Tình Hình Vay Vốn Trên Thị Trường Tiền Tệ Của Mb


+ Khi MB thặng dư thanh khoản dài hạn

Cho vay với kỳ hạn dài: tăng cho vay dài hạn sẽ gia tăng rủi ro bởi các khoản cho vay dài hạn luôn tiền ẩn nguy cơ rủi ro rất lớn không chỉ với RRTK mà cả rủi ro tín dụng. Do vậy, việc tìm kiếm khách hàng có chất lượng, có mục đích vay vốn phù hợp phải luôn nằm trong chiến lược dài hạn để xử lý.

Mua các chứng khoán có kỳ hạn dài: lợi nhuận các chứng khoán có kỳ hạn dài sẽ cao hơn các chứng khoán ngắn hạn. Sản phẩm trên thị trường vốn ngày càng phong phú cũng là một yêu tố thuận lợi giúp MB dễ dàng đầu tư phần thặng dư thanh khoản dài hạn vào các chứng khoán dài hạn.

Cuối cùng, khi các giải pháp đầu tư nêu trên được thực hiện mà ngân hàng vẫn thặng dư thanh khoản thì MB sẽ sử dụng các giải pháp để giảm huy động vốn thông qua việc hạ lãi suất tương ứng.

- Xử lý trạng thái thiếu hụt thanh khoản:

+ Khi thiếu hụt ở mức thấp: MB chưa cần thiết phải thực hiện các nghiệp vụ can thiệp mà chỉ phát đi những cảnh báo đối với các bộ phận nghiệp vụ cụ thể để cánh báo ban đầu về mức độ thanh khoản của ngân hàng.

+ Khi thiếu hụt ở mức cao: MB tiến hành các nghiệp vụ cụ thể để can thiệp vào trạng thái thanh khoản bằng các hành động cụ thể như: dừng gửi liên ngân hàng, dừng mua các chứng khoán và ngoại tệ, tiến hành vay liên ngân hàng, chấp nhận bán các tài sản dự trữ với mức thấp hơn thị trường và tăng cường huy động vốn với lãi suất cao.

Thứ hai, phòng ngừa RRTK

Lịch sử đã chứng minh rằng, RRTK là nguyên nhân dẫn đến phá sản nhiều ngân hàng. Nguyên nhân dẫn đến RRTK đều đến từ việc các ngân hàng thiếu chiến lược phòng ngừa RRTK một cách hiệu quả. Do đó, trong chiến lược quản trị RRTK thì MB rất coi trọng các biện pháp phòng ngừa RRTK.


Về lý thuyết có ba chiến lược phòng vệ RRTK là dự trữ thanh khoản tài sản, đi vay và kết hợp. MB lựa chọn phương pháp phòng ngừa RRTK kết hợp giữa tài sản và nợ để tối ưu hiệu quả.

Bảng 2.18. Tình hình dự trữ thanh khoản tài sản của MB

Đơn vị: tỷ đồng



2015

2016

2017

2018

2019

2020

Dự trữ sơ cấp







Tiền mặt

1.236

1.520

1.842

1.737

2.244

3.109

Tiền gửi tại NHNN

8.182

10.002

6.684

10.548

14.347

17.296

Tiền gửi và cho vay các TCTD

28.659

26.953

53.497

45.062

39.691

47.888

Tổng ngân quỹ

38.077

38.475

62.023

57.347

56.282

68.293

Tỷ trọng NQ/TTS(%)

17,23

15,01

19,76

15,83

13,68

13,80

Dự trữ thứ cấp







Chứng khoán kinh doanh

3.469

926

2.805

578

1.168

3.085

Chứng khoán sẵn sàng để bán

39.513

46.226

43.092

70.467

82.724

96.775

Tổng chứng khoán thanh khoản

42.982

47.152

45.897

71.045

83.892

99.860

Tỷ trọng CK thanh

khoản/TTS(%)


19,45


18,40


14,62


19,61


20,39


20,17

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 217 trang tài liệu này.

Quản trị Tài sản – Nợ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - 16

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB giai đoạn 2015-2020)

Bảng 2.18 chỉ ra ngân hàng dự trữ thanh khoản bên tài sản chủ yếu dưới hai dạng là ngân quỹ và các chứng khoán thanh khoản. MB phân bổ tỷ trọng ngân quỹ và chứng khoán thanh khoản là khá cân bằng nhau. Cả hai loại tài sản lỏng này đều được ngân hàng duy trì với tỷ trọng khoảng 20% tổng tài sản của MB. Về xu thế có thể thấy, từ năm 2017 đến năm 2020, MB bắt đầu giảm tỷ trọng ngân quỹ để tăng tỷ trọng chứng khoán thanh khoản. Điều này phù hợp thực tiễn khi mà thị trường tài chính Việt Nam từng bước được hoàn thiện nên việc nắm giữ các chứng khoán thanh khoản vừa có thể hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng, vừa có thể gia tăng tỷ suất sinh lời hơn là nắm giữ các khoản mục trong ngân quỹ.


Bên cạnh dự trữ các tài sản, MB thường kết hợp với đi vay trên thị trường tiền tệ trong trường hợp thiếu hụt thanh khoán. Bảng 2.19 cho thấy MB duy trì đi vay các TCTD khác ở mức cao từ 2016 đến 2020 với tỷ trọng trên 10% tổng nợ phải trả. Với uy tín của mình trên thị trường liên ngân hàng, MB có thể dễ đàng đi vay để tránh chịu các chi phí cơ hội khi phải dự trữ quá nhiều tài sản mà tỷ suất sinh lời lại thấp.

Bảng 2.19. Tình hình vay vốn trên thị trường tiền tệ của MB

Đơn vị: tỷ đồng



2015

2016

2017

2018

2019

2020

Các khoản nợ CP & NHNN

1.411

-

1.848

2.633

17

15

Tỷ trọng các khoản nợ CP & NHNN/Tổng nợ phải trả (%)


0,71


0,00


0,65


0,80


0,01


0,01

Tiền gửi và vay các TCTD khác

7.509

24.713

46.102

60.471

50.314

50.876

Tỷ trọng tiền gửi và vay các

TCTD khác/Tổng nợ phải trả (%)


3,80


10,76


16,22


18,43


13,54


11,44

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB giai đoạn 2015-2020)

2.3. LƯỢNG HÓA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI SẢN – NỢ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

2.3.1. Xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu

a. Thang đo chính thức

Các nhân tố có ảnh hưởng đến công tác ALM của NHTM đã được hệ thống hóa cụ thể trong Chương 1, dựa vào đó tác giả đã tham khảo các chuyên gia ngân hàng để thực hiện các cuộc thảo luận và phỏng vấn sâu. Nội dung là tham khảo các ý kiến liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến ALM của NHTM. Các chuyên gia là những nhà quản lý có kiến thức và kinh nhiệm thực tế nhiều năm công tác trong lĩnh vực quản trị Tài sản – Nợ của NHTM.


Bảng 2.20. Các thang đo trong mô hình nghiên cứu


Kí hiệu

Nhân tố tác động

Các nghiên cứu thực nghiệm kế

thừa, so sánh

CC

Cơ cấu tổ chức ALM

Andreas Lindè & Erik Wallgren

(2012)

CS

Chính sách ALM

Greuning & Iqbal (2008) và

Mirakhor (2011)

CT

Trình độ công nghệ thông tin

ADB (2008)

NL

Chất lượng nguồn nhân lực

Tạ Quang Tuấn (2015)

QD

Các quy định pháp lý của các cơ quan quản lý

Nguyễn Việt Hùng (2008)

TT

Sự phát triển của thị trường

tài chính

Tạ Quang Tuấn (2015)

KH

Các yếu tố thị trường khác

Tác giả đề xuất

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Bằng việc kế thừa và phát triển các nghiên cứu thực nghiệm đã công bố trước đây và kết quả sau nhiều lần thảo luận và phỏng vấn, các ý kiến được tác giả tổng hợp lại và nhận thấy đa số đều thống nhất rằng các nhân tố ảnh hưởng đến ALM của NHTM gồm: (1) Cơ cấu tổ chức ALM; (2) Chính sách ALM; (3) Trình độ công nghệ thông tin; (4) Chất lượng nguồn nhân lực; (5) Các quy định pháp lý của các cơ quan quản lý; (6) Sự phát triển của thị trường tài chính; (7) Các yếu tố thị trường khác.

Với 7 nhân tố trên, tác giả đã đề xuất 32 biến, cụ thể: 05 biến quan sát đo lường về cơ cấu tổ chức ALM; 05 biến quan sát đo lường về các chính sách ALM; 04 biến quan sát đo lường về trình độ công nghệ thông tin; 04 biến quan sát đo lường về chất lượng nguồn nhân lực; 05 biến quan sát đo lường về các quy định pháp lý của các cơ quan quản lý; 05 biến quan sát đo lường về sự phát triển của thị trường tài chính; 04 biến quan sát đo lường về các yếu tố thị trường khác


b. Mô hình nghiên cứu Tác giả đề xuất mô hình:

Sơ đồ 2.4. Mô hình nghiên cứu


Cơ cấu tổ chức ALM

H1+

Chính sách ALM

H2+

Trình độ công nghệ thông tin

H3+

Chất lượng nguồn nhân lực

H4+

Các quy định pháp lý của các cơ quan quản lý

H5+

Công tác quản trị Tài sản

– Nợ của NHTM

Sự phát triển của thị trường tài chính

H6+

Các yếu tố thị trường khác

H7+

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

- Giả thuyết H1: Có sự tác động dương của cơ cấu tổ chức ALM của ngân hàng đến công tác quản trị Tài sản – Nợ của NHTM.

- Giả thuyết H2: Có sự tác động dương của các chính sách ALM đến công tác quản trị Tài sản – Nợ của NHTM.

- Giả thuyết H3: Có sự tác động dương của trình độ công nghệ thông tin đến công tác quản trị Tài sản – Nợ của NHTM.

- Giả thuyết H4: Có sự tác động dương của chất lượng nguồn nhân lực đến công tác quản trị Tài sản – Nợ của NHTM.

- Giả thuyết H5: Có sự tác động dương của các quy định pháp lý của cơ quan quản lý đến công tác quản trị Tài sản – Nợ của NHTM.


- Giả thuyết H6: Có sự tác động dương của sự phát triển của thị trường tài chính đến công tác quản trị Tài sản – Nợ của NHTM.

- Giả thuyết H7: Có sự tác động dương của các yếu tố thị trường khác đến công tác quản trị Tài sản – Nợ của NHTM.

2.3.2. Thu thập và xử lý số liệu

a. Bảng câu hỏi khảo sát

Được kết cấu gồm ba phần chính (Phụ lục 02):

- Lời giới thiệu

- Phần thông tin chung: Bao gồm: họ tên, độ tuổi, giới tính và chức vụ của người được khảo sát.

- Phần nội dung chính: Bao gồm các câu hỏi định lượng là các biến quan sát trong thang đo chính thức. Bảng câu hỏi được chia thành hai phần: bên phải là thang đo đánh giá và bên trái là các biến quan sát. Thang đo đánh giá được xây dựng theo thang đo Likert gồm 5 mức độ: “(1) = Hoàn toàn không đồng ý; (2) = Không đồng ý; (3) = Bình thường; (4) = Đồng ý; (5) = Hoàn toàn đồng ý.”

b. Lấy mẫu và thu thập số liệu

- Kích thước mẫu: Dựa vào tiêu chuẩn 8:1 + 50, tức là số quan sát cần tối thiểu bằng 8 lần số biến cộng thêm 50. Như vậy, với 32 biến quan sát, kích thước mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu là 32*8 + 50 = 306. Tác giả quyết định lấy 350 phiếu.

- Lấy mẫu: Phiếu khảo sát được xây dựng và gửi tới các đối tượng là các cán bộ quản lý và nhân viên trực tiếp và gián tiếp đảm nhiệm các nội dung ALM của MB tại các bộ phận trực thuộc ALCO, Phòng quản trị rủi ro thị trường, Khối quản trị rủi ro, Khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ và các bộ phận quản trị rủi ro khác theo các hình thức: trực tiếp phỏng vấn, Email và gọi điện thoại. Số phiếu được tác giả phát ra là 350, thu về 336 phiếu. Dữ liệu


sau khi được làm sạch thì có 318 phiếu là hợp lệ và đưa vào phân tích và kết quả được nhập vào ứng dụng SPSS 22.0 để tiến hành thực hiện phân tích.

2.3.3. Kết quả phân tích

2.3.3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Bảng 2.21. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu


Giới tính

Số lượng

Tỷ Lệ

Nam

128

40,3

Nữ

190

59,7

Tổng

318

100,0

Nhóm tuổi



< 30 tuổi

42

13,2

30-40 tuổi

180

56,6

> 40 tuổi

96

30,2

Tổng

318

100,0

Chức vụ



Quản lý

63

19,8

Nhân viên

255

80,2

Tổng

318

100,0

(Nguồn: Khảo sát của Tác giả)

2.3.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

a. Nhân tố cơ cấu tổ chức ALM (CC)

Bảng 2.22. Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố CC



Scale Mean if Item Deleted

Scale

Variance if Item Deleted

Corrected

Item-Total Correlation

Cronbach's

Alpha if Item Deleted

Cronbach's Alpha = 0,849

CC1

14,4937

14,509

0,731

0,799

CC2

14,4119

14,817

0,711

0,805

CC3

14,2830

14,986

0,627

0,826

CC4

14,2956

14,644

0,738

0,798

CC5

14,2516

15,419

0,512

0,860

(Nguồn: Kết xuất SPSS 22.0)


Độ tin cậy sau khi chạy dữ liệu đã đạt 0,849 > 0,6 đã đáp ứng được yêu cầu. Mối tương quan giữa các biến thành phần được quan sát với tổng đều > 0,3. Do đó, các biến quan sát: CC1, CC2, CC3, CC4, CC5 đạt độ tin cậy.

b. Nhân tố chính sách ALM (CS)

Bảng 2.23. Kết quả phân tích thang đo cho nhân tố CS



Scale Mean if Item Deleted

Scale

Variance if Item Deleted

Corrected

Item-Total Correlation

Cronbach's

Alpha if Item Deleted

Cronbach's Alpha = 0,876

CS1

14,0126

19,949

0,694

0,853

CS2

13,9528

19,711

0,704

0,850

CS3

13,8302

19,668

0,755

0,838

CS4

13,7075

19,936

0,713

0,848

CS5

13,6415

19,802

0,667

0,860

(Nguồn: Kết xuất SPSS 22.0)

Bảng số liệu 2.23 cho thấy độ tin cậy sau khi phân tích đạt 0,876 > 0,6 đã đáp ứng được yêu cầu. Mối tương quan giữa các biến thành phần được quan sát với tổng tổng > 0,3. Do đó, các biến quan sát: CS1, CS2, CS3, CS4, CS5 đã đạt độ tin cậy.

c. Nhân tố trình độ công nghệ thông tin (CT)

Lần 1

Bảng 2.24. Kết quả phân tích thang đo lần 1 cho nhân tố CT



Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Corrected Item-Total Correlation

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Cronbach's Alpha = 0,655

CT1

10,0660

6,920

0,591

0,482

CT2

9,8176

8,768

0,130

0,810

CT3

9,4119

6,855

0,514

0,530

CT4

10,1289

7,204

0,632

0,472

(Nguồn: Kết xuất SPSS 22.0)

Xem tất cả 217 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí