Đánh Giá Chung Về Quản Trị Rủi Ro Xuất Khẩu Của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành.


2.3. Đánh giá chung về quản trị rủi ro xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành.

Nhìn chung, qua quá trình điều tra cho thấy, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu và quản trị rủi ro xuất khẩu thì ưu điểm lớn nhất của công ty CP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành trong nghiên cứu và thực hành quản trị rủi ro đó là DN đã rất sớm quan tâm đến vấn đề quản trị rủi ro xuất khẩu.

2.3.2. Những ưu điểm.

Đối với trong nước, Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ Trường Thành là một doanh nghiệp tiêu biểu của ngành gỗ và xuất khẩu gỗ Việt Nam. TTF sở hữu năng lực sản xuất lớn, quy trình sản xuất hoạt động gần như khép kín cùng với chất lượng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế đã đưa TTF trở thành một thương hiệu có uy tín trên thị trường xuất khẩu. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu đồ gỗ, TTF đã sớm quan tâm đến hoạt động QTRR xuất khẩu tại doanh nghiệp.

Về nhận dạng rủi ro:

- Là DN có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xuất khẩu nên các khâu trong quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương của TTF khá chặt chẽ và đồng bộ, tuân thủ đúng quy trình và có sự phối hợp đồng đều giữa các phòng ban liên quan. Do vậy hầu như trong quy trình này TTF đều khó phát sinh những rủi ro.

- Bộ phận kiểm soát rủi ro tại TTF tiến hành tổ chức kiểm tra, giám sát trực tiếp hoạt động tại khối Kinh doanh – Xuất khẩu, nhờ đó mà các tài liệu và số liệu về rủi ro thường sát thực và đầy đủ; việc phân tích, đánh giá và nhận dạng rủi ro trở nên chủ động hơn.

- Bên cạnh đó, TTF cũng tích cực và chủ động trong việc nghiên cứu thông tin về nhà cung cấp, các đối tượng khách hàng, về thị trường cũng như xu hướng thiết kế sản phẩm; chủ động hợp tác và trao đổi thông tin với các cơ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

quan nhà nước, các bộ ngành liên quan và Hiệp hội gỗ lâm sản trong nước… nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động nhận dạng rủi ro.

+ TTF có bộ phận Marketing chuyên biệt để thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu văn hóa kinh doanh – tập quán tiêu dùng – hành vi mua hàng,nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh và xu hướng sản phẩm. Do đó, hiện nay TTF luôn có các đơn hàng hằng năm lớn hơn năng lực sản xuất của mình khoảng 30% và xuất khẩu được hơn 80% sản phẩm do TTF tự thiết kế.

+ TTF đầu tư khá nhiều cho hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại quốc tế với nhiều lần tham gia Hội chợ chuyên ngành đồ gỗ tại Mỹ, Nhật, Đức và Singapore… nhằm nâng cao tiếp cận trực tiếp thị hiếu người tiêu dùng, bản chất và sự phức tạp của thị trường nơi mà TTF có thị trường xuất khẩu. Điều này cho thấy sự chủ động trong việc nhận dạng rủi ro thị trường xuất khẩu nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho TTF.

Về phân tích – đo lường rủi ro:

TTF thực hiện phân tích, đo lường RR bằng công cụ Báo cáo rủi ro thường xuyên thay vì hàng quý như trước:

+ Báo cáo kiểm toán hàng tuần, hàng tháng:

Báo cáo kiểm tra tính tuân thủ và kiểm soát nội bộ được lập cho hoạt động vay nợ và theo dõi chi tiết về khách hàng nhằm phát hiện kịp thời những rủi ro tiềm ẩn có khả năng ảnh hưởng trọng yếu tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu của TTF. Báo cáo này được trình BĐH hàng tuần và trình tiểu ban QTRR trực thuộc HĐQT khi được yêu cầu, trong đó quá trình kiểm toán được đánh giá khách quan và độc lập bởi một bên thứ ba.

+ Báo cáo Danh mục rủi ro hàng tháng:

Báo cáo được lập nhằm mục đích hỗ trợ những người chủ trì quản trị rủi ro trong việc nhận diện, theo dõi và xử lý các rủi ro hiện hữu và rủi ro còn lại. Thông qua Danh mục Rủi ro, báo cáo về các rủi ro đơn lẻ, biện pháp xử lý hiện tại, rủi ro còn lại và biện pháp xử lý rủi ro yêu cầu được đệ trình tới tất cả


những người chủ trì quản trị rủi ro (cấp phòng ban), BĐH và HĐQT định kỳ hàng tháng. Điều này thúc đẩy quá trình quản trị rủi ro, góp phần tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp. Các rủi ro này được quản trị thông qua các cuộc kiểm tra tính tuân thủ và kiểm soát nội bộ nhằm duy trì môi trường kiểm soát hữu hiệu và hiệu quả trong TTF.

Về hoạt động kiểm soát – tài trợ rủi ro:

Năm 2016, sau khi thay đổi bộ máy quản lý mới tại TTF thì theo đó, hoạt động kiểm soát rủi ro tại TTF cũng có sự thay đổi tích cực về cơ cấu tổ chức, thể hiện qua việc hợp nhất Ban điều hành (BĐH) và thiết lập thêm các cấp báo cáo rủi ro. Tuy nhiên việc tổ chức và hoạt động của bộ máy QTRR vẫn chưa được cụ thể hóa và chi tiết thành một chương trình. Điều này cho thấy TTF đã bắt đầu thực sự quan tâm tới QTRR và hoạt động kiểm soát RR có hiệu quả.


Sơ đồ 2 5 Sơ đồ tổ chức kiểm soát rủi ro tại TTF 2 3 3 Những hạn chế và 1


Sơ đồ 2.5. Sơ đồ tổ chức kiểm soát rủi ro tại TTF

2.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân.

Từ bảng xếp hạng mức độ tác động của rủi ro, có thể nói các rủi ro mang tính chất nghiêm trọng nhất trong xuất khẩu gỗ Trường Thành giai đoạn 2013-2016 xuất phát từ hoạt động quản trị rủi ro thiếu hiệu quả, bao gồm cả động quản trị rủi ro xuất khẩu tại TTF.


Hoạt động nhận dạng – đo lường rủi ro.

Hoạt động nhận dạng – đo lường rủi ro tại TTF còn chưa được đa dạng hóa, DN mới chỉ tập trung vào phương pháp Phân tích báo cáo tài chính và Phân tích hợp đồng xuất khẩu, tuy nhiên ở cả 2 phương pháp này, TTF cũng chưa xây dựng thành một chương trình hoạch định với các bước tiến hành cụ thể mà mới chỉ dừng lại ở việc phân tích sơ bộ.

Cụ thể, TTF chỉ tập trung nhận dạng một số rủi ro cơ bản như rủi ro về lãi suất, rủi ro về kinh tế, rủi ro thị trường hay rủi ro về nguồn nguyên vật liệu. Tuy nhiên tất cả những rủi ro này đều được TTF đo lường định tính và đánh giá là có ít khả năng xảy ra. Điều này cho thấy hoạt động nhận dạng, đánh giá và đo lường rủi ro tại TTF chưa thực sự được chú trọng; ban quản trị không kịp thời ứng phó và có các biện pháp kiểm soát rủi ro phù hợp khi xảy ra khủng hoảng như trường hợp tổn thất hàng tồn kho vào năm 2016 vừa qua.

Chẳng hạn, với trường hợp nhận dạng rủi ro thanh toán của TTF đã từng xảy ra sai sót. Nguyên nhân của rủi ro này do chính sách tín dụng của TTF chưa chặt chẽ kết hợp với quy chế tín dụng quá nới lỏng, đồng thời quy trình giám sát, nhận dạng hồ sơ khách hàng của cán bộ tín dụng xuất khẩu còn chưa nghiêm ngặt khi quá tin tưởng vào uy tín của các đối tác. Để tránh tỷ lệ nợ quá hạn cao, TTF cho phép khách hàng thực hiện gia hạn nợ nhiều lần. Bên cạnh đó, TTF sử dụng phương thức nhận dạng rủi ro và quản lý tín dụng dựa trên việc phân tích hồ sơ rủi ro của khách hàng, tuy nhiên quy trình thẩm định khách hàng còn nhiều sơ sài và không thường xuyên. Tất cả đều dẫn tới việc tồn đọng nợ cũ, gia tăng tỷ lệ nợ xấu cho TTF trong nhiều năm qua.

Hoạt động kiểm soát – tài trợ rủi ro:

Hoạt động kiểm soát, tài trợ rủi ro tại TTF vẫn còn tồn tại nhiều sai sót, nguyên nhân có thể xuất phát từ sự xung đột và không nhất quán giữa ban quản trị tại TTF, dẫn tới việc xử lý khủng hoảng không có hiệu quả. Cụ thể:


Giai đoạn 2013 -2014, TTF lâm vào khủng hoảng nợ vay với tổng nợ là 1.900 tỷ đồng. Một loạt những giải pháp xử lý khủng hoảng được Chủ tịch HĐQT lúc bấy giờ là ông Võ Trường Thành trực tiếp đưa ra, tuy nhiên những quan điểm bất đồng trong HĐQT và mâu thuẫn lợi ích nội bộ gay gắt đã khiến khủng hoảng của TTF không những không giải quyết được mà còn phải kéo dài quá trình thực hiện kiểm soát rủi ro.

Đến năm 2015 và 2016, TTF tiếp tục mắc phải những sai phạm trong quy trình quản trị rủi ro. Có thể thấy TTF sử dụng ban kiểm soát kém chất lượng, công tác lựa chọn và thay đổi ban kiểm toán có vấn đề. Điều này thể hiện rõ khi ở những năm về trước, công ty luôn thay người ở ban kiểm soát nội bộ. Riêng công ty kiểm toán, công ty không thay đổi nhiều năm liên tiếp (DTL: 2007-2010; DFK: 2011-2015), và chỉ mới đổi qua EY năm 2016 khiến phát hiện rất nhiều sai phạm kiểm toán của giai đoạn về trước kéo dài, đặc biệt là việc ghi nhận hàng tồn kho. Nếu nhà đầu tư lưu ý, có thể nhận ra số liệu kiểm toán dưới giai đoạn DFK phụ trách liên tục không nhất quán, gây khó khăn và hồ nghi cho nhà đầu tư. Lỗi lớn nhất thuộc về hội đồng quản trị Gỗ Trường Thành khi đã xem nhẹ công tác kiểm soát tài chính nội bộ và kiểm toán. Điều này làm giảm uy tín và sự trung thực rất nhiều về năng lực của công ty.

Một yếu tố nữa có thể giải thích năng lực kiểm soát rủi ro yếu kém của TTF đó là việc TTF tập trung quá nhiều vào các mục tiêu ngắn hạn, dễ đạt được hơn thay vì là một chiến lược đường dài. Việc định vị sai về nhu cầu thị trường và chiến lược sản phẩm hay việc đầu tư dàn trải vào các lĩnh vực khác ngoài ngành gỗ như bất động sản cho thấy TTF dễ bị cuốn theo sức nóng của thị trường mà quên đi mất cấu trúc doanh nghiệp còn thiếu vững chãi, cơ cấu nguồn vốn còn hạn hẹp. Chính vì sự ôm đồm và nôn nóng trong đầu tư của TTF đã khiến TTF thêm phần gia tăng rủi ro, mất nhiều yếu tố tích cực trong cơ hội giữ vững vị thế ngành gỗ của mình.


Kết luận:

Công tác quản trị rủi ro xuất khẩu của gỗ Trường Thành tuy có chuyển biến tích cực trong thời gian qua nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Cụ thể, việc nhận diện rủi ro vẫn mang tính hình thức, tần suất sử dụng dịch vụ tư vấn còn ít. Doanh nghiệp cũng còn ít sử dụng phương pháp định lượng để đo lường rủi ro. Các giải pháp mà doanh nghiệp đưa ra mang tính chất xử lý rủi ro nhiều hơn là phòng ngừa và kiểm soát rủi ro. Đặc biệt, với tỷ lệ % mức độ sử dụng công cụ kiểm soát rủi ro theo khảo sát ở trên thì QTRR xuất khẩu tại TTF trong giai đoạn hiện nay cần tập trung nhiều hơn vào việc sử dụng các công cụ kiểm soát RR một cách có hiệu quả

Năng lực quản trị rủi ro xuất khẩu của doanh nghiệp còn yếu do nhiều nguyên nhân, trong đó nổi cộm là việc đánh giá rủi ro còn mang tính nhẹ nhàng, chưa xây dựng được văn hóa quản trị rủi ro trên phạm vi toàn doanh nghiệp; ngân sách dành cho lĩnh vực quản trị rủi ro còn khiêm tốn trong khi Hội đồng quản trị chỉ tham gia một cách tương đối và rời rạc vào quá trình này.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ

TRƯỜNG THÀNH


3.1. Phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới

3.1.1. Phương hướng và kế hoạch hành động ngắn hạn (năm 2017):

Phương hướng:

Với một loạt những biến động lớn liên tiếp trong tình hình kinh doanh và tái cơ cấu bộ máy quản trị của Gỗ Trường Thành trong năm 2016 vừa qua, Ban lãnh đạo TTF một mặt vẫn đang nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác bắt tay vào thực hiện kế hoạch tái cấu trúc toàn diện doanh nghiệp một lần nữa, với mong muốn xây dựng lại vị thế và thương hiệu trên thị trường kinh doanh xuất khẩu gỗ vốn đã lớn mạnh của mình.

Kế hoạch:

Ban Lãnh đạo Công ty đã đưa ra những kế hoạch hành động cụ thể để cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2017 như sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước để tăng doanh số.

- Tập trung sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu đồ nội thất cho các công trình.

- Kiểm soát chặt chẽ giá vốn và chi phí bán hàng để tăng tỷ lệ lãi gộp

- Tiến hành cơ cấu lại công ty mẹ, các công ty con và công ty liên kết giúp cho bộ máy vận hành tinh gọn hơn. Cụ thể:

+ Hợp nhất, giải thể các công ty vận hành không hiệu quả;

+ Cắt giảm/thoái vốn các khoản đầu tư không cần thiết ở các công ty liên kết;

+ Tái cấu trúc toàn bộ Công ty, đặc biệt là các phòng, ban chức năng như: phòng Kinh doanh, phòng Cung ứng, phòng Kế hoạch, và khối Sản xuất.


Mục tiêu kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong năm 2017

- Tiếp tục duy trì mức tăng 20% doanh thu mỗi năm kể từ năm 2017. Trong năm 2017 Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu thấp nhưng lợi nhuận cao.

- Tăng lợi nhuận lên 30%/ năm kể từ năm 2017

- Giảm thiểu tối đa chi phí tài chính và chuyển đổi 60% nợ ngắn hạn bằng VND sang USD

3.1.2. Phương hướng và kế hoạch hành động trung - dài hạn (giai đoạn 2017-2025)

- Kinh doanh bền vững và có trách nhiệm với cộng đồng.

- Khép kín công nghệ từ trồng rừng đến chế biến – nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để sản xuất các dòng hàng đặt thù mang thương hiệu TTF.

- Trở thành một tập đoàn nằm trong TOP 50 nhà sản xuất, thương mại và xuất khẩu sản phẩm gỗ và ván sàn gỗ có doanh số cao nhất thế giới từ năm 2025;

- Trở thành một tập đoàn nằm trong TOP 3 nhà trồng rừng tư nhân (có sản xuất chế biến gỗ) có diện tích rừng trồng lớn nhất ASEAN từ năm 2025;

- Đưa thương hiệu quốc gia ra thị trường thế giới, thông qua mạng lưới bán lẻ, đến tận tay người tiêu dùng tại các nước như Mỹ, Pháp và Anh (đã đăng ký bảo hộ thương hiệu tại những quốc gia này).

- Niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế, để đảm bảo nguồn huy động vốn lớn, đáp ứng các mục tiêu của Công ty;

3.2. Quan điểm hoàn thiện quản trị rủi ro xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành.

Trong nước, Công ty Cổ phần Kỹ nghệ gỗ Trường Thành là một doanh nghiệp tiêu biểu của ngành gỗ Việt Nam. Với mảng xuất khẩu, TTF chuyên về mặt hàng gỗ nội – ngoại thất với tỷ lệ doanh thu xuất khẩu trung bình hàng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/03/2023