần tập trung vào các đối tượng vay vốn và mục đích vay có NIM cao, tránh được rủi ro tập trung vốn và dễ dàng bán chéo các sản phẩm khác để tăng doanh thu từ các dịch vụ phi tín dụng.

Thứ hai, cần xây dựng quy trình thẩm định tín dụng chặt chẽ:

Đây là bước quan trọng nhất khi cấp tín dụng. Phân tích tín dụng tốt giúp ngân hàng không bỏ sót các khách hàng tốt mà còn có thể loại bỏ những khoản vay không đủ tiêu chuẩn, có nguy cơ tiềm ẩn thành nợ xấu trong tương lai. Do đó, nội dung thẩm định tín dụng cần được hoàn thiện hơn nữa trên các nội dung sau:

- Vấn đề chuyên môn và trình độ của cán bộ thẩm định: Cán bộ thẩm định phải có kiến thức tổng hợp, có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực tài chính, kỹ thuật, tin học, ngoại ngữ và pháp luật, cập nhật hàng ngày các dữ liệu về

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí